K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Đằng sau sự hồi tưởng về một quá khứ huy hoàng của con hổ ( bài thơ Nhớ rừng - Thế Lữ ) ta còn thấy tâm trạng nuối tiếc đầy bất lực cùng một khát vọng tự do tha thiết. Và tất cả những điều đó đã được thể hiện bằng một ngòi bút thật tài hoa". Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ ý trên:                 "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,                 Ta say mồi...
Đọc tiếp

"Đằng sau sự hồi tưởng về một quá khứ huy hoàng của con hổ ( bài thơ Nhớ rừng - Thế Lữ ) ta còn thấy tâm trạng nuối tiếc đầy bất lực cùng một khát vọng tự do tha thiết. Và tất cả những điều đó đã được thể hiện bằng một ngòi bút thật tài hoa". Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ ý trên:

                 "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
                 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
                 Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
                 Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
                 Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
                 Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
                 Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
                 Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
                 Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
                 - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

 

 

1
13 tháng 3 2019

“Nhớ rừng” ra đời trong những năm tháng nước nhà bị tù túng trong cảnh xiềng xích nô lệ. Mỗi người dân Việt Nam chân chính đều không khỏi cảm thấy ngột ngạt, bức bối… Một buổi trưa hè, khi Thế Lữ đang chậm chạp nện gót trên đường về, ông đi qua vườn bách thú bất chợt nhìn thấy vị chúa sơn lâm – con hổ đang ngồi trong lồng. Nhà thơ chạnh lòng nghĩ đến thân phận người dân nô lệ. Cảm xúc ấy đã khiến ông viết nên bài thơ tuyệt bút này.

Khổ thơ trên là khổ thơ thứ ba trong bài, tái hiện những ngày tháng oai hùng của hổ giữa chốn rừng xanh dữ dội, hùng vĩ. Đó đồng thời là một bức tranh tứ bình tuyệt bút.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”

Buổi đêm là khoảng thời gian con hổ nhắc đến đầu tiên có lẽ bởi đó là thời khắc nó tung hoành chốn sơn lâm “bóng cả cây già”. Gọi đó là “đêm vàng” bởi đêm trong vắt, ánh trăng tràn khắp nơi nơi. Không chỉ vậy, đó còn là ánh trăng chiếu rọi xuống lòng suối, ánh sáng phản chiêu khiến mặt suối bừng lên sắc vàng huy hoàng lộng lẫy. Nổi bật giữa cảnh tượng kì vĩ ấy là hình ảnh con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan” như một vị vua đang say men chiến thắng. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “uống ánh trăng tan” khiến ánh trăng thêm phẩn huy hoàng, ánh trăng giống như dòng ánh sáng tuôn xuống rừng đêm kì ảo vậy.

Trong nỗi nhớ của hổ có cả:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?”

Cơn mưa rừng dữ dội tạo nên những âm thanh vang động, ào ạt. Nó khiến muôn loài hoảng loạn trốn tránh, nín thở. Nhưng với hổ thì ngược lại, hổ lấy tư thế của một vị chúa sơn lâm để bình thản “ngắm giang san ta đổi mới”. Từ “lặng ngắm” khiến hình ảnh hổ trở thành nốt nhạc trầm tĩnh trong bản hoà ca hùng tráng của cơn mưa rừng. Hổ đang lấy cái tĩnh của bản thân để chế ngự cái động dữ dội của đại ngàn. Sau những ngày mưa, bình minh rừng trở nên trong trẻo hơn bao giờ hết:
“Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?”
Thời khắc bình minh là lúc vạn vật bắt đầu ngày mới nhưng đó cũng là khi hổ bắt đầu giấc ngủ của mình sau bữa ăn đêm dữ dội. Cái xôn xao, rạo rực của vạn vật khi ngày mới bắt đầu, với hổ, đó lại là bản nhạc du dương đưa nó vào giấc ngủ. Hình ảnh của hổ oai hùng nhất, kì vĩ nhất được thể hiện trong ba câu thơ:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời khuất dạng phía tây để lại trần gian sắc đỏ gay gắt, rực rỡ. Nhưng với hổ, đó lại là máu của kẻ thù lênh láng nơi bìa rừng sau trận đấu tàn khốc. Quả thực, thời điểm mặt trời khuất rạng cũng là khi hổ bắt đầu ngày lao động của mình. Đêm tối lạ lẫm và đầy sợ hãi kia thuộc hoàn toàn về nó. Và dưới mắt hổ, mặt trời – ông hoàng bất tử của vũ trụ cũng chỉ là kẻ bại trận thê thảm với cái chết thảm khốc “lênh láng máu sau rừng”, “để ta chiếm lấy riêng phần bí mật”.

Nhưng quá khứ vẫn chỉ là quá khứ. Bừng tỉnh khỏi những vinh quang chói lọi của ngày qua, trở về với thực tại tù túng, hổ ai oán thốt lên:

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!

Những điệp từ “nào đâu..”, “đâu…” thể hiện nỗi tiếc nuối khôn nguôi của hổ về quá khứ vinh quang, oai hùng. Đặc biệt, thán từ “than ôi!” cùng lời than “Thời oanh liệt nay còn đâu” còn là nỗi xót xa đau đớn của hổ khi phải đối diện với thực tại tầm thường giả dối nơi vườn bách thú tù túng này.

Khổ thơ trích dẫn trong bài là một khổ thơ đầy màu sắc huy hoàng, hình ảnh kì vĩ, nó chẳng những thể hiện tâm trạng nuối tiếc đầy bất lực của hổ mà còn bộc lộ khát vọng tự do tha thiết. Tất cả những điều đó đã được thể hiện bằng một ngòi bút thật tài hoa.

em ko bít đúng sai nên kt nha!!!

thank

14 tháng 3 2019

Câu 1 (3 điểm).
Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:
“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
Câu 2: (7 điểm).
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ. … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”. 
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Câu 3 (10 điểm).
Có ý kiến đã nhận xét rằng:
"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (3 điểm)
* Yêu cầu 1 (1,0 điểm):
Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.
* Cho điểm:
Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.
* Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm):
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.
Câu 2 (7 điểm)
* Yêu cầu:
- Đoạ

Điều quan trọng nhất trong việc học hay làm bất cứ một việc gì chúng ta cần xác định rõ mục tiêu cho bản thân. Học để hiểu biết, học để làm người, học để làm việc và chung sống. Mục tiêu là yếu tố đầu tiên quyết định nên sự thành công của bạn. Nếu như ta không xác định được mục tiêu học để làm gì thì mãi mãi việc học đối với bạn như là một cực hình bởi bạn không thể đi đến đích mà không biết cái đích đó ở đâu. Xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn có động lực hơn trong học tập.
Khi đã xác định rõ mục tiêu thì bạn cần phải có sự tư tin vào bản thân mình. Nếu như bạn nghĩ rằng sức học của mình kém thì bạn sẽ không bao giờ khá lên được. Nhưng một khi tin rằng bạn có thể học tốt hơn và muốn chinh phục được nó thì bạn sẽ tìm cách vươn lên, nỗ lực hết mình để có thể chiếm lĩnh được nó.
Mục tiêu với niềm tin thôi thì chưa đủ. Khi làm một việc gì cũng cần có đam mê cũng như trong học tập chúng ta cũng có sự đam mê yêu thích các môn học thì khi đó việc học đối với chúng ta sẽ không còn nhàm chán nữa. Những môn trong khối thi của mình thì ta cần phải nắm thật chắc kiến thực, luyện tập thật nhiều. Những môn không thuộc khối thi thì các các bạn cũng đừng nên xem thường hay dành ít thời gian cho nó vì mỗi môn học đều có những đặc thù riêng để hình thành và giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn.
Để nắm chắc được kiến thực học thì ở trên lớp ta cần phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đây đủ. Chúng ta cần lắng nghe cách chứng minh, phân tích của các thầy cô những vấn đề cốt yếu và trọng tâm của bài học sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, ghi nhớ bài học một cách tốt hơn. Cùng nhau học tập theo nhóm trao đổi bài với nhau bởi vì “học thầy không tày học bạn” sẽ giúp ta bổ sung kiến thức cho nhau đồng thời rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.

Nguồn : Viết đoạn văn trình bày luận điểm sau: Học để ngày mai lập nghiệp - Ngữ văn Lớp 8 - Bài tập Ngữ văn Lớp 8 - Giải bài tập Ngữ văn Lớp 8 | Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dục

Bài làm

Như chúng ta đã biết thanh niên là tài sản quý báu của quốc gia, thanh niên là thế hệ kế cận sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thanh niên Việt Nam nay đang đứng trước một cơ hội rất lớn, tương lai rộng mở sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Nhưng mọi điều tốt đẹp đâu có thể đến một cách dễ dàng, phía trước tương lai ấy là hàng ngàn khó khăn, thử thách đang đón chờ ta. Vậy chúng ta những thanh niên còn đang ngồi trên ghế nhà trường cần phải chuẩn bị những gì cho tương lai, cho ngày mai lập nghiệp đây? Nếu như ai đó nghĩ: “Lập nghiệp? nói đến điều đó bây giờ liệu có còn quá sớm hay không?” thì xin thưa rằng hoàn toàn không. Bởi lẽ thanh niên cần định hướng trước tương lai cho mình.Tương lai của thanh niên chính là tương lai của đất nước. “Ngày mai” không còn xa nữa, thời gian sẽ đưa nó đến rất nhanh nếu như ta không chú ý, không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì chúng ta sẽ không chiến thắng.
thanh niên chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thời kỳ mà tri thức đang chiếm lĩnh tất cả.Tri thức là chìa khoá mở ra cánh cửa thành công.Chính vì vậy có tri thức là điều rất quan trọng đối với mỗi một thanh niên chúng ta. Có thể nói tri thức là chất nhựa đường tốt nhất giúp ta tạo cho riêng mình một con đường sự nghiệp. Điều đáng mừng là phần lớn các học sinh hiện nay đều ý thức được tầm quan trọng của việc học, ý thức được trách nhiệm của mình giờ đây là phải học. Thể hiện qua tỉ lệ học sinh khá và giỏi ở các trường Trung học Phổ Thông, thể hiện qua số học sinh đạt các giải thành phố trong các năm qua, thể hiện qua tỉ lệ học sinh đỗ các trường đại học, cao đẳng qua mỗi năm. Những con người đó thật đáng tuyên dương khen ngợi. Họ chính là những tấm gương sáng về học tập cho chúng ta noi theo.
# Chúc bạn học tốt #

DÀN Ý NGHỊ LUẬN HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
I. MỞ BÀI:
Hiền tài là ngôi sao sáng nhất trên nền trời quốc gia. Bởi vậy có thể nói hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

II. THÂN BÀI:
Giải thích:
Hiền tài: người tài giỏi, tài năng, thông minh, có đức độ, có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của quốc gia.
Nguyên khí: sức mạnh vật chất, tinh thần tiềm tàng nơi con người, nơi đất nước đó có và mong muốn có,có giá trị quan trọng với mỗi quốc gia
Câu nói khẳng định giá trị của người tài với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Vì sao nói hiền tài là nguyên khí quốc gia
  • Người tài là người có kiến thức sâu rộng về nhiều mặt đời sống -> góp phần đưa đất nước tiến đến tinh hoa mới của nhân loại
  • Hiền tài là những người có khả năng phán đoán, suy xét thấu đáo, có tầm nhìn xa trông rộng cho nên có thể vạch ra nhưng đường hướng quan trọng cần thiết cho đi lên của xã hội trong tương lai
  • Hiền tài là những người sẵn sàng hi sinh mọi lợi ích cá nhân để đưa đất nước ngày một vững mạnh
  • Tuy nhiên hiện nay nước ta đang có hiện tượng chảy máu chất xám vì môi trường làm việc tại Việt Nam không đủ điều kiện cho tài năng của họ

Làm thế nào để quốc gia có được nhiều hiền tài?
  • Trân trọng người tài, đưa ra những chính sách trọng dụng người hiền tài hợp lý
  • Không thiên vị con ông cháu cha mà biết coi trọng tài năng của nhiều người khác.
  • Tạo môi trường hợp lý, phù hợp phát huy tài năng của những người có tài năng, đức độ
  • Là học sinh : học tập chăm chỉ, rèn luyện,….

III. KẾT BÀI:
Đất nước muôn đời không thể thiếu hiền tài vì hiền tài là nguyên khí báu của quốc gia.

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đất nước là người hiền tài. Ánh sáng của họ rực rỡ nhất, trong sáng nhất. Sự trường tồn của mỗi quốc gia phụ thuộc phần nhiều vào những người hiền tài. Bởi có lẽ “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

Trước hết, hiền tài là những người tài giỏi, có năng lực, thông minh, có đức độ, có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của quốc gia.Nguyên khí được hiểu là sức mạnh vật chất, tinh thần tiềm tàng nơi con người, nơi đất nước đó có và mong muốn có,có giá trị quan trọng với mỗi quốc gia. Như vậy ý nói đến của câu nói khẳng định định giá trị của người tài với sự phát triển của mỗi quốc gia.

Vì sao cho rằng “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” ? Một đất nước nếu không có hiền tài không thể giữ vững được độc lập, kinh tế, phát triển của dân tộc. Ngay từ xa xưa, lịch sử đã chứng minh, nếu không có những bậc hiền tài như Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, hay Hồ Chủ tịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,… đất nước chúng ta liệu có được nền độc lập hoà bình như ngày hôm nay. Hay trong hiện đại, nếu không có những nhà nghiên cứu khoa học ngày đêm tìm ra các loại thuốc chữa trị thì liệu cuộc sống của ta có yên ấm. Người hiền tài có vị trí vô cùng quan trọng với đời sống xã hội của chúng ta.

Người tài hẳn là những người giỏi, thông minh, có óc sáng tạo, có tầm hiểu biết sâu rộng về mọi mặt đời sống. Họ học hỏi văn hoá nhân loại từ xa xưa và nhanh chóng tiếp cận được văn hoá thời nay. Sự hiểu biết sâu rộng đó góp phần đưa đất nước phát triển hơn, hiện đại hơn và vươn ra với bạn bè quốc tế.

Hiền tài còn là những người có khả năng phán đoán, suy xét thấu đáo, có tầm nhìn xa trông rộng cho nên có thể vạch ra nhưng đường hướng quan trọng cần thiết cho đi lên của xã hội trong tương lai. Những đường hướng của họ có ảnh hướng lớn tới đất nước bởi xã hội mỗi ngày đổi thay, buộc người tài phải chú ý và xây dựng những hướng đi đúng đắn cho dân tộc.

Hơn thế, hiền tài không chỉ là những người tài giỏi, mà hiền tài còn là những người có đức tính tốt, sống hi sinh, sẵn sàng hi sinh mọi lợi ích cá nhân để suy nghĩ cho cả cộng đồng vì một tương lai phát triển rực rỡ của cả đất nước.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đất nước ta đang xảy ra tình trạng "chảy máu chất xám". Một lực lượng lớn trí thức trẻ đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân ở những quốc gia khác có điều kiện sống và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ hơn. Nhiều người sau mọt thời gian học tập và làm việc tại một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mĩ,... đã quyết định định cư lâu dài, không quay trở lại làm việc trong nước. Việt Nam hiện nay là một nước phát triển, và tình trạng làm lãng phí một nguồn chất xám lớn, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữa nước ta với các cường quốc khác. Lý giải nguyên nhân này, một phần do đất nước ta chưa có các chính sách trọng dụng người tài, môi trường phát triển tài năng còn thấp và một phần do tâm lý chung của con người vì lợi ích cá nhân.

Bởi thế muốn đất nước có được những hiền tài giúp ích cho xá hội phát triển, thì chính phủ phải có những phương án lâu dài và hợp lý trogj dụng người tài. Tạo được nhiều môi trường làm việc xứng đáng, phù hợp. Là học sinh, chúng ta phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để góp phần nhỏ vào lợi ích dân tộc.

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” ý kiến của Thân Nhân Trung quả thực rất đúng đắn. Với một đất nước đang phát triển và mong muốn hoà nhập với thế giới như Việt Nam thì điều đó lại càng quan trọng. Đất nước và hiền tài là hai khái niệm chẳng thể tách rời.

Tết lak ngày tui đc lì xì trong tay khoảng 1tr , vậy mà khi tôi để dưới gối qua ngày hôm sau , nó đã biến mất và kì lạ là năm nào cx thế

13 tháng 3 2019

~TẾT = Tui Tiếp~

13 tháng 3 2019

help với, tặng 2-3 =(

14 tháng 3 2019

                                           Quê hương là gì hở mẹ
                                           Mà cô giáo dạy phải yêu
                                           Quê hương là gì hở mẹ
                                           Ai đi xa cũng nhớ nhiều
                                                                     (Quê hương – Đỗ Trung Quân)
     Quê hương – hai tiếng gọi giản dị và thân thương nhưng chứa đựng biết bao tình cảm. Có thể nói, mỗi con người đều có quê hương. Đó chính là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và gắn bó. Thế nên, mỗi lần xa quê, ta nhớ quê biết chừng nào. Chính cái miền quê miền biển, đầy nắng và gió, đã nhức nhối trong lòng Tế Hanh bao nỗi nhớ cồn cào. Nỗi nhớ và tình yêu quê hương đó, được khắc họa rõ nét trong bài thơ Quê Hương của ông.
Tế Hanh – người con của làng chài Quảng Ngãi. Quê ông không phải là một miền trung du với những rặng chè ngút ngàn tầm mắt, không phải là nơi phố thị với những tòa nhà cao tầng đồ sộ. Quê ông chỉ là một miền quê làng chài ven biển, nhưng ông tự hào biết bao về làng quê của mình:
                                           “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
                                             Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.”      Hai câu thơ mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về nghề nghiệp (làm nghề chài lưới) và vị trí địa lý (gần sông, cách biển nửa ngày) của quê hương Tế Hanh. Lời giới thiệu ngắn gọn, chân thành, giản dị nhưng đầy đủ, thể hiện được niềm tự hào của nhà thơ về quê hương mình.
     Nghề chài lưới, một công việc lao động bình thường, nhưng qua con mắt của một thi sĩ yêu quê và đang phải xa quê, cái công việc ấy hiện lên thật đẹp đẽ biết bao:
                                           “Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
                                             Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
                                             Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
                                             Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”
     Trong khung cảnh bình minh của một buổi sớm mai tuyệt đẹp: sớm mai hồng, với trời trong, gió nhẹ. Dân làng chài là những chàng trai khỏe mạnh, trai tráng đưa con thuyền của mình ra khơi. Bằng biện pháp tu từ so sánh: như con tuấn mã và sử dụng các động từ mạnh: hăng, phăng, vượt Tế Hanh đã miêu tả cảnh con thuyền ra khơi với một khí thế thật dũng mãnh, oai hùng. Con thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh, chuẩn bị xông ra chiến trường để tiêu diệt kẻ thù. Và trong cái nỗi nhớ da diết về cảnh người dân chài đi đánh cá, hình ảnh cánh buồn là tâm điểm mà Tế Hanh miêu tả một cách đẹp nhất:
                                          “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
                                            Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
    Cánh buồm trắng được nhà thơ so sánh như mảnh hồn làng. Đó chính là biểu tượng, là linh hồn của làng chài. Mỗi lần ra khơi, cánh buồm là vật quan trọng, dắt đường, chỉ lối cho con thuyền. Thế nhưng với Tế Hanh, cánh buồm có vị trí đặc biệt hơn thế nữa. Nó như thâu góp vào trong mình biết bao giông bão của sóng gió để con thuyền luôn trở về bình an. Nó còn mang trong mình biết bao yêu thương, mong ngóng, đợi chợ của những người mẹ, người chị, người con ở đất liền dành cho những người ra khơi. Tế Hanh đã rất thành công khi so sánh một vật hữu hình, cụ thể với một hình ảnh lãng mạn, trừu tượng. Hình ảnh con thuyền với cánh buồm trắng vì vậy mà trở nên đẹp đẽ hơn, lãng mạn hơn.

12 tháng 3 2019

Hi bn !

Mk còn thức nè :))

Kb nha !!

Hok tốt %+^~^

13 tháng 3 2019

Hi , mik còn xem jav nè

12 tháng 3 2019

Hôm nay sân đổ mưa rào
Gái đẹp quảng cáo quả đào đẹp xinh
Toàn sân cầu thủ dậm chân
Chỉ đứng một chỗ mà đần mắt ra

Thế này cầu thủ ..... chết ta....?
cờ trên cờ dưới tiên cha nhà mày .....!
Bây giờ ứ phải lúc này
Mong mày nằm ngủ ông mày..... Còn chơi

Bây giờ ko phải lúc xơi
Sao mày lại gọi lại mời ông Sao
Nhìn đào ....ày lắc ông gào
Làm ông lại nhớ con Ngao..... Quá trời .

12 tháng 3 2019

Hôm nay mồng 8 tháng 3

Chị em phụ nữ đi ra đi vào

Nam nhi đứng cúi đứng chào

Chị em hớn hở đi vào đi ra

Hôm nay mồng 9 tháng 3

Vẫn còn hớn hở đi ra đi vào

Nam nhi không cúi không chào

Chị em phụ nữ đá nhào xuống sông

1

I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

-       Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.

-       Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.

-       Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt  chiến  đấu anh dũng,thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.

2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077)

-       Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.

-       Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.

+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.

-       Năm 1075 Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.

+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.

-       Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt , cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi , ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.

II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII)

-       Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.

-       Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.

-       Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).

+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.

Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

+         Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.

+        Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình Þ nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.

II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN

-       Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.

-       Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.

-       Thắng lợi tiêu biểu:

+        Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng cánh mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.

+         Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.

+      Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.

-       Đặc điểm:

+         Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+         Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.

+         Có đại bản doanh, căn cứ địa.        

Tk em nha chị