Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Thành Long là nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Anh thanh niên - nhân vật chính của truyện đã khiến người đọc phải xúc động bởi phong cách sống cởi mở chân thành và rất khiêm tốn. Trong lần gặp gỡ đầu tiên, sau lời giới thiệu của bác lái xa, anh đã mời khách lên nhà chơi với thái độ hết sức chân thành và cởi mở. Khi ông họa sĩ cầm bút muốn vẽ chân dung anh, anh đã từ chối: "Không bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa, hay đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu" ... Và anh say sưa kể về những thành tích của họ. Đối với anh, những gian khổ, cuộc sống cô đơn mà anh sống không có nghĩa lí gì so với mọi người. Anh không bao giờ muốn mình được đề cao, khen ngợi. Những lời tâm sự thật thà của anh thanh niên với người họa sĩ già đã không những thể hiện anh là con người sống giản dị, khiêm nhường mà cao cả biết mấy mà còn vẽ ra trước mắt chúng ta một đội ngũ trí thức mới đang hi sinh và cống hiến thầm lặng cả tuổi thanh xuân, chất xám và hạnh phúc cá nhân của mình cho dân tộc , trên khắp mọi miền đất nước, kể cả những nơi tưởng chừng hoang vu, lặng lẽ như Sa Pa. Họ là những tấm gương đi trước, sáng ngời cho cô kĩ sư, cho thế hệ trẻ soi mình, dấn bước đi "Ơi những chàng trai, những cô gái yêu/Trên những đèo mây, những tầng núi đá/ Bàn tay ta làm nên tất cả".
=> Khởi ngữ: Đối với anh
=> Quan hệ từ: không những.....mà còn
a. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước (Khổ 1)
- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:
+ Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”
+ Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”
+ Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa
⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:
+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật
+ Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”
⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.
2. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước và con người (khổ 2 + 3)
- Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
- Nhịp độ khẩn trương : “Tất cả như…xôn xao” - Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động.
⇒ Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy…=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước.
- Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”.
c. Ước nguyện của tác giả
- Sự chuyển đổi ngôi thứ "tôi" -> "ta"
=> Nói lên quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng
- Điệp ngữ "ta làm", nói lên sự quyết tâm, lối liệt kê :con chim, cành hoa, nốt nhạc -> Yếu tố tạo nên mùa xuân
- Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng
=> Liên tưởng anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sapa", chị quét rác trong "Tiếng chổi tre"
- Giải thích tựa bài thơ
- Điệp ngữ "dù là"
=> Như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau
- Lối hoán dụ người tóc bạc, tuổi 20 -> tuổi trẻ -> tuổi già -> Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tính, giai cấp.
d. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
- Giai điệu được cất lên chính là điệu hát truyền thống của xứ Huế mộng mơ
- “Mùa xuân ta xin hát”: không chỉ mở ra không gian nó còn mở ra niềm tự hào về lối sống nghĩa tình của cha ông.
=> Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.
a. Ý nghĩa nhan đề:
- Mùa đầu tiên trong một năm, với sự tươi đẹp, tràn trề sức sống của đất trời
- Nghĩa bóng chỉ phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mỗi con người, hoặc cũng là để chỉ phần đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người. Hai từ “mùa xuân” đứng bên cạnh từ “nho nhỏ” thể hiện thái độ khiêm nhường, và vô cùng chân thành của nhà thơ.
b. Khổ thơ đầu: mùa xuân của thiên nhiên
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, thanh mát với những gam màu sắc hài hòa cộng hưởng với âm thanh vang vọng rộn rã báo hiệu một mùa xuân rất sống động, trẻ trung.
- “Dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” => Bút pháp chấm phá cổ điển, gợi mà không tả, mở ra khung cảnh mùa xuân xinh đẹp, thanh bình, tươi sáng vô cùng.
- Tiếng chim chiền chiện, thể hiện sự chuyển động linh hoạt, cùng sự náo nhiệt trong khung cảnh mùa xuân.
c. Khổ thơ thứ 2 và 3: Mùa xuân của đất nước
- Mùa xuân của đất nước được tạo nên từ hai nhiệm vụ cơ bản ấy là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của “mùa xuân người cầm súng” và nhiệm vụ xây dựng đất nước của “mùa xuân người ra đồng”.
- Hình ảnh “lộc”: tượng trưng cho những thành quả tốt đẹp, với người lính là sự tự do, độc lập, hạnh phúc của dân tộc, thì thành quả gắn với người lao động chính là sự ấm no, sung túc, giàu có, là sự đổi mới là sức xuân đang dâng trào mãnh liệt trên quê hương.
- Mùa xuân của đất nước đã được dựng lên từ cuộc đời, từ mùa xuân của biết bao nhiêu thế hệ đi trước, có vất vả, có gian lao.
- Phép so sánh “Đất nước như vì sao” còn thể hiện lòng tự hào, yêu thương của Thanh Hải với dải đất hình chữ S, nâng tầm Tổ quốc sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, đẹp đẽ, rực rỡ và vĩ đại, khiến người người thiết tha ngưỡng mộ, tự hào.
d. Khổ thơ 4 và 5: Ước vọng của nhà thơ:
- Mong ước được làm chim, làm hoa, làm một nốt trầm để góp thêm vào vẻ đẹp của mùa xuân cuộc đời.
=> Ước vọng của nhà thơ Thanh Hải thật giản đơn, thật khiêm nhường, sự chân thành tuyệt đối, thể hiện lòng yêu cuộc đời tha thiết, mãnh liệt, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của một thi nhân đã ở tuổi gần đất xa trời, nhưng tâm hồn vẫn trong trẻo và xuân sắc vô cùng.
Khổ 4: Ước nguyện của tác giả và cảm xúc khi rời xa.
- Cảm xúc bộc lộ trực tiếp (thương trào nước mắt) diễn tả sự lưu luyến, nhớ thương.
- Điệp ngữ " muốn làm" : thể hiện ước nguyện chân thành, gần gũi, thiết tha, mãnh liệt.
- Làm con chim, đóa hoa, cây tre. Chúng đều là sự vật nhỏ bé, bình dị nhưng mang nhiều ý nghĩa => Muốn được ở mãi bên Bác - người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
- Hình ảnh cây tre trung hiếu ( nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ): thể hiện lòng kính yêu, trung thành, biết ơn vô hạn cuat nhà thơ đối với Bác.
Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích: Đoạn trích miêu tả cảnh vắng lặng, đất nóng và khói đen trong không trung sau khi có bom nổ. Tác giả đến gần quả bom, không sợ hãi, tự hỏi liệu các anh cao xạ có thể nhìn thấy mình hay không. Tác giả quyết tâm không đi khom, và tự tin bước tiến đúng với bản chất của một chiến sĩ dũng cảm.
Câu 2. Thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích: “Vắng lặng đến phát sợ.”
Câu 3. Hai phép liên kết câu và từ ngữ liên kết trong đoạn trích:
- Phép liên kết câu phức: "Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không?" - từ ngữ liên kết: "có"
- Phép liên kết câu ghép: "tôi sẽ không đi khom." và "các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.” - từ ngữ liên kết: "khi có thể"
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích, em cảm thấy bản thân có trách nhiệm đối với đất nước, bảo vệ tổ quốc, và không khuất phục trước những khó khăn, nguy hiểm. Em cần phải tự tin, dũng cảm, luôn sẵn sàng vượt qua các thử thách và cống hiến cho đất nước.