"Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta.Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng,Bà Triệu,Trần Hưng Đạo,Lê Lợi,Quang Trung,...Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc,vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha :
Bài 1 : Ky Cung – Ta Phu temple is one of the biggest festivals in Lang Son province. It annually takes place on the 22nd through 27th day of the first Lunar month. This festival is held to pay our respects to Than Cong Tai, a head of district who had merit of opening Ky Lua Market to trade with Chinese from the 17th century.
The parade route runs from Ky Cung temple to Ta Phu temple. Local people dressed in colorful and traditional clothes paraded around the city. People go to temples to pray for a better health and a happy life.
Almost families along the streets celebrate big parties and invite guests to have lunch together. Every house also makes offerings, especially a roasted big pig. There are many folk games. The festival attracts many visitors even foreign tourists. This is one of the biggest and most important festivals in Langson.
Dịch : Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Lạng Sơn. Nó thường diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng. Lễ hội này được tổ chức để thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với Thân Công Tài, Quận công, người có công thành lập chợ Kỳ Lừa để giao thương với người Trung Quốc từ thế kỉ 17.
Đoàn người diễu hành từ đền Kỳ Cùng đến đền Tả Phủ. Người dân địa phương trong những bộ trang phục truyền thống và màu sắc đi diễu hành quanh thành phố. Mọi người đến đền để cầu nguyện cho sức khỏe tốt hơn và một cuộc sống hạnh phúc.
Hầu hết các gia đình dọc theo các con phố đều tổ chức những bữa tiệc lớn và mời khách tới dự và ăn trưa cùng nhau. Mỗi nhà cũng thờ cúng nhiều, đặc biệt là một con lợn quay to.
Có rất nhiều trò chơi truyền thống. Lễ hội thu hút rất nhiều du khách, thậm chí cả người nước ngoài. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất ở Lạng Sơn.
Bài 2 : Lunar New Year as well as Tet holiday, is the most important festival in Vietnam, which takes place from the first day of the first month of the Lunar calendar (around late January or early February) until the third day.
However, Vietnamese people often spend almost 3 weeks to celebrate this special event. Although Tet is a national holiday but each region has its own customs. Every house is decorated with peach blossoms in the North and yellow apricot blossoms in the southern parts. In the northern cities, the kumquat tree is popular. It is placed in the living room during Tet.
The more fruits are, the more fortune and profit the family gets in the coming year. People usually clean the whole houses carefully before Tet because sweeping during 3 first days of the year is considered to be anunlucky sign. It means sweeping the luck away.
Then they decorate houses with a lot of colorful accessories. This is also the time when people spend a lot of money on shopping. They buy new clothes, new furniture, food, snack and everything else. Besides, family members will visit and clean their ancestor’s graves together to express the respect of descendants.
Everyone needs to pay all of the debt before the new year because the remaining debt is considered to bring bad luck to themselves. Vietnamese people prepare a lot of traditional food for Tet such as Chung cake (it is called “Tet cake” in the South), dried bamboo soup, sky rice, boiled chicken, spring roll and Vietnamese sausage.
Braised pork belly with duck is more popularly enjoyed in the South than in the North. Some snacks and drinks are always prepared for guests, we can name as roasted watermelon seeds, dried candied fruits, candies, cookies, coke and green tea.
In the Lunar calendar, New Year’s Eve – the last day of the year, is celebrated at evening. Family members gather to watch Tao Quan (a famous show in Vietnam) or go out to watch the fireworks. When it is at 12 o’clock at night, people say “Happy new year” to each other and wish them nice words.
This is the meaningful moment of the transition of the year. People also visit pagodas and temples to pray and wish for a happy and lucky year. On the first day of the new year, people seldom enter any other people’s houses without being invited.
The reason is that Vietnamese believe the first visitor in the year will determine their fortune for the entire year. People will spend time with family after working far from home for a long time. Children in new clothes give the elders greetings while the adults give them lucky money in red envelopes in exchange.
In addition, Vietnamese pay attention to every word they say since they believe what they do will affect them all year round.On the second day, people begin to visit relatives and friends. Many people also return to their homeland for family reunions.
The last day is for the teacher. After Tet holiday, there are many other spring festivals all over the country. Tet is an important occasion. During these 3 first days, people hope for a good upcoming year. If you want to experience the traditional cultures, come and have an unforgettable Lunar New Year trip in Vietnam.
Dịch
Tết Nguyên Đán hay là Tết, là ngày lễ quan trọng nhất ở Việt Nam, thường diễn ra từ ngày đầu tiên trong tháng đầu theo Âm lịch (khoảng cuối tháng một hoặc đầu tháng hai) cho tới ngày thứ ba.
Tuy nhiên, người Việt Nam thường dành tới khoảng 3 tuần để tổ chức sự kiện đặc biệt này. Mặc dù Tết là ngày lễ truyền thống nhưng mỗi vùng lại có phong tục riêng. Mỗi nhà đều được trang trí bằng hoa đào ở miền Bắc và hoa mai vàng ở các vùng trong Nam. Ở các thành phố phía Bắc, cây quất rất phổ biển. Nó được đặt trong phòng khách trong suốt những ngày Tết.
Cây càng nhiều quả thì gia đình càng nhận được nhiều sự may mắn và giàu có trong năm tới. Mọi người thường dọn sạch cả nhà cẩn thận trước Tết bởi vì quét nhà trong suốt 3 ngày đầu năm thường bị coi là dấu hiệu không may mắn. Nó có nghĩa là quét sự may mắn đó đi.
Sau đó họ trang trí nhà với rất nhiều phụ kiện màu sắc. Đây cũng là khoảng thời gian mà người ta chi rất nhiều tiền để mua sắm. Họ mua quần áo mới, đồ nội thất mới, đồ ăn, thức ăn nhẹ và mọi thứ khác.
Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình sẽ tới thăm và dọn mộ của tổ tiên cùng nhau để bày tỏ lòng thành kính của con cháu. Mọi người cũng cần phải trả hết nợ trước năm mới vì số phần còn nợ được coi là đem lại xui xẻo cho chính bản thân họ.
Người Việt Nam chuẩn bị rất nhiều món ăn truyền thống cho ngày Tết như bánh chưng (còn được gọi là bánh tét ở miền Nam), canh măng khô, xôi, gà luộc, nem rán và thịt. Thịt kho hột vịt được yêu thích phổ biến hơn ở trong Nam.
Một số đồ ăn và đồ uống luôn được chuẩn bị sẵn sàng cho khách có thể kể tên như hạt dưa, mứt, kẹo, bánh quy, nước có ga hay trà xanh. Theo Âm lịch, Giao thừa – ngày cuối cùng trong năm thường được tổ chức vào ban đêm.
Các thành viên tập trung xem Táo quân (một chương trình nổi tiếng ở Việt Nam) hoặc ra ngoài xem pháo hoa. Khi đến 12h đêm, mọi người nói “Chúc mừng năm mới” và chúc nhau những lời tốt đẹp. Đây là thời khắc chuyển giao vô cùng ý nghĩa.
Mọi người cũng đến đền, chùa để cầu nguyện và cầu mong một năm hạnh phúc và may mắn. Vào ngày đầu tiên trong năm, mọi người hiếm khi đến nhà người khác mà không được mời.
Lí do là bởi người Việt Nam tin rằng người khách đầu tiên trong năm sẽ ảnh hưởng đến sự may mắn của họ trong suốt năm. Mọi người sẽ dành thời gian bên gia đình sau khi làm việc xa nhà trong suốt một thời gian dài. Trẻ em trong những bộ quần áo mới sẽ chúc người lớn tuổi và người lớn sẽ mừng tuổi lại trong các bao lì xì màu đỏ.
Thêm vào đó, người Việt Nam chú ý đến từng lời họ nói vì họ tin những gì họ làm sẽ ảnh hưởng đến họ quanh năm. Ngày thứ hai mọi người bắt đầu đi thăm họ hàng và bạn bè. Rất nhiều người thường trở về quê nhà để đoàn tụ bên gia đình. Ngày cuối cùng là để thăm thầy cô giáo.
Sau Tết có rất nhiều lễ hội xuân trong khắp cả nước. Tết là một dịp rất quan trọng. Trong suốt 3 ngày đầu năm, mọi người thường hi vọng cho một năm mới tốt lành sắp đến. Nếu bạn muốn trải nghiệm nền văn hóa truyền thống, hãy đến và có một những ngày Tết Nguyên Đán đáng nhớ ở Việt Nam.
Bạn kham khảo khảo đoạn văn này nhé :
Mid_Autumn festival is one of the popular celebrations in the Viet Nam.
Every year,it's on the 15th day of the 8th lunar month. It's organized so that people celebrate the largest full moon in the year.
In that festival, children wear masks, parade on the street have parties with special cakes and lots of fruits.
I feel happy when taking part in it because it makes me exited and helps me remember about my childish.
# chúc bạn học tốt ạ #
a. Đi bộ ngao du - Ru-xô.
b. Nghị luận
c. Đi bộ ngao du ta có thể tùy theo ý muốn, ngắm nhìn những gì mình thích.
d. Con người tác giả ưa tự do, khám phá.
a. Đoạn trích từ: Đi bộ ngao du, tác giả: Ru-xo
b. PTBĐ: nghị luận
c. Nội dung của văn bản: Đi bộ ngao du có thể đi đâu tùy ý muốn, ngắm nhìn những nơi mình thích
d. Tác giả là con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
- Sang: sang trọng, giàu có.
- Câu thơ thể hiện một cách nói, một lối sống, một quan niệm và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là “sang”.
- “Sang” vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Pháp mà Người đang theo đuổi, sang vì lí tưởng và vì đời sống tâm hồn phong phú, sang vì phong thái ung dung tự tại dù hoàn cảnh sống và chiến đấu có gian khổ khắc nghiệt đến đâu.
+ Giọng điệu bài thơ: bài thơ viết vào thời kì Bác Hồ sống và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ nhưng bài thơ lại có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh.
Sự thư thái của tâm hồn, một nụ cười hài hước.
+ Cảnh sống và tinh thần của Bác:
- Cảnh sống:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Đây là thời kì Bác đang hoạt động cách mạng ở Pác Bó năm 1941. Lúc này đất nước ta chưa giành được độc lập, thực dân Pháp khủng bố gắt gao những người hoạt động Cách mạng. Những người Cách mạng phải vào hoạt động bí mật ở những nơi vùng rừng hoang vu để tránh tai mắt của giặc.
Câu thơ có sự đối xứng giữa hai khoảng thời gian và hai hành động trái ngược nhau: sáng ra - tối vào. Những địa điểm được nhắc đến là những địa điểm ở chốn lâm tuyền: suối - hang, con người như đang ẩn mình vào thiên nhiên nhịp sống đều đặn ung dung tự tại.
-Ăn uống:
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
• Nhịp thơ thay đổi từ 4/3 ở câu thơ trên chuyển thành 2/2/3.
• Cháo bẹ (cháo ngô) rau măng những thức ăn rất đạm bạc đơn sơ, bữa ăn hằng ngày của vị lãnh tụ đứng đầu đất nước. Câu thơ có hai cách hiểu, cách thứ nhất: cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có, lúc nào cũng sẵn sàng. Cách hiểu thứ hai: dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn luôn sẵn sàng, vẫn luôn hài lòng với cuộc sống, coi gian khổ nhẹ nhàng như không.
- Tinh thần làm việc:
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
“Bàn” nói cho sang vậy thôi, đây là những tảng đá núi do thiên nhiên bào mòn được kê làm bàn rất gồ ghề chông chênh. Đó là sự thiếu thốn về phương tiện tối thiểu nhất để làm việc trong hoàn cảnh thực tế.
Câu thơ gợi nên sự đối lập, đối lập giữa nơi ở gò bó tù túng, hoang vu hang núi, phương tiện và điều kiện làm việc thiếu thốn, đã ăn uống kham khổ quá đạm bạc cháo bẹ rau măng với tính chất của công việc vô cùng trọng đại dịch sử Đảng, để chèo lái con thuyền cách mạng. Dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm cơ sở cho bước đi của cách mạng Việt Nam, hay chính Bác đang viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
- Cuộc sống gian khổ thật là sang
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Câu thơ đưa ra một kết luận bất ngờ, cuộc sống cực khổ thiếu thốn vậy mà lại gọi sang. Vậy nên hiểu chữ sang ở đây như thế nào?
Sang ở đây là nói về đời sống tinh thần, ung dung tự tại thoải mái, niềm hạnh phúc khi làm công việc có ý nghĩa đem lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước.
Đằng sau câu thơ là tinh thần lạc quan cách mạng là nụ cười đùa vui hóm hỉnh của Bác.
a. Các từ mượn: chấn động, thị trấn, tố giác, triều thần, kinh đô, sơ ý
b. 5 từ đơn: cò, trắng, mắt, em, rơi.
5 từ phức: giọt mực, bức tranh, mách lèo, nhà vua, mắt cò.
a.Từ mượn : chấn động; thị trấn; tố giác; triều thần; kinh đô; sơ ý
b. 5 từ đơn: cò; trắng; mắt; em; rơi
c. 5 từ phức: giọt mực; bức tranh ;mách lẻo; nhà vua ;bắt cò
Bạn tham khảo nhé
Đã từ lâu, ca dao, tục ngữ là kho tàng lưu giữ biết bao kinh nghiệm bổ ích của con người. Và câu tục ngữ " Đói cho sạch,rách cho thơm " chính là một trong những câu tục ngữ hay mang đến cho chúng ta bài học bổ ích về việc phải giữ lấy nhân cách của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn chỉ dù đói cũng phải sạch sẽ, dù rách vẫn phải thơm tho. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên con người phải giữ lấy nhân cách cao đẹp của mình trong bất cứ hoàn cannhr khốn khó nào. Không thể phủ nhận một điều rằng con người chúng ta sẽ có những lúc này, lúc kia chứ không phải lúc nào cũng bình an được .Rồi sẽ có những lúc chúng ta trở nên nghèo khổ, ốm đau, bệnh tật hay túng thiếu . Trong những hoàn cảnh ấy, con người rất dễ làm liều. Nhưng quả của việc làm liều là ta hoặc gây đau khổ cho người khác để giành lấy lợi lộc cho bản thân , hoặc ta có thể vì lợi ích của bản thân mà bán rẻ đạo đức, làm những việc xấu xa mà xã hội không thể chấp nhận được. Những việc làm đó quả thật không nên chút nào. Nó sẽ biến ta thành những kẻ xấu xa, tàn ác, đáng khinh bỉ trong mắt mọi người. Chính vì thế, điều quan trọng mà ta luôn phải nhớ cho dù sao đi nữa cũng phải giữ lấy nhân cách trong sạch của mình. Đó chính là cách ta giữ cho mình một cái tâm thanh cao giữa dòng đời biến động.
chúc bạn học tốt
Nhân hóa thể hiện qua việc gọi các vật dụng bằng những từ gọi con người: cái, anh, chị, bạn, cô khiến cho đồ vật gần gũi, như có tâm tình con người.
Khổ thơ này dùng biện pháp NHÂN HÓA
Tác dụng :việc dùng biện pháp nhân hóa cho khổ thơ trên giúp cho thế giới loài vật,cây cối,đồ vật,...trở nên gần gũi với con người hơn,biểu thị được suy nghĩ,tình cảm của con người.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! :) :)
Bạn tham khảo nhé !
Chào các bạn! Tôi là Nguyễn Quỳnh Anh, học sinh lớp 6B – trường Trung học cơ sở Chương Xá. Tôi đã bước vào một cấp học mới và cảm thấy mình thay đổi nhiều hơn khi bước vào năm học này- năm học mà tôi chính thức trở thành học sinh Trung học cơ sở. Và tôi bắt đầu trưởng thành hơn từ những hoạt động của mình trong một ngày.
Buổi sáng, tôi không chờ mẹ gọi rồi nhõng nhẽo một hồi lâu như trước nữa, tôi đánh thức mình vào lúc 5 giờ 30 nhờ cô bạn đồng hồ mà mẹ mua cho tôi khi tôi lên lớp 6. Tôi đánh răng, rửa mặt, tập thể dục và tự chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình. Sau khi ăn sáng xong, tôi khoác trên mình bộ đồng phục mới và hào hứng đi đến trường lúc 6 giờ 30 bằng chiếc xe đạp đã gắn bó với tôi được 2 năm.
Lên lớp 6, chương trình học của chúng tôi không còn như trước, chúng tôi học theo tiết. Buổi sáng tôi thường học 4 tiết, sau mỗi tiết học chúng tôi được giải lao 5 phút. Vì đã rèn luyện thân thể và ăn uống đầy đủ trước khi đến lớp nên tôi học tập sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn.
Tan học, tôi về nhà lúc 10 rưỡi. Đây cũng là lúc mẹ đã chuẩn bị xong bữa trưa cho cả nhà. Tôi ăn cơm cùng gia đình, nghe và chia sẻ những câu chuyện của bố, mẹ và em. Tôi giúp mẹ rửa bát, dọn nhà trước khi nghỉ trưa. Bố tôi thường dặn hai chị em: giờ trưa các con nên nghỉ 1- 2 giờ, nên trong thời gian biểu của cả hai chị em đều có thêm dòng chữ: Nghỉ trưa 12 giờ 30 đến 13 giờ 30.
Sau giấc ngủ trưa, bố mẹ đi làm, tôi đánh thức em dậy, hai chị em tôi học bài. Đây là thời gian tôi xem lại bài lúc sáng được thầy cô truyền đạt, tôi cũng tranh thủ dạy em viết chữ và tập đọc. Khi đã hoàn thành việc học, tôi thường đọc những câu chuyện mà mình yêu thích. Trong giá sách của tôi luôn có: Dế Mèn phiêu lưu ký, Nỗi muộn phiền sau giờ học; Số phận của chú bé đánh trống; góc sân và khoảng trời… Tôi không cảm thấy chán nản bởi: đọc sách với tôi là một niềm đam mê.
Vào 5 rưỡi chiều, tôi và em cùng rửa ấm chén và lau nhà. Trước kia, mẹ thường làm công việc này sau khi ăn xong bữa tối, tôi đã học và làm được những công việc đó để giúp mẹ đỡ vất vả. Hơn nữa, kỳ nghỉ hè vừa rồi mẹ cũng đã dạy tôi nấu cơm, luộc rau. Trước khi mẹ về, tôi cũng đã làm xong những việc phụ đó. Niềm tự hào, vui vẻ hiện lên trên khuôn mặt của bố mẹ tôi sau giờ tan sở.
Tôi ăn tối cùng gia đình lúc 7 giờ 30. Chị em tôi nghỉ khoảng 30 phút sau khi ăn để chuẩn bị học bài. Tôi dành 2 tiếng buổi tối cho bài tập về nhà, bài tập nâng cao và chuẩn bị trước bài ngày hôm sau. Việc học đó giúp bản thân tôi nắm vững kiến thức hơn và luôn chủ động trước khi đến lớp.
10 giờ 30, tôi bắt đầu đi ngủ, tôi luôn được mẹ kể cho nghe những câu chuyện: cổ tích có, ngụ ngôn có, chuyện về bà, về mẹ ngày xưa…Nhờ mẹ mà tôi ngủ ngon giấc hơn. Tôi cũng đã kết thúc một ngày như vậy! Chúng ta sẽ lớn lên bằng những hoạt động có nghĩa từng ngày đúng không các bạn?
nguồn: kenhvan.com
chúc bạn học tốt
sáng e ngủ dậy rất sớm, mở cửa sổ ra, ánh nắng chiếu vào cửa sổ, làn gió nhè nhẹ bước vào mang theo hương thơm của hoa cỏ mùa xuân. nhìn xuống con đường...lạ thật, mọi hôm, những dòng xe cộ tấp nập đổ về Hà thành đã biền đâu mất, chỉ thấy thấp thoáng vài ba người đi ra ngoài với bộ trang phục kín mít như người ngoài hành tinh ( thì đang dịch Covid cho tiền cx chẳng giám ra :))). mẹ và bố e đã đi qua nhà bà nội, mẹ nói" 2 ngày nữa mẹ mới về, con ở nhà thì cứ 7h kém 15p sáng dậy hok nha coan." e ngồi vào chiếc bàn học nhỏ xinh (ủa ko đánh răng hả?) e lấy vài quyển sách ra, vừa giở cuốn vở mà e yêu thích nhất ra thì e vô tình liếc qua chiếc đồng hồ để bàn thì e thấy mới có 6:45p. mà mẹ e dặn 7 giờ kém 15p thì ngồi học ( 6:45p vs 7h kém 15P khác nhau chỗ nào ???) cho nên e quyết định đi ngủ 1 chút xíu nữa rồi mới dậy học. vừa chợp mắt được 1 lúc thì e choàng tỉnh dậy, mọi thứ xung quanh em tối đen như mực, e mò mẫm lại gần chiếc đồng hồ thì bàng hoàng " 12h đêm"
Câu hỏi là gì vậy bạn ?