K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)      Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Từ Hải trong đoạn trích sau:      Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi".      Từ rằng: "Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?      Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp...
Đọc tiếp

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

     Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Từ Hải trong đoạn trích sau:

     Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi".

     Từ rằng: "Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

     Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

     Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

     Bằng nay bốn bể không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

     Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!".

     Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

(Chí khí anh hùng - Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.113)

1
10 tháng 5 2022

Hay đó mà giỏi

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Áng công danh trăm đường rộn rã Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai, Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây Trong cửa này đã đành phận thiếp, Ngoài mây kia há kiếp chàng vay [1] Những mong cá nước sum vầy, Bao ngờ [2] đôi ngả nước mây cách vời.                    ...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Áng công danh trăm đường rộn rã

Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi

Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai,

Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây

Trong cửa này đã đành phận thiếp,

Ngoài mây kia há kiếp chàng vay [1]

Những mong cá nước sum vầy,

Bao ngờ [2] đôi ngả nước mây cách vời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           (Trích bản dịch Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn,

             Chinh phụ ngâm diễn ca, NXB Văn học, 1987, tr. 20)

[1] Vay: từ chỉ ý hoài nghi, than thở

[2] Bao ngờ: đâu ngờ

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu  2 (0,5 điểm). Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai?

Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra những chi tiết diễn tả hoàn cảnh biệt li cách trở trong đoạn trích.

Câu 4 (0,75 điểm). Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu: “Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây”.

Câu 5 (0,75 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau?

Những mong cá nước sum vầy,

Bao ngờ đôi ngả nước mây cách vời.

Câu 6 (1,0 điểm). Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích.

0
9 tháng 5 2022

Chịu

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Công danh đã được hợp (1) về nhàn, Lành dữ âu chi thế nghị khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then. Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen (Thuật hứng 24,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Công danh đã được hợp (1) về nhàn,

Lành dữ âu chi thế nghị khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then.

Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen

(Thuật hứng 24, Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr. 712)

Chú thích: (1) Hợp: đáng, nên (2) Yên hà: khói sông (3) Bui: chỉ có  (4) Chăng: chẳng

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ.

Câu 4. Nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:

 

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

 

Câu 5. Anh/ chị hiểu gì về tấm lòng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối?

Câu 6.Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị rút ra từ văn bản trên?

0
Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.” Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:- Kẻ bạc mệnh này duyên phận...
Đọc tiếp

Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”

Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin người chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ"

Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích?

Cảm nhận tâm trạng vũ nương qua đoạn trích?

0
2 tháng 5 2022

câu 3 : sông núi nước nam là thuộc địa phận của người nam. chỉ để cho dân nam và vua nam ở , không chứa chấp bọn giặc ngoại xâm và nếu   chúng đến xâm phạm xẽ phải chịu trừng phạt

câu 4 : cương vực lãnh thổ, lịch sử

 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không.

Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”.

Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”. Rôi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá qian trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”

                                                                        (Nguồn: Quà tặng cuộc sống)

 

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

Câu 2: Theo anh/chị, vì sao người cha lại nói: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”?

Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: “Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”?

Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của người cha trong câu chuyện trên: “con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”

Câu 5: Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

0