K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 6 2020

QĐND - Mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ trong Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam là phạm trù phản ánh mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa lãnh đạo, chỉ huy và phục tùng. Tình đồng chí, đồng đội trong quân đội là một nội dung cơ bản biểu hiện bản chất cách mạng của quân đội ta, trong đó lãnh đạo, chỉ huy giữ vai trò quyết định vì: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, còn chiến sĩ là lực lượng có vai trò cực kỳ quan trọng trong thực hiện thắng lợi mọi công việc. Bác Hồ từng căn dặn: “Cán bộ không có đội viên, lãnh tụ không có quần chúng, thì không làm được gì”, và “Các chú dù là đại đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, hay tiểu đoàn trưởng, cũng chỉ là những người đặt kế hoạch và điều khiển đánh trận. Lúc ra trận, việc đặt mìn, phá lô cốt đều do tay anh em đội viên làm”.

Tình đồng chí, đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, vừa là thuộc tính bản chất của một quân đội cách mạng, vừa là một trong những cơ sở tạo nên sức mạnh của quân đội.

Mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ trong QĐND Việt Nam được hình thành, phát triển trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, chiến thắng của quân đội ta. Một mặt, nó dựa trên chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội; mặt khác, dựa trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, đoàn kết gắn bó chặt chẽ keo sơn như ruột thịt trong “lúc thường cũng như lúc ra trận” giữa những con người cùng chung lý tưởng, mục tiêu, cùng thực hiện nhiệm vụ cao cả của người quân nhân cách mạng-một nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhưng rất vinh quang và cao quý: Sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là nguồn sức mạnh vô biên để bộ đội ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Yêu cầu, nhiệm vụ đó cũng đòi hỏi cán bộ phải luôn luôn làm kiểu mẫu cho chiến sĩ học tập, noi theo; chiến sĩ phải “tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên, khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”.

Tấm gương cán bộ thể hiện trước hết ở sự quan tâm thiết thực và chu đáo đến đời sống tinh thần và vật chất của bộ đội. Trong thư gửi Hội nghị chính trị viên tháng 3-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đối với bộ đội, chính trị viên phải săn sóc luôn luôn đến sinh hoạt vật chất của họ: Ăn, mặc, ở, nghỉ, tập luyện, công tác, sức chiến đấu. Về mặt tinh thần, phải săn sóc để nâng cao kỷ luật, bài trừ hủ hóa, phát triển văn hóa và đường lối chính trị trong bộ đội”. Có chăm lo đến đơn vị, hòa mình với vui, buồn của người lính, đồng cam cộng khổ với bộ đội thì bộ đội nhất định tin và nghe theo. Bác nói: “Đối với binh sĩ, thì lời ăn tiếng nói, niềm vui, nỗi buồn, quần áo, nhất nhất phải biết rõ và hết sức chăm nom. Có đồng cam cộng khổ với binh sĩ thì khi dẫn họ đi đâu, dù nguy hiểm mấy họ cũng vui lòng đi, khi bảo họ đánh, họ sẽ hăng hái đánh”. Và Người khẳng định: “Cán bộ có coi đội viên như chân tay, đội viên mới coi cán bộ như đầu như óc”.

Quan tâm đến cuộc sống của đơn vị hằng ngày một cách chu đáo đã là một tấm gương. Song người cán bộ còn phải làm cho mọi hành vi, lời nói của mình trở nên mẫu mực để bộ đội noi theo. Nhiều lần, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ phải làm gương cho chiến sĩ, không loại trừ ở cấp chức nào. Người chỉ rõ: “Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ Tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng”.

Khi cán bộ lãnh đạo, chỉ huy mẫu mực, hết lòng chăm lo xây dựng đơn vị, tôn trọng và thương yêu cấp dưới như “chân với tay” thì cấp dưới sẽ kính trọng, coi lãnh đạo, chỉ huy của mình “như đầu như óc”, như người thân; từ đó họ sẽ mang hết khả năng của mình để thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh một cách tự giác và có hiệu quả cao nhất. Trái lại, nếu cán bộ không làm “mực thước” cho cấp dưới, quan liêu, hách dịch, thì chắc chắn cấp dưới sẽ xa lánh họ; chỉ thị, mệnh lệnh mà họ đưa ra sẽ được cấp dưới tiếp thu một cách khiên cưỡng, hiệu quả thấp, thậm chí bị chối bỏ. Bởi vậy hơn ai hết, lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị phải thực sự xứng đáng là người anh, người “chị hiền” tận tụy chăm lo cho tập thể, cho từng chiến sĩ. Cán bộ phải là hạt nhân đoàn kết thống nhất, thật sự làm cho cấp dưới kính trọng, tin tưởng.

Khi được xem như một tấm gương về đức và tài cho chiến sĩ, người cán bộ quân đội sẽ luôn là biểu tượng cho họ phấn đấu học tập rèn luyện noi theo. Đó chính là làm nảy sinh nhu cầu về mặt xã hội của người lính, tạo ra động lực mạnh mẽ cho quân nhân vươn lên, làm cơ sở để giáo dục trong quân đội nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng đạt kết quả tốt.

Cần thấy rằng, mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ không chỉ biểu hiện qua việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ giữa lãnh đạo, chỉ huy và phục tùng mà còn được biểu hiện ra qua tình đồng chí, đồng đội-một giá trị đạo đức cao đẹp mang ý nghĩa xã hội-chính trị sâu sắc, thấm đượm tính nhân văn, chứa chan tình yêu thương con người. Khó có thể tìm thấy ở đâu tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc, gắn kết chặt chẽ, trong sáng như tập thể quân nhân, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, ác liệt.

Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn từ sự thống nhất các lợi ích giai cấp của người lao động. Trong từ “đồng chí”, “đồng đội”, sự bình đẳng về chính trị, về nghĩa vụ quân nhân, tình anh em, tình bạn chiến đấu được bày tỏ sâu sắc và vô cùng súc tích. Trong quân đội, do tính chất và ý nghĩa xã hội-chính trị của hoạt động quân sự, tình đồng chí, đồng đội có điều kiện củng cố vững chắc và không ngừng phát triển; trở thành đặc trưng không thể thiếu trong lối sống của mỗi quân nhân và tập thể quân nhân.

Biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội là sự tin cậy lẫn nhau và quên mình vì nhau, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như lúc chiến đấu. Với mỗi người quân nhân, tình đồng chí, đồng đội còn biểu hiện ở “tinh thần đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể”, nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho đồng đội, nhường cơm sẻ áo, chia sẻ với nhau những nỗi vui buồn; ở sự thẳng thắn, trung thực; không làm ngơ trước những thiếu sót, khuyết điểm trong thái độ, hành vi của đồng đội; biết ngăn đồng chí khỏi những việc làm sai trái, giả dối; biết giữ nguyên tắc với mình và những người xung quanh, trong việc lớn cũng như việc nhỏ; không dung hòa với những biểu hiện vô đạo đức, thói kẻ cả, kiêu ngạo.

Tình thương yêu đồng chí, đồng đội được tôi luyện, thiết lập vững chắc trong QĐND Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và cho đến nay, trở thành nét đẹp truyền thống, thành bản chất không thể phai mờ của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ, là một trong những nhân tố “gốc” cấu thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân đội ta.

Ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng quân đội càng đòi hỏi phải chăm lo củng cố, phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ và chiến sĩ trong quân đội, đặc biệt trước sự biến động về nhiều mặt của điều kiện kinh tế-xã hội, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường. Nhiệm vụ xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ phải vươn lên một tầm cao mới về mọi mặt, hàng đầu là chính trị tinh thần và đạo đức, trong đó thực hiện tốt mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ là một nội dung có tầm quan trọng đặc biệt. Để đáp ứng các yêu cầu đó, chúng ta phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức quân nhân; nắm vững và thực hiện tốt một số nội dung giáo dục cơ bản, gồm: Nâng cao trình độ tri thức, bồi dưỡng thế giới quan Mác- Lênin; giáo dục lý tưởng cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị; giáo dục trách nhiệm và nghĩa vụ quân nhân; giáo dục truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, đấu tranh với những biểu hiện làm hoen ố danh dự quân nhân; xây dựng, phát triển các quan hệ tốt đẹp trong tập thể quân nhân và quan hệ quân-dân; bồi dưỡng, rèn luyện lòng dũng cảm, tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh; giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật…

Về giải pháp cơ bản, cần tăng cường định hướng chính trị, kết hợp chặt chẽ tính khoa học, tính chiến đấu và tính thực tiễn trong thực hành giáo dục đạo đức, coi trọng và phát huy năng lực tự giáo dục đạo đức của mỗi quân nhân; phát huy vai trò các tổ chức, các lực lượng trong giáo dục, rèn luyện đạo đức quân nhân; chăm lo xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức lành mạnh, tốt đẹp ở các đơn vị cơ sở; quan tâm bảo đảm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội.

viết tiếp thân bài của bài nghị luận văn văn học sau( mk đang vt dở dang nên nhờ mn vt tiếp hộ), đề là suy nghĩ của em về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Bài Làm :Suốt mấy năm chồng đi kháng chiến đội trưởng ông Sáu khi được gặp nhau có vài lần những lần đi thăm rất khó khăn người vợ ấy đã phải vượt qua núi rừng hiểm trở...
Đọc tiếp

viết tiếp thân bài của bài nghị luận văn văn học sau( mk đang vt dở dang nên nhờ mn vt tiếp hộ), đề là suy nghĩ của em về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng 
Bài Làm :Suốt mấy năm chồng đi kháng chiến đội trưởng ông Sáu khi được gặp nhau có vài lần những lần đi thăm rất khó khăn người vợ ấy đã phải vượt qua núi rừng hiểm trở ngọn núi cheo leo mà xa xôi chỉ muốn gặp mặt trời có lúc thì mang cho chồng bắt cướp đạn bạc là đầy ắp tình yêu thương nỗi nhớ và có khi mùa đông giá rét chiều nay cho chồng tấm khăn len ấm áp Đủ người rồi đó chỉ là một đứa nhỏ bé Thơ Vừ đã bù đắp cho những tháng ngày không gặp nhau
Cái ngày vợ ông sắp sinh  đứa con đầu lòng thì cũng là lúc mà ông Sáu đành dứt áo ra đi để lại sau lưng bao bồi hồi tiếc nuối  khi không được  đón con chào đời .Sau 8 năm miệt mài xông pha trận mạc, cuối cùng ông Sáu  mới được trở về thăm gia đình với sự mong nhớ chờ đợi để ôm chọn đứa con gái bé bỏng của mình vàolòng. Ông mong nghóng con đến nỗi thuyền chưa cập bến mà đã vội  vàng nhón chân, bước những bước thật dài, dang hai tay như muốn ôm con vào lòng và gương mặt hớn hở khi thấy bóng dáng con. Cứ nghĩ con sẽ ra đón mình và sẽ kêu một tiếng ba thậy to nhưng sự thật lại không như ông mong đợi. Bé Thu không nhận ra cha đến nỗi cô bé sợ và hét toáng lên gọi mẹ. Có lẽ nó sợ bởi thời gian xa cách quá dài và cốt yếu là vì ông có một vết thẹo dài ở trên mặt “không giống cái hình ba chụp với má”.
Suốt ba ngày, con bé bộc lộ sự bướng bỉnh, nhất khuyết không gọi ông Sáu bằng ba, chỉ nói trổng. Nó hất văng cái trứng cá ông Sáu gắp cho nó. Ông Sáu tức giận liền đánh vào mông nó, có vẻ tủi thân, nó vội bỏ sang nhà ngoại mà không nói câu nào.( viết tiếp giúp mk nhé )

3
15 tháng 5 2020

câu này thì em chịu

20 tháng 5 2020

††††††

 Giusp mình phần này với ạĐề bài: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên...
Đọc tiếp

 

Giusp mình phần này với ạ

Đề bài: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nến kinh tế mới chứa đợng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng” Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” – Vũ Khoan - SGK 9 –Tập II)

Hãy viết một văn bản nghị luận, trình bày suy nghĩ của em về những cách học (học chay, học vẹt) mà em cần thay đổi để có kết quả học tập tốt nhất.

0
8 tháng 5 2020

trả lời:
 

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

hok tốt !
^_^

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

6 tháng 5 2020

Trong cơn khủng hoảng hiện tại, chúng ta có thể nhìn rõ hai loại hành vi. Đầu tiên, chúng ta có những người không có trách nhiệm xã hội, những người với thái độ "Tôi chẳng quan tâm" hay "Bị thì bị thôi, tôi sẽ chẳng để thứ đó ngăn cản việc mình vui chơi tiệc tùng". 

Nếu người ta cứ hành xử như vậy, rõ ràng họ chẳng nghĩ đến hậu quả như chẳng may lây cho những người họ yêu thương, bạn bè, đồng nghiệp, hay nghĩ đến gánh nặng mà họ mang đến cho hệ thống y tế.

Thứ hai, chúng ta có những người lo sợ, nghĩ rằng đây là tận thế. Chúng ta có thể thấy cảnh người ta hoảng loạn đi mua hàng hóa, tích trữ đồ ở khắp nơi. Từ khóa mà chúng ta nên tự hỏi bản thân mình là điều đó "có lý" hay không. 

Cá nhân tôi nghĩ chỉ cần mua đủ thực phẩm cho 2-4 tuần trong trường hợp phải ở nhà hay tự cách ly. Chúng ta luôn hi vọng cho những điều tốt nhất, nhưng cũng nên chuẩn bị cho những điều xấu nhất.

Nói đến chuyện ở nhà và tự cách ly, tôi tin rằng mọi người nên nghiêm túc làm như vậy nếu mình có thể. Tôi biết rằng việc đó thật khó chấp nhận đối với những người hướng ngoại và những người thích giao tiếp xã hội, nhưng cần phải hiểu rằng chúng ta đang ở giữa một trận đại dịch. 

Tôi cũng là người hướng ngoại, nhưng tôi đã làm việc ở nhà và hủy bỏ hết các hoạt động bên ngoài không cần thiết suốt 10 ngày nay. Tôi làm vậy vì không muốn mình mắc COVID-19 và trở thành gánh nặng cho hệ thống y tế vốn đang rất căng thẳng.

Thật ra việc ở nhà cũng có cái lợi, ngoài việc có nhiều thời gian hơn để tập thể dục, kỹ năng nấu nướng của tôi cũng cải thiện nhiều và tôi dành thời gian suy nghĩ về mặt tích cực của cơn đại dịch này.

Loài người vẫn tự xưng là "tối cao" trong các sinh vật sống trên hành tinh này, nhưng chúng ta lại bị những sinh vật nhỏ nhất như virus làm tê liệt. 

Điều này nhắc nhở chúng ta về cách mà loài người đã và đang sống như thế nào? Có lẽ đây là thời gian mà chúng ta nên suy ngẫm về cuộc sống của mình. Liệu đây có phải là một hình phạt do chúng ta đối xử tệ với thiên nhiên?

Sau các biện pháp sức khỏe cộng đồng mạnh mẽ như yêu cầu mọi người ở nhà và giữ khoảng cách xã hội được hầu hết các chính phủ áp dụng, môi trường tự nhiên lại trở nên tươi đẹp hơn trên toàn thế giới. 

Sinh vật biển trở về vùng biển của Ý, bầu trời Bắc Kinh xanh lại nhờ giảm sản xuất và phát thải công nghiệp. Trong khi COVID-19 cướp đi nhiều mạng sống, có lẽ cũng nhiều người sẽ được cứu nhờ giảm ô nhiễm không khí và ô nhiễm công nghiệp. 

Đại dịch này cho chúng ta thấy rằng cách mà các nền kinh tế đã và đang vận hành tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe rất lớn.

Chúng ta hãy can đảm lên! Trung Quốc đã cho thế giới thấy rằng chúng ta có thể thắng cuộc chiến chống lại COVID-19. Đây là lúc chúng ta phải đoàn kết, hợp sức với chính phủ để ngăn chặn virus, để vượt qua thách thức.

Thật kỳ lạ khi một con virus nhỏ bé lại khiến tôi và các bạn suy ngẫm về gần như mọi thứ trong cuộc sống của mình. Khi Chính phủ Canada cảnh báo công dân ở nước ngoài nên nhanh chóng trở về nước trước khi vận tải hàng không quốc tế đảo lộn do các lệnh hạn chế, tôi quyết định ở lại Việt Nam vì cảm thấy an toàn hơn.

Khi đọc trên báo chí về nỗ lực chờ đợi để có tấm vé giờ chót trong căng thẳng, hồi hộp, bay lòng vòng gần 4 ngày của những đồng hương khác để về quê, tôi bỗng nhận ra khi thế giới thay đổi, nơi tôi gọi là nhà, hòn đảo ở bờ đông Canada lại xa xôi trên đường về thế nào.

Tôi luôn cho rằng mình có thể về nhà bất cứ lúc nào (trong tình huống bình thường) khi cần. Tuy nhiên, trong tình huống đặc biệt như dịch bệnh COVID-19, khoảng cách địa lý của hành trình khiến việc về quê gần như không thể.

Tôi phải quá cảnh ở hai sân bay nước ngoài và đợi ở một sân bay khác tại Canada trước khi về đến thành phố của mình. Các chuyến bay ấy đều đã gửi thông báo hủy chuyến.

Thậm chí nếu chuyến bay không bị hủy, khi về lại Canada tôi chắc chắn phải cách ly với gia đình mình trong ít nhất 2 tuần. Nếu so sánh số lượng ca bệnh giữa Việt Nam và Canada, tôi thấy rằng nguy cơ nhiễm virus từ quê nhà là cao hơn, Canada nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, quy định là quy định, tôi chắc chắn sẽ tự cách ly vì sự an toàn của tất cả mọi người.

Thật trớ trêu, sau tất cả những nỗ lực vượt trùng dương để về nhà, chúng tôi vẫn phải cách ly 2 tuần với người thân, bạn bè mình, gần đấy mà lại xa. Nhưng xa cũng hóa gần khi chúng ta đang sống trong thời đại mà việc nói chuyện với nhau rất dễ dàng qua Internet bằng một cuộc điện thoại.

Điều này cũng giúp chúng tôi thông tin cho gia đình, bạn bè, người thân về tình hình dịch bệnh ở nơi mình đang sống dễ dàng, giảm bớt những âu lo không cần thiết.

Gần hay xa, xa hay gần, điều đó tùy thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận. Hi vọng sau các biện pháp mạnh mẽ để đẩy lùi dịch bệnh, chúng ta nhanh chóng về gần với cuộc sống bình thường trước đây của mình. Mọi thứ rồi sẽ ổn. Hoa vẫn nở. Nắng sẽ lên và cuộc sống lại bình thường như chưa bao giờ có sự cách ly.

Thời gian ở nhà quý giá

Hiện nay mỗi khi đi ra ngoài, tôi cố gắng mua tất cả nhu yếu phẩm mình cần trong một thời gian dài để tránh phải ra ngoài đường nhiều hơn một lần một tuần.

Tôi trân trọng thời gian này vì có nhiều thời gian cho bản thân, không cần phải vội vàng và gấp gáp như thường ngày. Cụ thể, tôi cố gắng dành thời gian đọc sách truyện, học ngoại ngữ, sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, dọn dẹp nhà cửa...

Ngoài ra, tôi cố gắng học những công thức mới để tránh lãng phí thực phẩm, cũng như một số cách sắp xếp thực phẩm hợp lý trong tủ lạnh, cách thức giữ thực phẩm lâu hơn. Tôi theo đạo Chúa nên cũng dành thời gian cầu nguyện và tham dự lễ của nhà thờ online.

Thường ngày tôi vô cùng bận rộn, nên đối với tôi đây lại là một cơ hội tốt để dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

Cụ thể, mỗi ngày tôi có thể nói chuyện với gia đình tôi lâu hơn cũng như "buôn dưa" với bạn bè. Ở nhà, tôi không những có thời gian cho bản thân mà còn hoàn thành được trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội.Để có thể giữ cho mình có suy nghĩ tích cực, tôi cũng hạn chế dành thời gian trên mạng xã hội vì hiện nay có không ít người lan truyền thái độ sống tiêu cực cũng như tin giả, tin thiếu chính thống khiến mình dễ "nản lòng" và ảnh hưởng đến tâm lý.

Chính vì vậy, giờ đây tôi chỉ lên mạng để hỏi thăm và liên hệ người thân, gia đình, bạn bè, truy cập những trang báo chính thống cũng như giải trí.

Một vấn đề đi ngược với các giá trị sẻ chia và gắn kết là việc mua sắm quá mức cần thiết trong cơn hoảng loạn. Thay vì chỉ mua những nhu yếu phẩm đủ dùng trong một đến hai tuần, nhiều người biện minh rằng họ mua dư để đảm bảo đủ nhu yếu phẩm trong thời gian khó khăn này.

Tuy nhiên, mua sắm hoảng loạn dễ dẫn đến việc mua những thứ mình không cần và không sử dụng đến, vì hiện tượng này hoàn toàn dựa trên cảm xúc của người mua và khi mua họ không suy nghĩ liệu họ có cần món đồ này hay không. Như vậy, rất nhiều đồ sẽ trở thành rác thải không cần đến, làm hại môi trường.

COVID-19 chắc chắn sẽ qua đi. Chính vì vậy chúng ta cần phải nghĩ đến nhau, và nghĩ đến cả những người trong hoàn cảnh khó khăn hơn chúng ta.

Trong một số trường hợp, tôi mua dư một chút và phát cho những người khó khăn, đặc biệt là người già trong khu vực. Nhưng theo tôi, trách nhiệm cơ bản là chỉ mua vừa đủ dùng để giá thực phẩm và nhu yếu phẩm không bị đẩy lên cao, gây khó khăn cho người già và người nghèo.Nên chính vì vậy ta hãy cố gắng chung tay đẩy lùi dịch bệnh này

7 tháng 5 2020

cảm mơn nha

5 tháng 5 2020

Người anh hùng làm việc nghĩa mà không cần báo đáp công ơn, coi việc giúp đỡ người khác là chuyện hiển nhiên phải làm.

28 tháng 4 2020

Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm văn học nổi tiếng viết về người nông dân trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước. Hình ảnh ông Hai - nhân vật chính của truyện chính là hình ảnh tiêu biểu và chân thực nhất về những người nông dân Việt Nam trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cuộc cách mạng,với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, với niềm tin yêu ,thủy chung với kháng chiến, với Bác Hồ vĩ đại ;kính yêu. Thông qua câu truyện ngắn này ,ta thấy được tình yêu làng, yêu quê hương tha thiết ; sâu sắc của người nông dân Việt Nam dù ở trong mọi hoàn cảnh, chiến tranh hay thời bình thì họ vẫn 1  một mực 1 lòng yêu quê hương đất nước. 

Thật vậy, ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình bằng một tình cảm đặc biệt mà mỗi người trong chúng ta cũng rất khó để diễn tả thành lời. Ở nơi tản cư ông  vẫn luôn nhớ về làng, nhớ những ngày làm việc với anh em để rồi “trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên” và “Chao ôi! Ông nhớ làng, nhớ cái làng quá.”. Ông cũng không quên theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm làng Chợ Dầu. Tình yêu làng thiết tha, sâu nặng ấy càng được thể hiện sâu sắc;tha thiết khi nhà văn đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ, độc đáo ,lôi cuốn,cuốn hút. Từ phòng thông tin ra, ông lão đang phấn chấn vì nghe ngóng được nhiều tin vui từ kháng chiến thì lại gặp những người tản cư. Ông quay phắt lại lắp bắp hỏi khi nghe nhắc đến tên làng, mong nhận được những tin tốt lành, nào ngờ lại là tin dữ: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..”. Lúc này “cổ ông lão nghẹn ắng cả lại, da mặt tê rân rân” vì sự ngạc nhiên đến nỗi bắt ngờ làm ông đau xót, “ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng víu ở cổ, ông cất tiếng hỏi ,giọng lạc hẳn đi ” nhằm hi vọng đó không phải là sự thật. Nhưng trước câu nói khẳng định, ông xấu hổ đứng lảng bỏ về, cúi mặt xuống mà đi từ từ ; chậm rãi. Ông xấu hổ vì trước đây hay đi khoe về làng cho mọi người mà bây giờ làng lại là Việt gian, bị người ta chửi bới, chỉ cần nghĩ đến đó thôi cũng đủ làm ông xấu hổ không dám nhìn mặt bất kì ai nữa.

Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin vào Cụ Hồ ,vào cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn thêm gấp trăm , gấp vạn lần…

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”, “thế con ủng hộ ai ?”. Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”. Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm. Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”. Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt, thủy chung , không thể nào bị phá vỡ được. Ông xúc động, nước mắt giàn giụa “chảy ròng ròng trên hai má”. Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng. Nhưng ,dẫu vậy , thì ông vẫn mãi một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ .

May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được đính chính lại. Ông Hai sung sướng như được vừa được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”. Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người. Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính. Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà. Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”. Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc. Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.

Với cách chọn tình huống độc đáo, bằng lối văn miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ nhân vật –lúc đối thoại, khi độc thoại, và độc thoại nội tâm – đa dạng, nhà văn đã khắc họa thành công được chiều sâu về mặt tâm trạng của nhân vật,điều đó đã góp một phần không nhỏ tới sự thành công của tác phẩm.

Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

28 tháng 4 2020

chúc hok tốt