Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.
Mỗi người đều được đến trường, đều nhận được sự yêu thương của thầy cô, nhận được sự yêu quý của bạn bè. Em cũng vậy, em cũng đã nhận được tình yêu thương vô bờ bến của thầy cô, bạn bè. Sự yêu thương ấy cao cả, mênh mông như biển rộng. Thầy cô như một người cha, người mẹ thân thương mà suốt cuộc đời này em sẽ không bao giờ quên. Người mẹ thứ hai mà em đang nói đến ấy chính là cô Thảo. Đó là một người cô luôn yêu thương học sinh của mình, cô không quá khắt khe nghiêm nghị trong học tập mà cô luôn tạo hứng thú cho học sinh để giúp học sinh luôn thấy vui và hứng khởi khi học. Cô có trách nhiệm với công việc và luôn hăng say trong mỗi bài giảng khiến cho em và các bạn thích thú vô cùng mỗi khi nghe cô giảng. Em rất yêu quý mái trường của em, yêu luôn cả những người thầy, người cô đã dạy em nên người.
Trường học giống như ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh. Bởi vì ở nơi đây, chúng ta đã trải qua rất nhiều kỉ niệm với bạn bè, thầy cô. Đối với riêng tôi cũng vậy.
Mái trường Tiểu học là nơi tôi vô cùng yêu quý. Tôi vẫn nhớ như in kỉ niệm về ngày đầu tiên mẹ đưa đến trường. Trong lòng tôi cảm thấy háo hức nhưng cũng thật hồi hộp. Ngôi trường rộng lớn khiến cho tôi cảm thấy thật bỡ ngỡ. Cổng trường to làm bằng sắt, phía trên là tấm biển ghi tên của trường. Mẹ nói với tôi rằng ngôi trường này đã hai mươi năm tuổi rồi.
Phía bên trong sân trường rất rộng nhưng rất sạch sẽ. Những tán cây xà cừ, phượng vĩ, bằng lăng… đứng sừng sững trên sân trường, toàn những loài cây quen thuộc với tuổi học trò. Dãy nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm lấy sân trường rộng. Mỗi dãy nhà đều có ba tầng. Các phòng học đều được quét vôi màu vàng, cửa sổ và cửa ra vào sơn màu xanh rất đẹp. Mỗi phòng đều rộng rãi và có đầy đủ các thiết bị học tập. Bàn ghế được kê ngay ngắn thành ba dãy thẳng hàng. Điểm chung của các phòng là đều có bảng đen, bàn ghế, điều hòa… Nhưng ở mỗi phòng học lại được trang trí khang nhau.
Tôi thích nhất là sân trường. Nơi đây đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Toàn bộ sân được đổ bê tông phẳng lì. Các bồn cây trong sân được sắp xếp thẳng hàng. Cây cối xanh tốt khiến cho sân trường luôn mát mẻ. Từ cổng trường đi thẳng vào sẽ là dãy nhà hiệu bộ. Phía trước dãy nhà có khu vực sân khấu để tổ chức các buổi lễ trong năm học hay lễ chào cờ hàng tuần. Phía bên trái của công trường là khu vực để xe của giáo viên và học sinh. Phía sau dãy nhà hiệu bộ là một khu đất rộng lớn. Nơi đây đang được xây dựng làm sân bóng cho học sinh.
Dưới ngôi trường này, tôi đã trải qua những giờ học bổ ích. Tôi đã gắn bó với mái trường này suốt năm năm học. Và tôi sẽ mãi yêu ngôi trường Tiểu học của mình.
Những năm tiểu học vừa rồi, em đã có một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ nhưng em vẫn muốn kể một trải nghiệm buồn vì chính trải nghiệm ấy đã khiến em thay đổi rất nhiều.
Chuyện xảy ra vào lúc em học lớp 3, hồi đó, em rất ham chơi, thường không học bài và không làm bài tập về nhà khiến thầy cô phiền lòng nhưng tuy nhiên vẫn có ít hôm em học bài làm bài đầy đủ. Hôm ấy, khi đến tiết, cô kiểm tra bài tập môn Toán, em đã rất tự tin vì tối qua có làm bài đầy đủ. Nhưng khi tìm trong cặp, thì không thấy vở đâu cả, em mới nhớ tối qua làm bài tập xong chưa bỏ vào cặp. Lúc đó em sửng sốt. Khi cô giáo tiến lại gần, em đã nói với cô rằng:
- Thưa cô, em có làm bài tập rồi, nhưng đã để quên vở ở nhà mất ạ.
Nghe em nói vậy, các bạn trong lớp xì xầm cười lên. Em tự biết là các bạn không tin mình bởi vì đã không ít lần em ham chơi, không chịu học bài làm bài tập, lúc đó em rất xấu hổ và tức giận, mắt bắt đầu ươn ướt. Lúc ấy, cô giáo lại hỏi em:
- Có thật là em đã làm bài tập chư?
- Dạ, em chắc chắn đã làm bài tập rồi ạ!
- Được rồi, cô tin em đã làm bài. Ngày mai, em hãy mang bài tập đến cho cô kiểm tra nhé.
Nói xong cô lại kiểm tra những bạn khác trong lớp. Hành động ấy của cô khiến em vui mừng, sung sướng vô cùng. Bởi cô đã tin tưởng em, tin rằng em đã không nói dối và em cũng xấu hổ vì mình đã ham chơi, không làm bài tập.
Từ hôm đấy, em đã thay đổi hẳn. Trở nên chăm chỉ hơn, luôn làm bài tập và học bài. Trải nghiệm ngày hôm ấy như là đánh dấu sự tiến bộ tuyệt vời đối với của em.
Tham khảo
Những trải nghiệm luôn đem đến cho con người bài học bổ ích trong cuộc sống. Bởi vậy mà em luôn trân trọng trải nghiệm của bản thân, coi đó là một hành trang quan trọng.
Nhân dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, xóm của em đã tổ chức chương trình văn nghệ. Em đã tham gia biểu diễn một tiết mục cùng với các anh chị đoàn viên trong xóm. Đây là lần đầu tiên em được biểu diễn văn nghệ trước rất đông khán giá. Tiết mục của chúng em là nhảy hiện đại trên nền nhạc bài “Hát lên Việt Nam”. Cả nhóm đã mất hơn một tuần để tập luyện.
Tám giờ ba mươi phút, chương trình văn nghệ bắt đầu. Mọi người trong xóm đến xem rất đông. Nhà văn hóa - nơi tổ chức chương trình chật kín người. Tiết mục của chúng em sẽ mở đầu cho chương trình văn nghệ. Chị Minh Thu là người dẫn chương trình bước ra trong một bộ áo dài thướt tha. Chị đã giới thiệu về chương trình, sau đó là tiết mục của chúng em.
Sau lời giới thiệu của chị dẫn chương trình, cả nhóm đi theo hai hàng bước lên sân khấu chào khán giả. Sau đó, mỗi thành viên đứng đúng vào vị trí đã được sắp xếp trong các buổi tập luyện. Em cảm thấy khá hồi hộp, và lo lắng. Nhưng khi tiếng nhạc vang lên, em đã lấy lại được sự bình tĩnh. Em nhìn các anh chị xung quanh. Khuôn mặt mọi người đều toát lên vẻ tự tin, nhờ đó mà em cũng cảm thấy thoải mái hơn. Cả nhóm cùng nhau nhảy theo điệu nhạc. Sau khi tiết mục kết thúc, khán giả ở dưới đã vỗ tay. Nhiều người còn khen ngợi: “Hay lắm!”, “Nhảy đẹp lắm!”. Tiết mục kết thúc bằng một tràng pháo tay giòn giã. Em cảm thấy rất hãnh diện.
Sau khi biểu diễn xong, em cùng với các bạn của mình xuống hàng ghế khán giả để xem các tiết mục tiếp theo. Rất nhiều các tiết mục hấp dẫn đước trình bày Chúng em ngồi xem mà quên cả thời gian. Đến mười giờ tối, chương trình văn nghệ mới kết thúc.
Chương trình văn nghệ đã thành công tốt đẹp. Em cũng đã có cho mình một trải nghiệm thú vị. Bởi lần đầu tiên, em được tham gia biểu diễn văn nghệ.
mik viết dàn ý thui
tham khảo
1. Mở bài
Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện
- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.
- Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.
b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện
- Điều gì đã xảy ra?
- Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?
- Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?
3. Kết bài
Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.
/HT\