K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2022

Đáp án B

2 tháng 1 2022

" Nhành cây xanh hối hả đuổi theo" ---> Nhân Hóa

Điệp từ "tôi" lặp lại 4 lần

2 tháng 1 2022

Câu 6Câu nào giải thích đúng nghĩa của thành ngữ : “ Nằm gai nếm mật”

A. Những đau đớn mà con người phải trải qua.                                     

B. Cuộc sống không thuận lợi, nhiều khó khăn trở ngại.

C. Chịu đựng mọi gian khổ để mưu việc lớn.                                             

D. Nỗi vất vả, nhọc nhằn trong công việc.

Trả lời : C. Chịu đựng mọi gian khổ để mưu việc lớn.

2 tháng 1 2022

C. Chịu đựng mọi gian khổ để mưa việc lớn

2 tháng 1 2022

có mình đây nếu bạn muốn

1 tháng 1 2022

câu 1

Những làng quê trên mọi miền của đất nước Việt Nam luôn để lại dấu ấn đậm sâu trong mỗi người với những lũy tre làng xanh tươi rì rào trong gió, những cánh đồng thẳng cánh cò bay, với giếng nước, gốc đa,... Và có lẽ hơn tất cả, nơi in dấu những kỉ niệm tuổi thơ, nơi hội tụ đầy đủ nhất những nét đặc trưng của làng quê đó chính là phiên chợ quê.

Từ ngàn đời nay, chợ quê luôn là một nét đẹp trong văn hóa của làng quê Việt và nó được hình thành từ lâu đời. Chợ quê thường nằm ở đầu mỗi làng, xã hoặc là nơi giao nhau của các làng, xã. Sở dĩ như vậy bởi là nơi trao đổi hàng hóa của những người trong làng, hoặc trong xã. Cùng với đó, mỗi chợ sẽ có những tên gọi riêng, có thể dựa vào đặc điểm của chợ hay của làng xã mà đặt tên cho nó. Đồng thời, mỗi chợ sẽ có phiên chợ vào một số này nhất định ở trong tháng và những ngày này luôn cố định, không thay đổi theo thời gian.

Chợ quê thường có kết cấu, quang cảnh rất đơn giản, thường là những lều bằng lá tranh, lá cọ và cột làm bằng tre. Ngày nay, có nhiều nơi đã được xây bằng gạch, thành những gian hàng khang trang hơn. Những phiên chợ quê thường bắt đầu từ lúc sáng sớm tinh mơ và kết thúc khi buổi xế chiều. Từ sáng sớm, những người buôn bán đã mang rất nhiều hàng hóa đến chợ và bày biện, mỗi người, mỗi gian hàng có những món hàng hóa khác nhau. Ngay từ cổng chợ, người ta đã nghe thấy âm thanh náo nhiệt, ồn ào, tấp nập kẻ mua người bán, người mời hàng, người trả giá và còn có cả tiếng trò chuyện vui vẻ của những cô những bác đi chợ. Thêm vào đó còn có những em bé theo mẹ đi chợ, vừa đi vừa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những phiên chợ quê luôn bày bán rất nhiều những món hàng. Từ đầu chợ đã nghe thấy mùi thơm của những gánh phở, mùi hương của những loại bánh như bánh gạo tẻ, bánh bao, bánh chưng,... Không dừng lại ở đó, chợ còn là nơi bày bán những nhu yếu phẩm thiết yếu hằng ngày cho mọi người như rau củ, thịt, cá, các loại hoa quả, các loại gạo,... Có lẽ những gian hàng này luôn là nơi được nhiều người quan tâm nhất vì vậy lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Thêm vào đó, ở chợ, người ta còn bày bán các loại áo quần, giày dép, mũ nón,... để mọi người có thể ghé lựa chọn và mua. Những phiên chợ quê bao giờ cũng vậy, luôn đầy đủ mọi món đồ và là niềm mong ước của những đứa trẻ.

Những phiên chợ quê đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người Việt Nam nói chung và ở những làng quê nói riêng. Nó không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà hơn thế phiên chợ quê là nét đặc trưng, là nét đẹp riêng của làng quê Việt từ ngàn đời nay và có thật nhiều họa sĩ đã lấy cảm hứng từ đây để vẽ nên những bức tranh thật tuyệt. Cùng với đó, những phiên chợ quê còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm, những kí ức tuổi thơ hồn nhiên của những đứa trẻ nơi làng quê Việt.

Như vậy, cùng với câu đa, giếng nước, sân đình, những phiên chợ quê là nét đẹp, là biểu tượng của làng quê Việt. Hình ảnh những phiên chợ quê luôn là dấu ấn đậm sâu trong lòng mỗi người con khi xa quê.

câu 2

Bài văn kể lại một truyện cổ tích 

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.

Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.

Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.

- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.

Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.

Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.

Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có ca gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lây dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:

Ò... ó... o

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

1 tháng 1 2022

mong mn giúp ạ đúng mik ti ck cho ^^

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:THỎ VÀ RÙAThỏ và Rùa làm bạn với nhau trong rừng. Thỏ hay cười nhạo sự chậm chạp của Rùa. Thấy vậy, Rùa mới nói với Thỏ: “ Anh cứ chê tôi chậm chạp, vậy chúng ta thử chạy đua với nhau xem ai chạy nhanh hơn.”. Thỏ đồng ý. Chúng đặt ra một đường đua rồi bắt đầu xuất phát. Thỏ chạy ù một cái đã bỏ xa Rùa. Nó nghĩ thầm...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

THỎ VÀ RÙA

Thỏ và Rùa làm bạn với nhau trong rừng. Thỏ hay cười nhạo sự chậm chạp của Rùa. Thấy vậy, Rùa mới nói với Thỏ: “ Anh cứ chê tôi chậm chạp, vậy chúng ta thử chạy đua với nhau xem ai chạy nhanh hơn.”. Thỏ đồng ý. Chúng đặt ra một đường đua rồi bắt đầu xuất phát. Thỏ chạy ù một cái đã bỏ xa Rùa. Nó nghĩ thầm con Rùa chậm chạp còn lâu mới chạy đến nơi. Vì vậy nó liền nằm khểnh trên bãi cỏ và đánh một giấc say sưa.

Khi Thỏ tỉnh dậy, nó thấy Rùa đã đi gần đến đích. Thỏ liền ba chân bốn cẳng phi thật nhanh nhưng đã muộn rồi. Rùa đã đến đích trước nó.

(Sưu tầm)

Câu 1: Văn bản “Thỏ và Rùa” được viết theo phương thức biểu đạt chính và ngôi kể nào? Kể hai văn bản cùng phương thức biểu đạt và ngôi kể em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6?

Câu 2: Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng?

Câu 3: Thỏ hay cười nhạo sự chậm chạp của Rùa

Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên? Cho biết Vị ngữ do cụm từ gì đảm nhiệm?

Câu 4: Từ truyện“Thỏ và Rùa” em rút ra được bài học gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4-5 câu) trình bày suy nghĩ của em về bài học đó

 
0
1 tháng 1 2022

Gia đình em có bốn người, bố, mẹ, em và cậu em trai lém lỉnh của em. Em trai em tên là Bi, là một cậu bé hiếu động và rất thông minh.

Em trai em kém em năm tuổi, năm nay vừa lên lớp Một. Em trai em cao mét tư, dáng người hơi gầy với nước da bánh mật khỏe khoắn. Nổi bật trên khuôn mặt là đôi mắt to đen thông minh, lanh lợi. Đôi lông mày, đen rậm, nét, làm cả khuôn mặt đậm đà, ấn tượng. Mái tóc được cắt gọn gàng để lộ cái trán trắng, cao, thông minh.

Em trai em là một cậu bé hiếu động và có chút nghịch ngợm, đến bố mẹ cũng phải đau đầu với những trò nghịch oái oăm của cu cậu. Có khi nó nghịch tới mức làm chính bản thân bị thương khiến cho cả nhà ai cũng lo lắng, xót xa. Nhưng nó không phải là một đứa trẻ hư mà ngược lại rất biết nghe lời khi cần thiết.

Những lúc bố em vắng nhà, chỉ có hai chị em em ở nhà, nó đều không làm cho em phải lo lắng hay vất vả gì về những hành động của nó. Nó cũng rất ngoan ngoãn và lễ phép, chưa bao giờ nó cãi người lớn hay nói những điều sai trái. Mỗi khi bạn bè em đến chơi nhà đều khen em có cậu em trai lễ phép, hiểu chuyện và vui tính.

1 tháng 1 2022

Tự mà vẽ ok :)))

1 tháng 1 2022

Kể 1 đề thôi được ko?