K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2024

TK ạ:

Gửi mẹ của con!

Thưở còn bé,con từng đọc trong sách viết  rằng : " cuộc đời của con người là một chuyến tàu" .Ban đầu khi đọc con chẳng hiểu lắm đâu nhưng sau khi mẹ giải thích,con mới hiểu rằng : cuộc đời của mỏi người quả thật là một chuyến tàu,nó có vạch xuất phát và có đích đến nhưng trong chuyến tàu ấy,không ai có thể di cùng con từ đầu đến cuối con đường.Tuy rằng là thế nhưng đối với con: Mẹ chính là người lái chuyến tàu của cuộc đời con

Khi con còn bé,mới bập bẹ biết nói biết đi.Mẹ đỡ con đi trên suốt quang đường dài,vừa cười,vừa cổ vũ con :" mạnh mẽ lên,con gái của mẹ!" 

Rồi con lại lớn hơn một xíu,con đã đi học,con tự biết chải chuốt ,con phải làm bài vở và rồi mỗi lần kiểm tra ,mẹ vẫn luôn cười với con .Khi đó ,từ trong ánh mắt của mẹ,on biết mẹ đang rất hạnh phúc.

Lại lớn lên một chút,năm ấy con tròn mười tuổi,người mẹ dịu dàng ,trẻ trung năm ấy của con giờ đã có những vết nhăn ở trán,nhưng đôi mắt vẫn ánh lên vẻ hiền từ .

Rồi năm con tròn 13 tuổi,gia đình mình xảy ra biến cố,mẹ đã không còn hiền dịu như trước kia được nữa.Ba bà mẹ nhiều lần cãi nhau đến nãy lửa,mà dường như chẳng thế nào giải quyết được .Lúc đó,con đã chuẩn bị tâm lý,nếu lúc đó ba mẹ thực sự chia tay,con sẽ về nhà bà ngoại.Bởi vì con biết,và con cũng không muốn làm ràng buộc giữa hai người nữa.Nhưng con không nhận xét cũng sẽ không nói gì cả,đó là quyết định của ba mẹ
....
Năm nay con lên 15 tuổi ,mẹ cũng đã 38 tuổi.Dường như mọi thứ ổn hơn con nghĩ,ít nhất gia đình mình vẫn hạnh phúc.Mà khi nhìn kĩ lại mẹ,bỗng chốc con thấy mẹ thật sự rất đẹp,đẹp như một cô tiên vậy.Mẹ có dáng người cao cao ,làn tóc dài và đen óng mượt, cùng với khuôn mặt tròn tròn phúc hậu.Mẹ rất hay cười và mỗi lần cười ,khuôn mặt của mẹ cứ như ánh nắng diệu kì vậy.Mái tóc của mẹ đen bóng ,dài ngang lưng .cùng với đôi mắt to,màu đen nâu của mẹ.Đôi tay của mẹ đã bị chai sạn theo tháng năm.

Mẹ là người hòa đồng,mẹ thích nói thích cười y như con vậy.Chẳng bao giờ mà mẹ ngồi yên một chỗ được.Ấy thế mà khi cái nhau hay tức giận ,mẹ đều phải bắc ghế lên hoặc đứng ở chỗ cao nhất mà mắng và cãi lộn.Nhiều lúc ,biết ba mẹ đang rất bực nhưng con vẫn không khỏi cảm thấy buồn cười vì dáng đứng của mẹ.

Mẹ là người đa sầu đa cảm,có đôi lúc lại còn trẻ con hơn cả con.Mẹ cũng hay cười lại càng hay khóc .Mẹ cũng là người sâu sắc,mà mỗi lần mẹ nhìn con,con lại cảm giác như mẹ luôn nhìn thấu cả tâm trí của con và là người hiểu con nhất.Nhiều lúc mẹ dữ dằn lắm,mẹ mắng con tơi mỗi lần con làm sai.Nhưng con biết,mẹ vẫn luôn rất yêu thương con
Cả cuộc đời mẹ vẫn luôn kề cạnh con,sinh con ra vào lúc mẹ đang ở tuổi đẹp nhất của thanh xuân nhưng chẳng bao giờ oán hận gì.Mẹ mang nhiều tính cách đặc trưng chẳng giống ai.Bởi vì mẹ là duy nhất và cả cuộc đời này,con chỉ có duy nhất một người mẹ thôi
Cảm ơn mẹ,cảm ơn mẹ vì đã sinh cho con ra đời,cho con ước mơ,cho con hoài bão về một tương lai ,cho con quyền được sinh ra và lớn lên 
Cho con thừa hưởng muôn vàn tình yêu thương của mẹ.
Được mẹ cho đi quá nhiều,được mẹ yêu thương nhiều quá làm con sợ.Con sợ có một ngày ,một ngày mà mẹ cất bước ra đi khỏi chuyến tàu của con.Để con phải tự lái chuyến tàu này.Nên con muốn dùng tất cả những khoảng thời gian còn lại mà con có thể ,để yêu thương mẹ và chăm sóc mẹ như mẹ đã từng.

Cảm ơn mẹ,cảm ơn vì đã sinh ra con,cho con một cuộc sống và hi vọng 

Mãi yêu mẹ

21 tháng 2 2024

thank you cảm ơn rất nhiều 

 

21 tháng 2 2024

hay

21 tháng 2 2024

cha mẹ đc k?

 

21 tháng 2 2024

đ

 

(1.0 điểm) Truyện đã mang đến cho em thông điệp gì sâu sắc? Bài đọc: AI BIỂU XẤU (Nguyễn Ngọc Tư)       “… Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế. Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ không phải tiếng hát phát thanh …”. Lời nhận xét này của một thành viên ban giám khảo cuộc thi Tiếng hát...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Truyện đã mang đến cho em thông điệp gì sâu sắc?

Bài đọc:

AI BIỂU XẤU

(Nguyễn Ngọc Tư)

      “… Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế. Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ không phải tiếng hát phát thanh …”. Lời nhận xét này của một thành viên ban giám khảo cuộc thi Tiếng hát truyền hình tỉnh trong đêm chung kết. Tôi thấy một chút điếng dại đi thoáng qua trên gương mặt thí sinh, khi giữa sân khấu lấp lóa ánh đèn, trước hàng ngàn người và đông đảo bạn xem truyền hình trực tiếp, anh bị chê... xấu.

      Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu. Nhưng vào cái lúc vị giám khảo đến từ thành phố văn minh kia “âu yếm” (quả thật vẻ mặt ông rất hồn nhiên) nhận xét về ngoại hình mình, anh sẽ oán giận cuộc đời, oán giận mẹ cha đã tạo ra anh giữa đời này, làm cho anh tới nông nỗi này, chết đứng trên sân khấu. Mà anh vẫn phải gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu trên đôi chân không phải của mình, gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thần xác đã khô những máu, thân xác cũng không còn là của anh.

      Tôi bỗng nghĩ mình may, phải biết hát hò, có khả năng tôi cũng đi thi. Và cái cô Hà Há Ha mang số báo danh Không Không Có cũng bị trời trồng bởi “ngoại hình hạn chế” hay “tên bạn rất không hợp để làm... ca sĩ”. Bất ngờ? Không, ta vẫn biết vậy khi nhìn vào gương, khi nghĩ về mình, nhưng ta vẫn đau một cách không kiềm chế. Và ánh đèn đêm đó, vẻ mặt vô tư của vị giám khảo đó, biển người đó, bài ca đó... mãi mãi là nỗi ám ảnh không nguôi được. Chỉ muốn làm cát, làm nước, làm giun dế cho rồi...

      Sao ngay từ đầu, trong thể lệ cuộc thi, người ta không đưa ra điều kiện “ngoại hình đẹp” như mấy nhà hàng vẫn thường dán thông báo tuyển tiếp viên. Nhất thiết phải dán mấy cái hình mẫu Jude Law, Lương Triều Vỹ hay Mai Phương Thúy để người ta hiểu đẹp là phải như thế này. Bởi mỗi người có một quan niệm khác nhau về cái đẹp, như tôi, lam lũ, đen đúa, bụi bặm... là đẹp, thì bạn nói bạn thích vẻ dịu dàng, thuần khiết, mỏng manh, sang trọng... Người dự thi, sau khi ngó qua tiêu chí và mấy tấm hình mẫu thì dù có giọng đẹp như Lê Dung, Tuấn Ngọc, Mỹ Linh cũng ngó lại cái “ngoại hình hạn chế” mà rút lui không nuối tiếc.

      Để không phải trút tâm huyết gan ruột mình hát cả chục bài, vượt qua bốn năm vòng thi; để không nuôi chút vui, chút hy vọng, khát vọng gì khi qua mỗi ải; để không phải xót lòng nghe người đời hỏi, “Ê, sao ba má bạn đẻ bạn xấu vậy?”. Để đi qua một giấc mơ dài, chợt tỉnh bất ngờ vì bị dội vào người thứ nước lấy lên từ những dòng sông băng, buốt nhức, cắt da cắt thịt. Tỉnh dậy, để thấy đời buồn vì những chuyện không đâu.

     Cảm giác và nói ra cảm giác là hai chuyện khác nhau, một cái là của riêng mình và cái kia tác động đến người khác. Ai cũng nghĩ như vị giám khảo kia, nhưng không phải ai cũng thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn để thể hiện nó bằng lời, công khai giữa đám đông.

      Tôi nhớ có lần, bạn bè hỏi tôi sao mà lúc này quan tâm quá nhiều tới nhan sắc. Tôi cười thầm, ngoài miệng nói vậy thôi, chứ thật ra tôi tin là mình cũng... có chút duyên ngầm. Nhưng tin cũng chẳng làm gì, vì tôi biết với “ngoại hình hạn chế”, chắc chắn tôi không thể thi “tiếng hát truyền hình” (nếu có giọng ca khá), không thể làm nhân viên tiếp thị (nếu chẳng còn viết văn được nữa), và nếu khó khăn hơn nữa, để nuôi đám con ăn học, tôi cũng không tìm được một chân bưng bê trong quán bia.

     Ai biểu xấu!

Trích trong Đảo (tập truyện ngắn), NXB Trẻ, 2014

0
(1.0 điểm) Tác giả muốn nói điều gì trong câu "Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu."? Em có đồng tình với điều đó không? Vì sao? Bài đọc: AI BIỂU XẤU (Nguyễn Ngọc Tư)       “… Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế. Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Tác giả muốn nói điều gì trong câu "Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu."? Em có đồng tình với điều đó không? Vì sao?

Bài đọc:

AI BIỂU XẤU

(Nguyễn Ngọc Tư)

      “… Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế. Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ không phải tiếng hát phát thanh …”. Lời nhận xét này của một thành viên ban giám khảo cuộc thi Tiếng hát truyền hình tỉnh trong đêm chung kết. Tôi thấy một chút điếng dại đi thoáng qua trên gương mặt thí sinh, khi giữa sân khấu lấp lóa ánh đèn, trước hàng ngàn người và đông đảo bạn xem truyền hình trực tiếp, anh bị chê... xấu.

      Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu. Nhưng vào cái lúc vị giám khảo đến từ thành phố văn minh kia “âu yếm” (quả thật vẻ mặt ông rất hồn nhiên) nhận xét về ngoại hình mình, anh sẽ oán giận cuộc đời, oán giận mẹ cha đã tạo ra anh giữa đời này, làm cho anh tới nông nỗi này, chết đứng trên sân khấu. Mà anh vẫn phải gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu trên đôi chân không phải của mình, gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thần xác đã khô những máu, thân xác cũng không còn là của anh.

      Tôi bỗng nghĩ mình may, phải biết hát hò, có khả năng tôi cũng đi thi. Và cái cô Hà Há Ha mang số báo danh Không Không Có cũng bị trời trồng bởi “ngoại hình hạn chế” hay “tên bạn rất không hợp để làm... ca sĩ”. Bất ngờ? Không, ta vẫn biết vậy khi nhìn vào gương, khi nghĩ về mình, nhưng ta vẫn đau một cách không kiềm chế. Và ánh đèn đêm đó, vẻ mặt vô tư của vị giám khảo đó, biển người đó, bài ca đó... mãi mãi là nỗi ám ảnh không nguôi được. Chỉ muốn làm cát, làm nước, làm giun dế cho rồi...

      Sao ngay từ đầu, trong thể lệ cuộc thi, người ta không đưa ra điều kiện “ngoại hình đẹp” như mấy nhà hàng vẫn thường dán thông báo tuyển tiếp viên. Nhất thiết phải dán mấy cái hình mẫu Jude Law, Lương Triều Vỹ hay Mai Phương Thúy để người ta hiểu đẹp là phải như thế này. Bởi mỗi người có một quan niệm khác nhau về cái đẹp, như tôi, lam lũ, đen đúa, bụi bặm... là đẹp, thì bạn nói bạn thích vẻ dịu dàng, thuần khiết, mỏng manh, sang trọng... Người dự thi, sau khi ngó qua tiêu chí và mấy tấm hình mẫu thì dù có giọng đẹp như Lê Dung, Tuấn Ngọc, Mỹ Linh cũng ngó lại cái “ngoại hình hạn chế” mà rút lui không nuối tiếc.

      Để không phải trút tâm huyết gan ruột mình hát cả chục bài, vượt qua bốn năm vòng thi; để không nuôi chút vui, chút hy vọng, khát vọng gì khi qua mỗi ải; để không phải xót lòng nghe người đời hỏi, “Ê, sao ba má bạn đẻ bạn xấu vậy?”. Để đi qua một giấc mơ dài, chợt tỉnh bất ngờ vì bị dội vào người thứ nước lấy lên từ những dòng sông băng, buốt nhức, cắt da cắt thịt. Tỉnh dậy, để thấy đời buồn vì những chuyện không đâu.

     Cảm giác và nói ra cảm giác là hai chuyện khác nhau, một cái là của riêng mình và cái kia tác động đến người khác. Ai cũng nghĩ như vị giám khảo kia, nhưng không phải ai cũng thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn để thể hiện nó bằng lời, công khai giữa đám đông.

      Tôi nhớ có lần, bạn bè hỏi tôi sao mà lúc này quan tâm quá nhiều tới nhan sắc. Tôi cười thầm, ngoài miệng nói vậy thôi, chứ thật ra tôi tin là mình cũng... có chút duyên ngầm. Nhưng tin cũng chẳng làm gì, vì tôi biết với “ngoại hình hạn chế”, chắc chắn tôi không thể thi “tiếng hát truyền hình” (nếu có giọng ca khá), không thể làm nhân viên tiếp thị (nếu chẳng còn viết văn được nữa), và nếu khó khăn hơn nữa, để nuôi đám con ăn học, tôi cũng không tìm được một chân bưng bê trong quán bia.

     Ai biểu xấu!

Trích trong Đảo (tập truyện ngắn), NXB Trẻ, 2014

0