K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BUỔI CHIỀU ĐÓN CON Sau mỗi ngày bận rộn Bố có niềm vui lớn: Buổi chiều đi đón con. ...Thành phố rộng mênh mông Bao la chiều gió thổi Ở cuối con đường kia Có con đang đứng đợi Trước kia bố biết đâu Con sẽ chờ ở đấy Cái con người bé dại Vì mình mà buồn vui. Bố len giữa dòng người Vội vàng chân đạp gấp Quên cả đèn đỏ bật Cuống quýt, sợ con chờ. Tiếng còi giục...
Đọc tiếp

BUỔI CHIỀU ĐÓN CON

Sau mỗi ngày bận rộn

Bố có niềm vui lớn:

Buổi chiều đi đón con.

...Thành phố rộng mênh mông

Bao la chiều gió thổi

Ở cuối con đường kia

Có con đang đứng đợi

Trước kia bố biết đâu

Con sẽ chờ ở đấy

Cái con người bé dại

Vì mình mà buồn vui.

Bố len giữa dòng người

Vội vàng chân đạp gấp

Quên cả đèn đỏ bật

Cuống quýt, sợ con chờ.

Tiếng còi giục ngoài ga

Con tàu về bến đỗ

Con chim bay về tổ

Ngọn gió tới chân trời

Tia nắng tắt sau cây

Mặt trời sau ráng đỏ

Giữa vô tận hoàng hôn

Giữa trập trùng phố xá

Có một người bé nhỏ

Đứng ở cửa mong chờ.

1976

(Nguồn: Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002)

Sau khi đọc bài thơ, em muốn nói điều gì với bố của mình?Hãy ghi lại điều em muốn nói bằng một đoạn văn khoảng 10 câu( tìm ý, lập dàn ý) 

mình đang cần gấp mong mn giúp đỡ ạ!!!

0

loading... 

0
Chủ nghĩa hiện thực phát triển trong khoảng mười lăm năm (1930 – 1945) nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc. Khi nhắc đến những tác phẩm: Bước đường cùng, Tắt...
Đọc tiếp

Chủ nghĩa hiện thực phát triển trong khoảng mười lăm năm (1930 – 1945) nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc. Khi nhắc đến những tác phẩm: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo… Nguyễn Khải đánh giá là “những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”. Bức tranh xã hội lúc đó ảm đạm, nhiều bi kịch, nhiều tệ nạn xã hội, làng quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị đẩy đến đường cùng để rồi liều lĩnh, biến chất, trở thành nạn nhân của xã hội. Ở thành thị, các phong trào do thực dân đề xướng như “Âu hóa”, “Vui vẻ trẻ trung”, thi thể thao, cải cách y phục… ngày càng lộ rõ chân tướng và tạo ra nhiều nghịch cảnh. Dòng văn học hiện thực phê phán đã phanh phui, bóc trần bộ mặt xã hội đó.

Các nhà văn hiện thực, lớp trí thức mới vốn xuất thân từ tầng lớp trung lưu, thậm chí trong những gia đình nghèo, vất vả kiếm sống. Vì thế mà họ gần gũi, thấu hiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết.

Về quan hệ giữa văn học và cuộc sống, Nam Cao đã có những luận điểm sâu sắc. Trong tác phẩm “Trăng sáng” nhân vật Điền đã đi từ quan điểm nghệ thuật lãng mạn đến quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.”. Còn trong “Đời thừa”, qua nhân vật Hộ, Nam Cao khẳng định thiên chức nhà văn. Hộ hiểu rất rõ trách nhiệm của người cầm bút, Hộ có lương tâm nghề nghiệp nhưng vì miếng cơm manh áo mà anh phải đi ngược lại nhưng sau đó anh tự cảm thấy tủi nhục vì phải sống đời thừa.

1 Đọc văn bản này, em thấy đc  tình cảm của nhà văn đối với tầng lớp nhân dân lao động ntn ( trình bày bằng 1 đoạn văn ngắn) 

0