K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2018

“Viếng lăng Bác” là một bài thơ hay của Viễn Phương viết về Bác Hồ năm 1976, khi tác giả từ Nam ra Bắc thăm lăng Bác. Lúc ấy, lăng Bác cũng mứi khánh thành không lâu. Bài thơ thu hút người đọc bằng cảm xúc chân thành và những hình ảnh ẩn dụ đẹp.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã rất xúc động khi đứng trước lăng Bác:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Từ đầu, tác giả đã bộc lộ cảm xúc một cách chân thực: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Từ cách xưng hô “Con-Bác’ ta có thể thấy được sự gần gũi của tác giả, hay nói đúng hơn, là cả dân tộc Việt Nam đối với Bác. Câu thơ như là lời nói của người con về thăm cha mình sau những tháng ngày xa cách. Bởi vì giờ đây, Người không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, mà còn là người cha già của năm mươi tư dân tộc anh em trên đất nước này:

“Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ”

   (Tố Hữu)

Lúc đến trước lăng, thi sĩ đã nhìn thấy trong màn sương mờ ảo bóng dáng những hàng tre “bát ngát”. Với hàng tre, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ đến những hình ảnh binh dị, thân thuộc ở làng quê. Nhưng hàng tre “xanh xanh Việt Nam” lại gợi nhiều liên tưởng. Hàng tre cần cù, chịu khó, can đảm,… là biểu tượng của con người Việt Nam. Quanh lăng Bác, hàng tre cũng là đội quân danh dự canh giấc ngủ cho Người. Dù có “bão táp mưa sa” như thế nào đi chăng nữa tre vẫn luôn “thẳng hàng”. Thể hiện cả dân tộc Việt Nam luôn hướng về Bác với tấm lòng thành kính, yêu thương.

Nếu mở đầu bài thơ là cái nhìn bao quát xung quanh lăng Bác thì đến khổ hai, tác giả của chúng ta được đến gần và nhìn lăng rõ ràng hơn:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Trong nền thơ ca Việt Nam, có rất nhiều hình ảnh mặt trời được nhắc đến:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

(Nguyễn Khoa Điềm)

Hay                                  “Mặt trời chân lý chói qua tim”

(Tố Hữu)

Nhưng với “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương lại rất độc đáo khi so sánh Người với mặt trời. Nếu như mặt trời là vầng thái dương, soi sáng cho vạn vật thì Bác lại là một “Mặt trời trong lăng”. Chính “mặt trời” ấy đã soi lối cho cách mạng Việt Nam, đem đến độc lập tự do, cơm no áo ấm và cả tình yêu thương cho dân tộc Việt Nam. Giống như mặt trời, Bác mãi tỏa sáng rất đỏ trong tim mỗi người dân Việt Nam. Hình ảnh của Bác được hiện lên vừa cao quý, vĩ đại, vừa gần gũi, đời thường.

Cùng với “mặt trời đi qua trên lăng” là “dòng người đi trong thương nhớ”. Dòng người lặng lẽ xếp hàng vào thăm lăng, kết thành một vòng tròn như là tràng hoa dâng lên Người. Mỗi tuổi của Bác là một “mùa xuân”. Bởi lẽ chính Bác cũng đã viết:"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội".

Bước vào trong lăng, hình ảnh Bác vẫn đang nằm ngủ khiến tác giả không ghìm nỗi cảm xúc nhớ thương, sững sờ, nghẹn ngào và cả đau đớn:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

Bác vẫn nằm đấy, trên trời là ánh trăng sáng rực giữa bầu trời đêm. “Vầng trăng” vẫn còn đấy, người bạn tri kỉ của Bác vẫn tỏa sáng giữa màn đêm hiu quạnh. Nhưng Bác đã đi xa rồi. Không, Bác vẫn còn sống, sống trong tim của hàng triệu con người Việt Nam và bao nhiêu người yêu hòa bình khác. Chỉ là Bác đang ngủ mà thôi. “Vầng trăng”, “trời xanh” và cả “mặt trời” đều bất tử với thiên nhiên, thì Bác sẽ mãi bất tử trong tim chúng ta – những người con của Bác. Dẫu Bác mãi bất tử trong sự nghiệp của chúng ta, nhưng con tim của thi sĩ lại đau đớn vô cùng. Đau đớn vì mất Bác, vì thiếu vắng tình yêu thương của người cha già: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Một từ “nhói” thôi cũng đã thể hiện hết được nỗi quặn đau như thắt lại ở trong tim mà không gì có thể bù đắp được. Đến khi chia tay Bác, nỗi quặn đau ấy như trào lên dữ dội trong tim Viễn Phương:

“Mai về miền Nam, thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng

Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

Niềm thương cảm đến dâng trào nước mắt. Như một người con sắp phải xa cha một lần nữa, Viễn Phương vẫn lưu luyến mãi không rời. Ước muốn được hóa thân thành “con chim hót quanh lăng”, “bông hoa tỏa hương” và “cả cây tre trung hiếu” để được đền ơn Bác – người đã hi sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Điệp ngữ “muốn làm” như muốn bộc lộ toàn bộ những tâm tư tình cảm của tác giả đối với Người. Đó là một khung cảnh xúc động, xen lẫn với tấm lòng chân thành, thành kính và biết ơn sâu sắc vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

“Viếng lăng Bác” là một bài thơ hay viết về Bác Hồ kính yêu khi Bác đã đi xa nên được phổ thành nhạc bởi nhạc sĩ Trần Hoàn.

Bài thơ là tấm lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác. Bằng những hình ảnh ẩn dụ đẹp, tác giả đã nói lên được tình yêu thương một cách rõ ràng và chân thực. Đây không chỉ là tâm tư tình cảm của riêng tác giả nữa mà là của cả dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.

29 tháng 3 2018

mà rảnh quá hà đăng mấy câu hỏi linh tinh làm ngứa cả mắt ra ak

29 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

29 tháng 3 2018

thỉnh thoảng bạn quay lại chat với mọi người nha .

29 tháng 3 2018

mk đăng cùng nha hihi

đùa thôi

29 tháng 3 2018

vi sao

29 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

28 tháng 3 2018

cám ơn:谢谢

mik 

^.^

28 tháng 3 2018

Đọc thế nào?

27 tháng 3 2018

Tìm điều kiện để hàm số y=(m-1)x+2laf hàm số bậc nhất 

Bảo e với ạ

27 tháng 3 2018

Ngữ Văn lớp 9 hả?

27 tháng 3 2018

I. Mở bài: giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sang, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa được. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

II. Thân bài: nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
3. Nguyên nhân dãn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường
- Xã hội dửng dung trước những hành động bạo lực
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
- Làm cho gia định họ bị đau thương
- Làm cho xã hội bất ổn
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện
- Mọi người chê trách
- Mất hết tương lai, sự nghiệp
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lách tính trạng bạo lực học đường

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường
- Đây là một hành vi không tốt
- Em sẽ làm gi để ngăn chặn tình trạng này

12 tháng 8 2018

Dàn ý : 

I. Mở bài: giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sang, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa được. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

II. Thân bài: nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
3. Nguyên nhân dãn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường
- Xã hội dửng dung trước những hành động bạo lực
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
- Làm cho gia định họ bị đau thương
- Làm cho xã hội bất ổn
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện
- Mọi người chê trách
- Mất hết tương lai, sự nghiệp
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lách tính trạng bạo lực học đường

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường
- Đây là một hành vi không tốt
- Em sẽ làm gi để ngăn chặn tình trạng này

26 tháng 3 2018

bạn afk nhiều lắm phải không . chịu khó đi

26 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

26 tháng 3 2018

1. Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn này ở vào một cảnh ngộ éo le, ní nghèo trong những ngày cuối đời mình. Là một người từng đi khắp mọi nơi trên Trái Đất có thể nói là không thiếu một xó xỉnh nào, thế về cuối đời, Nhĩ lại bị buộc chặt vào giường bệnh bời một căn bệnh ác khiến anh gần như bị liệt toàn thân và sự sống của anh đã gần cạn kiệt. Anh không thể nào tự mình dịch chuyên được dù chỉ là nửa người trên giường bệnh. Cũng chính lúc này đây, Nhĩ mới phát ra cái bãi bồi màu mỡ ngay bên kia sông, nơi bên quê thân thuộc đó, vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ.  

Xây dựng tình huống ấy, Nguyễn Minh Châu nhằm phát hiện những luật của đời sống và chiêm nghiệm triết lí về cuộc đời con người. Theo cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bât thường, nhe nghịch lí, ngẫu nhiên... tất cả vượt ra ngoài những dự định, và ước mơ cả những hiểu biết và toan tính của con người.

Qua những suy ngẫm của nhân vật Nhĩ, tác giả còn muốn mang đên người đọc một nội dung triết lí nữa, mang tính tổng kêt những nghiệm của cả đời người: “con người ta trên đường đời thật khó có được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình" và sự giàu có lẩn mới đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tảo tần, tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này khi sáp giã biệt cuộc Nhĩ mới cảm nhận, thấm thìa được.

2. Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, giữa một buổi sáng đầu thu, Nhĩ đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng của mình, là một vẻ đẹp mà trước đây, dù có điều kiện đi khắp thế giới, anh không thể nhận thấy được.

Trước mắt anh là một không gian có chiều sâu, rộng từ những làng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.

Vẻ đẹp đó chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế những bông hoa bằng lăng cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn, con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt trời lẽn những khoảng bờ bãi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhỉ một thứ màu vàng dan xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá, như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Những cảnh sắc đó vốn quen thuộc gần gũi, nhưng giờ đây lại như rất mới mẻ với Nhĩ, như thể lần đẩu tiên anh mới được gặp.

Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đó là một khao khát vô vọng vì lúc này đây anh sắp phải giã biệt cuộc đời. Điều ước muôn ấy của anh cũng chính là sự tỉnh thức về những giá trị vững bền bình thường và sâu xa của cuộc sống. Những giá trị đó lức còn trẻ, thường bị người ta bỏ qua hay quên làng khi những ham muốn xa vời đang lôi kéo mình.

Ở đây với Nhĩ, sự tỉnh thức này còn xen lẫn cả với niềm ân hận và nỗi xót xa: “Họa chăng chỉ có anh đã từng trải đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ dẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bèn kia”.

3. Có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Trước hêt, điều này thể hiện ở việc lựa chọn và xử lí tình huông truyện. Tác giả đặt Nhĩ, nhân vật của mình vào một hoàn cảnh đậc biệt ngoặt nghèo, giáp ranh giữa sự sống và cái chết. Trong văn học xưa nay, đã có không ít tác phẩm khai thác tình huống như thế. Nhưng thường thì các nhà văn khác dùng tình huống này để nói về khát vọng sống, ngợi ca sức sống mãnh liệt của con người hay biểu dương lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng (ví dụ như truyện Tinh yêu cuộc sống của Giắc Lân-đơn, Chiếc lá cuôi cùng của 0 Hen-ri). Còn ở truyện này, Nguyễn Minh Châu không khai thác tình huống truyện theo hướng đó mà nhằm qua đây chiêm nghiệm một triêt lí về đời người.

Nhân vật Nhĩ trong truyện này, tuy là một nhân vật tư tưởng, nhưng dưới ngòi bút của nhà văn, anh đã hiện lên thật cụ thể, chân thực và sinh động. Nhĩ không bị biến thành cái loa phát ngôn cho tác giả. Trái lại, đời sống nội tâm của anh, diễn biến tâm trạng của anh dưới sự tác động của hoàn cảnh ngặt nghèo đã nối được nhà văn miêu tả thật tinh tẽ và hợp lí.

ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chi của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường, cũng có thể nói là ki quặc: " Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát y như dang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”.

Hành động này cùa Nhĩ có thể được hiểu là anh đang rất nôn nóng thúc giục cậu con trai của mình hãy nhanh chóng lên kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.

Nhưng cũng có thể hiểu một cách khái quát hơn. Đây là ý muôn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình để nhắn tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.

5. Trong truyện ngắn này, nhiều hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng nghĩa là mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng

-     Hình ảnh bãi bồi bên kia sông ngoài ý nghĩa thực như chung ta đã biết còn là vẻ đẹp của đời sống trong những cái thực bình dị, gần gũi, thân thuộc như một bãi bồi, một bến quê nói rộng ra là quê hương xứ sở.

-     Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng là hai chi tiết gợi ra cho biết sự sống của Nhĩ đã ở vàọ những ngày sau cuối.

-     Đứa con trai của Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ thế trên là đường gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự vòng vèo, chùng chình trong đời sống con người.

-     Hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng như đã phân tích ở câu trên.

6. Truyện ngắn này chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện là đoạn vàn diễn tả những suy nghĩ của Nhĩ khi thấy đứa con ham chơi quên cả việc bố nhờ: "Không khéo rồi thằng con trai lại trễ mất chuyển đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh đửợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có cái gì đáng hấp dần ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chăn trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đầu đời, lời lẽ không bao giờ giải thích kết”.

26 tháng 3 2018
 

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-bai-ben-que-trang-100-sgk-van-9-c36a23803.html#ixzz5ArKAloMP