Viết hai câu tục ngữ, thành ngữ ca ngợi phẩm chất của người Việt Nam .
Giúp mik với. T^T
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Tả cô giáo
Hôm nay là thứ ba, lớp em có tiết kể chuyện. Ngay trong tiết học đó, cô giáo Ngân trông thật là duyên dáng và đầy kính mến.
Sau khi tiếng trống trường giòn giã vang lên. Cô Ngân bước vào lớp. Hôm nay cũng như bao buổi học khác. Trông cô thật là giản dị nhưng gần gũi và dễ mến. Cả lớp em đứng nghiêm chào cô. "Cô chào cả lớp, hôm nay chúng ta học bài nhé!". Nụ cười của cô như nụ hoa sớm hé nở mới dịu dàng, dễ mến làm sao! Mái tóc của cô mượt mà đen óng lúc nào cũng thơm mùi hoa bưởi, mùi bồ kết nấu với lá chanh. Khuôn mặt của cô tròn đi cùng với nước da trắng. Đôi mắt cô đen và sâu nhìn chúng em trìu mến. Chiếc áo dài màu hồng hôm nay cô mặc càng làm cho dáng cô thêm mềm mại hơn. Đôi guốc cao gót màu hồng có vẻ như làm cô cao thêm nhiều.
Tiết học bắt đầu. Hôm nay chúng em học bài "Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai". "Cả lớp em còn đang không biết Mĩ Lai ở đâu nên rất tò mò. Cô cầm viên phấn trắng viết lên bảng. Chữ của cô mới đẹp làm sao. Từ tay cô, dòng chữ nắn nót "Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai" hiện ra trước mắt em. Cô bắt đầu kể, cả lớp em yên lặng nghe cô kể. Giọng cô thật trầm ấm, lúc trầm lúc bổng. Theo lời cô, chúng em như được đang tận mắt chứng kiến cảnh tượng đau lòng và tàn bạo, vô nhân tính của những người lính Mĩ tàn ác kia. Khi cô kể đến đoạn lính Mĩ xả súng vào đoàn người dân vô tội, giọng cô như nghẹn lại, cô quay mặt đi. Em chợt nhìn thấy cô quay ra cửa, cô đưa tay vội quệt giọt nước mắt lăn trên má. Không gian như chìm xuống. Gió như ngừng thổi để nghe cô kể. Cả lớp em ai cũng rưng rưng. Rồi cô kể đến đoạn người cựu chiến binh Mĩ đến Mĩ Lai kéo những khúc nhạc vĩ cầm như một lời tạ tội với linh hồn những người đã khuất. Giọng cô vui hẳn lên. Nghe nó sao trong trẻo và thánh thiện quá vậy. Lòng em cũng vui sướng biết nhường nào.
Bây giờ đến phần tập kể chuyện. Cô đi xuống dưới lớp ân cần chỉ bảo tận tình chúng em. Bạn Hoa lúng túng, chưa nhớ rõ được nội dung câu chuyện, cô đã gợi ý bằng những lời nhẹ nhàng. Thế là bạn ấy nhớ lại và kể được cả đoạn của mình. Bạn Hùng học giỏi văn lên đã kể trôi chảy và cô rất vui, cho bạn điểm 10. Cả lớp em ai cũng muốn được cô gọi kể trước lớp. Cô khen cả lớp và thưởng cho cả lớp một tràng vỗ tay giòn giã. Cô cười rất tươi. Em ngắm nhìn cô, thấy cô lúc đó thật đẹp. Em biết cô rất hài lòng về những điều cô đã dạy cho chúng em.
Cô ơi, dù mai em có xa ngôi trường này, em sẽ mãi nhớ bóng hình của cô. Nhớ những điều cô đã kể cho em có một vụ thảm sát ở Mĩ Lai đau thương như thế. Em hứa với cô sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng là học trò của cô. Cô ạ, một ngày không xa em sẽ đến Mĩ Lai, em sẽ thắp nén hương thơm để tưởng nhớ những người dân vô tội. Cô Ngân ạ, nhờ cô em thêm yêu đất nước mình hơn.
2.Tả em bé
Trong gia đình em có một nàng công chúa nhỏ đáng yêu là bé Kẹo. Em đã được 24 tháng tuổi.
Kẹo thật bụ bẫm nên trông bé như một chú gấu bông xinh xắn, dễ thương. Tóc em là tóc tơ, lưa thưa như những ngọn cỏ non mới mọc bay trong gió. Khuôn mặt Kẹo tròn trịa, bầu bĩnh trông thật đáng yêu. Em có làn da mịn màng, hồng hào như một thiên thần nhỏ dễ thương. Cặp mắt tròn xoe, đen láy dưới hàng lông mi cong và dài của Kẹo ánh lên vẻ thông minh, nhanh nhẹn. Nó khắc sâu vào tâm trí em dễ dàng như sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Cái mũi của nàng công chúa Kẹo hơi tẹt trông yêu ơi là yêu! Em có má bầu lúm đồng tiền hồng hồng phính ra hai bên như hai quả cà chua khiến ai đi qua cũng chỉ muốn bẹo mấy cái. Trên đôi môi đỏ thắm, chúm chím của Kẹo hay rạng ngời nụ cười tươi tắn y như nụ hoa xinh vừa hé mở. Và mỗi khi nụ hoa ấy bung nở thì để lộ năm cái răng trắng nõn của bé. Em có đôi bàn tay mũm mĩm hình búp măng cứ nắm chặt vào nhau, ngọ nguậy như những con sâu đo. Trên đôi bàn tay trắng trẻo ấy được mẹ đeo cho chiếc lắc vòng bạc óng ánh rất đẹp. Móng tay, móng chân bé như những nụ hồng chúm chím. Ở nhà, miệng em bi bô suốt ngày không lúc nào nghỉ.
Nàng công chúa nhỏ đáng yêu của em không những dễ thương mà còn rất ngộ nghĩnh. Mỗi lần không vừa ý điều gì hay bị trêu là Kẹo lại giả vờ khóc, úp mặt xuống gối rồi đợi mọi người đi lại ngẩng đầu lên, nom thật buồn cười!
Mỗi khi tập đi, mẹ và bà phải đỡ bên cạnh nếu không bé sẽ ngã. Kẹo đi lẫm chẫm, vài bước rồi lại đòi bò.
Đặc biệt, mỗi lần ăn em lại tự xúc cháo bằng thìa nhưng đang ăn thì cô bé tinh nghịch này lại vứt thìa và bò đi chơi chỗ khác. Bé mỗi lần ăn lại nhai chóp chép trông thật ngộ! Những lúc như vậy Kẹo lại dang rộng hai chân ra ôm chọn cái mâm.
Em thường hay cho bé tập vẽ nhưng mỗi khi vẽ cô bé nghịch ngợm này lại vẽ ra những nét nguệch ngoạc trông rất buồn cười. Những lúc như vậy, Kẹo ngỡ em chê xấu nên lại lăn ra ăn vạ đòi mẹ. Lúc ấy, mắt em húp lại thật đáng yêu! bé rất thích xem phim hoạt hình. Mỗi lần được xem lại reo hò sung sướng.
Em rất yêu quý Kẹo – cô công chúa nhỏ đáng yêu luôn mang lại niềm vui cho ngôi nhà của em.
3.Tả mẹ
Nếu hỏi rằng em yêu ai nhất thì em sẽ trả lời là “mẹ”. Mẹ là người nuôi nấng em đến bây giờ, mẹ dạy cho em cách ăn, cách mặc, cách chào hỏi lễ phép. Hôm nay là ngày chủ nhật, gia đình em lại được thưởng thức tài nấu bếp của mẹ. Một bữa ăn thật ngon sắp bắt đầu đây. Để chuẩn bị bữa tối nhanh hơn, em cũng giúp mẹ vài việc lặt vặt.
Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ còn trẻ lắm. Mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng hợp với dáng người cân đối của mẹ. Mẹ thường mặc những bộ quần áo hợp thời trang và lịch sự khi đi làm. Ở nhà, mẹ mặc những bộ đồ thun thoải mái để dễ làm việc nhà. Tuy vậy, khi đi làm và ở nhà mẹ đều chọn những chiếc áo màu nóng tôn lên làn da trắng hồng, nõn nà. Hôm nay, sau khi đi chợ về. Khuôn mặt trái xoan của mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi trông thật đẹp. Nó càng rực rỡ hơn nhờ đôi mắt đen hai mí chớp chớp của mẹ. Đôi mắt ấy không còn đẹp như trước nữa, nó đã xuất hiện những vết chân chim và vết quầng thâm đen. Nhưng đôi mắt ấy vẫn biết khóc, biết cười, biết yêu thương và dạy bảo con cái, đôi mắt ấy vẫn toát lên nghị lực, mạnh mẽ vì chồng vì con, vì gia đình của mẹ. Tuy khá mệt nhưng mẹ vẫn tươi cười với chúng em bằng đôi môi đỏ hồng ấm áp. Đôi môi ấy dạy em cái tốt, cái xấu, đôi môi ấy đã đưa em vào giấc ngủ bằng những câu chuyện cổ tích thần kỳ hay bài hát ru ấm áp, hiền dịu. Mẹ xách giỏ vào nhà, chia thức ăn vào từng rổ rồi rửa sạch sẽ. Mẹ nhờ em vo gạo thật kỹ rồi đặt vào nồi cắm điện. Trong khi đó, mẹ cẩn thận cắt từng lát thịt. Rồi mẹ rửa rau, em phụ mẹ lặt rau, lặt lá úa, cọng sâu. Từng cọng râu được bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ lặt một cách nhanh, khéo. Bàn tay ấy đã làm biết bao công việc khó khăn cực nhọc. Bây giờ, cơm cũng đã chín, mẹ dùng đũa khuấy lên cho tơi, dễ ăn. Khuôn mặt của mẹ lúc này đỏ bừng vì nóng. Tuy vậy, nó vẫn xuất hiện nụ cười thật tươi. Mẹ bắc bếp lên chiên thịt, xào rau, nấu canh. Mẹ nấu thế nào mà mùi thơm lan khắp mọi nơi. Bữa tối cũng đã xong. Em phụ mẹ lấy bát, đũa ra bàn. Một bữa ăn tối ngon miệng bắt đầu. Cả nhà quây quần bên nhau thật ấm cúng. Ai cũng khen thức ăn ngon không chê vào đâu được. Lúc này, em chợt nhìn thấy một nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của mẹ, một nụ cười mới đẹp làm sao.
Tấm lòng yêu thương chồng con của mẹ thật bao la, bây giờ em mới hiểu phần nào tấm lòng bao la ấy. Em sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời thầy cô, ba mẹ để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ. Ôi! Người mẹ hiền yêu dấu của em.
Chúc bạn học tốt~
Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.
- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)
Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)
- Nông nghiệp:
+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.
+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.
Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
- Thủ công nghiệp:
+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt.
+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.
+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.
- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.
+ Hình thành các làng.
+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.
+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.
- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)
Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)
- Nông nghiệp:
+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.
+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.
Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
- Thủ công nghiệp:
+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt.
+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.
+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.
- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.
+ Hình thành các làng.
+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.
+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.
Chúc bạn học tốt~
Hạt gạo làng ta =Trần Đăng Khoa
Thầy thuốc như mẹ hiền= Trần Phương Hạnh
Chuyện một khu vườn nhỏ= Vân Long
Tiếng vọng=Nguyễn Quang Thiều
Trồng rừng ngập mặn =Phan Nguyên Hồng
Luận điểm chính: Ý nghĩa văn chương
Luận điểm phụ:
1.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
2.Công dụng của văn chương
Các lí lẽ và dẫn chứng cho luận điểm phụ 1:
- Kể cây chuyện một thi sĩ Ấn Độ khóc nức lên khi thấy một con chim bị thương rơi xuống chân mình->dẫn dắt vào luận điểm chính và khái quát vấn đề
-Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài->lòng nhân ái
- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng->phản ánh cuộc sống
- Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống->ước mơ hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn
Các lí lẽ và dẫn chứng của luận điểm phụ 2:
- Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình,... cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?->khơi dậy những trạng thái cảm xúc của con người
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có, luyện những tình cảm ta sẵn có;...rộng rãi đến trăm nghìn lần->rèn luyện mở rộng thế giới tình cảm của con người
- Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ... tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay->văn chương làm đẹp, làm hay những thứ bình thường
=>làm giàu tình cảm con người
- Nếu tronng pho lich sử ... sẽ đến bực nào !->làm giàu, làm đẹp cho cuộc sống
Than ôi! Lo thay! Nguy thay
Những câu đó dùng để bộc lộ cảmxúc
than ôi, lo thay, nguy thay ls những câu đặc biệt
than ôi : bộc lộ cảm xúc
lo thay: ( như trên)
nguy thay:( như trên nốt)
Các tình huống b và c không nên dùng câu rút gọn vì dùng câu rút gọn ở đây sẽ thể hiện thái độ vô lễ, biến câu nói thành một câu cộc lốc, không phù hợp dùng để nói với người lớn hơn mình.
Chúc bạn học tốt
cau B, C khong nen rut gon cau vi se lam cau thieu chu ngu ,vi ngu trong cau
Bình minh là khởi đầu cho ngày mới thì hoàng hôn chính là thời điểm kết thúc một ngày. Không đẹp không rạng ngời như bình minh nhưng hoàng hôn lại khiến nhiều người thổn thức, ngẩn ngơ bởi cái đẹp, sự bình yên của thời điểm cuối ngày.
Bầu trời đang dịu lại, ánh nắng không còn chói chang, nhìn xa xa từng tia nắng cuối chìm dần dưới ngọn núi, ngọn cây thật thú vị. Ngọn núi phía chân trời như đang nuốt mặt trời chỉ còn lé loi vài thứ ánh sáng yếu ớt. Bầu trời cũng trở nên khác lạ hơn ban ngày khi mây nhiều hơn, từng đám mây trôi lững lờ. Những đàn chim ríu rít gọi nhau về tổ sau một ngày kiếm ăn vất vả.
Cảnh vật thiên nhiên của một ngày đang dần kết thúc, người nông dân trở về nhà sau một ngày làm việc ngoài cánh đồng, từng đàn trâu bò theo chân người du mục trở về chuồng, bước đi chậm chạp, bụng con nào con nấy no căng. Xa xa vang vọng tiếng chim kéo nhau về tổ trước khi trời sập tối. Xung quanh nhà những chú gà lon ton đi tìm chỗ ngủ, tiếng gà mái cục tác, tiếng gà con ríu rít…tất cả lim dim chim vào giấc ngủ lúc nào không hay.
Buổi tối đến cả nhà em lại quây quần bên nhau, bố vừa đi làm về, mẹ cũng đã chuẩn bị xong bữa tối. Bên ngoài sương đêm cũng đã bắt đầu xuất hiện và bao phủ trên nhiều cành cây ngọn cỏ, tiếng côn trùng bắt đầu xuất hiện văng vẳng, thế giới côn trùng đang vươn mình thức dậy sau cả ngày ẩn nấp. Em chợt nghĩ cả thế giới này chắc chẳng bao giờ nghỉ ngơi.
Quả thật là buổi chiều ngắm nhìn cảnh hoàng hôn thật bổ ích, thiên nhiên tươi đẹp và rộng lớn biết bao. Cảnh hoàng hôn quê em không tráng lệ như bình minh nhưng lại bình yên, huyền ảo lạ kì.
Nếu ai đã một lần ngắm cảnh hoàng hôn trên quê tôi thì chắc hẳn sẽ không thể nào quên được vẻ đẹp tuyệt vời của nó. Nhất là vào những buổi chiều hè như chiều nay. Khi ông mặt trời vội vã đạp xe về đỉnh núi phía Tây kết thúc cuộc hành trình dài, cũng là lúc tôi học bài xong chạy ra đầu làng để hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ. Chà, quê hương mình lúc này mới đẹp làm sao! Không gian thật thoáng đãng, không khí trong lành đến tuyệt vời. Bầu trời cao xanh vời vợi, từng áng mây trắng mây hồng bồng bềnh trôi như đang đi du ngoạn. Những tia nắng vàng hoe như còn lưu luyến, bịn rịn đổ dài trên những cành cây, mái nhà và tràn xuống cả ao làng. Tất cả trông như rực sáng hơn. Những làn gió Nam hiu hiu thổi mang theo hương thơm dìu dìu của cánh đồng lúa giống mới làm nao nao lòng người. Trên cành cây, cô gió vui mùng đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Tôi khoan thai bước trên con đường ra đầu làng để ngắm cảnh quê hương. Chà, đẹp quá! Trên nền trời cao thẳm những cánh diều sáo vút cao của ai đó vi vu vi vút trên khoảng không bao la. Xa xa, những chỏm núi màu xanh biếc nhấp nhô trông thật tuyệt! Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch làm cả mặt ao rực lên lóng la lóng lánh như người ta vừa dệt một mẻ vàng mới luyện xong. Phía chân đê, từng đàn trâu đủng đỉnh ra về. Mải ngắm quê hương, ông mặt trời xuống núi từ bao giờ. Trong làng, khói bếp bay là là quyện vào dải sương mờ như tấm khăn voan mỏng làm cho cảnh vật mờ dần, mờ dần. Trên cành cây, những chú chim ríu rít gọi nhau về tổ hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng để kết thúc một ngày làm việc bổ ích. Càng ngắm tôi lại càng thấy yêu quê mình hơn. Tâm hồn sảng khoái lâng lâng một niềm vui khó tả. Chà, quê mình đẹp quá! Đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương thanh bình êm ả này. Tôi mong mình sẽ học thật giỏi để xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.
a) Chịu thương chịu khó.
b) Dám nghĩ dám làm.
c) Muôn người như một.
d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).
e) Uống nước nhớ nguồ
a) Chịu thương chịu khó.
b) Dám nghĩ dám làm.
c) Muôn người như một.
d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).
e) Uống nước nhớ nguồ
a) Chịu thương chịu khó.
b) Dám nghĩ dám làm.
c) Muôn người như một.
d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).
e) Uống nước nhớ nguồ
a) Chịu thương chịu khó.
b) Dám nghĩ dám làm.
c) Muôn người như một.
d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).
e) Uống nước nhớ nguồ
a) Chịu thương chịu khó.
b) Dám nghĩ dám làm.
c) Muôn người như một.
d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).
e) Uống nước nhớ nguồ
a) Chịu thương chịu khó.
b) Dám nghĩ dám làm.
c) Muôn người như một.
d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).
e) Uống nước nhớ nguồ
a) Chịu thương chịu khó.
b) Dám nghĩ dám làm.
c) Muôn người như một.
d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).
e) Uống nước nhớ nguồ
a) Chịu thương chịu khó.
b) Dám nghĩ dám làm.
c) Muôn người như một.
d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).
e) Uống nước nhớ nguồn
1.
Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thất thế lại ra ở chùa.
1.
Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thất thế lại ra ở chùa.
1.
Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thất thế lại ra ở chùa.
2.
Người trên ở chẳng chính ngôi,
Khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào.
18.
Thờ cha mẹ, ở hết lòng,
Ấy là chữ hiếu, dạy trong luân thường.
mạng có nhiều ma