K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2020

- Con mẹ đẻ con con.

- Hát hay hơn hay hát.

- Nói hay hơn hay nói.

- Lấy kẻ chê chồng, chớ lấy kẻ chồng chê.

- Ăn trầu không có rễ như rể nằm nhà ngoài.

- Có nhân nhân nở, vô nhân nhân trảm.

- Nuôi con mới biết sự tình

Thẩm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Ngó về quê mẹ , ruột đau chín chiều.

- Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau.

- Không đi không biết Đồ Sơn,

Đi về mới biết chẳng hơn đồ nhà,

Đồ nhà tuy có hơi già

Nhưng là đồ thật, chẳng phải là đồ sơn.

- Ai sang đò ấy bây giờ,

Qua còn ở lại, qua chờ bạn qua,

Mưa nguồn chớp biển xa xa,

Ấy ai là bạn của qua, qua chờ.

- Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem bói một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.

Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.

Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.

1 tháng 12 2020

Đ.É.O HIỂU CẬU NÓI GÌ

1 tháng 12 2020
Nhắc đến Việt Nam, người ta thường nghĩ đến cánh đồng quê, tà áo dài … và đặc biệt không thể thiếu đó chính là món phở. Phở Hà Nội đã làm xao xuyến bao tâm hồn nhà văn như Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, ..và đã dần đi vào lịch sử như một nét đẹp văn hóa. Phở là món ăn Việt Nam tinh tế có từ lâu đời và qua tay mỗi một người nấu khác nhau lại mang một hương vị đặc trưng riêng. Tuy nhiên, những thành phần thiết yếu tạo nên một bát phở bao gồm bánh phở, nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò, thịt gà được thái mỏng và trần vào bát phở. Khi ăn phở, ta thường ăn kèm với quẩy, rau thơm và cho thêm các loại gia vị như dấm ớt, chanh tươi vào nước dùng để có vị chua thanh thanh, cay nhè nhẹ. Một bát phở ngon quan trọng là bí quyết chế biến nước dùng. Nước dùng phải có ngọt từ xương chứ không phải vị ngọt từ đường hoặc mì chính. Nước dùng phải có màu trong và có mùi thơm của quế, hồi và thảo quả. Mỗi người với kinh nghiệm bản thân sẽ có bí quyết riêng để tạo ra một nồi nước dùng ngon. Phở phải mang đủ các hương vị, như nhà văn Vũ Bằng đã viết, “thịt thì mềm, bánh thì dẻo, vị cay cay của gừng, hạt tiêu, ớt, cái thơm của hành hoa, thơm hăng hắc cái rau thơm, thơm dìu dịu của thịt bò tươi mềm… rồi thì hòa hợp tất cả những vị đó lại, nước dùng ngọt cứ lừ đi, ngọt một cách hiền lành êm dịu, không có chất gì là hóa học” Khi xưa, chỉ có những hàng phở gánh ở đầu phố hoặc đi rong ngoài đường để cho thực khách thưởng thức. Sau này, những quán phở được hình thành trên nhiều con phố Hà Nội, nhưng người sành ăn vẫn thích đến những hàng phở ngon có tiếng ở Hàng Đồng, Lý Quốc Sư, Lê Văn Hưu hay Hàng Bột. Phở không kém người ăn và cũng không quan trọng thời điểm thưởng thức. Bạn có thể ăn phở vào buổi sáng, trưa hoặc tối. Thưởng thức phở vào mùa đông hay mùa hè đều mang lại những cảm giác khác nhau. Mùa đông, ăn một bát phở sẽ khiến cho người ta có cảm giác ấm người. Mùa hè, vừa ăn vừa chảy mồ hôi cho đến khi ăn xong, một cơn gió nhẹ của mùa hè cũng đủ làm bạn thấy lành lạnh trong người, khoan khoái dễ chịu. Ngày nay, phở được chế biến đa dạng và phong phú hơn, Ta có thể thưởng thức nhiều món phở khác nhau: phở xào, phở chiên phồng,.. Tuy nhiên phở nước truyền thống vẫn được coi là một món ăn tinh tế và là là sự lựa chọn tin cậy đối với người dân Hà thành và nhiều du khách khi đặt chân đến Hà Nội.

Ai đã ví thầy cô như những người lái đò ngày đêm cần mẫn trên chuyến đò tri thức, còn lũ học trò chúng em là những người lữ khách sang sông, hết lớp khách này lại đến lượt khách khác rời bến sông nhưng người lái đò vẫn sớm chiều đứng đợi. Và hình ảnh thầy cô luôn in đậm trong tâm trí em những ấn tượng sâu đậm nhất.

Thầy cô, chỉ với hai tiếng thôi mà sao chúng em thấy cao quý và thiêng liêng đến vậy. Có lẽ rằng, tình yêu nghề, yêu trẻ thơ đã ngấm sâu vào trong mỗi con người. Để đến khi trở thành những người thầy giáo, cô giáo thì sự nhiệt huyết, tận tình trong mỗi con người lại dâng trào lên. Thầy cô chính là những người đã dẫn đường, chỉ lối cho chúng em bước vào đời, người vun đắp cho chúng em vào một tương lai tươi sáng hơn. Thầy cô là những người đưa đó cần mẫn, chúng ta là những khách đi đò, nhưng mấy ai qua sông còn nhớ người lái đò năm ấy, nhớ những giọt mồ hôi thầm lặng rơi, nhớ những nụ cười hay những giọt nước mắt rỏ xuống biết bao lần cùng thanh xuân nhỏ bé này. Trong hành trình dài rộng của cuộc đời, những lúc vấp ngã thầy cô cũng luôn bên ta, động viên ta đứng dậy để làm tốt những điều trước mắt.

Thầy cô không chỉ cho ta kiến thức mà thầy cô còn dạy cho ta cách làm người,dạy ta cách sống,cách đối xử tốt đẹp với tất cả mọi người.Thầy cô đã trồng và ươm mầm những nhân cách tốt đẹp của con người và chăm sóc, nuôi nấng nó lớn lên từng ngày,từng tháng và rồi mai sau nó sẽ lớn,trở nên đẹp đẽ vô cùng. Công ơn thầy cô đối với chúng ta bao la như trời bể. Cái nghề giáo đâu phải ai cũng làm được “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học” .Có mấy ai có thể kiên nhẫn cầm tay một đứa trẻ kiên trì dạy chúng viết những con chữ đầu tiên trong đời.Có mấy ai có thể ngồi hàng giờ để hướng dẫn một đứa trẻ đọc tròn câu chữ.Có mấy ai có thể thức trắng khuya để hoàn thành giáo án cho buổi dạy hôm sau.Có mấy ai trên đời này có thể làm được những điều cao cả đó nếu không có tình yêu nghề tha thiết. Mỗi chuyến đò chứa đựng biết bao công sức và tâm huyết và tình cảm mà thầy cô gởi gắm vào đó.

Nếu như người cha, người mẹ có công ơn sinh thành dưỡng dục, và người thầy sẽ là người khuất sau bước đi. Đến trường, ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô. Cuộc sống có biết bao biến đổi nhưng nào đâu làm phai mờ đi tình cảm của người thầy người cô dành cho học dành cho học sinh thân yêu. Tình cảm ấy thiêng liêng, cao quý biết nhường nào. Tình yêu thương ấy đã sưởi ấm tâm hồn của biết bao người học sinh trong suốt cả cuộc đời đi học. Chính thầy cô là những người đã thu nhặt những mảnh ghép cuộc đời, thắp lên ánh sáng, hy vọng ấm áp. Đó là cả một quá trình, một sự nghiệp cao quý: sự nghiệp trồng người.

Cảm ơn người thầy đã cho em biết bao nhiêu điều kì diệu của cuộc sống. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.

30 tháng 11 2020
Này bạn có biết 7+3=mấy
30 tháng 11 2020

háng tám giữa thu, trời bắt đầu chuyển lạnh. Suốt mấy ngày, mây xám giăng giăng trên dãy núi trập trùng. Khung cảnh miền sơn cước mới ảm đạm, hiu quạnh làm sao! Căn nhà tranh ba gian vừa được dựng bên khe Càn Hoa của nhà thơ Đỗ Phủ trông giống như một chiếc tổ chim bám cheo leo trên vách đá. Từ ngày thôi làm quan, Đỗ Phủ đưa gia đình về đây ở ẩn, lánh xa chốn triều đình nhiễu nhương, thối nát, lành ít, dữ nhiều.

   Suốt mấy năm trời, thi sĩ mắc bệnh mất ngủ không chỉ vì bệnh tật của bản thân và sự nghèo đói của gia đình mà còn vì lo lắng cho vận dân, vận nước. Lũ quan lại sâu mọt thi nhau đục khoét dân lành. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Kỉ cương phép nước đã tới hồi suy tàn. Thêm vào đó là cảnh vỡ đê xảy ra liên miên dẫn đến nạn đói khủng khiếp kéo dài, loạn lạc nổi lên khắp chốn. Những người có nhiệt tình, có tam huyết như Đỗ Phủ trước tình trạng đau lòng ấy, sao tránh khỏi buồn đâu, khắc khoải đến bạc đầu?!

   Sống trong cảnh đói không cơm, đau không thuốc, sức khỏe của nhà thơ yếu đi nhiều lắm. Nhìn vợ con nheo nhóc, ông tủi cho phận làm chồng, làm cha chưa trọn, nhưng tình thế xã hội rối ren đến mức này, biết phải làm sao?! Lực bất tòng tâm, ông đành ôm mối sầu hận trong lòng. Cũng may mà được bạn bè thương tình giúp đỡ, dựng cho mái tranh sơ sài để che sương che nắng qua ngày. Những tưởng được sống bình yên những năm cuối đời, vậy mà trời già tai ác vẫn muốn thử thách sức chịu đựng của con người khốn khổ đó.

   Vào một buổi chiều, bỗng dưng mây xám ùn ùn kéo tới, giông gió nổi lên cuồn cuộn, réo ù ù như xay lúa. Cây cối vật vã, ngả nghiêng, gãy cành, rụng lá. Cơn lốc xoáy dữ dội bứt tung mái tranh, ném đi muôn ngả. Nhiều tấm tranh bay tít sang tận bên kia sông, nằm bừa bãi khắp nơi. Có tấm treo tận ngọn cây cao trong rừng xa, có tấm rơi xuống mương sâu gần nhà.

Bất chấp sự ngăn cản, lũ trẻ trong thôn hùa nhau cướp giật những tấm tranh ngay trước mắt nhà thơ. Chúng cắp tranh chạy tuốt vào lũy tre đầu làng. Muốn đòi tranh lại nhưng hơi sức chẳng còn, không thể kêu gào, nhà thơ đành ấm ức chống gậy quay về, đứng run rẩy, ngậm ngùi trước căn nhà bị gió thu phá tan hoang.

   Lát sau gió lặng, màn đêm ập xuống tối đen như mực. Buổi chiều, gió xoáy làm tốc mái tranh. Đến đêm, trời lại đổ mưa. Mưa rơi xối xả xuống ngôi nhà tốc mái như trút nước. Nhà dột khắp nơi, chẳng biết tránh vào đâu. Cả gia đình Đỗ Phủ nằm co quắp trong đống chăn đệm cũ rách, lạnh ngắt như đồng. Lũ trẻ đói bụng ngủ không yên giấc, lại đạp nát thêm. Tình cảnh thật thương tâm!

   Nhà thơ Đỗ Phủ thao thức, trằn trọc suốt năm canh, chỉ mong trời mau sáng. Từ đó loạn lạc tới giờ, ông ít ngủ. Đêm nay, bao nhiêu nỗi khổ dồn dập ập đến: maí nhà bị gió thu phá nát, trống toang; mưa to khiến nền nhà sũng nước; chiếu chăn cũ rách không đủ ấm, trong đầu bao nỗi lo lắng, giày vò... Đúng là cảnh cơ hàn, khốn khó. Vậy mà Đỗ Phủ lo cho mình một phần, lo cho thiên hạ muôn phần. Ông hiểu rằng mình đã khổ, người khác cong khổ hơn. Đỗ Phủ cảm thấy đời mình thật bất hạnh nhưng cũng thấy hiểu nỗi khổ của người khác. Họ cũng giống như mình, đều đói rách tả tơi.

   Trong cảnh bị mưa gió dập một cách tàn nhẫn, trái tim nhà thơ đau thắt không phải vì chuyện căn nhà bị gió thu tốc mái mà còn vì cảnh không nhà của bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Từ hiện thực đau khổ tột cùng ấy đã vút lên ước mơ cao cả, chan chứa lòng vị tha. Ông thầm ước có được ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, vững như bàn thạch trước gió mưa để có thể che chở cho tất cả những kẻ sĩ cùng những người nghèo khổ như ông: Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt, riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! Lòng vị tha của Đỗ Phủ đã đạt đến mức xả thân, sẵn sàng hi sinh tất cả vì hạnh phúc chung. Ông chấp nhận nỗi khổ về mình, miễn sao mọi người thoát khỏi cảnh lầm than và được hạnh phúc. Ước mơ ấy tuy mang màu sắc ảo tưởng song rất cảm động vì nó bắt nguồn từ trái tim nhân ái của nhà thơ.

   Tưởng tượng ra căn nhà rộng muôn ngàn gian, trong lòng Đỗ Phủ thoáng một chút vui. Ngoài kia, trời vẫn mưa không dứt và gió thu lạnh lẽo vẫn rít ù ù dọc khe núi vắng.