K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2018

bn lp 5 hả

8 tháng 1 2018

11 tuoi hay 12 tuoi

8 tháng 1 2018

đừng nói lung tung

8 tháng 1 2018

Cũng hay đó nhưng ko phải chỗ nói chuyện này

Nghị luận xã hội : Suy nghĩ của em về câu chuyện “Ngọn nến”Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này, chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt...
Đọc tiếp

Nghị luận xã hội : Suy nghĩ của em về câu chuyện “Ngọn nến”

Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này, chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một cơn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu…”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.

1
8 tháng 1 2018

1. Kĩ năng : đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận xã hội, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

2. Kiến thức : cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau :

a. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.

b. Giải thích

– Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện: ngọn nến ban đầu cũng thấy mình vui sướng vì được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra, nó thấy mình thiệt thòi vì vậy mà tìm cách tự tắt sáng đi ->Muốn tỏa sáng nhưng lại không muốn tan chảy -> Đó là thói ích kỉ của con người, sợ mình bị thiệt hơn người khác nên chỉ lo nghĩ cho bản thân mình.

– Cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi -> Con người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí nào, con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho xã hội. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.

=> Câu chuyện giản dị nhưng chứa đựng một bài học nhân sinh sâu sắc. Từ việc phê phán lối sống ích kỉ người viết nhắn gửi: sống là phải cống hiến, làm được những điều có ích. Đó cũng là cách để tự khẳng định giá trị bản thân.

c. Bàn luận

– Ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Con người phải có bản lĩnh, sự nhân hậu để vượt lên trên thói ích kỉ cá nhân để sống có ích, đem lại niềm vui cho nhiều người và chính bản thân mình.

– Điện, đèn, nến: ẩn ý về cá nhân trong quan hệ với cộng đồng, gia đình, xã hội; con người không thể sống tách mình ra khỏi cộng đồng, phải hòa nhập, bổ sung, tương hỗ cho nhau.

– Con người sống ở trên đời ai cũng có ý thức về cái tôi của mình, thậm chí sự tự ý thức về cái tôi để nâng mình lên, để tự khẳng định mình là một nhu cầu chính đáng. Song cần phải phân biệt rõ khát vọng “tỏa sáng”với tham vọng “đánh bóng” bản thân; ý thức khẳng định bản thân khác hẳn với sự ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa.

– Mối quan hệ biện chứng giữa “cho” và “nhận”, “được” và “mất” rất tinh tế. “Giọt nước muốn không khô cạn phải hòa vào biển cả”. Khi sống cống hiến vô tư, con người sẽ nhận được nhiều hạnh phúc.

– Ngọn nến chỉ thực sự sống hết cuộc đời của nó khi cháy hết mình và tan chảy. Nếu không nó hoàn toàn bị quên lãng và vô nghĩa. Cháy còn đồng nghĩa với đam mê.

– Trong cuộc sống, rất nhiều tấm gương cố gắng cống hiến năng lực, trí tuệ, thậm chí dâng hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân. ( Những người lính hi sinh bản thân mình bản vệ đất nước; những bạn trẻ đam mê học tập lao động làm giàu cho quê hương; những thầy cô giáo miệt mài bên con chữ dạy bao thế hệ học sinh nên người…); bên cạnh đó không ít người sống ích kỉ, tự mãn chỉ biết vun vén cho bản thân, không biết cống hiến.

d. Bài học

– Đừng sống ích kỉ, hãy sống cống hiến trong mỗi vị trí, công việc để mang lại hạnh phúc cho nhiều người.

– Đừng bao giờ như ngọn nến “bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa”. Hãy dũng cảm hành động, có thể bản thân phải chịu thiệt thòi nhưng để tỏa sáng cho cuộc đời.

8 tháng 1 2018

Ở Trong Thành Phố (Single) - Masew ft B Ray | Bài hát, lyrics

Ở trong thành phố này.... 
Người đi rất nhanh... 
Ở trong thành phố này.... 
Mày không là mày... 
Vì trong thành phố này.... 
Họ lừa dối nhau... 
Ở trong thành phố này.... 
Mày đi một mình... 
Ở trong thành phố có thật nhiều nỗi đau 
Đứa con mỉm cười nhìn bố mẹ lừa dối nhau 
Chưa được học chạy thì đã có cái thói đau chân 
Và những lời nói để dành để nói lưng 
Ở trong thành phố này đâu ai biết tin ai đâu 
Ở những cuộc vui không quan tâm cho mấy những chuyện mai sau 
Những bà mẹ mang nhiều lo lắng tóc đã phai màu. 
Quan trọng nhất những đứa con của mình là đúng tính chuyện sai sau. 
Thành phố tấp nập tấp nập tấp nập 
Phụ huynh đưa cho con quyển bắt tập bắt tập bắt tập 
Bỏ những món đồ chơi kia xuống vát cặp vát cặp vát cặp 
Đưa những ước mơ họ đã mất và thần chú khắc nhập khắc nhập khắc nhập 
Ở trong thành phố nơi mà bụt không còn hiển linh 
Nơi không muốn trao ra trước nhưng vẫn muốn có niềm tin 
Ở trong thành phố 
Kẻ mạnh thì kêu căng 
Thằng bạn thì đôi khi tiền nhà là đều đặn 
Ở trong thành phố này..... 
Người đi rất nhanh... 
Ở trong thành phố này..... 
Mày không là mày.... 
Vì trong thành phố này..... 
Họ lừa dối nhau... 
Ở trong thành phố này..... 
Mày đi một mình... 
Nếu muốn tình yêu ở trong thành phố này 
Thì nơi duy nhất xuất phát phải từ mày 
Nếu muốn thành công thì đôi chân mày chạy 
Thì mày sẽ phải bắt đầu ngày hôm nay 
Hey 
Tất cả điều họ làm là vì đồng tiền và. 
Nếu mày không muốn làm người xấu thì mày đừng hiền. 
Ở trong thành phố 
Tiêu chí để làm bạn là: chiếc áo mày mặc, đôi giày mày đang mang, 
Ba Má mày là ai 
Nhà mày ở khu nào 
Quê quán mày ở đâu 
Thua hơn hay như tao. 
Khi mà trong thành phố ai cũng mang mã vạch 
Nhà nhà xây sát vách. 
Nhưng mà ai cũng xa cách 
Tao quen đi chân đất. Tao quen với trắng tay 
Tao quen với chân thật 
Tao quen với đắng cay. 
Tao quen với yên bình tịnh tâm và ngắm mây 
Tao không quen hào ngoáng 
Tao không mong bằng mày 
phải chi không nghe, không nhìn và không thấy 
Thì không thù không oán, không biết cũng không hay 
Không ganh không ghét ở trong thành phố này 
Để khi tiếng nhạc lên chỉ còn tiếng vỗ tay 
Ở trong thành phố này.....\NNgười đi rất nhanh... 
Ở trong thành phố này... 
Mày không là mày... 

Vì trong thành phố này..... 
Họ lừa dối nhau... 
Ở trong thành phố này..... 
Mày đi một mình... 
Ở trong thành phố này..... 
Người đi rất nhanh... 
Ở trong thành phố này..... 
Mày không là mày 
Vì trong thành phố này..... 
Họ lừa dối nhau... 
Ở trong thành phố này..... 
Mày đi một mình...

7 tháng 1 2018

vịt luộc bạn ạ, vịt mà trong nước nóng chỉ có thể là vịt luộc thôi

7 tháng 1 2018

vịt luộc

cái nayf là toán mà

6 tháng 1 2018
kb mình nhé mình lớp 5
6 tháng 1 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

6 tháng 1 2018

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.

Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những công nhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.

Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Versailles (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, bước từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" (Le Parie) ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.

Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người về nước triệu tâp hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 
Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ta vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.

Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

Tháng 7/1954, Hiệp định Genève được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn"

6 tháng 1 2018

– Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 và mất ngày 2 tháng 9 năm 1969, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Thưở sinh thời , Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).

– Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.

– Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc.

– Năm 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.

– Từ năm 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan.

– Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Sau CMT8 1945 thành công, Người được bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang.

=> Cả cuộc đời của Người cống hiến hết cho sự nghiệp cách mạng dân tộc, trở thành nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói riêng, của quốc tế cộng sản nói chung. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

– Tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu; Nhật ký trong tù…

6 tháng 1 2018

Triệu Vân (chữ Hán: 趙雲, bính âm: Zhao Yun. 168?-229 [1]), tên tự là Tử Long (子龍), người vùng Thường Sơn, là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán. Ông cũng được Lưu Bị xem như "người anh em thứ tư" tiếp theo trong 3 anh em kết nghĩa tại vườn đào

Tuổi thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Vân sinh tại huyện Chân Định (正定县) thuộc quận Thường Sơn (常山郡, hiện nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc). Ông có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược.

Tam Quốc diễn nghĩa có ghi rằng ông "cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt".

Năm 184, quân Khăn Vàng nổi dậy chống triều đình nhà Hán. Triệu Vân được người trong quận cử cầm quân đến gia nhập với tướng Công Tôn Toản để đánh dẹp.

Theo Công Tôn Toản[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 191, liên minh chống Đổng Trác tan rã, các chư hầu quay sang đánh lẫn nhau. Viên Thiệu đoạt Ký châu của Hàn Phức, nhiều người đến quy phục. Nhưng Triệu Vân không đến theo Viên Thiệu, lại đến theo Công Tôn Toản. Ông theo Công Tôn Toản chinh chiến, trong đó có những trận đụng độ với Viên Thiệu.

Lưu Bị khi đó lực lượng còn mỏng, cũng đến nhờ Công Tôn Toản. Lưu Bị gặp Triệu Vân, rất quý mến ông và kết giao.

Năm 193, Công Tôn Toản giao tranh với Viên Thiệu, cử Điền Khải đi làm thứ sử Thanh châu để chống Viên Thiệu và sai Lưu Bị đi giúp Điền Khải. Triệu Vân cũng được cử đi tháp tùng.

Sau đó Triệu Vân trở về với Công Tôn Toản. Giữa lúc Công Tôn Toản và Viên Thiệu giao tranh ác liệt, anh cả của Triệu Vân qua đời, ông cáo từ Công Tôn Toản về quê để tang anh. Lưu Bị đoán Triệu Vân nhân dịp này sẽ đi luôn, nên tìm gặp ông và cầm tay hẹn ngày gặp lại.

Phò tá Lưu Bị[sửa | sửa mã nguồn]

Tập hợp lực lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 199, Công Tôn Toản bị Viên Thiệu tiêu diệt và chiếm cứ U châu. Năm 200, Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo ở Từ châu thua trận, chạy đến Ký châu nương nhờ. Triệu Vân đến tìm Lưu Bị, hai người cùng nhau lưu tại Nghiệp Thành (thủ phủ Ký châu). Triệu Vân theo lệnh của Lưu Bị, ngầm chiêu tập binh mã được vài trăm người, Viên Thiệu không hay biết.[2]

Ít lâu sau Viên Thiệu và Tào Tháo đánh lớn, Lưu Bị bỏ Viên Thiệu chạy về phía nam, gặp lại được hai người em bị lạc là Quan Vũ và Trương Phi, cùng về Kinh châu theo Lưu Biểu. Triệu Vân theo đi.

Tam quốc diễn nghĩa kể rằng Triệu Vân và Lưu Bị chưa gặp lại nhau khi Lưu Bị còn ở chỗ Viên Thiệu. Hai người gặp lại nhau sau khi anh em Lưu Bị đã đoàn tụ sau thất bại Từ châu.

Trận Bác Vọng[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng trước năm 204,[3] Triệu Vân theo Lưu Bị khởi binh từ Tân Dã đi đánh Tào Tháo, qua Nam Dương và Bác Vọng, Trường Sơn (tức núi Phương Thành), sau đó đến huyện Diệp ở phía tây nam Hứa Xương. Tướng Tào trấn thủ huyện Diệp là Hạ Hầu Đôn, Vu Cấm và Lý Điển. Lưu Bị đánh huyện Diệp không nổi phải rút lui.

Hạ Hầu Đôn mang quân truy kích, Lưu Bị đặt phục binh ở gò Bác Vọng. Triệu Vân tham chiến đánh bại Hạ Hầu Đôn và Vu Cấm, bắt sống bộ tướng của Hạ Hầu Đôn là Hạ Hầu Lan. Hạ Hầu Đôn phải lui binh, còn Lưu Bị cũng không truy kích tiếp, rút về Tân Dã.

Tam quốc diễn nghĩa kể rằng trận Bác Vọng diễn ra năm 208 khi Tào Tháo nam chinh hạ Kinh châu, và đây chính là trận đầu tiên Gia Cát Lượng tham gia với tư cách quân sư trong quân Lưu Bị. mưu kế ở Bác Vọng do Gia Cát Lượng dàn trận.[3]

Hạ Hầu Lan vốn là người cùng làng với Triệu Vân, từ nhỏ là bạn ông, vì vậy ông xin với Lưu Bị tha chết cho Lan. Lưu Bị đồng ý. Triệu Vân tuy vì bạn xin hộ nhưng không coi Hạ Hầu Lan là người thân tín, mà nói rõ cho Lan biết nguyên tắc tiến cử việc trong quân. Mọi người đều xem trọng ông là người suy xét thận trọng.[4]

Hai lần đoạt lại A Đẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 208, Tào Tháo mang quân đánh chiếm Kinh châu. Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo ở Đương Dương, Tràng Bản bị thua lớn, bỏ chạy về phía nam. Quân dân Lưu Bị chạy tan tác. Trong lúc hoảng loạn nhiều người nói Triệu Vân đã bỏ sang hàng Tào nhưng Lưu Bị một mực tin tưởng ông.

Trong lúc đó Triệu Vân còn xông pha trận địa, cứu được mẹ con Cam phu nhân (vợ Lưu Bị) và con trai nhỏ của Lưu Bị là A Đẩu (tức Lưu Thiện) ra khỏi vòng vây chạy về với Lưu Bị. Lưu Bị vô cùng cảm kích, còn những người nghĩ sai về ông rất xấu hổ.[5]

Tam quốc diễn nghĩa mô tả việc Triệu Vân phá vây cứu A Đẩu rất ly kỳ hấp dẫn. Người vợ đi theo trông coi A Đẩu lại không phải Cam phu nhân (mẹ đẻ A Đẩu) mà là My phu nhân (vợ cả Lưu Bị). My phu nhân trao A Đẩu cho Triệu Vân rồi tự sát để khỏi vướng chân ông. Sau đó, ông tả xung hữu đột vào đám quân Tào, giết không biết bao nhiêu là kể. "Tháo nói: - Thực là hổ tướng, ta nên bắt sống lấy. Liền sai ngươi tế ngựa đi truyền báo cho các nơi rằng: - Triệu Vân đi đến đâu, không ai được bắn lén, chỉ cốt bắt sống thôi. Nhờ lệnh ấy, Triệu Vân thoát được nạn. Đó cũng là phúc của A Đẩu nữa."[6]

Một lúc lâu sau, Triệu Vân phá được vòng vây trở về gặp Lưu Bị. Khi trở về, Lưu Bị đã vứt A Đẩu xuống đất mắng: "Vì mày suýt nữa ta mất một đại tướng!". Trong trận đó, ông đã giết được 50 viên tướng Tào, chặt gãy 2 lá cờ to, lấy được gươm báu Thanh Công - Thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí.

Triệu Vân được phong làm Nha môn tướng quân. Ông cùng các tướng của Lưu Bị tham gia liên minh với Tôn Quyền chống Tào Tháo, đánh bại Tào Tháo ở trận Xích Bích, sau đó đánh chiếm các quận phía nam Kinh châu. Ông được giao giữ chức Thái thú quận Quế Dương thay hàng tướng Triệu Phạm.

Triệu Phạm có người chị dâu họ Phàn, ở goá 3 năm, rất xinh đẹp, muốn gả cho Triệu Vân, nhưng ông không đồng ý. Sau này Triệu Phạm bỏ trốn, Triệu Vân không bị liên lụy vì việc đó.[4]

Năm 213, Lưu Bị mang quân vào đánh Ích châu. Tôn phu nhân vợ mới của Lưu Bị là em gái Tôn Quyền thường tự ý dắt lính tráng theo hầu diễu võ dương oai, phạm vào pháp luật. Lưu Bị tin cậy Triệu Vân, giao ông giữ chức Tư mã ở Kinh châu, quản lý việc trong cung.

Tôn Quyền nghe tin Lưu Bị đi vắng, bèn phái một đội thuyền đến Kinh châu đón em gái về. Tôn phu nhân muốn mang theo con Lưu Bị là Lưu Thiện lúc đó mới 7 tuổi, về theo. Triệu Vân nghe tin, vội cùng Trương Phi mang quân ra chặn sông, khuyên Tôn phu nhân ở lại nhưng Tôn phu nhân không nghe. Hai tướng đành để Tôn phu nhân đi, nhưng buộc phu nhân để lại A Đẩu.

Vào Tây Xuyên[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 214, việc đánh chiếm Ích châu gặp khó khăn, Lưu Bị phải quay về ải Hà Manh. Triệu Vân được lệnh cùng Trương Phi, Gia Cát Lượng mang quân vào Tây Xuyên trợ chiến. Ông cùng Gia Cát Lượng và Trương Phi đánh về phía tây, bình định các huyện. Khi đến Giang châu,[7] Triệu Vân từ Mân Giang tiến lên Giang Dương rồi vào hội binh với Gia Cát Lượng ở Thành Đô.

Sau khi chiếm được Giang châu, Trương Phi cùng Gia Cát Lượng đi theo đường phía bắc, còn Triệu Vân cầm cánh quân đi theo đường phía nam, cùng hội ở Lạc Thành. Ông theo đường phía tây nam xuống chiếm Giang Dương, tiến vào quận Kiện Vi, rồi lên phía bắc qua Nội Giang, Tư Trung, Giản Dương. Sau đó Triệu Vân hội binh với Trương Phi và Gia Cát Lượng cùng giúp Lưu Bị đánh hạ Lạc Thành.

Lưu Chương đầu hàng. Lưu Bị giành được Tây Xuyên, Triệu Vân được phong làm Dực quân tướng quân. Nhiều người kiến nghị chia nhà cửa, ruộng vườn ở Thành Đô làm phần thưởng cho các tướng. Triệu Vân phản đối, ông nói:[4]

Xưa kia Hoắc Khứ Bệnh diệt Hung Nô mà nhà cửa không có. Nay quốc tặc không như Hung Nô, chúng ta không nên tham sự yên ổn. Đợi đến khi bình định được thiên hạ, chúng ta ai nấy trở về trồng dâu cấy lúa trên đất của mình, thế mới phải. Trăm họ Ích châu vừa trải qua loạn lạc, ruộng vườn nên trả cho họ cày cấy làm ăn. Như thế chúng ta mới làm họ yên lòng và mới trưng dụng được sức người sức của họ được

Lưu Bị nghe theo, nhờ vậy Ích châu được ổn định dưới chính quyền mới.

Đánh lui quân Tào[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 219, Lưu Bị mang quân đánh sang Hán Trung mà Tào Tháo vừa chiếm của Trương Lỗ. Trận đầu Hoàng Trung đánh bại giết chết tướng Tào là Hạ Hầu Uyên. Tào Tháo khởi 20 vạn quân sang Đông Xuyên, vận theo rất nhiều lương thảo.

Hoàng Trung cho rằng có thể đánh cướp lấy lương thực của Tào Tháo, bèn mang quân đánh. Quá thời gian định ước với nhau và chưa thấy Hoàng Trung trở về, Triệu Vân bèn mang vài chục kị binh đi thám thính, đúng lúc chạm trán với quân Tào. Gặp quân Tào đông đảo nhưng ông không sợ hãi, cùng các kị binh phá vỡ vòng vây. Quân Tào khiếp sợ không dám lại gần, Triệu Vân vừa đánh vừa lui. Quân Tào thấy Triệu Vân ít người, ào ào đuổi theo, Triệu Vân cố sức đánh lui nhiều đợt truy kích của quân Tào, ngoảnh lại thấy bộ tướng Trương Trứ còn mắc trong vòng vây, lại đánh vào trong hàng ngũ quân Tào, cứu được Trương Trứ cùng thoát ra, trở về trại.[8]

Trong trại quân Thục, Miêu dương trưởng là Trương Ký thấy quân Tào đánh đến trại, đề nghị đóng chặt cổng lại để thế thủ, nhưng Triệu Vân không nghe theo, đề nghị mở toang cổng trại, lệnh cho quân sĩ im hơi lặng tiếng. Quân Tào đuổi đến nơi, thấy trại quân Thục không cờ không trống, nghi là có phục binh nên rục rịch rút về. Quân Tào vừa quay lưng, Triệu Vân lập tức truyền lệnh, quân Thục nhất loạt bắn tên ra, còn Triệu Vân hạ lệnh thúc trống, tù và ầm ĩ. Quân Tào sợ bị đuổi riết vội xô nhau chạy một mạch tới bờ sông Hán Thủy, dẫm đạp lên nhau, bị rơi xuống sông chết khá nhiều.[9]

Hôm sau, Lưu Bị đến tận nơi, hết lời khen ngợi ông. Từ đó trong quân gọi ông là "Hổ uy tướng quân".

Can gián đánh Ngô[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn Quyền tập kích Kinh châu, Quan Vũ bị bắt và bị sát hại. Lưu Bị giận dữ khởi đại quân đi báo thù. Triệu Vân khuyên Lưu Bị:[10]

Giặc nước là Tào Tháo chứ không phải Tôn Quyền. Hơn nữa, nếu diệt được Tào Tháo, Tôn Quyền ắt phải thần phục. Hiện nay tuy Tào Tháo đã chết, nhưng con là Tào Phi lại cướp ngôi nhà Hán. Chúng ta hãy thuận theo lòng dân hãy chiếm lấy Quan Trung, giữ chặt vùng thượng du Vị Thủy, Hoàng Hà mà thảo phạt nghịch tặc. Như vậy các nghĩa sĩ ở Quan Đông sẽ kéo nhau đến tiếp vương sư. Nay ta gạt Ngụy sang một bên để đánh Ngô, chỉ sợ vừa mới đánh nhau đã không sao rút ra nổi

Lưu Bị không nghe theo, thân chinh khởi binh đánh Ngô, để Triệu Vân ở lại giữ Hán Trung. Năm 222, Lưu Bị đại bại ở Hào Đình, Triệu Vân mang quân đến Vĩnh An tiếp ứng đón rước, quân Ngô lui về.

Thời Lưu Thiện[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu Bị mất, ông tiếp tục phục vụ Lưu Thiện. Năm 223, Triệu Vân được Lưu Thiện phong làm Trung hộ quân, Chinh nam tướng quân, Vĩnh Xương đình hầu, sau đó thăng lên Trấn đông tướng quân.

Năm 227, Triệu Vân cùng thừa tướng Gia Cát Lượng tập kết quân đội ở Hán Trung chuẩn bị đánh Ngụy, Triệu Vân theo ra chiến dịch.

Năm 228, Gia Cát Lượng ra quân, Triệu Vân được cử đi cùng Đặng Chi mang ít quân ra Tà Cốc, còn mình khởi đại quân ra Kỳ Sơn. Trong lúc Nhai Đình thất thủ khiến Gia Cát Lượng phải lui đại quân về Hán Trung thì Triệu Vân và Đặng Chi cũng chỉ có ít quân, bị Tào Chân đánh bại ở Cơ Cốc phải rút về. Triệu Vân đi chặn hậu, quân Thục rút lui có kỷ luật.

Về nước, ông được phong chức thành Định quân tướng quân.[9] Gia Cát Lượng thấy ông không để tổn thất quân sĩ, cho phép ông lấy vải vóc để thưởng cho quân, nhưng ông từ chối vì đội quân của ông đã để thua trận không đáng nhận thưởng.

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 229, Triệu Vân bị bệnh mất ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Mãi tới năm 260, Lưu Thiện mới truy phong cho các tướng đã quá cố, thì 4 vị Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung đều được truy tặng tước hầu, chỉ có Triệu Vân không ở trong số đó.

Đại tướng quân Khương Duy và một số tướng lĩnh tỏ ra bất bình với Lưu Thiện về việc này, đề nghị phải truy phong cho ông.[11] Sang năm 261, Lưu Thiện mới truy phong ông làm "Thuận Bình hầu" (順平侯).

Miếu thờ và tượng Triệu Vân tại Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc

Triệu Vân có hai con trai là Triệu Thống và Triệu Quảng. Người con thứ hai là thuộc cấp của Khương Duy và chết tại trận Đạp Trung.

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Vân là tướng có uy dũng ngoài mặt trận, còn trong màn trướng, ông là người chính trực, lâm sự bình tĩnh, một lòng vì nước, rất được lòng mọi người. Trong việc chính sự, Triệu Vân cũng được xem là người có tư duy nhạy bén, suy nghĩ thấu đáo.[12]

Trong Tam quốc diễn nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Vân trong trận Trường Bản

Triệu Vân trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung được mệnh danh là một trong "ngũ hổ tướng" của Lưu Bị. Nhưng các sử gia khẳng định Triệu Vân không được đứng ngang hàng với 4 vị tướng kia:[13] Khi Lưu Bị xưng vương đã phong 4 chức vụ quân sự cao nhất cho 4 người: Quan Vũ là Tiền tướng quân, Trương Phi là Hữu tướng quân, Mã Siêu là Tả tướng quân và Hoàng Trung là Hậu tướng quân, còn Triệu Vân chỉ là Dực quân tướng quân đứng dưới 4 người đó. Điều này gây khó hiểu cho chính các sử gia.[14]Thật ra, dưới quyền Lưu Bị đương thời không có ngũ hổ tướng, khái niệm này do nhà văn La Quán Trung theo dân gian truyền lại mà đặt ra.[13][15]

Hình ảnh Triệu Vân trong Tam quốc diễn nghĩa luôn được mô tả là viên tướng đánh trận dũng mãnh, quả cảm nhưng chắc chắn, tận tụy. Đặc biệt chân dung Triệu Vân nổi bật trong trận Đương Dương Tràng Bản một mình cưỡi Bạch Long mã phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào, lấy được thanh gươm báu Thanh Công - Thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí. Bài thơ về Triệu Vân cứu chúa trong trận Đương Dương - Trường Bản:

Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng

Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng

Xưa nay cứu chúa xông trăm trận

Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long

Về tuổi tác Triệu Vân, La Quán Trung nói mang tính ước lệ. Một mặt ông luôn được mô tả là người trẻ trung, các nhà làm phim Tam Quốc diễn nghĩa cũng xếp tuổi ông dưới Lưu Quan Trương và để Lưu Thiện gọi ông là "chú Tư", gương mặt ông trong điện ảnh thời Lưu Bị còn sống luôn thanh niên tráng kiện. Nhưng khi ông theo Gia Cát Lượng ra Kỳ Sơn lần thứ nhất năm 228, La Quán Trung lại nói Triệu Vân đã 60 tuổi; theo đó tính ngược lại thì Triệu Vân sinh năm 168.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Vân là hiện tượng đặc trưng nổi bật tại Trung Quốc phổ biến trong văn hóa, văn học, nghệ thuật và những giai thoại. Triệu Vân là một anh hùng nổi tiếng từ thời kỳ Tam Quốc, được dân gian khai thác truyền qua nhiều thế kỷ. Ông trở thành một cái tên quen thuộc do sự phổ biến của cuốn tiểu thuyết lịch sử Tam quốc diễn nghĩa.

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Vân đôi khi xuất hiện như một vị thần cửa trong ngôi đền Trung Quốc và đạo giáo ở Hà Nam, cùng với người anh vợ là Mã Siêu.

Dân gian[sửa | sửa mã nguồn]

Một câu truyện dân gian Trung Quốc nói về cái chết của Triệu Vân không được đề cập trong Tam quốc diễn nghĩa. Trong câu chuyện này, Triệu Vân không bao giờ bị thương trong trận chiến trước đây, vì vậy không có vết sẹo nào trên cơ thể của mình. Một ngày, trong khi ông đang tắm, vợ ông nghịch ngợm châm ông với một cây kim may. Triệu Vân bắt đầu chảy máu đầm đìa và cuối cùng chết vì sốc.

Phim và truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2008, Phim Hongkong Tam Quốc: Sự phục sinh của Rồng dựa trên câu chuyện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Nó được đạo diễn bởi Lý Nhân Cảng và ngôi sao Hongkong Lưu Đức Hoa vào vai "Triệu Tử Long". Diễn viên đại lục Hồ Quân miêu tả Triêu Vân trong Đại chiến Xích Bích của đạo diễn Ngô Vũ Sâm, phần 2 của trận chiến sử thi trong phim Đại Chiến Xích Bích.

Những diễn viên đáng chú ý đã đóng vai Triệu Vân trong loạt phim truyền hình bao gồm:

Trương Sơn, Dương Phàm, Hầu Vĩnh Sinh trong Tam quốc diễn nghĩa (1994).

Nhiếp Viễn trong Tam Quốc diễn nghĩa (2010).

Ban Kiệt trong Chung Cực Tam Quốc.

Lâm Canh Tân trong Võ thần Triệu Tử Long (2016).

Trò chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Vân là một trong 5 hổ tướng được hầu hết người chơi chiêu mộ trong NES RPG Destiny of an Emperor.

Triệu Vân là nhân vật mở mặc định trong dòng game Koei's Dynasty Warriors và Warriors Orochi. Ông thường xuất hiện nổi bật trên trang bìa của mỗi tiêu đề, và thường xuyên nhấtđược sử dụng bởi các nhà phát triển trong ảnh chụp màn hình và các tài liệu quảng cáo cho bản phát hành sắp tới. Ông xuất hiện trong dòng game chiến thuật Koei's Romance of the Three Kingdoms.

Trang phục Xin Zhao Triệu Tử Long trong game Liên Minh Huyền Thoại được thiết kế dựa trên nhân vật Triệu Vân.

Triệu Vân cũng có mặt trong game Lost Saga.

6 tháng 1 2018

Tui là 1 đại gia -_-

6 tháng 1 2018

bn đăng ảnh của bạn lên cho to vào(lưu  ý ko  được  vào photoshop  nha)

*_*