K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2020

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Thí dụ:

CaO + CO\(_2\) → CaCO\(_3\).

2Cu + O\(_2\) → 2CuO.

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Thí dụ:

2HgO → 2Hg + O\(_2\)

2KClO\(_3\) → 2KCl + 3O\(_2\).

                    #shin

28 tháng 3 2020

  

Trả lời:

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Thí dụ:

CaO + CO2 → CaCO3.

2Cu + O2 → 2CuO.

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Thí dụ:

2HgO → 2Hg + O2↑

2KClO3 → 2KCl + 3O2

học tốt

28 tháng 3 2020

Các cháu có biết ta là ai không? Ta chính là Thánh Gióng, người năm xưa đã một mình đánh thắng lũ giặc Ân hung ác. Bây giờ ta sẽ kể cho các cháu nghe về cuộc đời của ta lúc bấy giờ nhé!

Các cháu ạ! Ta vốn là sứ thần của Ngọc Hoàng sai xuống giúp đỡ dân làng đánh đuổi quân xâm lược đang nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Muốn được sống cùng với nhân dân, Ngọc Hoàng ra lệnh cho ta đầu thai xuống một gia đình lão nông hiếm muộn đường con cái. Một ngày đẹp trời ta thấy bà lão phúc hậu vào rừng, ta liền hoá thành một vết chân to và bà lão đã tò mò ướm thử vậy là ta đầu thai vào bà cụ. Khỏi phải nói hai ông bà đã vô cùng mừng rỡ khi chờ mãi, sau mười hai tháng ta mới ra đời. Ông bà càng vui hơn khi thấy ta rất khôi ngô tuấn tú. Hai ông bà chăm sóc yêu thương ta hết lòng, ông bà ngày ngày mong ta khôn lớn như những đứa trẻ khác ấy vậy mà mãi đến tận năm ba tuổi ta vẫn chẳng biết cười, nói cũng chẳng biết đi. Các cụ rất buồn, thấy vậy ta rất thương nhưng vì sứ mệnh mà Ngọc Hoàng đã trao cho nên ta vẫn phải im lặng.

Thế rồi giặc Ân đến xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông và mạnh khiến ai ai cũng lo sợ. Nhìn khuôn mặt lo âu của dân làng và cha mẹ, ta biết rằng đã đến lúc ta phải ra tay giúp đỡ họ. Một hôm, đang nằm trên giường nghe thấy sứ giả đi qua rao tìm người giỏi cứu nước, thấy mẹ đang ngồi buồn rầu lo lắng, ta liền cất tiếng bảo mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Nghe ta cất tiếng nói mẹ vô cùng ngạc nhiên, mừng rỡ và mẹ ta càng ngạc nhiên hơn khi ta đòi gặp sứ giả vì đó không phải là chuyện đùa, đọc thấy nỗi lo của mẹ ta vội trấn an mẹ:

- Mẹ đừng lo lắng gì cả cứ ra mời sứ giả vào đây!

Nửa tin nửa ngờ nhưng mẹ ta vẫn vội vã ra mời sứ giả vào. Sứ giả bước vào căn nhà nhỏ tuềnh toàng của cha mẹ ta, ông ta vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy ta lúc này vẫn chỉ là thằng bé nằm ở trên giường, sứ giả có vẻ không tin tưởng lắm nhưng khi nghe ta nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nghe những lời nói đầy quả quyết của ta sứ giả hiểu rằng ta không phải là một đứa trẻ bình thường, sứ giả vội vã trở về tâu với vua và vua cũng vui mừng truyền thợ giỏi ở khắp nơi đến làm gấp những thứ ta cần. Ai ai cũng phấn khởi khi thấy vua đã tìm được người tài.

Còn ta khi sứ giả đi rồi ta liền vùng dậy và vươn vai mấy cái đã thành người lớn. Ta bảo mẹ nấu cho ta nồi cơm ăn cho no để chuẩn bị đi đánh giặc. Mâm cơm vừa bưng lên ta ăn một loáng đã hết nhẵn mà chẳng thấy no gì cả, mẹ lại đi nấu nồi khác cho đến khi nhà không còn gì để ăn. Ta ăn vào bao nhiêu thì lớn như thổi bấy nhiêu, đến nỗi quần áo phải thay liên tục. Mẹ ta thấy ta ăn ba nhiêu cũng chưa no trong khi gạo thì đã hết, bà cụ liền chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con đều vui lòng giúp mẹ ta vì biết ta là người sẽ đi đánh giặc cứu dân làng. Mọi người đến nhà ta nườm nượp, người có gạo góp gạo, người có rau, cà góp rau cà, tóm lại ai có gì góp nấy. Mọi người còn đến giúp mẹ ta thổi cơm cho ta ăn, ta ăn bao nhiêu lại to lớn lừng lững bấy nhiêu. Những ngày đó làng ta ai cũng khấp khởi vui mừng vì mong đợi ta nhanh chóng đi giết giặc, cứu nước.

Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại được một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, người lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vươn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thường, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi người lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gẫy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi người nhìn ta đầy tin tưởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nước mắt tự hào, yêu thương của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những người đã yêu thương, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ.

Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dưới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gẫy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nước. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã.

Nhìn trăm họ hạnh phúc ta vô cùng sung sướng, vậy là sứ mệnh Ngọc Hoàng giao cho ta đã hoàn thành, chợt nhớ đến cha mẹ già ta cũng muốn về thăm nhưng lời Ngọc Hoàng dặn dò khi hoàn thành sứ mệnh phải trở về trời khiến ta chẳng dám trái lệnh. Nhìn đất nước, dân làng một lần cuối ta thúc ngựa phi lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, rồi cả người và ngựa lẳng lặng bay về trời. Ta ra đi nhưng trong lòng đầy tiếc nuối vì không được sống cùng những người dân hiền lành tốt bụng. Dẫu vậy, ta cũng hài lòng vì từ đây ai ai cũng được sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc.

Sau đó, vua đã phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương. Ta cảm thấy rất vui khi được nhận danh hiệu đó, bởi ta đã đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là điều quý giá nhất đối với ta, nó còn quý hơn cả ngọc ngà châu báu mà nhà vua hứa ban tặng cho ta sau khi đánh thắng quân giặc.

Bạn tham khảo nè !!

  Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng già cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thép dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái «huỵch», chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi!

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy (sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ (bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng «rắc» một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng: Ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

                     Trên mạng cũng có lần sau nếu trên mạng ko có bạn có thể đăng lên đây nhé!!!

         Chúc bạn học thật tốt

30 tháng 3 2020

1.1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích

 Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

 a. Tìm hiểu đề và tìm ý 

-Đề yêu cầu giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". 

-Tìm ý: 

  - Đi một ngày đàng học một sàng khôn là gì? 

  -Vì sao đi một ngày đàng học một sàng khôn? Lợi ích của câu tục ngữ này? Nó giúp ta những bài học gì?

 b. Lập dàn bài 

-Lập dàn bài theo bố cục ba phần: 

  -Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa sâu xa của nó. 

  -Thân bài: Triển khai việc giải thích 

   -Giải thích nghĩa đen: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? 

   -Giải thích nghĩa bóng: Câu tục ngữ có đúc kết kinh nghiệm về nhận thức không, kinh nghiệm đó là gì? 

   -Nghĩa sâu: Liên hệ với những câu tục ngữ khác có cùng nghĩa với câu cần giải thích. 

   -Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề. 

-Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c. Viết bài 

-Mở bài: 

  -Đi thẳng vào vấn đề. 

  -Đối lập hoàn cảnh với ý thức. 

  -Nhìn từ cái chung đến cái riêng. 

-Thân bài: 

  -Nên có từ liên kết đoạn mở bài với thân bài: Thật vậy, có thể nói rằng, trước hết, như ta đã biết,... 

  -Giải thích: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu. 

  -Mở bài và thân bài phải phù hợp với nhau để tạo thành một thể thống nhất. 

-Kết bài: Có nhiều cách kết bài khác nhau, nhưng phải thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần thân bài.

1.2. Ghi nhớ

-Muốn là bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.

 -Dàn bài:

  -Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.

  -Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.

  -Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.

-Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.

Chúc bạn học tốt!!!

 Các bước làm bài văn lập luận giải thích:

a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

– Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?

Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về “lòng nhân đạo”, giải thích về “lòng khiêm tốn”,…) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, …, ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý:

Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, … nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,… của hình ảnh, câu văn… để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.

– Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,… khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“, một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,…), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từngĐi cho biết đó biết đâyỞ nhà với mẹ biết ngày nào khôn;…) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,…

b) Bước 2: Lập dàn bài

Lập dàn bài theo bố cục ba phần:

– Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,… và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.

– Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài

+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? “nhân đạo” là gì? “khiêm tốn” là thế nào? “phán đoán” là gì? “thẩm mĩ” là gì?

+ Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác

+ Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề

Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề

– Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c) Bước 3: Viết bài

– Mở bài: Có thể viết theo các cách:

+ Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.

+ Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.

+ Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.

– Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.

– Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài.

28 tháng 3 2020

Tôi đã xem rất nhiều phim ảnh kể từ khi tôi còn nhỏ, và diễn viên để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tim tôi là Daniel Radcliffe. Daniel Radcliffee là diễn viên nổi tiếng người Anh, người đã đóng trong loạt phim Harry Potter. Vai diễn cậu bé phù thủy nhỏ Harry Potter đã để lại một dấu ấn không thể quên trong ngành công nghiệp điện ảnh cũng như trong trái tim mọi người. Sau loạt phim này, anh ấy không dừng lại ở thời điểm thành công trong sự nghiệp mà cố gắng thật nhiều để xuất hiện trong các bộ phim và vở kịch khác. Tôi luôn theo dõi mọi tác phẩm của anh ấy, và tôi nhận ra rằng luyện tập thật sự sẽ khiến chúng ta trở nên hoản hảo. Anh ấy từ một cậu bé nhỏ với những diễn xuất ngây thơ đã trở thành một diễn viên trưởng thành với nỗ lực không ngừng nghỉ. Daniel có một ý chí mãnh liệt trong diễn xuất và một trái tim ấm áp trong cuộc sống thường ngày. Anh ấy thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện và công tác xã hội mà không đề cập đến tên của mình trong những bài báo. Nỗ lực thầm lặng của Daniel là nguồn cảm hứng để tôi luôn cố gắng vì ước mơ, và tôi sẽ luôn xem anh ấy là thần tượng lớn nhất của mình.

học tốt

28 tháng 3 2020

            Mỗi ngày tôi có cơ hội xem nhiều người nổi tiếng khác nhau tỏa sáng và truyền cảm hứng cho mọi người trên TV; tuy nhiên người truyền cảm hứng nhiều nhất cho tôi là Taylor Swift. Cô ấy là một ví dụ điển hình cho người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh và độc lập. Cô ấy từng chỉ là một cô gái nhỏ bị bắt nạt trong suốt những năm học ở trường. Tuy nhiên, cô ấy đã vượt qua qua được mọi khó khăn để trở thành một ca sĩ và nhà sáng tác nhạc thành công nhất nước Mỹ. Cô ấy luôn thách thức bản thân trong những dòng nhạc khác nhau, từ nhạc đồng quê, nhạc nhẹ cho đến nhạc Pop, và mọi bài hát của cô ấy đề mang những ý nghĩa sâu sắc. Hầu hết mọi người đều có thể liên tưởng đến chính bản thân họ qua những ca từ và giai điệu của cô ấy. Bên cạnh sự nghiệp ca hát, Taylor còn là một nữ doanh nhân nắm trong tay những doanh nghiệp và nhãn hàng riêng. Cô ấy đã cố gắng rất nhiều trong những năm tháng tuổi trẻ để đạt được những thứ tôi luôn mơ ước; ví thế cô ấy là một biểu tượng tuyệt vời mà tôi luôn ngưỡng mộ. Taylor Swift mãi mãi là thần tượng mà tôi yêu quý, và nỗ lực của cô ấy là mục tiêu để tôi không bao giờ bỏ cuộc.

               #shin 

28 tháng 3 2020

con người

Ko đăng linh tinh nhé em:))

28 tháng 3 2020

Là con người nhé bạn! Vì nhỏ là em bé sẽ bò bằng tay và chân, tổng cộng là 4 chân, lớn thì con người sẽ đi bằng 2 chân, già thì đi bằng 2 chân và 1 cây gậy tổng cộng là 3 chân.

28 tháng 3 2020

so sánh và nhân hóa

28 tháng 3 2020

Bien phap so sanh va nhan hoa

28 tháng 3 2020

Giusp j vậy bạn?

ạ khỏi cảm ơn:)vì t cug k biết cậu cần giúp gì:D

                                                                                                 Bàng thay lá  Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. Lá...
Đọc tiếp

                                                                                                 Bàng thay lá

  Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn như những chiếc tai thỏ. Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ đỗ những vệt hoa hồng thắm. Chỉ trong vòng mươi hôm từ khi nảy lộc, nhìn lại thấy lá đã già trên thân cây đầy những hốc bướu cổ quái, tưởng vẫn y như thế từ trăm năm. Ai ngờ, trên thân thể đại lão của nó là một linh hồn rất trẻ, bởi không còn một chiếc lá nào năm ngoái sót lại trên

                                                                                                                                                                Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

 

Đoạn văn tả cây bàng thay lá của Hoàng Phủ Ngọc Tường có gì đáng chú ý?

A .Tác giả miêu tả cây bàng từ khi ra hoa tới khi kết quả.

B .Tác giả miêu tả sự biến đổi của sắc lá theo từng mùa trong năm.

C .Tác giả miêu tả sự già cỗi, ẩn mình của cây bàng trong mùa đông.

D .Tác giả miêu tả thời kì sinh trưởng của lá: lá non, lộc non đỏ đọt, lá đã già khoác lớp áo lục non.

9
28 tháng 3 2020

Đáp án : D

28 tháng 3 2020

Tự hỏi tự trả lời.