K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

vì con trai 25 tuổi ngừng phát triển chiều cao

con gái 22 tuổi ngừng phát triển chiều cao

18 tháng 11 2019

Tại sao ở tuổi trưởng thành con người ko cao thêm đc nữa??

TL:

1 . Người trưởng thành không cao lên được nữa vì : đến tuổi trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng phân chia để tạo ra các tế bào mới và hóa xương .

học tốt nhé

18 tháng 11 2019

”Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó được và có quý trọng dĩ vãng thì mới tìm được hướng đi cho tương lai”. Đó là lời của cố học giả Nguyễn Hiền Lê mà tôi muốn gửi đến bạn đọc và những ai quan tâm đến việc bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc của người Việt nam ta. Từ xưa, chiếc nón và áo dài duyên dáng đã làm nổi bật bản sắc văn hóa dân tộc. Nón lá tự bao giờ đã trở thành nét đặc thù riêng của người phụ nữ Việt Nam, không ai phủ nhận được.

Nón lá có lịch sử rất lâu đời, là một trong những họa tiết được khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, trên thạp đồng Đào Thịnh.Nón lá gắn liền với đời sống tạo nên nét bình dị, duyên dáng.Một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre, lúc nghỉ ngơi, người nông dân dùng nón quạt cho mát, ráo mồ hôi. Nón lá có nhiều loại, thay đổi theo từng thời kì lịch sử.Binh lính thời xưa dùng nón dấu, nón ngựa hay nón gõ, trong tang lễ hay dùng nón cạp. Trong các lế hội của người miền Bắc, người phụ nữ mang nón quai thao, hát những câu quan học tha thiết. Nón bài thơ thì là mọt loại nón đặc trưng của xứ Huế.

Người việt dùng nón lá, nhưng ít người để ý hay tìm hiểu xem nón được làm thế nào, có bao nhiêu vành, đường kính bao nhiêu?….nón lá tuy giản dị, rẻ tiền nhưng một chiếc nón đẹp được làm ra là nhờ những đoi bàn tay khéo léo cần cù. Nghề làm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ, người đàn ông trong gia đình cũng có thể vót tre làm khung nón. Từ cây tre, họ vốt thành từng nan vành một cách công phu, sau đó uốn thành từng vòng tròn trịa. Để cho nón có hình chóp, người ta làm từng vanh nhỏ dần cho lên tới chóp. Lá để làm nón là một loại lá khó tìm, có hai loại là Du Quy Diệp – thời xưa làm tơi dùng để chống mư gió, một loại khác là Bồ Quy Diệp, lá mỏng và mềm hơn. Ngoài ra ngày nay người ta cũng làm từ nhiều loại lá khác như lá cọ, lá hồi…Khi lấy lá, người ta thường lấy những lá non có màu xanh, sau đó phơi khô, dùng những đồ có mặt phẳng đặt trê nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ đè lên lá, làm công việc này giống như động tác khi là ủi, đổng thời tay kéo thẳng cho lá thẳng ra, nổi lên những đường gân, chọn những lá đẹp để là phần ngoài của nón. Tiếp đó lấy khung nón được làm từ 16 vanh chính, khoảng cách bằng nhau. Khâu làm khung phải do thợ chuyên môn làm thì nón mới đều và đẹp. Các vanh nón được nối lại với nhau bằng các que tre vót nhỏ. Nếu nón được lót bằng lớp lá đót thì sẽ có đọi bền cao hơn. Vành nón thường có đường kính khoảng 41 cm. khi xếp lá lên trên cần phải đều tay, không làm lộ ra các lớp lá xếp đè lên nhau. Người ta phết phía ngoài nón lớp sơn dầu mỏng, trong suốt, vừa tạo độ độ óng cho nón vừa để nước không thấm vào nón qua các lỗ kim vào bên trong. Tóm lại, để làm một chiếc nón cần phải trải qua 15 khâu, từ trên rừng lấy lá, rồi phơi khô, sấy lá, mở lá, là, làm vanh, vành nón, khâu nón, cắt chỉ, thêu non, làm quai… Thời trước khi chưa có chỉ, người ta dùng bẹ lá cây thuộc họ thơm tước lấy phần tơ ngâm nước vài ba ngày cho nát phần thịt, dùng bàn chải, chải lấy phần tơ làm chỉ để chằm nón.

Dáng dấp con gái Việt Nam mềm mại, dịu dàng, nếu trên đầu nghiêng nhgiêng vành nón trắng. Nụ cười, ánh mắt phía sau vành nón thật e ấp, rạo rực. Mỗi thiếu nữ đều có cái duyên, có cái đẹp như vầng trăng non dưới vành nón lá.

Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay ” xây lá”, tay chuyền nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên.

Những chiếc nón bài thơ thường trở thành vật trang sức của biết bao phụ nữ. Buổi tan trường, con đường bên sông Hương như dịu lại trong nắng hè cuối ngày oi ả, bởi những dáng mảnh mai của tà áo dài trắng, nón bài thơ. Nghề làm nón nổi tiếng ở các vùng Phú Hồ, Dạ Lễ, Tân Lễ,… còn tồn tại đến bây giờ. Ở các vùng này, ngày cưới họ vẫn giữu dược truyền thống từ xa xưa như rước kiệu, đi kiệu…

Nón ngày nay hầu như không còn giữ được phưong pháp như ngày xưa nữa, họ quen vơi cách làm nón nhanh và đơn giản. Bảo quản nón rất dễ, ta chỉ cần không để nón nơi ẩm ướt, tránh ẩm ướt, tránh làm rách, làm thủng nón. Để cho nón bóng, ta nên quét lớp dầu mỏng lên

Đời sống văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt nam vẫ thuần túy nguyên hình của nó. Ở bất cứ nơi nào, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng, dọc theo chiều dài đất nước, đều thấy nón lá thấp thoáng ngàn đời không đổi thay.

 

18 tháng 11 2019

Tham khảo dàn ý này nà bn :3 

I/MB: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

II/TB:

1. Cấu tạo:

- Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón?…

- Cách làm (chằm) nón:

+ Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 - 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2cm.

+ Xử lý lá: Lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.

+ Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.

+ Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).

- Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)…

2. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:

- Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì?

- Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD)

- Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:

+ Ca dao (nêu VD)

+ Câu hát giao duyên (nêu VD)

b) Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay:

Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành qui định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành... và nón cổ điển như nón lá... đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó:

- Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD)

- Trong các lĩnh vực khác:

+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD).

+ Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng.

+ Du lịch

III/KB: Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.

Bình minh vừa rạng, phương đông ửng hồng. Từ phía xa xa, ông mặt trời mặc bộ xiêm y hoàng bào lộng lẫy từ tư bước lên cao. Trên trời những đám mây màu vàng nhạt lững lờ trôi đi. Những chú gà trống oai phong như những chàng hiệp sí dạo lên những khúc kèn hoành tráng: "Ò ó o o",... từ xa vọng lại. Những chị gió thướt tha mang những luồng khí mát lạnh đến quê huơng tôi. Ngoài đồng, các bác nông dân đang gặt lúa. Khung cảnh thật yên bình tuyệt đẹp trong buổi sáng mùa hè trên quê hương tôi !

14 tháng 12 2020

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.

Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.

Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc

18 tháng 11 2019

Thành phố Cảng, nơi đầu sóng ngọn gió, với những chùm hoa phượng đỏ rực cả góc trời, là nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào của bao nhà văn, nghệ sĩ. Sẽ là khập khiễng, nếu đem so sánh văn học Hải Phòng với các trung tâm văn học lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế. Song, không vì thế mà văn học Hải Phòng không mang trong mình những nét riêng, độc đáo, là cá tính của đất và người nơi đây, mang hơi thở của biển cả, của những con người ăn sóng nói gió…

Trong suốt chặng đường dài của lịch sử, chúng ta có thể tự hào khẳng định truyền thống thơ và văn học nói chung của Hải Phòng, thời nào cũng có những tác giả xuất sắc, chẳng những làm sáng đẹp đất Cảng mà còn đóng góp vào sự nghiệp văn học Việt Nam, tiêu biểu như Thế Lữ, Văn Cao, Nguyên Hồng, Thi Hoàng, Thanh Tùng, Đồng Đức Bốn, Mai Văn Phấn. Tên tuổi và sáng tác của những người nghệ sĩ, mãi mãi là những bông hoa đẹp trong vườn hoa đầy hương sắc của nền văn học nước nhà.

* Tác giả - tác phẩm tiêu biểu.

1. Trước tiên, hãy nói đến nhà văn Nguyên Hồng, người mà, qua tác phẩm của ông, ám ảnh đến nhức nhối số phận của người nghèo phố thợ, những con người cùng khổ sống trong thời kì Pháp thuộc ở thành phố Cảng. Nguyên Hồng sinh ra ở Nam Định,  nhưng ông sớm lăn lộn gắn bó với Hải Phòng. Có thể nói từng con đường, hẻm phố, ga tàu, bến sông, xóm thợ nghèo ở thành phố cửa biển này đều in dấu chân ông. Nguyên Hồng "thuộc" từng gương mặt, thân phận con người nơi đây. Có lẽ vì thế và hẳn là thế ông mới viết được hàng loạt truyện ngắn và bộ tiểu thuyết "Cửa biển" bốn tập: Sóng gầm, 1961; Cơn bão đã đến, 1963; Thời kỳ đen tối, 1973; Khi đứa con ra đời, 1976; dài đến hơn hai chục ngàn trang in, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống lao động vật lộn đấu tranh ở miền đất đầy sóng và gió này. Đây cũng là bộ tiểu thuyết đồ sộ nhất, dài nhất của đời văn Nguyên Hồng. Và, có lẽ cũng là một trong những tiểu thuyết dài nhất của văn học hiện đại Việt Nam.


2. Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, người ta vẫn nói về Đổng Đức Bốn (1948 – 2006) – như là “ tác giả của những vần thơ lục bát”. Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo của thành phố Cảng, thơ Đổng Đức Bốn mang hơi thở, phong vị của quê hương...là hình ảnh của làng quê Hải Phòng – được vẽ lại trong nhiều bài thơ vừa giống, vừa khác với những thôn Đoài, thôn Đông trong thơ Nguyễn Bính, đôi khi lại có cái ngậm ngùi tiếc nuối, niềm hoài cổ của thi sĩ về những cái đã mất... Với những tác phẩm như: Con ngựa trắng và quả đắng (NXB Văn học – 1992), Chăn trâu đốt lửa (NXB Lao Động – 1993), Trở về với mẹ ta thôi ( NXB Hội nhà văn – 2000), Cuối cùng vẫn còn dòng sông ( NXB Hội Nhà Văn – 2000, Chuôn chùa kêu trong mưa ( NXB Hội Nhà văn – 2002), Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (NXB Hội Nhà văn – 2006)..., Đổng Đức Bốn đã hương vị dân gian đến cho văn học hiện đại, giữ nguyên được hồn cốt của dân tộc trong thời đại “ vàng thau lẫn lộn” như hiện nay. Thơ hiện đại của Đổng Đức Bốn chính là hơi thở, là hồn vía của cuộc sống hôm nay được “quản thúc” trong niêm luật cổ truyền lục bát. Với những đóng góp như vậy, Đổng Đức Bốn xứng đáng là niềm tự hào văn học quê hương.

3. Nhà thơ Mai Văn Phấn sinh năm 1955, quê gốc Ninh Bình, định cư tại Hải Phòng hơn 20 năm.  Anh có 7 tập thơ, 1 trường ca, tiêu biểu là Đột nhiên gió thổi, Bầu trời không mái che ( 2009- 2010), thơ tuyển Mai Văn Phấn…,là một trong những cây bút trung niên đang độ sung sức với nỗ lực không ngừng ham muốn đổi mới thơ. Dẫu Mai Văn Phấn chẳng sinh ra ở đây, nhưng trong chàng thi sĩ hào hoa thì hồn thơ lúc nào cũng mọng căng gió bốn biển. Chủ nhân của những câu thơ có nhịp và vô nhịp, nhịp sóng. Mỗi con sóng tự làm mới mình sau một lần oằn mình vươn tới. Ấy cũng là nét đặc trưng của thơ Mai Văn Phấn. Phong vị Hải Phòng có trầm sâu của tinh tế Hà Thành, có chân chất đằm thắm sen nhãn khoai lúa của châu thổ sông Hồng, và gân guốc vạm vỡ vầng ngực thủy thủ trên mũi tàu hững bão. Khí chất ấy, cũng hiện diện trong thơ Mai Văn Phấn

#hoctot

#phanhne

18 tháng 11 2019

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 gắn liền với hai sự kiện có ảnh hưởng căn bản và sâu rộng đến mọi mặt của đời sống chính trị, xã hội.Văn học Việt Nam thời kỳ này đi những bước đầu tiên để chuyển sang một giai đoạn mới với xu hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương.Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên ngôn độc lập nhưng nền độc lập đứng trước những thách thức to lớn. Cũng như bối cảnh xã hội lúc ấy, văn học vừa diễn ra xu hướng hội tụ, vừa tiếp tục sự phân hóa của các khuynh hướng văn học. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946 đã mở đầu cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm với Pháp. Trong thời kỳ này, văn học đã được xây dựng để phục vụ cho cuộc chiến đấu của người Việt Nam mà hạt nhân là Việt Minh. Văn hóa được định hướng theo phương châm do Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943  là Dân tộc - Khoa học - Đại chúng còn đối với văn học thì làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng. Trong kháng chiến chống Pháp, khẩu hiệu Kháng chiến hóa văn hóa - Văn hóa hóa kháng chiến của Hồ Chí Minh cũng phản ánh mục tiêu và đi kèm với nó là phương pháp chi phối văn hóa nói chung và văn học nói riêng trong giai đoạn ấy. Về phong cách, để có thể kháng chiến hóa văn hóa, văn học phải nhằm đến đối tượng quần chúng đông đảo mà chủ yếu là nông dân và do vậy văn học giai đoạn này được hướng đến phong cách hiện thực, đại chúng.

Văn xuôi[sửa | sửa mã nguồn]

Văn xuôi trong giai đoạn này chủ yếu là truyện ngắn và ký về đề tài người nông dân và người lính Vệ quốc quân. Những nhà văn mà phần nhiều đồng thời cũng là lính Vệ quốc quân đã ghi lại những gì có tính chất thời sự đang xảy ra trên chiến trường như Truyện và ký sự của Trần Đăng, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Bên đường 12 của Tú Nam, Đường vuiTình chiến dịch của Nguyễn Tuân,... Những ký sự đó đã khắc họa chân dung của người lính mà thời ấy gọi là bộ đội Cụ Hồ trong đó ca ngợi những phẩm chất của họ như lòng yêu nước, thương nhà, tình đồng đội, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu...Tuy vậy, để điển hình hóa nhân vật, trong những tác phẩm ấy sự cường điệu nét này hay nét khác của cá tính, hoặc sự nhấn mạnh như một cách minh họa tính giai cấp, có làm cho nhân vật ít nhiều hoặc sa vào sự cá biệt, hoặc sự minh họa.[7]. Truyện và truyện ngắn phong phú hơn về đề tài, từ người lính và cuộc chiến đấu trên chiến trường đến nông thôn, vùng cao, công nhân, trí thức... nhưng đều gắn liền với cuộc chiến tranh chống Pháp. Trận Phố RàngMột lần tới thủ đôMột cuộc chuẩn bị,... đã đủ xác định vị trí hàng đầu của truyện ngắn Trần Đăng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp[8]. Nam Cao có Đôi mắtỞ rừng,... trong đó Đôi mắt với chiều sâu hiện thực và tâm lý có ý nghĩa lâu dài trong cuộc sống cũng như văn chương[9]; Hồ Phương có Thư nhà. Tô Hoài đã khắc họa cuộc sống, con người miền núi với Truyện Tây Bắc (gồm Mường GiơnCứu đất cứu mường và Vợ chồng A Phủ). Người Tây Nguyên sống và đánh Pháp được Nguyên Ngọc miêu tả trong Đất nước đứng lên[10]. Võ Huy Tâm là nhà văn đầu tiên viết về đề tài người công nhân[11] với Vùng mỏ. Những gì đang diễn ra ở nông thôn vùng đồng bằng cũng như hình ảnh người nông dân hiện ra trong các tác phẩm Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Làng (Kim Lân).

Một mảng đề tài nữa cũng đã có nhiều truyện, ký là cuộc cải cách ruộng đất do Đảng Lao động Việt Nam chủ trương. Có thể điểm qua: Địa chủ giết hại gia đình tôi (Nguyễn Thị Chiên, Vũ Cao ghi), Vạch khổ (nhiều tác giả), Gợi khổ (Trọng Hứa), Bóng nó còn bám lấy xóm làng (Nguyễn Tuân), Thửa ruộng vỡ hoang (Xuân Trường)... Những truyện, ký trong mảng đề tài này chủ yếu phục vụ cuộc đấu tranh giai cấp giữa nông dân và địa chủ và sau này ít được nhắc đến. Từ sau năm 1950, xuất hiện một loạt bản tự thuật của những người được phong tặng danh hiệu do thành tích trong chiến đấu và lao động tập hợp thành Truyện anh hùng chiến sĩ thi đua[12]. Những truyện, ký này đã được trao Giải ngoại hạng trong Giải thưởng văn nghệ 1951 – 1952 tuy vậy chất lượng văn chương không cao. Trong một bài viết có tính chất tổng kết (bài Tám năm văn nghệ kháng chiếnVăn nghệ số 46, tháng 12 năm 1953), Hoài Thanh cho rằng những truyện, ký đó đã cho chúng ta thấy một hình ảnh về anh hùng công nông nhưng mới kể chuyện một cách đơn giản, còn sơ lược, chưa đi sâu vào diễn tả những cảnh sống và phân tích tư tưởng[13].

Trong kháng chiến chống Pháp, hai nhà tiên phong đã góp phần đưa hoạt động biểu diễn sân khấu của Việt Nam trở nên chuyên nghiệp là Thế Lữ và Đoàn Phú Tứ cũng đã có những tác phẩm kịch: Cụ Đạo sư ôngĐoàn biệt độngĐợi chờTin chiến thắng Nghĩa Lộ (Thế Lữ), Trở về (Đoàn Phú Tứ); Lưu Quang Thuận có Quán Thăng longCô GiangHoàng Hoa Thám.

Ở thể loại văn chính luận, đã có những tác phẩm nổi bật: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh hoặc những bức thư của ông gửi cho học sinh nhân ngày khai giảng đầu tiên dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gửi cho Trung đoàn Thủ đô đang chiến đấu tại Hà Nội Tết Nguyên Đán Đinh Hợi (1947)...; Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh...

Trong giai đoạn này, một số tác giả nổi tiếng của dòng văn học hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố (mất năm 1954), Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng không cho ra đời tác phẩm nào.

Trong thời kỳ 1945 – 1954, văn xuôi bắt đầu phong cách hiện thực và được đại chúng hóa để tất cả phục vụ cho mục tiêu thắng người Pháp trong cuộc chiến tranh gian lao kéo dài 9 năm. Truyện, ký là thể loại chủ yếu và tiểu thuyết mới chỉ là những thể nghiệm ban đầu với Con trâuVùng mỏXung kích. Giai đoạn này cũng chưa có được những tác phẩm có thể diễn tả hết những gì mà đất nước Việt Nam, người dân Việt Nam với cuộc sống, tâm hồn và số phận của họ đã trải qua. Tuy vậy, những gì đã có của giai đoạn đó, từ thực tế phong phú đến những trăn trở, hoài bão của những nhà văn đã tạo tiền đề cho những tác phẩm có giá trị nghệ thuật hơn trong giai đoạn sau.

Thơ:

Sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, một mảng đề tài chiếm vị trí quan trọng trong phong trào Thơ mới vẫn được tiếp tục, truyền thống miêu tả làng xóm quê hương vẫn in đậm nét trong thơ[14]. Hoàn cảnh lịch sử lúc đó đã khiến cho cảnh làng quê không phải mơ màng, thơ mộng, với những hội hè đình đám hay những mối tình lãng mạn, éo le như Thơ mới mà là làng quê gian khó trong chiến tranh, làng quê có những người nông dân đang ra trận. Về mảng đề tài này có thể kể đến Hoàng Trung Thông (Bao giờ trở lạiBài ca vỡ đất), Trần Hữu Thung (Thăm lúa), Anh Thơ (Kể chuyện Vũ Lăng), Tế Hanh (Người đàn bà Ninh Thuận), Chế Lan Viên (Bữa cơm thường trong bản nhỏ), Quang Dũng (Đôi mắt người Sơn Tây), Nông Quốc Chấn (Dọn về làng), Lưu Trọng Lư (Ngò cải đơm hoaChiến khu Thừa Thiên,...),... và Tố Hữu với Việt Bắc. Mảng đề tài thứ hai là hình ảnh người lính Vệ quốc quân với Chính Hữu (Đồng chí), Hồng Nguyên (Nhớ), Vĩnh Mai (Lên Cấm Sơn), Hoàng Lộc (Viếng bạn), Tố Hữu (Việt Bắc), Quang Dũng (Tây tiến).... Người lính từ làng quê nghèo khó nước mặn, đồng chuađất cày lên sỏi đá rồi chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh với bao gian khổ và tất nhiên cả sự hy sinh. Tuy vậy còn ít thơ viết về những trận đánh; đời sống chiến trường chưa được biểu hiện rõ nét. Có thể nói rằng người lính được miêu tả gián tiếp nhiều hơn là trực tiếp.[15]. Hình ảnh người lính gợi nhiều cảm mến ở người đọc nhưng ngoài tinh thần áo vải chân không đi lùng giặc đánh, những khía cạnh tâm lý khác của họ hầu như chưa được phản ánh, các nhà thơ chưa khai thác vào bề sâu tâm trạng của con người trong chiến tranh[16]. Bên cạnh đó những nhà thơ cũng diễn đạt những suy nghĩ, tình cảm của mình về cuộc Cách mạng tháng Tám, về lòng yêu nước, về đất nước, về cuộc chiến đấu đang diễn ra: Xuân Diệu có Ngọn quốc kỳHội nghị non sôngDưới sao vàng; Chế Lan Viên có Gửi các anh, Nguyễn Bính có Ông lão mài gươmĐồng Tháp Mười, Trần Mai Ninh có Nhớ máuTình sông núi, Nguyễn Đình Thi có Đất nước... Những năm kháng chiến chống Pháp bắt đầu xuất hiện những bài thơ ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh như Sáng tháng Năm (Tố Hữu); Ảnh Cụ HồThơ dâng Bác (Xuân Diệu) hay Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ). Thơ trong thời kỳ này hầu như không có những tác phẩm về tình yêu trong chiến tranh, bài thơ Không nói của Nguyễn Đình Thi, một trong số những bài thơ hiếm hoi về đề tài đó chưa tạo được sự thông cảm của dư luận đương thời[16] hay Màu tím hoa sim của Hữu Loan cũng vậy. Trong giai đoạn đầy biến động này, những bước ngoặt của lịch sử, những đảo lộn trong xã hội, những khó khăn và mất mát riêng tư dễ làm cho biết bao tiếng nói thơ ca tắt đi trong xót xa, thầm lặng. Thế Lữ, người mở đầu phong trào Thơ mới đã chấm dứt hoạt động thơ trong vòng mười năm sáng tác, Huy Thông nổi lên trong ít năm rồi ngừng hẳn....Huy Cận cũng như Chế Lan Viên đều có xu hướng đi từ thơ sang văn xuôi triết luận với dấu hiệu bế tắc...[17]

Thơ Việt Nam 1945 – 1954 đã có những thành quả nhất định song phải thừa nhận rằng thơ chưa có nhiều thành tựu và chưa cắm được ngọn cờ thi ca ở những cột mốc quan trọng của lịch sử[16]. Về hình thức, thơ trong giai đoạn này cũng chưa có những cách tân, đột phá, vì cũng như văn xuôi, thơ phải được hiện thực hóa và đại chúng hóa, cũng dễ hiểu vì sao Trần Dần và nhóm Sông Đà với lối thơ bậc thang không được hoan nghênh thời ấy.

Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ lớn

Các đại hội văn hóa cứu quốc

Hội văn hóa cứu quốc được thành lập năm 1943. Tháng 9-1945 tổ chức Đại hội văn hóa cứu quốc lần thứ nhất. Từ 12 đến 13 tháng 10 năm 1946 Đại hội văn hóa cứu quốc lần 2 diễn ra với sự bầu cử một Ban chấp hành gồm Chủ tịch Đặng Thai Mai, Tổng thư ký Hoài Thanh, Phó tổng thư ký Tố Hữu và các ủy viên Văn Cao, Ngô Quang Châu, Nguyễn Đỗ Cung, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Văn Tỵ, Chế Lan Viên.

Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất

Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất dự kiến họp từ 24 tháng 11 đến 1 tháng 12 năm 1946. Tuy nhiên, do tình hình căng thẳng với việc Pháp khiêu khích, nổ súng ở Lạng Sơn, Hải Phòng, xé bỏ Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9 nên hội nghị được bế mạc ngay trong buổi chiều chủ nhật ngày 24 tháng 11 năm 1946. Hồ Chủ tịch đã đến dự và nói chuyện với Hội nghị.

Hội nghị ra quyết nghị ủng hộ Chính phủ Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, quyết định thành lập một Ủy ban Văn hóa toàn quốc có nhiệm vụ tiếp tục công việc của Hội nghị liên lạc với giới văn hóa, văn nghệ trong và ngoài nước, lập một số tiểu ban văn hóa, tìm đường lối sáng tác và chuẩn bị hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 khi tình hình ổn định.

Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai

Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai diễn ra trong các ngày từ 16 đến 20 tháng 7 năm 1948 tại Việt Bắc, với hơn 200 đại biểu về tham dự. Tại Hội nghị, Trường Chinh đã đọc bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam. Hội nghị đã bầu ra Ban chấp hành Hội văn hóa Việt Nam và bầu Hồ Chí Minh làm hội trưởng danh dự. Ban chấp hành gồm có:

  • Các đại biểu khoa học tự nhiên: Trần Đại Nghĩa, Phạm Đình Ái, Đặng Phúc Thông, Tôn Thất Tùng.
  • Các đại biểu khoa học xã hội: Nguyễn Khánh Toàn, Trần Công Tường, Trần Văn Giáp.
  • Đại biểu giáo dục: Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Công Mỹ, Phan Thiều, Thục Vinh.
  • Đại biểu văn học: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Trần Huy Liệu, Đoàn Phú Tứ, Hoàng Xuân Nhị, Đỗ Đức Dục.
  • Đại biểu các ngành nghệ thuật: Thế Lữ (sân khấu); Tô Ngọc Vân (mỹ thuật); Nguyễn Xuân Khoát (âm nhạc); Nguyễn Cao Luyện (kiến trúc); Văn Cao.

Tại Hội nghị, Ban chấp hành cũng bầu ra Ban thường vụ với Hội trửong Đặng Thai Mai, Tổng thư ký Hoài Thanh, và các ủy viên Ngụy Như Kon Tum, Tô Ngọc Vân, Trần Huy Liệu, Đoàn Phú Tứ, Trần Văn Giáp.

Hội nghị văn nghệ toàn quốc

Hội nghị văn nghệ toàn quốc tổ chức trong các ngày từ 23 đến 25 tháng 7 năm 1948 tại Việt Bắc, với hơn 80 văn nghệ sĩ đại biểu của các ngành văn học, sân khấu, âm nhạc, kiến trúc, mỹ thuật về dự. Hội nghị đánh giá về tình hình hoạt động văn nghệ mấy năm đầu kháng chiến chống Pháp, thống nhất ba phương châm Dân tộc, Khoa học, Đại chúng là phương hướng hành động của giới văn nghệ toàn quốc.

Hội nghị chính thức thành lập Hội văn nghệ Việt Nam, và bầu ra Ban chấp hành của Hội gồm có:

  • Tổng thư ký: Nguyễn Tuân
  • Phó tổng thư ký: Tố Hữu
  • Ủy viên kinh tế: Võ Đức Diên
  • Ủy viên quân sự: Ngô Quang Châu
  • Ủy viên tổ chức và kiểm tra: Xuân Diệu

Ngoài ra còn có đại biểu các ngành Trần Văn Cẩn (mỹ thuật); Thế Lữ (sân khấu); Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước (âm nhạc), và đại biểu các khu: Ngô Tất Tố (khu 1), Lê Hữu Kiều (khu 3); Lưu Trọng Lư (khu 4), Tạ Mỹ Duật (khu 10), Đỗ Cung (Nam Trung Bộ); Hoàng Xuân Nhị, Huỳnh Văn Gấm (Nam Bộ).

Cũng trong Hội nghị này Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam và Đoàn Sân khấu Việt Nam được thành lập.

Hội nghị văn nghệ bộ đội[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị văn nghệ bộ đội tổ chức từ 9 đến 14 tháng 9 năm 1949 tại Việt Bắc. Đến dự Hội nghị bên cạnh các cây bút trong quân đội còn có các nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp khác. Hội nghị tập trung vào vấn đề văn nghệ phục vụ bộ đội, phục vụ chiến đấu và phát triển phong trào văn nghệ trong bộ đội. Kết thúc Hội nghị, Tố Hữu và Thế Lữ chính thức gia nhập bộ đội, mở đầu cho phong trào văn nghệ sĩ đầu quân.

Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị tổ chức trong các ngày từ 25 đến 28 tháng 9 năm 1949 nhằm mục đích tranh luận cho sáng tỏ các vấn đề đang xảy ra trong văn nghệ đương thời, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của các chuyến đi thực tế, chuẩn bị cho văn nghệ sĩ thực hiện những nhiệm vụ mới của kháng chiến. Điều hành hội nghị lần lượt là Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Đỗ Cung. Hội nghị họp 11 phiên trong vòng 4 ngày. Tại phiên khai mạc, Tố Hữu đọc bản thuyết trình Văn nghệ dân chủ mới nêu lên ba tính chất dân tộc, đại chúng, khoa học của nền văn nghệ bấy giờ, đồng thời đề ra những nhiệm vụ mới cho văn nghệ.

Trong các phiên họp tiếp theo hội nghị tranh luận về các vấn đề như cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt, các chuyến đi thực tế, phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, phê bình văn nghệ; các quan điểm về âm nhạc, nhận xét các tập Đường vui (Nguyễn Tuân) và Thơ văn bộ đội; bàn về nhiếp ảnh và hội họa; Phê bình thơ Nguyễn Đình Thi, phê bình độc tấu của Thanh Tịnh v.v. Tuy nhiên, "thiếu sót của hội nghị là chỉ biết nhằm những nhược điểm của phong trào văn nghệ nhân dân mà thảo luận, do đó hội nghị chưa có tính chất chung của phong trào văn nghệ cả nước"[18].

Các giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Các giải thưởng trong giai đoạn 1945 – 1954 dưới đây tóm tắt từ phần Phụ lục, trong cuốn Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) do Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Văn học (Việt Nam) thực hiện.[19].

Giải thưởng văn nghệ 1951-1952[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng văn nghệ 1951 – 1952 được trao cho các tác phẩm truyện và ký sự, thơ, kịch, các tác phẩm dịch.

  • Truyện và ký sự
    • Giải ngoại hạng: toàn bộ Truyện anh hùng và chiến sĩ thi đua do các nhà văn viết lại theo các bản tự thuật của các chiến sĩ trong Đại hội thi đua toàn quốc 1952.
    • Giải nhất: tiểu thuyết Vùng mỏ của Võ Huy Tâm.
    • Giải nhì: gồm 2 giải trao cho ký sự Trận Thanh Hương của Nguyễn Khắc Thứ; và tiểu thuyết Xung kích của Nguyễn Đình Thi.
    • Giải ba: gồm 2 giải trao cho truyện ngắn Con đường sống của Minh Lộc; và ký sự Chiến thắng Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng.
    • Giải khuyến khích: gồm 3 giải cho các tác phẩm truyện ngắn Đánh trận giặc lúa của Bùi Hiển; truyện Xây dựng của Nguyễn Khải; truyện Ông Cốc của Nguyễn Khắc Mẫn.
  • Thơ
    • Giải nhất: toàn bộ các tác phẩm thơ ca kháng chiến của Tú Mỡ.
    • Giải nhì: tập thơ của Nông Quốc Chấn.
    • Giải ba: tập thơ của Bàn Tài Đoàn
    • Giải khuyến khích: trao ba giải cho Hai Tộ hò khoan của Trần Hữu Thung, các bài độc tấu của Thanh Tịnh; Từ đêm mười chín của Khương Hữu Dụng
  • Kịch
    • Giải nhất: không có
    • Giải nhì: không có
    • Giải ba: trao hai giải cho kịch ngắn Chị Bắc giác ngộ của Nguyễn Khắc Dực và kịch 3 hồi Bão chuyển của Vũ Lăng.
    • Giải khuyến khích: trao 2 giải cho Tin chiến thắng Nghĩa Lộ của Đoàn văn công Nha tuyên truyền và văn nghệ; và chèo 10 cảnh Quách Thị Tước của Ngô Tất Tố.
  • Dịch thuật
    • Giải nhất: không có
    • Giải nhì: không có
    • Giải ba: 2 giải trao cho: toàn bộ các bản dịch về kịch của Thế Lữ, hai bản dịch Trời hửng và Trước lửa chiến đấu của Ngô Tất Tố.

Giải thưởng văn nghệ 1954-1955[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng văn nghệ 1954-1955 do Hội Văn nghệ Việt Nam đề ra cho năm 1954 nhưng do hoàn cảnh hòa bình nên gia hạn thêm đến đầu năm 1955. Số tác phẩm gửi đến ban tổ chức gồm 362 tập thơ, 108 truyện ký, 65 kịch bản, 56 bản dịch. Ban giám khảo đã làm việc từ tháng 12 năm 1955 đến tháng 3 năm 1956. Ngoài những tác phẩm được vào chung khảo, còn chọn thêm một số tác phẩm mới đã in hoặc chưa in trong năm 1955 có tác dụng phục vụ cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam.

  • Thơ
    • Giải nhất: tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
    • Giải nhì: ba giải trao cho: 2 tập thơ Đồng tháng Tám và Dặn con của Trần Hữu Thung; tập thơ Ngôi sao của Xuân Diệu, tập thơ Nụ cười chính nghĩa của Tú Mỡ
    • Giải ba: trao 1 giải cho Thơ chiến sĩ của Hồ Khải Đại.
    • Giải khuyến khích: trao 4 giải: Thơ, ca dao về Nam Bộ kháng chiến của Nguyễn Hiêm; truyện thơ Chú Hai Neo của Nguyễn Hải Trừng; ca dao Chiếc vai cày của Việt Dung; tập thơ Anh Ba Thắng của Việt Ánh.
  • Truyện
    • Giải nhất: trao hai giải cho: tiểu thuyết Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, tập truyện Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.
    • Giải nhì: 2 giải trao cho: Truyện anh Lục của Nguyễn Huy Tưởng; tiểu thuyết Con trâu của Nguyễn Văn Bổng.
    • Giải ba: trao một giải cho tác phẩm Cái lu của Trần Kim Trắc.
    • Giải khuyến khích: ba giải: Đồng quê hoa nở của Hoàng Trung Nho; Gặp gỡ của Bùi Hiển; Cá bống mú của Đoàn Giỏi.
  • Ký sự
    • Giải nhất: không có
    • Giải nhì: không có
    • Giải ba: 2 giải: Lên công trường của Hồng Hà, và Nam Bộ mến yêu của Hoài Thanh.
    • Giải khuyến khích: 3 giải: Đường lên Châu Thuận của Quang Dũng; Trại di cư Pagốt Hải Phòng của Sao Mai và Lòng mẹ của Bích Thuận.
  • Kịch
    • Giải nhất: không có
    • Giải nhì: trao một giải cho tác phẩm Lửa cháy lên rồi của Phan Vũ.
    • Giải ba: 5 giải trao cho 5 kịch bản: Mở Nông Giang của Nguyễn Khắc Dực; Chị Hòa của Học Phi; Lòng dân của Nguyễn Văn Xe; Ánh sáng Hà Nội của Hoàng Tích Linh; Việt ơi! của Bửu Tiến.
    • Giải khuyến khích: 3 giải: Chiến đấu trong lòng địch của Lộng Chương; Hai thái độ của Bàng Sĩ Nguyên; Cai Tô của Nguyễn Văn Thương.
  • Dịch thuật văn học
    • Giải nhất: không có
    • giải nhì: 4 giải trao cho 4 dịch phẩm Chiến sĩ chân chính Đổng Tồn Thụy do Lê Văn Cơ dịch; Chiến sĩ và Tổ quốc do Đào Vũ dịch; Chuyện vè Lý Hữu Tài do Đào Vũ dịch; và Lưu Hồ Lan do Phan Sinh dịch.
    • Giải ba: Bản thoại Lý Hữu Tài do Xích Liên dịch; Vichia Mêlêép do Hiệu đoàn Sư phạm trung cấp dịch; Vương Quý và Lý Hương Hương do Hoàng Trung Thông dịch.

Tác giả

Giải thưởng văn nghệ Cửu Long Giang còn trao giải cho tác giả theo hai thứ hạng: ưu hạng về công lao đối với kháng chiến và văn nghệ; và hạng đặc biệt về công lao đối với kháng chiến và văn nghệ.

  • Ưu hạng: trao ba giải cho: Việt Ánh (thi sĩ, bị bệnh hiểm nghèo mà không chịu rời cơ quan công tác, đã sáng tác gần 40 tập thơ về địch vận, ngụy vận); Huỳnh Văn Gấm (họa sĩ, phụ trách công việc đặc biệt cần thiết cho kháng chiến 4 năm và có công trong việc hướng dẫn nền hội họa đại chúng); Xích Liên (nhà văn, tuy tuổi già và bệnh tật vẫn dịch nhiều tác phẩm của Liên Xô, Trung Hoa cho bộ đội đọc).
  • Hạng đặc biệt: trao 2 giải cho Nguyễn Cao Thương (họa sĩ, thương binh, có công đào tạo trên 300 cán bộ hội họa phục vụ kháng chiến); Nguyễn Ngọc Bạch (góp phần lớn trong việc xây dựng nền nhạc Việt Nam ở Nam Bộ và tận tụy với đoàn kịch lưu động).

Giải thưởng văn nghệ Cửu Long Giang (Nam Bộ 1951-1952)

Trao giải nhất về văn cho tác phẩm truyện ngắn Bên rừng Cù Lao Dung của Phạm Anh Tài và giải nhất về thơ cho tập thơ Anh Ba Thắng của Việt Ánh.

Một số tác giả và tác phẩm

Tố Hữu

  • Tập thơ Việt Bắc (1954) gồm 20 bài thơ chủ viết về những vùng quê, những con người trong chiến tranh với Pháp, ca ngợi Hồ Chí Minh và chiến thắng Điện Biên Phủ. Tập thơ đã được tặng Giải Nhất trong Giải thưởng Văn nghệ 1954 – 1955. Năm 1955 đã có một cuộc tranh luận sôi nổi và có lúc đến mức căng thẳng về tập thơ này giữa hai phía ca ngợi và đánh giá thấp. Trong tập có nhiều bài thơ nổi tiếng tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Tố Hữu như Việt BắcBầm ơi!LượmSáng tháng NămTa đi tớiHoan hô chiến sĩ Điện Biên
  • Ngoài ra, trong giai đoạn này, Tố Hữu còn có một số bài thơ khác trong đó có bài ca ngợi Iosif Stalin ''Đời đời nhớ ông''.

Tố Hữu được nhà phê bình Trần Đình Sử đánh giá là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị Việt Nam.

Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân, theo nhà phê bình Vương Trí Nhàn, tên tuổi còn mãi với thể tùy bút [20] trong giai đoạn này đã tiếp tục thể loại sở trường của mình. Từ Chùa Đàn (1946) đến Đường vui (1949) và Tình chiến dịch (1950) có thể thấy sự chuyển hướng đề tài gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng vẫn mang đậm phong cách rất riêng của ông với sự tinh tế và nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện. Bách khoa toàn thư Việt Nam đánh giá Đường vui" và Tình chiến dịch là hai thiên tùy bút đặc sắc nhất của ông trong kháng chiến chống Pháp.

Trần Đăng

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình (ông mất tháng 11 năm 1949 khi vừa mới qua tuổi 28), Trần Đăng đã kịp để lại một số truyện và ký, trong đó phải kể đến Một lần tới Thủ đô (1946), Trận Phố Ràng (1949), Một cuộc chuẩn bị (1950).

18 tháng 11 2019

Hai câu thơ sử dụng câu hỏi tu từ.

Theo thần thoại Trung Quốc, trên cung trăng có cây quế, nên cung trăng còn gọi là cung quế và có chị Hằng ở trên đó, nên mới có câu hỏi Có ai ngồi đó chửa? và thỉnh cầu luôn xin chị nhắc lên chơi - có thể hiểu: xin chị thả cành đa xuống, cho em bám vào đó rồi chị nhắc em lên chơi.

-> Qua lời thỉnh cầu, Tản Đà bộc lộ ý muốn thoát li khỏi cuộc sống tù hãm, u uất của xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau mà người trí thức có lương tri không thể chấp nhận nhưng không ai có đủ dũng khí để chống lại. Bất bình và bât lực, người ta chỉ có thể mong thoát li, làm thơ giải sầu. Với tâm hồn nghệ sĩ, Tản Đà chỉ biết thoát li bằng mộng tưởng là thoát lên cung trăng với chị Hằng. Bởi vậy, khi nói đến Tản Đà, người ta không chỉ nói tới hồn thơ sầu mà còn nói tới hồn thơ mộng.

16 tháng 11 2019

TL:

Để cuộc sống gia đình của chúng ta có đầy đủ những tiện nghi về vật chất lẫn tinh thần thì chắc chắn việc trang bị những đồ dùng hiện đại, hữu ích là điều không thể thiếu đúng không nào. Và trong số ấy thì hẳn chiếc phích nước đã trở thành một vật dụng quen thuộc và không thể thiếu trong nhà chúng ta phải không nào. Vậy thì hôm nay chúng mình hãy cùng đi tìm hiểu về chiếc phích nước nhé.

Phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học Sir James Dewar vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. Phích nước được cấu tạo từ 2 phần: ruột và vỏ. Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi kèm với mỗi loại vỏ là các loại nắp (phích nhựa dùng nắp nhựa có ren, phích kim loại dùng nắp gỗ). Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ bày mà không sợ bị phỏng, nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mĩ nên con người nên những chiếc phích được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng. Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích. Phần đầu phích còn có quai cầm và được trang trí hoa văn cùng tên thương hiệu. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có 1 lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích. Phần ruột phích thực chất là một bình 2 vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có chuôi hút chân không là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài. Vì vậy, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C.

Phích nước là đồ dùng thiết yếu trong gia đình tiện lợi cho việc giữ nước ấm trong một thời gian tương đối dài khoảng 24-30 tiếng. Đặc biệt mỗi khi có khách đến nhà thì chiếc phích nước dự trữ nguồn nước ấm sẽ giúp ta pha trà nhanh hơn, tấm lòng thảo thơm của ta như sóng sánh ra cùng hương thơm và sự ấm áp của li trà. Tuy không hiện đại cao và đáp ứng tuyệt đối hoàn hảo nhu cầu sử dụng của con người nhưng chiếc phích nước phần nào đảm bảo về việc giữ nhiệt và sự nhanh gọn. Có thể nói chiếc phích đã trở thành một trong những người bạn da dụng không thể thiếu trong gia đình chúng ta.

Để chọn được loại phích tốt thì bạn cần có một số mẹo sau đây. Mới mua về thì không nên rót nước sôi vào ngay sẽ làm vỡ phích, chỉ nên rót nước có nhiệt độ từ 50-60℃. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng o o là tốt bởi vì không khí sẽ không thể bức xạ nhiệt ra ngoài môi trường được Tháo đáy phích xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. Khi bạn dùng lâu thì dưới đáy phích sẽ có bám những lớp váng màu vàng, vì thể càn vệ sinh thường xuyên bằng nước giấm. Ruột phích là đồ thủy tinh dễ vỡ vậy nên bạn cần để chúng ở nơi tránh va đập và có trẻ con nghịch ngợm.

Hi vọng rằng chiếc phích nước sẽ là người bạn giữ nhiệt đáng yêu và tiện ích của bạn. Ngày nay có thể có rất nhiều phát minh mới, hiện đại về các loại bình giữ nhiệt khác nhưng chắc chắn chiếc phích nước là một vât dụng không thể thiếu trong cuộc sống gia đình của mỗi người.

#hoctot

#phanhne

16 tháng 11 2019

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

     Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.

     Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

     Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê,.... Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

  Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

     Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

     Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.

15 tháng 11 2019

Trong gia đình, tôi là người nhỏ nhất nên luôn được mọi người bên ngoại yêu chiều. Hầu như mỗi lần về ngoại chơi, tôi không phải làm gì hết, chỉ ngồi đó chơi là được rồi. Trái lại với sự yêu chiều ờ bên ngoại, bên nhà nội hình như không mấy ai ưa tôi cả. Tôi không biết vì sao nhưng chắc là tại cái sự yêu chiều đã được nhằm vào em trai họ của tôi.

Cứ mồi lần có gì hay, tôi định chơi thì mấy cô lại không cho tôi chơi. Họ nói là tôi hậu đậu mất công chơi lại hư. Họ luôn nói tôi thụ động, hậu đậu, học không giỏi bằng em họ tôi. Dù hay bị la mắng, bị chê này nọ nhưng tôi không để điều đó làm cho tôi buồn, vì cha mẹ tôi luôn luôn ủng hộ tôi, yêu thương tôi. Tôi lấy điều đó làm động lực để tôi chứng minh cho mọi người thấy tôi không hậu đậu, thụ động, học kém.

Thời gian trôi qua thật nhanh, cái tên gọi “con bé hậu đậu” giờ cũng không còn nữa. Thay vào đó là những lời khen. Tôi không còn là con bé hậu đậu hay bị chê cười nữa mà bây giờ tôi đã là một học sinh lớp tám rồi đấy!

Cha từng nói với tôi: “Con người có ước mơ và có nghị lực kiên trì biến ước mơ thành hiện thực thì mới là một con người thành công”. Cũng chính sau khi nghe nói những lời ấy, tôi đã tự lập ra cho mình những mục tiêu cần phải hoàn thành trong tương lai. Tôi đem cho cha xem, cha cười và bảo tôi: “Giỏi lắm con yêu. Mục đích bây giờ đã có, con hãy cố gắng kiên trì thực hiện nhé!". Những lời nói ấy cũng là động lực cho tôi tiếp tục cố gẳng. Tôi còn nhớ tám năm trước, tôi chỉ là một con bé rụt rè., thụ động, hậu đậu và học không giỏi. Thế mà tám năm sau, tôi bây giờ đã trưởng thành hơn, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, có ý chí hơn. Tôi đã hoàn toàn lột xác bỏ lại cái vỏ bọc của con bé hậu đậu năm xưa. Cha mẹ luôn hỏi tôi những câu hỏi:” Lớn lên con định làm gì?”. Câu trả lời của tôi luôn khác nhau theo năm tháng. Hồi học lớp một, tôi ước mơ được trở thành một nàng tiên trong truyện cổ tích. Lớp ba và lớp năm thì tôi lại ước mơ được làm nhà khoa học. Nhưng đến lớp tám, tôi chắc chắn ước mơ của mình chính là trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Lúc ấy, tôi cảm thấy tôi rất cần trả lời chính xác cho ước mơ, dự định của tôi trong tương lai. Tôi cảm thấy, mình đã lớn khôn.

Không chỉ lớn khôn về mặt thể xác mà tôi còn thấy mình lớn khôn về mặt suy nghĩ. Tôi không còn thích những nơi ồn ào, không còn hứng thú những trò chơi điện tử mà tôi từng dành thời gian suốt ngày để chơi với chúng, tôi không còn thích xem những bộ phim hoạt hình, đọc những cuốn truyện vô bổ nữa mà bây giờ tôi thích những nơi yên tĩnh, trầm lắng hơn. Tôi bắt đầu thích việc viết nhật kí, đọc những quyển tiểu thuyết, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn. Tôi có thể dành thời gian hàng giờ chỉ để ngắm một vật hay một cơn mưa. Trước đây, tôi làm nhiều điều mà không nghĩ đến hậu quả nhưng bây giờ trước khi nói một lời nói, làm một việc gì đó, tôi đều suy nghĩ thật kĩ trước khi làm.

Trước đây, tôi từng làm cha mẹ phải buồn, phải lo lắng và thất vọng. Tôi lúc đó không hề biết những việc mình làm sẽ ảnh hưởng hay tổn thương cha mẹ ra sao. Cứ thích cái gì là làm thôi. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ ước : thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi đã thực sự ý thức được việc mình làm có thể gây tổn thương cho những người yêu thương tôi nhiều như thế nào. Phải chăng, tôi đã lớn?

Tôi cảm thấy mình đã khôn lớn về mọi mặt: Thể xác lẫn tâm hồn. Lớn khôn không chỉ trong suy nghĩ mà còn về từng lời nói, cử chỉ hay cả suy nghĩ về tương lai và cuộc sống của mình. Tôi cũng đã học được rất nhiều bài học, suy nghĩ thận trọng hơn và có ý chí cho tương lai sau này. Có lẽ tôi đã lớn thật rồi.

15 tháng 11 2019

Văn mẫu lớp 8

Viết bài tập làm văn số 1

Tôi thấy mình đã khôn lớn

Bình chọn:

Em cần xác định, khi em cảm nhận mình đã khôn lớn thì sự khôn lớn ấy được thể hiện qua những yếu tố nào (thể chất, tinh thần, suy nghĩ....)?

  • Hình ảnh và một số kỉ niệm của người thân yêu sống mãi trong lòng em
  • Kể về một việc làm khiến bố mẹ em rất vui lòng

Đề bài : Tôi thấy mình đã khôn lớn

BÀI LÀM

Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thể chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giống như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”.

Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng… Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mơ hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hơn.

Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tôi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng để cho bố mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước đế rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thế mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều tò các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thế hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thế tự lo cho mình. Không giống như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiểu rằng không thể không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình.

Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muốn ấy đã không còn chỉ là những ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giờ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ biết nhìn mọi thứ một cách đơn giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muốn mình có thế làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiểu rằng chẳng có mục tiêu nào có thể đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như khi còn nhỏ mà suy nghĩ rất kĩ để tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muốn phải thay đổi mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được.

Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn… Tôi hiểu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Chu Văn An thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiểu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo những hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi cũng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình.

Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chị sống ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ở nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hơn trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà để bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm bác đã khen tôi làm bố tôi rất vui và hài lòng. Tối hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi:

– Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy!

Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bố mẹ tự hào về mình – có nghĩa là tôi đã lớn khôn. Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách rất xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cố gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào.

15 tháng 11 2019

Vào face bình thường thôi???

15 tháng 11 2019

nhưng phẢI CÓ GMAIL VÀ MK CỦA FACEẬP DC

 THÌ MỚI ĐĂNG NHẬP

Trình bày các hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng.

  • Câu 1: 

    Quá trình tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

     
    • A. Biến đổi lí học
    • B. Nhai, đảo, trộn thức ăn
    • C. Biến đổi hóa học
    • D. A và C đúng
  • Câu 2: 

    Loại thức ăn nào được biến đổi về hóa học ở khoang miệng?

     
    • A. Prôtêin, tinh bột, lipit
    • B. Tinh bột chín
    • C. Prôtêin, tinh bột, hoa quả
    • D. Bánh mì, dầu thực vật