K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 6 2021

Bạn tham khảo nhé !

Cây tre là một loài cây gắn bó mật thiết với đời sống của con người Việt
Nam. Tre không chỉ có sức sống mạnh mẽ mà còn có thói quen sống thành luỹ, thành hàng. Họ hàng nhà tre luôn sống bao bọc, che chở, quấn quýt quây quần bên
nhau. Bằng cách sử dụng biện pháp nhân hoá thông qua các từ “ôm”, “níu”, “thương nhau”,..., nhà thơ Nguyễn Duy không chỉ giúp ta hiểu rõ phẩm chất tốt
đẹp của cây tre Việt Nam, mà qua đó còn giúp ta hiểu hơn những phẩm chất, những truyền thống cao đẹp của con người Vịêt Nam, dân tộc Việt Nam

Nguồn : https://hoidap247.com/cau-hoi/1079949

22 tháng 6 2021

Đoạn thơ nói về sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của cay tre. Dù cho bão tố phong ba lơn như thế nào nhưng tre vẫn sẽ luôn sát cánh bên nhau để che chở và bảo vệ lũy tre.Cx giống như p/c con ng VN ta , luôn đoàn kết đùm bọc nhau cho dù ở trong hoàn cảnh nào .cây tre thật đúng là biểu tượng của con người VN.

22 tháng 6 2021

mik xin loi tieng anh 3

22 tháng 6 2021

bạn cần dịch hay trả lời zậy

22 tháng 6 2021

 là số 30 055 865

22 tháng 6 2021

Trả lời :

Viết số : ba mươi triệu không trăm mười năm nghìn tám trăm sáu mươi năm

30 015 865

~HT~

21 tháng 6 2021

Bác Hồ là vị anh hùng kính yêu của dân tộc Việt Nam ta. Ảnh của Bác được treo ở trong lớp, trên chiếc bảng đen. Trong ảnh, khuôn mặt Bác hiền từ. Mái tóc và chòm râu Bác bạc trắng như ông tiên. Đôi mắt Bác như đang chăm chú nhìn em học bài. Cái miệng Bác cười rất tươi. Bác luôn chăm lo và yêu thương tất cả mọi người. Em luôn kính yêu và nhớ ơn công lao to lớn của Bác. Em hứa luôn chăm ngoan học giỏi để lớn lên xây dựng nước nhà giàu đẹp hơn.

21 tháng 6 2021

Trong lớp em, bạn nào cũng có những chiếc cặp sách thật đẹp. Còn em thì dùng lại chiếc ba-lô rất dễ thương mà chị Hà đã tặng lại. Chị Hà vốn cẩn thận nên cái ba-lô ấy vẫn còn mới nguyên.

Chiếc ba-lô của em có màu hồng nhạt với hai cái quai bằng da màu đen rất mềm mại và chắc chắn. Mặt ngoài của ba lô được phủ một lớp nhựa bóng loáng, dễ lau chùi và không hề bị ướt khi gặp mưa. Những chiếc khoá, chiếc móc đều có màu hồng, rất xinh xắn. Chiếc ba-lô có 3 ngăn. Hai ngăn to em dùng để sách vở, giấy kiểm tra và hộp bút. Chiếc ngăn phụ nhỏ hơn, nằm ở phía ngoài cùng, em dùng để vài món đồ ngộ nghĩnh như: chú hạc giấy mà Lan gấp tặng, bộ tranh dán hình công chúa, hay bạn gấu nhựa tí hon,... Ngăn này có khóa rất chắc chắn nên được coi là kho báu quý giá của em. Mỗi khi đi học về, em đặt ba-lô ngay ngắn trên góc học tập. Đến lớp, ba-lô nằm gọn gàng trong ngăn bàn.

Dù mưa hay nắng chiếc ba-lô cũng luôn đồng hành bên cạnh em như một người bạn tốt. Em rất yêu quý chiếc ba-lô và hứa sẽ gìn giữ nó thật cẩn thận.

Xem tham khảo nha, học tốt

21 tháng 6 2021
Mình cần gấp Ko chép mangj nhá
​Thưa chuyện với mẹTừ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ:- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn. Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:- Con vừa bảo gì?- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.- Ai xui con thế?Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải...
Đọc tiếp

Thưa chuyện với mẹ

Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ:

- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn. 

Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:

- Con vừa bảo gì?

- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.

- Ai xui con thế?

Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:

- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em còn phải nuôi con... Con muốn học một nghề để kiếm sống...

Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:

- Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.

Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:

- Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.

Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi "phì phào", tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập "cúc cắc" và những tàn lửa đỏ hồng, bắn tóe lên như khi đốt cây bông.

(Theo Nam Cao)

Cương xin mẹ điều gì

a) cho đi lắp gạch                      b) cho đi đại học

c) cho đi nghề may                                             d) cho đi làm thợ rèn

                 copy cũng được nhé chúc học tốt                                                                 

10
21 tháng 6 2021

chọn D nhé

21 tháng 6 2021

d nha bạn 

20 tháng 6 2021

Đáp án :

Lê Lợi

20 tháng 6 2021

Lê Lợi nha

20 tháng 6 2021

Thực ra lần đầu tiên tôi nghe đến câu nói này, tôi không hiểu vì sao "ngày chúng ta biết tại sao chúng ta ở trên cuộc sống này" lại là ngày quan trọng.

Chẳng phải khi sinh ra chúng ta đều biết chúng ta là một thành viên trong gia đình và rộng hơn chúng ta một công dân của một xã hội. Và điều quan trọng mà chúng ta được dạy bởi cha mẹ là không được phá vỡ những quy tắc, những luật lệ trong gia đình cũng như trong xã hội ấy. Vậy không phải là tất cả chúng ta đều biết ta sinh ra để làm gì ư?

Có lẽ với nhiều bạn, câu hỏi “sinh ra để làm gì?” hay sứ mệnh cuộc đời ta là gì khá đơn giản. Chúng ta cứ đi theo guồng quay mà cha mẹ, xã hội đặt ra: được sinh ra, đi học, có một công ăn việc làm, có một gia đình, có con, nuôi con và cuối cùng là trở về với đất mẹ - kết thúc một kiếp người.

Nhưng liệu bạn có bao giờ tự hỏi câu chuyện cuộc đời bạn cũng y như bao câu chuyện khác hoặc bạn có nghĩ “tôi sẽ viết câu chuyện cuộc đời của tôi thành một câu chuyện mà rất nhiều người có thể nhìn vào và ngưỡng mộ”?

Chuyện kể rằng có anh nọ, lấy bằng Tiến sỹ từ Mỹ. Sau khoảng 10 năm làm việc bên đó, mức lương tương đối cao, cuộc sống gia đình vợ con hoàn toàn thoải mái. Vậy mà anh bạn ấy quyết định trở về Việt Nam trong sự ngỡ ngàng của rất nhiều người, thậm chí có người còn cho rằng anh “ngông”.

Hỏi anh vì sao anh lại về nước, anh nói rằng “Đi xa Việt Nam một thời gian, dù cuộc sống bên kia rất tốt nhưng cảm giác lạc lõng của một người Việt vẫn ở đâu đó trong anh. Anh muốn về VN để viết tiếp câu chuyện cuộc đời mình.”

Tôi không hiểu cái câu chuyện anh muốn viết là gì nhưng rõ ràng là mỗi chúng ta đều có những định hướng, những suy nghĩ về sứ mệnh mà mình muốn làm, để khi nằm xuống, chúng ta có quyền tự hào về một cuộc sống mà chúng ta là tác giả kiến tạo ra nó.

Tôi chắc chắn rằng mỗi người sẽ có riêng một câu chuyện về cuộc đời  của chính họ - họ có thể viết nó bằng tất cả sự trải nghiệm, bằng cả những thành công và va vấp, bằng cả nhiệt huyết và cả sự gửi gắm đâu đó cho con cháu của họ. Tuy nhiên để “đặt bút viết” ra câu chuyện, bạn cần xác định mình viết gì.

Ai cũng sẽ có một cuộc đời để sống, thế nên hãy viết những gì bạn muốn. Nếu bạn tìm thấy niềm vui ở những công việc làm bánh, hãy dành thời gian tìm hiểu và làm nó. Có thể lần đầu làm bánh, bạn làm không ngon, nhưng qua những lần rút kinh nghiệm, bạn sẽ tạo ra sản phẩm ưng ý. Cũng đừng vì gia đình hay ai khác cho rằng “bạn may đồ mới đẹp” mà từ bỏ đam mê hay sứ mệnh mà bạn muốn theo đuổi.

Hãy đặt mục tiêu, hãy theo đuổi mục tiêu ấy, hãy thực hiện nó bằng tất cả sự nhiệt tình và lý tưởng. Bất kể mục tiêu ấy không đem lại thành công như mong muốn thì nó cũng đem lại cho bạn những trải nghiệm mà chỉ có bạn mới thấu hiểu tường tận.

Cách đây hai hôm, có sinh viên hỏi tôi “Em nên chọn theo đam mê của em là theo đuổi và thực hiện những chương trình truyền hình thực tế hay ký vào offer của một ngân hàng mà em vừa kết thúc đợt thực tập? Gia đình em mắng em quá chừng vì em nói rằng em muốn thử sức bên truyền hình. Em hoang  mang quá!”.

Để trả lời câu hỏi của em, chúng ta vẫn cần rất thực tế rằng, em có phải là trụ cột kiếm tiền trong nhà không. Ở góc độ đam mê của em, em có thật sự dám liều hay đánh đổi nếu em theo ngành truyền thông truyền hình và gặp thất bại. Em có dám đối diện với gia đình và thuyết phục họ ủng hộ em trên con đường mới.

Nếu tôi là em, nếu tôi hoàn toàn ý thức rằng tôi rất thích truyền hình thì tôi sẽ đi theo nó, bởi chúng ta còn quá trẻ để cứ đi theo khuôn mẫu gia đình sắp đặt. Tôi không có ý khuyến khích các bạn mù quáng chạy theo những thứ ảo tưởng mình tự vẽ nhưng nếu đã suy nghĩ và tìm hiểu nghiêm túc về ngành nghề đó thì em hãy cứ sống hết mình đi, tuổi trẻ qua đi sẽ không quay lại và đừng để đến khi ta nghỉ hưu mà vẫn dằn vặt mình về câu nói “giá như”.

Trở lại với “câu chuyện cuộc đời”, tôi nhìn thấy hình ảnh của mình qua câu chuyện của em sinh viên. Nhưng điều may mắn là gia đình tôi vẫn luôn ủng hộ mọi quyết định, cho dù tôi cũng gặp một số thất bại trên con đường tôi chọn.

Tuy thế, tôi chưa bao giờ thấy tiếc cho những khoảng thời gian đó vì nó chính là tôi và câu chuyện cuộc đời mà tôi đang viết là "của riêng tôi".

20 tháng 6 2021

các bạn trả lời giúp mình với nha

20 tháng 6 2021

Mẹ ốm

Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào.

Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo.

Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…

Trần Đăng Khoa

chúc bạn học tốt

20 tháng 6 2021

Mẹ ốm

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

 

Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

 

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay  hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

 

Mẹ vui con có quản gì

Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo.

 

Vì con, mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Con mong mẹ khoẻ dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

 

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...

                                         Trần Đăng Khoa

Chiếc mũi của thỏ nhỏ xinh, lúc nào cũng khịt khịt vô cùng đáng yêu. Đôi mắt của thỏ con tròn xoe như những viên bi, đôi mắt ấy cũng không đen nhánh như những loài vật nuôi khác mà có màu đỏ nhạt vô cùng đặc biệt. Chú thỏ nhà em có hai chiếc răng cửa lớn, khi thỏ dùng hai chân trước ôm củ cà rốt vào người và gặm cắn bằng hai chiếc răng lớn nhìn đáng yêu vô cùng.

Khi mới về thỏ con còn rất nhút nhát, nhìn thấy em lại gần sẽ lẩn trốn vào chuồng. Tuy nhiên sau một thời gian, thỏ đã quen với ngôi nhà mới, quen với sự xuất hiện của em và các thành viên trong gia đình nên bạo dạn hơn hẳn. Thỏ con sẽ quấn vào chân em mỗi khi em đi học về, dùng chiếc đầu nhỏ cọ cọ vào quần em khi chú ta đã đói. Thức ăn yêu thích của chú thỏ nhỏ là rau xanh và các loại củ, đặc biệt là củ cà rốt. Em thích nhất là ngồi nhìn chú thỏ của mình ăn vì khi ấy thỏ rất đáng yêu.

Từ khi có chú thỏ nhỏ, em cảm thấy rất vui và hạnh phúc, chú thỏ nhỏ không chỉ là món quà ý nghĩa nhất mà bố tặng em mà đó còn là người bạn thân thiết của em ở nhà. Em sẽ yêu thương và chăm sóc thật tốt cho chú thỏ của mình

20 tháng 6 2021

còn cái nít bn nhá