K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 7 2019

Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi a Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng , bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước” còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị ” run run” xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ ” cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho”, nhưng đến khi chính mình bị đánh , chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: ” chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiền hai hàm răng: ” mày trói ngay chồng bà đi, mà cho mày xem”. chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân giàu sức sống dưới ách áp bức của chếđộ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.

Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi a Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng , bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước” còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị ” run run” xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ ” cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho”, nhưng đến khi chính mình bị đánh , chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: ” chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiền hai hàm răng: ” mày trói ngay chồng bà đi, mà cho mày xem”. chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân giàu sức sống dưới ách áp bức của chếđộ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.

12 tháng 7 2019

tui pt r á nhoa!!!!

12 tháng 7 2019

Sạo quá bạn ơi, tặng áo hả ?

Còn cái câu Cá chà bu, ngược lại là 1 từ bất lịch sự bạn ơi !

Chúc bn thông minh !

12 tháng 7 2019

Là sao ???

12 tháng 7 2019

cá bà chư.

hahahahaha

12 tháng 7 2019

là cá cha bù phải ko bạn?

10 tháng 7 2019

a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên.
Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết yêu biết ghét.
Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam.
b) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên .
Giới thiệu khái quát về đoạn thơ: giới thiệu xuất xứ của đoạn thơ, giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Tre Việt Nam
Cảm nhận về khổ thơ:
Nằm trong mạch thơ được viết theo thể thơ lục bát, rất gần gũi, giản dị, đời thường; ngôn ngữ thơ cũng rất mộc mạc, giản dị.
Đoạn thơ trước hết vẽ lên trước mắt ta một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, màu xanh của tre hòa quyện cùng màu xanh của bầu trời - một cảnh sắc yên bình, êm ả thân thuộc nơi làng quê Việt Nam.
Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô cùng cao quý:
→ Phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, cần cù
"Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù"
→ Tinh thần lạc quan, yêu đời
"Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành"
→ Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang
"Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm"
Cây tre đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về đất nước và con người Việt Nam.

Đọc văn bản sau:                                                       LÃO NHÀ GIÀU VÀ CON LỪA(1)Lão nhà giàu nọ ra chợ mua được một con lừa rất khỏe.(2)Lão liền chất lên lưng nó bao nhiêu là hàng hóa và trở và làng.(3)Dọc đường sẵn thấy củi, lão lại chặt luôn mấy vác buộc vào hai bên sườn nó.(4) Con lừa chở nặng quá, vẹo cả lưng, nhưng cũng gắn đi.(5)Đi được một quãng thấy mấy tảng đá...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

                                                       LÃO NHÀ GIÀU VÀ CON LỪA

(1)Lão nhà giàu nọ ra chợ mua được một con lừa rất khỏe.(2)Lão liền chất lên lưng nó bao nhiêu là hàng hóa và trở và làng.

(3)Dọc đường sẵn thấy củi, lão lại chặt luôn mấy vác buộc vào hai bên sườn nó.(4) Con lừa chở nặng quá, vẹo cả lưng, nhưng cũng gắn đi.(5)Đi được một quãng thấy mấy tảng đá vương vắn nằm chắn ngang đường, lão liền nghĩ bụng:"Hãy thồ nốt mấy tảng đá này về, ít hôm nữa dựng nhà mà làm móng."(6)Lão lại xếp nốt mấy tảng đá lên lưng lừa.(7)Lừa mệt quá, ì ạch lê từng bước một.(8)Trời nắng to, lão nhà giàu thấ bức quá liền cởi nốt chiếc áo trên mình vắt lên lưng lừa.(9)Nhưng lừa đã quá kiệt sức rồi, nên khi chiếc áo cất lên lưng thì lừa đã ngã quỵ xuống không đứng lên được.(10)Lão nhà giàu cáu kỉnh quát:

(11)Thật là đồ ăn hại!(12)có cái áo mà cũng không chở nổi.

a)Tìm phần mở bài trong văn bản trên.Cho biết cách mở bài ở đây có gì đặc biệt?

b)Cho biết văn bản có phần kết bài không?

c)Từ nội dung cụ thể của văn bản này, người đọc có thể tự kết luận như thế nào?

Các bạn giải giúp mình nhanh nha!! Mình cần gấp

0
9 tháng 7 2019

   

Đề bài: Kể về một người truyền cảm hứng sống cho em

Bài làm

    Trong cuộc sống của chúng ta sẽ được gặp gỡ rất nhiều người, có người sẽ đem đến cho bạn niềm vui, sự hạnh phúc, có người lại đem đến cho bạn nỗi buồn,… những người đó đều đáng trân trọng, vì họ đã cho ta những bài học, những trải nghiệm cuộc sống. Còn tôi, người để lại ấn tượng sâu đậm nhất với tôi chính là cô Đông – người đã truyền cảm hứng học tập, mơ ước cho tôi.

    Cô Đông là cô giáo dạy lớp sáu của tôi. Cô thấp nhỏ, đôi mắt u buồn, tôi nhìn ở cô có nét gì đó của sự khắc khổ. Cô lúc nào cũng vội vã, đôi mắt đượm buồn, ngay cả khi cô cười, đôi mắt ấy cũng chẳng thể vui lên. Nhưng cô lại có giọng nói tuyệt hay, cô giảng văn khiến ai cũng mê mẩn. Ngay từ tiết văn đầu tiên của cô tôi đã bị hớp hồn.

    Từ khi cô vào dạy lớp, tôi có niềm đam mê và cảm hứng học tập hơn, đặc biệt là với môn Văn, cô khuyến khích phong trào đọc sách trong lớp. Những giờ sinh hoạt không còn cứng nhắc, không còn cảnh lớp trưởng nhận xét về ưu khuyết điểm của từng cá nhân mà trở thành giờ chia sẻ những cuốn sách bạn đã đọc. Chúng tôi hào hứng học tập, hào hứng đọc sách. Một năm học cô mà tôi có cảm tưởng mình đã đọc sách của mấy năm cộng lại. Cứ thế không chỉ tôi mà các bạn ai cũng ham mê đọc sách. Kết quả thì hẳn ai cũng thấy, vốn từ, cách dùng từ đặt câu của chúng tôi trở nên trau chuốt và mượt mà hơn hẳn. Với kết quả đó các bạn lại càng trở nên hăng hái hơn.

    Không chỉ lan tỏa cảm hứng đọc sách trong lớp học, cô Đông còn là người khơi dậy mơ ước trong tôi. Tôi vốn chẳng có mơ ước gì đặc biệt, tôi chỉ biết học và học. Đôi khi tôi cũng tự hỏi mình, mình thích gì, ước làm gì, ước trở thành người thế nào? Nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ tôi có thể trả lời được câu hỏi đó. Tôi cứ sống như vậy, không mơ ước, không lí tưởng. Nhưng từ khi gặp cô, mọi điều đã thay đổi, tôi biết mơ ước, sống có động lực để hiện thực hóa ước mơ của mình. Từ những tiết giảng văn đầy cảm hứng, những bài học cuộc sống được rút ra trong bài giảng và thực tế cô đã truyền cảm hứng đọc sách cho các bạn trong lớp, từng chút một đã khởi dậy trong tôi ước mơ được làm một cô giáo. Tôi ước mình cũng có thể trở thành một cô giáo như cô, không chỉ vững vàng về chuyên môn mà còn am hiểu tâm lí học sinh, có những cách thức độc đáo khơi dậy niềm vui, niềm hứng khởi học tập ở chúng tôi. Tôi mơ ước mình có thể thành một giáo viên tuyệt vời, mà bất cứ học sinh nào cũng yêu quý.

    Từ khi cô khơi dậy mơ ước trong tôi, tôi thấy cuộc đời này đẹp đẽ hơn, đáng sống hơn. Tôi có mục tiêu để theo đuổi, có động lực để không ngừng phấn đấu vươn lên. Cô là hình mẫu lí tưởng mà tôi muốn đạt đến. Tôi chợt nghĩ, những ngày tháng trước đây mình đã sống hoài, sống phí khi không ước mơ, không hi vọng gì về tương lai.

    Cô Đông là người mà tôi yêu quý và kính trọng nhất. Tôi vẫn đang từng ngày không ngừng nỗ lực phấn đấu học tập thật tốt để có thể trở thành một giáo viên mẫu mực như cô. Cảm ơn cô đã truyền cảm hứng và khơi dậy mơ ước trong em.

Trương Cao Quốc Anh ơi vì bn copy trên mạng lên mk ko k cho bn đâu nhé