Hãy tả một ( bài văn hoặc đoạn văn) tả cây ăn quả mà em thích.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Meo…meo…meo…” Đó là tiếng kêu quen thuộc của chú mèo nhà em. Hiện nay, chú đã hơn chín tháng tuổi. Chú mèo được em và gia đình đặt cho cái tên Mun vô cùng thân thương.
Chú được đặt cho cái tên như vậy là bởi vì Mun có một bộ lông màu tro xám. Trên lưng chú có những vệt lông vằn đen vắt ngang lưng. Đôi mắt của Mun to, tròn và mỗi khi đêm về, đôi mắt chú lại sáng lên như hai viên ngọc lấp lánh trong đêm. Mun còn có bộ ria mép vô cùng nhạy bén. Chiếc mũi của Mun không hồng hồng như những cô cậu mèo khác mà có một chút đốm đen. Dường như điều này lại làm cho Mun nổi bật và dễ phân biệt hơn khi đi cùng những chú mèo xám tro khác. Mun có hàm răng nhỏ nhưng vô cùng sắc nhọn. Những chiếc móng vuốt đầy nguy hiểm luôn được giấu kín dưới lớp lông mềm mại của hai cặp chân. Chiếc đuôi màu xám lúc nào cũng phe phẩy chậm rãi như đang hưởng thụ điều gì đó. Mun rất thích phơi mình dưới ánh nắng ấm áp. Những lúc như thế, chú lại nằm dài ra và duỗi mình liên tục, nhìn rất thú vị. Chú có thân hình mềm mại, uyển chuyển, những bước đi của chú có phần lững thững, thong thả, chậm rãi với đôi mắt lim dim quen thuộc. Nhìn Mun lúc nào cũng toát lên một vẻ thoải mái, lười biếng nhưng mỗi lúc săn mồi chú lại rất chú ý, nghiêm túc. Chú mèo còn được bà nội em phong cho một ‘tước danh’ hóm hỉnh là ‘anh hùng diệt chuột’. Ở nơi nào có Mun thì sẽ không còn bóng dáng phá phách của những con chuột nữa.
Hè năm trước, bà ngoại từ quê lên thăm chúng em. Bà mang biết bao thức quà quê quen thuộc: nào nhãn, nào bưởi, nào trứng gà, ... Nhưng trong đó thì con mèo tam thể nhỏ xinh là chị em em quý nhất, cưng nhất. Từng ngày, từng ngày chúng em chăm sóc rất kĩ càng và chú cũng đùa giỡn lại với em bằng những tiếng "Meo... Meo... Meo" rất dễ thương.
Ngày đầu tiên trở thành một người bạn trong gia đình, chú mèo còn bé xíu, tầm bằng chai nước nhỏ. Vậy mà thoáng qua đã một năm trời, chú mèo đã lớn hơn, trưởng thành hơn, không còn rụt rè như hồi đầu. Chú mèo tên là Nhím.
Với thân hình to gần bằng chai coca cỡ đại, Nhím khoác lên mình bộ trang phục màu vàng óng, mượt mà như nhung. Đôi chỗ điểm một vài sọc đen, sọc trắng trông rất hấp dẫn. Cái đầu tròn xoe như nắm tay người lớn, nổi bật với đôi mắt như hai hòn bi ve, luôn quan sát kĩ lưỡng và tỉ mỉ. Đặc biệt là vào ban đêm thì đôi mắt ấy lại như hai cái đèn pha ô tô, đi truy tìm nơi ẩn náu của lũ chuột. Phía dưới là cái mũi nhỏ nhỏ, xinh xinh, màu phớt hồng nhưng lúc nào cũng ươn ướt như người bị cảm cúm. Hai bên khóe miệng, những sợi râu mép nhỏ, dài như sợi cước. Bà em bảo rằng bộ ria mép đó như cái ra đa để mèo bắt sóng, tìm ra kẻ thù. Cái tai của Nhím mới thính làm sao! Chỉ một tiếng động nhỏ ở đâu đó là cái tai nhỏ xinh hình tam giác ấy lắng lại để nghe ngóng, chuyển động tứ phía để phát hiện ra bọn chuột đang hoành hành.
Chú mèo có bốn cái chân, tuy hơi nhỏ so với thân hình nhưng lại rất lợi hại, mỗi khi chạy thì nhanh thoăn thoắt như một vận động viên điền kinh. Có một điều khá thú vị là dù chạy nhanh cỡ nào thì Nhím cũng không phát ra âm thanh, rất nhẹ và rất êm. Khi em thắc mắc với bố mẹ thì đã được giải đáp rằng: dưới chân mèo có một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt. Nhưng đằng sau mỗi lớp thịt ấy là bộ móng sắc nhọn - vũ khí hạ gục mọi đối thủ.
Nhím được cả nhà em yêu quý một phần là bởi khả năng bắt chuột tài ba của chú. Bất kì một con mồi nào đã lọt vào tầm ngắm của Nhím thì sẽ chẳng thể thoát thân được. Trong mọi cuộc rượt đuổi phần thắng đều thuộc về chú mèo nhanh nhẹn, chạy thoăn thoắt để vồ chuột rồi vờn chuột và ăn thịt chúng. Vì vậy mà từ khi có Nhím, nhà em không một bóng chuột, chỉ cần chú cất tiếng meo meo thì bọn chuột kia đã ba chân bốn cẳng mà chạy.
Buổi sáng, khi nắng vàng rót mật xuống trần gian thì Nhím lại ra sân sưởi ấm. Nằm dài trên sân, Nhím nhắm hờ đôi mắt lim dim, duỗi dài bốn chân trông thật đáng yêu. Buổi trưa, khi cả nhà em đang ăn cơm thì chú mèo cũng chạy sà vào lòng em, như muốn nũng nịu điều gì.
Em rất quý Nhím. Đó không chỉ là món quà ý nghĩa của bà mà đã trở thành người bạn thân thiết với gia đình em. Em sẽ chăm sóc cho Nhím thật tốt để nó thật khỏe mạnh như lời dặn dò của bà trước khi về quê.
Bài 1 :
Mỗi khi nhìn thấy cành nho mảnh mai bị gió quật ngã , rũ xuống , yếu ớt mà cảm thấy nó đau đớn vô cùng !
BÀi 2 :
" Từ trước đến giờ , cành nho bé nhỏ đã quen tự giải quyết mọi khó khăn một mình "
TN CN VN
Khi đã trở thành nhà bác học, Đác - uyn vẫn ko ngừng học.
Câu này đc ko??
Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em, mẹ mua tặng em một quyển truyện ngắn của nhà văn Vũ Tú Nam. Em thích lắm, đọc và giữ gìn rất cẩn thận.
Đây là truyện của nhà xuất bản Kim Đồng nên kích cỡ truyện không lớn. Chiều rộng khoảng 11 cm, chiều dài 16 cm. Bìa sách màu vầng tươi. Phía trên cùng in hình một quyển sách đang mở, bên trong là hàng chữ “TỦ SẦCH VÀNG” màu đen. Chạy dọc hai bên là dòng chữ “Tác phẩm chọn lọc dành cho thiếu nhi”. Giữa bìa sách in hình bức tranh sơn dầu với hai bạn trẻ đang ngồi chơi trong vườn trông rất sinh động. Phần ruột sách gồm 192 trang in trên giấy trắng loại tốt. Nội dung của truyện chia làm hai phần. Phần đầu là những câu chuyện về thế giới loài vật, cây cối trong tự nhiên mà tác giả quan sát được trong nhiều năm. Trong truyện loại này, em thích nhất là câu chuyện “Con chuột láu” và “Biển đẹp”. Đọc rất hay và rất thực. Phần thứ hai tác giả kể chuyện Ly và Đốm - những đứa cháu nhỏ của nhà văn. Qua ngòi bút giản dị, mộc mạc mà tinh tế, những câu chuyện đời thường trở nên lí thú và hấp dẫn.
Em đọc đi đọc lại truyện nhiều lần đến nỗi thuộc từng chuyện một. Nó đã trở thành người bạn thân thiết đem lại nhiều kiến thức về tự nhiên cũng như giúp em tăng khả năng tương tượng và miêu tả trong viết văn.
số cam sau khi bán cho người 1 là
(9+1):(1-2/3)=30(quả)
số cam lúc đầu là:
(30+1):(1-2/3)=93(quả)
nhớ chọn câu tr l của mình nha
gọi số cam là a (quả)
Lần 1 bán 2a/3 +1(quả). Vậy còn lại a/3 - 1 (1)
Lần 1 bán 2\3.(a/3 - 1) +2. Vậy còn lại a/9 - 7/3 (2)
Số cam còn lại là 9 quả nên: a/9 - 7/3 = 9
--> a = 102 (quả)
ĐS ****
Nắng chiếu lung linh trên hoa vàng, chợt tia nắng về trong ánh mùa sang. Gió mãi mơn man bên cánh hoa hồng người em yêu tìm về trong cuộc sống..."
Tiếng nhạc từ ti vi nhà ai vọng ra ngoài đường khiến em cảm thấy háo hức lạ thường. Đất trời đang bước sang xuân nên ai cũng cảm thấy khoan khoái và dễ chịu. Cảm giác như đang có một nguồn sống mới trào lên trong lồng ngực vậy. Sáng nay em dậy sớm để đi bộ đến trường. Và chợt em trông thấy một chú mèo tam thể đang thong thả bước trên con đường phía đối diện. Chao ôi, chú mèo ấy mới đẹp làm sao!
Trông chú ta còn khá nhỏ, chắc chưa tới một tuổi. Bộ lông mượt mà vì chúng vẫn còn là lông tơ nên có vẻ hơi xù lên với ba màu vàng, đen, nâu xen kẽ với nhau. Một điều vô cùng kì lạ là phần lông ở dưới ức, dưới bụng của chú lại trắng tinh, không có vệt màu khác nào. Cái đầu của chú ta chỉ nhỉnh hơn quả cam một chút, nghiêng nghiêng sang hai bên như để quan sát mọi thứ xung quanh. Hai cái tai nhỏ hình tam giác thỉnh thoảng lại lay động, rung rinh vì âm thanh nào đó mà chú ta nghe được. Khuôn mặt nhỏ nhắn với những đường nét ngây ngô rất đáng yêu. Em thích nhất là đôi mắt của chú. Đôi mắt ấy tròn xoe, màu xanh nước biển luôn chuyển động không ngừng. Bốn cái chân ngắn củn đỡ lấy thân hình nhỏ mập mạp nhưng chú ta di chuyển khá nhanh. Thỉnh thoảng đang đi chú ta lại dừng lại, ngồi dưới bóng râm của cái cây ven đường để liếm láp bộ lông, nhìn xung quanh rồi lại tiếp tục đi.
Em thấy vô cùng tò mò, không biết chú mèo nhỏ này muốn đi đâu nhỉ? Nhìn đồng hồ vẫn còn sớm nên em đã quyết định sẽ đi theo xem chú ta muốn đi đâu. Chú ta men theo con đường, cần thận đi và quan sát, đến một căn nhà nhỏ màu xanh nhạt thì chút ta dừng lại, cất tiếng kêu "meooo...meoooo". Đợi một lát thì cũng có tiếng kêu đáp lại và có một chú mèo trắng tinh xuất hiện trên ban công. A, thì ra chú ta đi tìm bạn của mình, chắc là để chơi cùng hoặc phơi nắng cùng nhau. Chú mèo này thông minh thật. Có lẽ nhà chú ta cũng ở gần đây thôi, và cả hai chú mèo đều chơi với nhau từ khi còn bé. Chú mèo tam thế nhảy phốc lên một cái rồi rất nhanh trèo lên ban công của căn nhà. Bóng dáng hai chú mèo nhỏ vờn nhau, vui đùa ngoài ban công mới đáng yêu làm sao. Chơi chán rồi, chúng nằm dài người ra phơi nắng trên ban công, hai mắt lim dim trông thật lười biếng.
Em mải quan sát hai con mèo đáng yêu ấy mà suýt chút nữa bị trễ giờ học. Em chạy vội đến trường mà trong đầu vẫn không ngừng suy nghĩ đến con mèo tam thể thông minh, dễ thương em gặp lúc sáng. Tối nay về nhà, em sẽ xin mẹ mua cho một chú mèo để nuôi, vì em cũng muốn có một chú mèo vừa thông minh, vừa đáng yêu như thế.
Cuối tuần, em theo bố đi về quê thăm ông bà. Khi xe đừng ăn trưa dọc đường, em tình cờ trông thấy một con trâu đang ăn cỏ ven đường.
Con trâu lông đen mượt, to và cao, bề dài trâu áng chừng một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối kim tự tháp. Sừng trâu cong cong hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay em nhọn vút. Mắt trâu to và dài, lông mi của nó có màu trắng bạc như tóc một cụ già. Mũi trâu to, người ta xỏ một sợi dây thừng qua mũi trâu để dễ nắm dắt trâu đi. Con trâu đứng bên vệ đường điềm nhiên ăn co dọc theo bờ ruộng. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng trâu liếm cỏ nghe ‘“xực xực”, nom rất ngon lành. Con trâu em trông thấy có lẽ là một con trâu cày vì vai nó lực lưỡng, bốn chân to còn bê bết bùn sình và ách cày đang tháo đổ ở ruộng. Chắc là chủ trâu cho trâu nghỉ ăn cỏ. Con trâu bước tới từng bước một, chậm rãi nhai cỏ, đuôi chủ trâu ve vẩy trông rất nhàn rỗi.
Con trâu là bạn của nhà nông, trâu giúp nông dân cày bừa. Phân trâu dùng để bón ruộng đất rất tốt. Ngày nay, mặc dù người ta dùng máy cày để cày ruộng nhưng trâu vẫn vô cùng cần thiết. Ở những đám ruộng nhỏ, khó đi thì dùng trâu cày tiện hơn cày máy. Trâu còn dùng để kéo xe, kéo các guồng xay xát như ép mía đểlàm đường theo kiểu sản xuất thủ công. Trâu còn dùng để trục bùn đáy ao nuôi tôm trong chăn nuôi thủy sản… Vì thế, bà con nông dân ta có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Được đi chơi xa cùng bố và được nhìn thấy một con trâu khỏe đẹp, trông thấy cảnh đồng quê thanh bình em rất vui sướng. Cảnh vật cũng làm cho em hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt của nhà nông. Em sẽ học tập tốt để có khả năng cống hiến sức mình, giúp nông dân và trâu đỡ vất vả hơn.
Em đều thích thú mong chờ chương trình “Thế giới động vật”. Hôm nay, em được đến vùng đất Nam Phi và chiêm ngưỡng những hươu cao cổ.
Chú hươu cao cổ sở hữu màu da nâu vàng giản dị, trên mình chú có điểm những đốm không đều nhau khiến nó có sắc màu giống loài báo đốm. Trên chiếc đầu nho nhỏ nhú lên đôi sừng ngắn trông thật ngộ nghĩnh. Chú có cặp mắt đen huyền ánh lên vẻ hiền lành của loài. Đôi tai nhỏ ve vẩy cùng chiếc bờm chạy dọc từ đầu tới bả vai mềm mại, tuyệt đẹp. Giống như tên gọi của mình, chú hươu có cái cổ cao chừng mấy mét, điều đó khiến chú cao nhất so với động vật trên cạn. Bốn chân dài, khẳng khiu nhưng khi gặp nguy hiểm chúng có thể chạy nhanh gần bằng ngựa đua. Những con hươu cao cổ lúc nào cũng thung thăng gặm lá, có lẽ bởi thân hình to lớn.
TẢ RỒI NHỚ K NHA BẠN
Hươu cao cổ thường sống theo bầy đàn. Ông em nói rằng, chúng là loài vật hiền lành,việc sống thành bầy giúp chúng giảm nguy cơ bị kẻ thù săn lùng. Vậy có phải sống trong môi trường khắc nghiệt như vậy mà loài vật này hình thành tập tính nhai lại để bớt gặp nguy hiểm? Cái cổ dài là phương tiện đắc lực của chúng. Nó không chỉ khiến hươu cao cổ dễ dàng ăn búp lá trên ngọn cây mà nó còn là vũ khí để con đầu đàn thể hiện uy quyền của mình. Khi gặp khó khăn, giao chiến với kẻ thù, chiếc cổ dài trở nên hữu dụng vô cùng với những cú hất mạnh mẽ. Ngắm nhìn những chú hươu cao cổ con dễ thương nép mình bên bầy đàn, em thấy chúng ngay từ lúc chào đời đã có những tập tính thật thú vị bởi báo, chó hoang…luôn rình rập chúng. Trên những triền cỏ rộng mênh mông, rừng thưa, xavan, em có thể thấy hình dáng độc đáo của loài hươu cao cổ. Chúng không dễ thuần hóa nên luôn gắn bó với môi trường hoang dã. Số lượng những chú hươu cao cổ đang giảm dần nhưng những biện pháp bảo tồn chúng được mở rộng nhiều hơn.
Ngắm nhìn hình ảnh những hươu cao cổ qua màn ảnh nhỏ, em thấy mình cần chung tay bảo vệ chúng.
Tả con gấu trúc
Không xem thế giới động vật thì thôi, đã vào thì rất hay gặp và xem những con gấu. Đó là những con vật đáng sợ nhưng trông lại rất hiền lành, dễ thương.
Gấu cũng là một chàng vệ sĩ. Từ chân đến bụng, ngực, phần nào của thân thể nó cũng nở nang, to lớn, khỏe mạnh. Khi đi, gấu giống như một khối thịt đen chùi chũi có bốn chân ngắn ngủn. Đầu gấu dính vào thân bằng một cái cổ to khỏe. Mặt gấu hơi giống hình tam giác, mõm nó giống mõm một con chó lớn. Vì béo quá, hai mắt gấu có vẽ nhỏ lại, trông ti hí, nên gấu có vẻ lờ đờ.
Gấu đi lại chậm chạp. Thỉnh thoảng, đang đi, nó đứng lại, đứng bằng hai chân sau. Lúc ấy, hai chân trước của gấu khua khua để giữ thăng bằng, trông vụng về đến ngộ nghĩnh. Đi lại trên đất một lúc, gấu tiến đến bên cái trụ xây giữa chuồng, cao chừng một mét. Bám hai chân trước rồi hai chân sau vào cột, gấu trèo một cách chậm chạp nhưng chắc chắn. Cuối cùng thì gấu ngồi chễm chệ và gọn gàng trên cái chỗ ngồi nhỏ hẹp dành cho mình, rồi đưa đôi mắt lim dìm bất cần đời nhìn về phía trước mặt.
Nghe nói gấu rất khoái ăn mật ong. Nhưng ở đây thì làm gì có mật ong cho gấu, chỉ có các thứ trái cây thôi. Thỉnh thoảng, trong số khách xem, có người ném cho gấu mấy quả chuối. Đang nằm như ngủ, gấu vội hếch mõm và giơ tay vồ lấy. Nếu vồ trượt, gấu chậm chạp leo xuống nhặt ăn rồi lại leo lên. Gấu làm việc gì cũng có vẻ chậm chạp, ra vẻ ta đây không hề biết sợ ai. Mà gấu còn sợ ai nữa? Với bộ da dày và lớp lông bao phủ đen bóng, dày mượt như những sợi thép, gấu như một pháo đài được bảo vệ hoàn hảo.
Nhìn gấu đi lại chậm chạp trong chuồng, đôi khi là mục tiêu cho những trò chọc phá nghịch ngợm của trẻ con, em thường nghĩ tới hình ảnh những con gấu sống giữa rừng rậm. Ở đó, gấu đúng là một dũng sĩ của rừng xanh.
Mùa xuân đang trôi đi một cách âm thầm, lặng lẽ. Thế là mùa hè mến yêu đã đến. Lại một niềm vui mới cho lũ học trò nghịch ngợm nhưng lại nôn nao không muốn xa mái trường thân yêu, xa thầy cô, bạn bè, xa cây bàng già và cây phượng thân yêu nữa. Cây phượng mà học sinh thầm thì các bí mật suốt bao năm trời nay. Còn bây giờ thì hoa phượng nở đỏ rực trên từng cành như thắp lửa cả ngôi trường em. Tiếng ve sầu cũng bắt đầu cất tiếng kêu vang. Mọi thứ như hòa quyện vào nhau và tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ.
Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc váy đỏ thật tráng lệ. Gốc phượng to sần sùi vì bao năm tháng qua mưa nắng. Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như những con rắn đang vui đùa và cùng nhau mừng mùa hè đến. Hoa phượng đỏ bao nhiêu thì lá cây của nó có một màu xanh um bấy nhiêu. Cành cây đăm ra từ người mẹ của nó. Cuống hoa xanh mơn mởn khoảng tám phân, thon dài, nối liền giữa bông hoa và cành hoa. Nụ hoa thật đẹp, lúc thoáng nhìn cứ tưởng hạt ngọc bích. Hoa phượng nở từng chùm, một màu đỏ rực như muốn tô điểm lên vẻ đẹp lộng lẫy của ngày hè ở trường em. Hoa phượng đỏ rực thế mà sao hiền diệu quá.
Khi có một làn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống đất. Nhưng không vì thế mà phượng lấy làm buồn bã, cứ hàng ngày, phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò. Và rồi cuối cùng những bông hoa phượng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng, giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp. Năm cánh hoa phượng mịn như nhung, lung linh dưới nắng hè, có lúc rực lên như chứa lửa chứa nắng. Giữa năm cánh hoa là nhụy hoa như những cô tiên áo vàng đáng tỏa hương thơm ngát, lan tỏa khắp cả khu vườn. Cánh hoa phượng như những anh hùng vĩ đại đã hi sinh vì tổ quốc thân yêu. Màu vàng của nhị hoa như màu da của con người Việt Nam. Hoa phượng như lá cờ đỏ, sao vàng. Thể hiện cho sự anh dũng, yêu Tổ Quốc bao đồng bào dân tộc đã hi sinh vì Tổ Quốc mến yêu. Màu máu đỏ như hòa quyện với màu hoa phượng, để nhắc nhở chúng em nhớ đến những chiến sĩ của đồng bào dân tộc mà cố gắng học tập thật giỏi để mai sau Tổ Quốc giàu đẹp.
Lũ học trò chúng em xem chị phượng như người bạn tri kỉ, chia sẻ những chuyện vui buồn. Cứ mỗi buổi ra chơi, chúng em lại tụ nhau ngồi dưới gốc phượng để tâm tình. Có bạn mặt rạng rỡ khoe với các bạn những điểm mười đỏ chói. Có bạn mặt buồn bực vì những chuyện không vui. Còn gì thích hơn được ngồi dưới gốc phượng, tận hưởng cái cảm giác mát mẻ, dễ chịu giữa trưa hè. Nghe những tiếng ve đang râm rang rạo rực như tan biến những cái mệt mỏi, căng thẳng sau giờ học. Trong không khí nhộn nhịp, nàng phượng vẫn lặng lẽ đứng nhìn chúng em vui chơi, đùa giỡn, em chợt thấy ánh mắt phượng rộn lên. Vẫy tay trong nắng. Rồi những buổi chúng em nhặt những cành phượng để chơi đá gà. Lũ học trò chúng em tụm năm, tụm ba lại mà không biết rằng chị phượng cũng đang đón chờ kết quả.
Cây phượng như người bạn tri kỉ của tuổi học trò chúng em. Hoa phượng báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện. Nào là hè đã đến rồi, đã đến lúc nghỉ ngơi sau một học kì. Một năm học căng thẳng đã đến lúc vui chơi rồi. Nhưng điều quan trọng là hoa phượng báo hiệu đã đến lúc phải xa mái trường, thầy cô, bạn bè. Nhưng dù có xa cách mấy, nó luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi người. Ven công viên có biết bao là cây phượng nhưng em chỉ thấy cây phượng ở trường em là đẹp nhất thôi. Hoa phượng như đánh dấu bước ngoặc trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào kì thi quan trọng.
Vì sao tuổi học trò chúng em lại yêu hoa phượng đến thế. Mỗi lần nhìn thấy hoa phượng hay nghe tiếng ve cất tiếng là lòng em lại nôn nao quá. Chính vì vậy mà cây phượng là kí ức tươi đẹp mà học trò. Với nhiều người, mùa hè đơn giản chỉ là một mùa trong bốn mùa, không hơn, không kém. Nhưng đối với ai đã trải qua thời áo trắng thì mùa hè là nỗi niềm, là tâm trạng và trong sâu thẳm tâm hồn ta còn nỗi háo hức đón hè về. Phương ơi, ve ơi, lũ học trò sẽ chẳng bao giờ quên bạn đâu. Nhờ các bạn mà mình hiểu được mùa hè thú vị đến thế nào. Mùa hè mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Chúng mình sẽ mãi mãi không quên màu đỏ của hoa phượng. Các bạn ơi đừng ngắt phượng, bắt ve, đừng tàn phá mùa hè bạn nhé.
Trái sầu riêng là một trong những trái đặc biệt và có mùi vị độc nhất, nó là một thức quà quê thật ngon và ý nghĩa của miền Nam đất Việt Nam ta.
Quan sát thấy được cây sầu riêng thân gỗ to lắm, to như cái cột nhà vậy. Trung bình cây sầu riêng có thể cao lên đến 10 và 15 mét, tỏa những tán lá như thật um tùm. Thật thích mắt là sao khi được quan sát chiếc lá sầu riêng to, lá lại còn mọc đơn lẻ nữa không như các loài cây khác. Nhìn kỹ các phiến lá dày hình trứng thuôn dài đẹp và lạ mắt lắm. Nhìn chiếc lá sầu riêng ở mặt trên láng bóng và có màu vàng vàng còn mặt dưới cũng là màu này nhưng nó không có đó bóng và trơn như mặt trước. Không thể nào có thể làm ngơ với những chùm hoa sầu riêng, nó được mọc luôn ở thân cây thật đẹp. Chùm hoa sầu riêng đẹp một vẻ đẹp riêng, nụ hoa rất tròn những cách trắng như nở ra thật đẹp bao bọc túi phấn bên trong.
Các bạn ở miền Bắc nếu muốn ngắm nhìn những cây sầu riêng độc lạ này thì hãy một lần đi vào miền Nam nhé! Quả sầu riêng cũng rất giống trái mít ở miền Bắc, chỉ khác là gai của quả sầu riêng cứng, nhọn và tua tủa hơn rất nhiều. Khi bổ quả sầu riêng ta thì nó có những múi sầu riêng to màu vàng hay màu ngà, thơm đặc biệt. Ăn một miếng sầu riêng nhỏ thôi em cũng đã cảm nhận được mùi thơm cũng như độ béo ngậy rồi.
Sầu riêng chín vào đợt tháng 5 và tháng 6. Đi vào tầm đó vườn sầu riêng như dậy lên được mùi hương thật nồng nàn và đặc trưng mà không một thứ quả nào có được. Em rất thích ăn sầu riêng và thật vui khi được ngắm nhìn cây sầu riêng sai trĩu quả
Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.
Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.
Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.
Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.
Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu. Mong rằng mỗi năm em đều được về quê và được thu hoạch hoa quả trong vườn cùng ông bà.