BÀI 1:
VĂN BẢN: ĐỌC “VỀ THĂM MẸ” CỦA ĐINH NAM KHƯƠNG
(Nguyễn Hữu Quý)
(1) Viết về mẹ yêu dấu, nhà thơ Đinh Nam Khương chọn thể thơ lục bát truyền thống với những hình ảnh rất quen thuộc. Lối diễn đạt giản dị, chân thật và sâu lắng rất hợp với đối tượng cần miêu tả là người mẹ nông dân. Những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi, thân thương.
Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà.
(2) Khởi đầu từ đây, mối liên hệ thân thuộc giữa mẹ và những vật dụng thường dùng trong gia đình đã được thiết lập. Mẹ đồng nghĩa với sự ấm áp thơm thảo trong ngôi nhà mình. Bếp chưa lên khói báo hiệu mẹ đang vắng nhà. Nhớ ngọn khói lam la đà tỏa ấm chiều hôm cũng chính là lòng con nhớ mẹ yêu dấu đấy thôi. Trong cảnh chiều đông buốt lạnh thì nỗi nhớ thương mẹ càng nhân lên gấp bội.
(3) Mẹ không có nhà. Tuy buồn, nhưng đó cũng là cơ hội để tác giả tĩnh tâm quan sát kỹ hơn những vật dụng gắn với cuộc đời tần tảo, lam lũ, thảo thơm của mẹ. Những đồ vật mẹ thường dùng rất đơn sơ và cũng như mẹ vậy đã cống hiến cho cuộc sống đến tận cùng. Đó chính là đức hi sinh của mẹ mà ta có nói đến bao nhiêu cũng không vơi cạn. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dầm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngày do mẹ làm ra). Cũng như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn, đồng sâu với mẹ nay tuy đã cùn mòn rồi vẫn còn lủn củn khoác hờ người rơm ( bù nhìn dùng để xua đuổi chim chóc phá hoại mùa màng). Cái nơm hỏng vành cũng thành “ngôi nhà” ấm cúng của mẹ con gà. Hình ảnh: Đàn gà mới nở vàng ươm (lông có màu như tơ vậy) vào ra quanh một cái nơm hỏng vành thật đáng yêu. Với mẹ, hình như đồ vật nào cũng đều có sự gắn bó gần gũi, mang tình nghĩa thắm thiết, thủy chung sau trước. Đó cũng là phẩm chất của người mẹ Việt Nam.
(4) Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con được kết đặc lại, tô đậm thêm trong hình ảnh: bất ngờ rụng ở trên cành / trái na cuối vụ mẹ dành phần con. Một trái na cuối vụ đã chín muỗm ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho con đi xa. Mẹ mong lắm ngày con trở về để được nếm hương vị trái cây do tự tay mình trồng chăm. Không nhiều lời, chỉ cần một hình ảnh tiêu biểu như thế cũng đã cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu của mẹ đối với con.
(5) Dùng lối ẩn dụ khéo léo, chọn hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tả và giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm là điểm mạnh của bài thơ. Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà chúng ta cũng chung tình cảm:
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.
Câu 1: Văn bản trên được xếp vào nhóm nào?
A. Văn bản nghị luận về một tác giả văn học
B. Văn bản nghị luận về một thể loại văn học
C. Văn bản nghị luận về tác phẩm văn học
D. Văn bản nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí
Câu 2: Yếu tố nào không có trong văn nghị luận
A. Ý kiến, quan điểm
B. Cốt truyện
C. Lí lẽ
D. Bằng chứng
Câu 3: Nối nội dung ở cột B với đoạn thích hợp ở cột A để thấy được nội dung chính của mỗi đoạn trong văn bản trên:
A | B |
1. Đoạn 1 | a. Nêu vai trò và nội dung của hai câu thơ đầu trong bài thơ “Về thăm mẹ” |
2. Đoạn 2 | b. Tổng kết, đánh giá nghệ thuật và nội dung trong bài thơ |
3. Đoạn 3 | c. Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ |
4. Đoạn 4 | d. Cảm nhận tình yêu thương của mẹ đối với con qua hai câu thơ hay trong bài thơ |
5. Đoạn 5 | e. Cảm nhận về mẹ và ngôi nhà của mẹ qua lời thơ của Đinh Nam Khương |
Câu 4: Ở đoạn (1), tác giả không nhắc đến yếu tố nào trong bài thơ “Về thăm mẹ”
A. Thể thơ
B. Lối diễn đạt
C. Hình ảnh
D. Vần và nhịp
Câu 5: Ở đoạn (2) người viết đã:
A. Khái quát chung về nhân vật người mẹ được nhắc đến trong hai câu thơ và được trích dẫn và trong bài thơ.
B. Cắt nghĩa những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu ở hai câu thơ được trích dẫn
C. Nêu cảm xúc của người con trong hai câu thơ được trích dẫn
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Người viết đưa ra dẫn chứng cho đoạn (3) bằng cách
A. Chép nguyên văn những câu thơ cần bàn luận
B. Lấy lại một số hình ảnh, từ ngữ để bàn luận
C. Chuyển lời thơ của tác giả thành lời văn của mình
D. Không lấy lại các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ
Câu 7: Chỉ ra thành ngữ có trong câu sau: “Ví như chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành “nón mê”) vẫn “ngồi dầm mưa” trên chiếc “chum tương” (một món ăn thường ngày do mẹ làm ra)”.
A. Nón mê
B. Ngồi dầm mua
C. Chum tương
D. Dãi nắng dầm sương
Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là cách người viết cảm nhận hai câu thơ được trích dẫn ở đoạn (4)
A. Đặt mình vào hoàn cảnh, cảm xúc của người mẹ để lí giải nội dung của hai câu thơ
B. Đặt mình vào tâm trạng, tình cảm của người con để lí giải nội dung của hai câu thơ
C. Đặt mình vào địa vị của một người chứng kiến, tham gia vào sự việc người con về thăm mẹ
Câu 9: Câu đầu tiên của đoạn (5) được dùng để:
A. Khái quát những thành công về nghệ thuật của bài thơ
B. Chỉ ra những điểm mới mẻ trong cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả
C. Liệt kê những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ
D. Nêu những đóng góp của tác giả đối với nền văn học
Câu 10: Trong các ý dưới đây, những ý nào là nét đặc sắc của văn bản trên?
A. Có bố cục rõ ràng
B. Nêu rõ ý kiến của người viết, lí lẽ và dẫn chứng phù hợp
C. Diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, có những cảm nhận tinh tế
D. Tất cả các ý trên
Câu 11: Qua văn bản, người viết thể hiện thái độ, tình cảm gì với bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương?
A. Ca ngợi sự giản dị của bài thơ
B. Ca ngợi sự độc đáo của bài thơ
C. Ca ngợi cái hay, cái đẹp của bài thơ
D. Ca ngợi sự mới mẻ của bài thơ
Câu 12: Qua cách viết của tác giả ở đoạn trích, em học được điều gì khi viết một bài văn nghị luận?
A. Nêu ý kiến một cách rõ ràng
B. Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, đầy đủ
C. Sử dụng nhiều yếu tố miêu tả, tự sự
D. A, B đúng
cái này tui hok rùi nè
bn hok chiến dịch điện biên phủ chưa
1. Mở bài
Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ: được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm…
2. Thân bài
3. Kết bài
Cảm nhận của em về kỉ niệm.
Bất kì ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với một tuổi thơ đầy ắp biết bao kỉ niệm bên người thân, bạn bè. Em cũng vậy, dường như mỗi ngày, mỗi giờ đối với em đều là những kỉ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên kỉ niệm mà em nhớ nhất đến tận bây giờ chính là một lần được cô giáo khen hồi lớp 3.
Hồi đó, em là một cậu bé học rất kém môn Tiếng Việt, đặc biệt là phần tập làm văn. Tính cách ham chơi, năng nổ quá mức khiến em khó mà ngồi yên một chỗ để viết từng câu văn thật nắn nót, truyền cảm được. Thế nên, mỗi tiết làm văn với em thực sự là một cơn ác mộng. Và cô Lan - giáo viên chủ nhiệm của em hồi ấy cũng đưa em vào nhóm những học sinh cần đặc biệt quan tập trong giờ học tiếng việt. Cứ thế, giờ tập làm văn của em cứ trôi qua nặng nề như thế.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào một ngày mùa đông cuối năm, khi cô giáo yêu cầu em viết bài văn tả cảnh khu chợ ngày cuối năm, gần Tết. Lúc đó, em mang theo vở bài tập theo mẹ ra chợ bán hoa, người qua kẻ lại tấp nập, rộn ràng khiến em nhanh chóng quên đi phần bài tập cần làm. Nhưng cuối cùng mẹ vẫn buộc em đối diện với nó. Như thường lệ, em mở cuốn vở tập làm văn ra với một tâm trạng chán chường và mệt mỏi. Mẹ em thấy thế liền bảo rằng:
- Con hãy nhìn xung quanh đi, các cô chú bán hàng, rồi người đi mua, người đi chơi… con thấy như thế nào thì tả giống như vậy, không có khó đâu.
Nghe lời mẹ, em bắt đầu quan sát xung quanh thật kĩ rồi mới viết. Lần đầu tiên, em thấy việc viết văn cũng thú vị đến thế. Em viết liền mạch cả một bài văn thật dài. Em tả những hàng hoa, hàng bánh mứt của các cô, các chú được bày biện xinh đẹp, rực rỡ. Em tả những cô bé, cậu bé lăng xăng chạy theo mẹ rồi ngơ ngác trước khung cảnh lung linh. Em còn tả cả những nụ cười tươi rói của cô bán hoa khi có người mua hàng. Cứ thế, mà cả hai trang giấy phút chốc kín hết cả chữ. Kết thúc bài văn, lòng em vui đến lạ kì. Cả tối hôm ấy, em cứ thao thức mãi, mong thật nhanh đến ngày mai để nộp bài cho cô.
Đến giờ tập làm văn hôm sau, khi đọc đến bài văn của em, cô giáo ngừng lại, lật bìa vở ra xem lại tên rồi mới đọc tiếp. Em nín thở hồi hộp dõi theo từng cử chỉ của cô. Cô nhăn mày, rồi nheo mắt cũng khiến em hồi hộp theo. Và rồi cô cũng đọc xong. Cô giáo chẳng nói gì cả, mà điềm tĩnh đọc tiếp bài làm của các bạn khác trong lớp. Điều đó khiến em vô cùng thất vọng, mà nằm sấp xuống mặt bàn. Một lát sau, cô giáo yêu cầu cả lớp tập trung, cô từ tốn nhận xét những ưu, khuyết điểm của cả lớp trong bài viết lần này. Xong xuôi, tự nhiên cô cầm một cuốn vở ra đứng trước lớp và nói:
- Lần này, cô muốn cả lớp mình cùng dành một tràng vỗ tay cho bạn Trung, vì bạn ấy đã viết rất tốt. Tuy vẫn có một vài lỗi nhỏ, nhưng những gì bạn ấy miêu tả và kể lại vô cùng sinh động và hấp dẫn. Vậy nên cô đã cho bạn Trung một điểm mười. Cả lớp hãy mượn vở và xem bài của Trung để tham khảo nhé.
Nói rồi, cô gọi em lên bục để nhận vở. Trước ánh mắt ngạc nhiên và ngưỡng mộ của các bạn, em tiến lại gần cô. Cô giáo dịu dàng và yêu thương nhìn em nhận lấy vở và trở về chỗ. Lúc ấy, cô giáo rồi đến các bạn lần lượt vỗ tay chúc mừng em. Đó là lần đầu tiên em được điểm mười và được cô khen trong môn làm văn. Niềm hạnh phúc, tự hào ấy không gì có thể diễn tả được. Suốt buổi học hôm ấy, cả người em cứ lâng lâng vì sung sướng, còn hơn cả vì kì nghỉ Tết sắp đến gần.
Từ hôm đó, em thêm yêu và đam mê việc viết văn. mỗi khi cô yêu cầu viết bài, em sẽ tìm hiểu thật kĩ rồi mới viết thật cẩn thận. Bằng tất cả sự nghiêm túc của mình. Nhờ vậy, mà khả năng viết văn của em ngày càng tốt hơn.
Giờ đây, việc viết văn đối với em đã trở thành một môn học hấp dẫn và thú vị. Tất cả chính là nhờ lời khen và điểm mười hào phóng của cô giáo ngày hôm đó. Chính nó đã tiếp thêm cho em sức mạnh, niềm tin để cố gắng hơn. Vì vậy, kỉ niệm ngày hôm đó, em vẫn luôn nhớ mãi đến về sau.