Viết mở bài văn nghị luận về '' tình yêu thương '' hoặc " bạn bè "
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Trong vườn hoa nhỏ xinh của ngôi nhà nọ,vườn của họ trồng rất nhiều loại hoa xinh đẹp nhưng nổi bật nhất phải kể đến cây hoa hồng nhungỏ trồng ở bên cạnh hàng rào.
Tôi là cây hoa dại ở chân cây hồng,tôi chỉ vừa nở được vài hôm thì hồng nhung xuất hiện.khi tôi mới nhú và ló những cánh hoa hồng nhạt thì ai cũng khen tôi xinh xắn, ngây thơ mà hôm nay tất cả các ánh mắt đã dổ dồn về chị ta.mặc dù xinh đẹp , quyến rũ , nhiều nười mong ước nhưng vì vừa sinh ra đã được nhiều người khen ngợi nên chị ta sinh tính kiêu căng, tự cao tự đại cho mình là nhất. Thay vì nói những lời cảm ơn lịch sự như tôi thì chị ta lại tỏ vẻ kiêu căng thô lỗ,sau rồi chẳng ai muốn nói chuyện với chị . Một hôm tôi có góp ý với cô ta 1 chút thì chị ấy cáu kỉnh nói: sao cô phiền thế?Thấy tôi xinh đẹp hơn nên ghen tị chứ gì
Tôi trả lời ngay: ơ..
Chưa nói hết câu ,chị ta nói’ thôi im đi những người xấu xí như cô không thể nói chuyện với tôi được . Xong chị ta quay đi bỏ mặc tôi còn ngơ ngác
Một hôm, trời đang trong xanh bỗng mây đen ùn ùn kéo tới sấm chớp ‘’ầm ,ầm’’như 1 cơn bão đang đến.mưa bắt đầu rơi, ngày 1 nặng hạt.các cây hoa khác đều bị cơn bão vùi dập, cành lá tơi tả , anh sấu mơi trồng còn bật cả gốc.chỉ có tôi với thân hình dẻo dai vẫn đứng hiên ngang đón nhận cơn bão.chợt nhớ ra vẫn còn chị hoa hồng, tôi cố gắng vươn lên che chắn cho chị, chị cũng không còn đẹp như xưa. Nhìn thấy tôi, chị òa khóc nức nở và cảm ơn tôi.chị không ngờ tôi vẫn đối xử tốt với chị như vậy.mưa tạnh, vô số người bạn của tôi đã bị cơn bão làm rách nát, tôi thấy chị hồng gọi tôi lại rồi ngại ngùng nói ‘’ tôi xin lỗi!’’
Thạch Lam là một trong những nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng văn học lãng mạn. Những tác phẩm của ông chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Một trong những tác phẩm tiêu biểu là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.
"Gió lạnh đầu mùa" là một truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam. Trong truyện, nhân vật Sơn được nhà văn khắc họa để gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Bức tranh được miêu tả chủ yếu thông qua ngôn ngữ và hành động để làm nổi bật những nét tính cách. Thạch Lam không tả ngoại hình nhân vật này.
Mở đầu câu chuyện, Sơn xuất hiện với hành động “tung chăn cho tỉnh” nhưng không dậy như thường lệ mà “ngồi đút tay vào túi”. Anh thấy lạnh, vội lấy chăn trùm kín đầu, gọi Lan. Sau đó, Sơn được mẹ mặc cho chiếc áo bông và áo vệ sinh màu đỏ, bên ngoài là chiếc áo vải sẫm màu. Qua đoạn mở đầu, nhân vật Sơn được miêu tả là một cậu bé, sống trong một gia đình giàu có. Anh nhận được sự yêu mến và quan tâm từ những người xung quanh.
Tuy nhiên, Sơn không hề tỏ ra kiêu ngạo, xa cách mà vẫn là một cậu bé tốt bụng và giàu tình cảm. Nghe mọi người trong nhà nhắc đến Duyên - người chị gái tội nghiệp mất năm anh lên 4, anh cũng cảm thấy "nhớ em, cảm động và thương em vô cùng". Anh cũng xúc động khi thấy mẹ mình "hơi rưng rưng nước mắt". Ngoài ra, khác với những người anh họ của mình, Sơn luôn thân thiện và chơi đùa với lũ trẻ hàng xóm Túc Cúc, Xuân, Tí, Túc - những đứa trẻ nghèo trong xóm.
Tình huống ghi điểm nhất trong tính cách của Sơn là khi nhìn thấy Hiền - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Thấy Hiền đứng “co ro” gần quán nước, trong gió lạnh chỉ mặc độc chiếc áo “tả tơi”, “hở cả lưng, hở tay”, Sơn chợt nhớ mẹ Hiền nghèo lắm, nhớ Duyên ngày trước. Này trong vườn. Một ý hay nảy ra trong đầu Sơn, đó là đem chiếc áo bông cũ của Duyên cho Hiền. Nghĩ vậy, anh nói với em gái mình và được cô đồng ý. Lan “háo hức” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn, anh lặng lẽ đứng chờ, trong lòng cảm thấy “ấm áp vui sướng”. Với ngôn từ giản dị và giọng nói nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, nhân vật Sơn được thể hiện một cách sinh động và chân thực. Thông qua nhân vật Sơn, nhà văn đã gửi gắm những bài học quý giá về tình người trong cuộc sống.
a. Cụm danh từ: các loại kẹo khác nhau, mỗi lượng calo khác nhau, những loại kẹo phổ biến, nhiều calo tổng thể, những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, một số loại ung thư nhất định.
b. Cụm động từ: làm cơ thể nạp quá nhiều, dẫn đến tăng cân, làm cơ thể xấu đi.
“ Có tình yêu nằm chết
Hôm nào nằm cạnh dòng sông
Biết mai sau chỗ đấy
Có còn gì nữa không?”
Trả lời cho câu hỏi của thi sĩ Nguyễn Nhật Ánh, chắc hẳn chính là cái đẹp của sự yêu thương nâng đỡ của con người giành cho nhau trong cuộc sống. Khi tình yêu lên ngôi, mọi đau thương ích kỉ đều bị đầy ải đến một quãng xa xôi trả lại góc trời bình yên hạnh phúc cho con người. Chính vì vậy chúng ta cần sống có tình yêu thương.
Hiện nay vấn đề về học tập của các bạn học sinh đang được mọi người quan tâm rất nhiều. Vì vậy đối với một học sinh trung học phổ thông như chúng tôi thì nó đang là một áp lực rất lớn. Có ai đã từng nghĩ rằng: Đằng sau những bảng thành tích và điểm số mà chúng tôi đã đạt được thì hằng đêm chúng tôi đã phải cố gắng, lao lực như thế nào không? Chắc hẳn mọi câu trả lời đều là: “Không”. Bởi vì nếu như họ chịu đặt mình vào vị trí của chúng tôi một lần thì sẽ hiểu được cảm giác mà chúng tôi đang phải gánh chịu đó là “Áp lực về học tập”.
Trình trạng những học sinh ngày nay đang bị áp lực đè nặng lên đôi vai của chính mình. Chúng tôi đã không còn được tự do vui chơi như ngày xưa, không còn được làm những việc mà mình yêu thích nữa mà thay vào đó là học và học mà thôi. Ngoài giờ học trên lớp thì phải học thêm nhiều môn, những đòi hỏi của cha mẹ làm chúng tôi trở nên đau đầu. Hằng ngày cứ diễn ra như vậy, tan học là phải học thêm cho đến tối, vừa về đến nhà cũng đã chín, mười giờ chỉ kịp bỏ cặp xuống rồi vội lao vào bàn học, học tiếp cho bài của ngày mai. Thời gian nghỉ ngơi không có, không ăn uống đầy đủ, thiếu ngủ trầm trọng, hôm nào mà có bài kiểm tra hay thi học kì thì lại phải thức đến một, hai giờ sáng để học thuộc bài rồi mới được đi ngủ. Có nhiều bạn cũng vì thức quá khuya đã dẫn đến bị cận thị, đôi mắt giờ đây lại phải đeo thêm một cái kiến thì mới có thể nhìn thấy rõ mọi thứ xung quanh. Cứ như vậy trung bình một ngày chúng tôi chỉ ngủ năm đến sáu tiếng mà thôi, vậy thử hỏi chúng tôi phải chịu đựng ra sao cơ chứ? Áp lực như một cơn mưa ngày càng lớn ép chúng tôi vào đường cùng khiến cho chúng tôi trở nên nghẹt thở, có mấy ai hiểu được.
Điểm số là áp lực lớn nhất về phía nhà trường và cả cha mẹ, ai cũng mong con mình được kết quả cao vì vậy nó đã làm chúng tôi quá căng thẳng, mệt mỏi và sợ thi cử. Chương trình học thì ngày càng nặng, bài học, bài tập thì nhiều bắt buộc phải nhớ lâu. Những bài kiểm tra, bài thi ở lớp đánh giá học lực làm chúng tôi lo sợ vì vừa phải tranh đua thứ hạng với các bạn cùng lớp vừa phải làm hài lòng thầy cô về điểm số. Điểm thi giờ đây không còn là động lực nữa mà nó đã trở thành áp lực đối với mọi học sinh chúng tôi. Tôi còn nhớ hồi nhỏ đi học khi mà tôi thi được điểm cao là về khoe cha mẹ, lúc đó trông tôi rất là vô tư vì không phải bị áp lực như bây giờ. Còn giờ đây, tôi như nghẹt thở với đống bài tập, bài cũ hay bài mới vì phải học quá nhiều mà sức tôi chỉ có nhiêu đó thôi nó làm tôi quá mệt mỏi rồi.
Áp lực mà quan trọng nhất đối với học sinh thì phải nói đến áp lực gia đình, đây luôn là vấn đề từ xưa đến nay của xã hội. Bởi vì cha mẹ nào cũng muốn con mình được học sinh giỏi, phải nằm trong top đầu của lớp để hãnh diện với mọi người xung quanh. Cha mẹ luôn muốn chúng tôi làm theo ý họ, không được chọn trường mình yêu thích, không được thực hiện niềm đam mê, mơ ước của mình. Phần đông cha mẹ định hướng cho con mình học ngành mà theo họ thấy “dễ xin việc”, “có tương lai”, hay “theo nghiệp của gia đình” từ xưa đến nay, nó khiến chúng tôi bị gò bó, khó chịu khi chưa được cha mẹ ủng hộ về nghề nghiệp trong tương lai đúng với sở thích, năng lực của mình mà đã phải đi theo những cái mà cha mẹ vạch sẵn ra. Ép con mình phải được học sinh giỏi để gia đình được hãnh diện và câu nói “con người ta” được bắt đầu từ những bài kiểm tra điểm thấp ở lớp của chúng tôi. Tôi còn nhớ rất rõ năm tôi học lớp 8 tôi chỉ được học sinh khá sau nhiều năm giỏi chỉ vì khống chế hai môn: toán và hóa. Cái ngày họp phụ huynh đến, mẹ tôi trở về và đưa cho cha xem tờ kết quả học lực của tôi và tôi bị lôi ra chửi một trận, lúc đó tôi chỉ biết im lặng và lủi vào phòng đóng chặt cửa và khóc một mình. Tôi tự hỏi liệu cha mẹ có nghĩ đến cảm giác của tôi không? Tôi không được loại giỏi như người ta bởi vì sức học của tôi chỉ đến đó thôi không thể nào hơn được nữa, tại sao cha mẹ không chịu nghĩ cho tôi dù chỉ một lần chứ? Tại sao? Tôi ước rằng: “Chỉ mong cha mẹ hiểu cho con một lần, chỉ dù một lần thôi”… Áp lực của gia đình đang đè nặng lên vai bé nhỏ của chúng tôi, đáng ra cái tuổi này chúng tôi có thời gian vui chơi cùng bạn bè nhưng tất cả thời gian lại bị gia đình bắt ép học và học. Người ta nói: “Gia đình là nơi cho ta động lực để sống, làm việc và học tập” nhưng “trái ngược lại” thì gia đình giờ đây chỉ cho chúng tôi áp lực mà thôi.
Áp lực từ nhiều phía xung quanh như vậy sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng điều này dẫn đến nhiều hệ lụy và tương lai sau này của các bạn học sinh. Mà trước hết, phổ biến nhất là áp lực từ điểm số đã làm chúng tôi bị mất ăn mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi khi kì thi đến và ảnh hưởng đến sức khỏe không tốt. Cũng vì hơn thua điểm số và những kì vọng của gia đình đặt ra mà chúng tôi bị stress nặng dẫn đến bệnh trầm cảm hay nặng hơn là bệnh tâm thần. Hậu quả mà nghiêm trọng nhất mà cha mẹ đều không nghĩ tới “tự tử”. Chỉ vì không thực hiện được niềm hi vọng của cha mẹ mà nhiều bạn đã tìm đến con đường cuối cùng là “chết” để giải thoát cho bản thân mình. Cũng vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh cũng xảy ra một số trường hợp như vậy chỉ vì thất vọng về bản thân, áp lực xung quanh mà các bạn đã ra đi với cái tuổi đời còn quá trẻ nhưng đây cũng là lời cảnh tỉnh dành cho cha mẹ nào đang thúc ép con mình phải học giỏi, đạt nhiều thành tích. Tôi mong cha mẹ hãy một lần hiểu và cho chúng tôi được tự do làm những gì mình thích, được thực hiện ước mơ và những niềm đam mê của mình để không còn xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy nữa.