K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2019

Châu Á là nơi tập chung dân cư nhiều nhất vì:

- Đây là châu lục rộng nhất thế giới 

- Có nguồn tài nguyên, khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn  quan trọng nhất như dầu mỏ , khí đốt , than, sắt crôm ,đồng  thiếc, đất khí hậu , nguồn nước , thực vật động vật,..

- Có nhiều đới khí hậu khác nhau , phân thành nhiều kiểu khí hậu phổ biến là gió mùa và lục địa 

- Sông ngòi phát triển , nhiều hệ thống sông lớn 

- Cảnh quan tự nhiên phân hóa đa dạng

28 tháng 10 2019

đề 4 nha bn hơi khó đấy

khó quá thì tra mạng hihi

tao yêu mày yêu chi sớm khổ thấy mọe hà hơi rất thối .com

28 tháng 10 2019

Mỗi năm, chúng ta sử dụng hàng triệu bao ni lông. Những cái bao ni lông dùng đó sẽ đi đâu? Trong khi nó không phân hủy được, do đó chúng ta phải thiêu huỷ chúng. Và khi đó chúng ta sẽ tạo ra 1 lượng lớn khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường và con người. Ngoài ra chung ta còn ứt bao ni lông xuống cống thoát nước, việc nay sẽ gây tắc nghẽn ống thoát nước, vứt xuống biển sẽ làm chết những con cá nuốt phải nó. Rồi nó còn làm mất mỹ quan của đô thị, của thành phố. Tóm lại, bao ni lông có rất nhiều tác hại, cho nên chúng ta phải hạn chế việc sử dụng bao ni lông.

28 tháng 10 2019

Bao bì nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện sử dụng. Ngày nay, nó được sử dụng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loại chế phẩm hóa học hay đựng những phế liệu nhỏ, lưu hành từ chợ cho đến các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, những người bán hàng rong, len lỏi vào mọi nơi của cuộc sống hiện đại.Sau khi hoàn thành chức năng của mình thì những túi nilon này sẽ tràn ngập các bãi rác, chôn vùi dưới lòng đất, ao hồ, cống, rãnh… Chúng góp phần vào những hiện tượng như xói mòn, thoái dóa đất đai, ứ đọng nước thải, gây cản trở cho sự phát triển của cây trồng, tác nhân xấu đối với môi trường sinh thái.Theo thống kê của sở Tài nguyên – Môi trường TP. HCM cho thấy, mỗi ngày người dân Thành phố này thải ra môi trường khoảng 60 tấn túi nilon đã qua sử dụng.Theo phân tích của các nhà khoa học, sau khi sử dụng, rác thải nilon phải mất từ 500 đến 1000 năm mới tự phân hủy.

28 tháng 10 2019

Theo mình nghĩ bạn nên tưởng tượng ra là mình là hàng xóm của Lão Hạc , đang định sang nhà Lão nói chuyện và uống nước thì thấy Lão hạc đang ngồi nói chuyện với ông giáo ......

~ Kiểu như thế...

P/s : Hok tốt 

I.  MỞ BÀI

-     Lụi hụi làm đồ ăn trong bếp, tôi nghe thấy lão Hạc đến chơi.

-    Trong cuộc trò chuyện giữa chồng tôi (ông giáo) với lão, tôi nghe lão kể lại việc lão bán con chó mà đau nhói lòng.

II.   THÂN BÀI

-     Vừa gặp ngay đầu cửa, lão nói với chồng tôi là: “Bán rồi”.

-     Chồng tôi thắc mắc: “Bán thật rồi à, nó cho bắt à ?”.

-    Lão nói với giọng bùi ngùi, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thật ra trong lòng đau đớn đến tột cùng.

-     Lão cười, cười một cách quái dị, lão cười mà cứ như mếu. Trên đôi mắt ngân ngấn nước, đỏ hoe.

-     Lão bắt đầu khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa từng được khóc. Nước mắt chan hòa với nỗi đau khiến lòng lão quặn lại, tim đau từng hồi. 

-     “Khốn nạn...ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu”. Lão kể lại.

-    “Ông giáo à! Ngay cả tôi cũng không hiểu vì sao mình bằng tuổi này rồi mà lại nhẫn tâm đi lừa một con chó, phản bội người bạn thân duy nhất của mình. Tôi thấy ân hận quá!”.

Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực mình, nước mắt cứ thế mà rơi trên gương mặt xương xương, gầy gầy.

-     Tôi thấy thương lão Hạc biết bao!

-    Nhìn lão Hạc, trong lòng tôi chộn rộn biết bao điều. “Không biết cậu Vàng  đi rồi, lão Hạc sẽ sống chuỗi ngày còn lại như thế nào, ai sẽ quấn quýt bên lão " những khi lão nhớ đến con trai, ai sẽ bên cạnh lão khi lão ốm yếu?” Càng nghĩ tôi càng thấy thương lão.

-     Giật mình khi thấy đồng hồ điểm mười hai giờ trưa, tôi phải tiếp tục nấu ăn, còn lão Hạc và chồng tôi vẫn nói chuyện ở gian trên.

-     Lão Hạc quả là một con người đáng thương, ông có một tấm lòng yêu thương con trai và yêu con vật như yêu chính bản thân. Một con người sống có tình có nghĩa như lão thật đáng trân trọng biết bao.

III.  KẾT BÀI

-     Đọc truyện ngắn của Nam Cao, đoạn lão Hạc sang báo tin bán chó với chồng đã để lại cho tôi cảm xúc khó tả, giúp tôi thấm thía, cảm nhận được những nỗi đau của lão Hạc cũng như những người nông dân thời xưa phải trải qua, họ phải sống trong tầng lớp nghèo khổ, bị khinh miệt rất đáng thương.

-     Và đây cũng là đoạn trích mà tôi thích nhất.

Ngày ấy, khi tôi còn học tiểu học, câu hỏi đầu tiên hiện ra trong đầu kể từ khi tôi biết cảm nhận về cuộc sống, đó là: “Tại sao bố mẹ lại cãi nhau?”. Kí ức về tuổi thơ của tôi không phải màu hồng như các bạn cùng trang lứa. Đó là những lần cãi vã, những trận đòn roi mà bố dành cho mẹ. Mỗi lần tôi hỏi, thì: “Bố mẹ chỉ tranh luận chút thôi, không có gì đâu” là câu nói mà tôi phải nghe đến phát chán. Đồng ý là tranh luận, nhưng có nhất thiết phải to tiếng với nhau đến vậy? Rồi có nhất thiết mẹ phải bỏ về bà ngoại? Có những đêm đang ngủ, đùng đùng bố bỏ ra ngoài rồi đóng cửa đánh…sầm. Và tôi hiểu bố mẹ lại vừa… “tranh luận thôi”. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ được rằng, rồi ngày mai sẽ không có ai lo bữa sáng cho tôi, cũng chẳng ai quan tâm tôi đi học lúc nào…


Còn nhớ, có lần bố đuổi đánh mẹ chạy khắp xóm. Lúc ấy tôi chỉ biết co rúm vào góc nhà như chú gà con tránh bão. Rồi mấy hôm ấy mẹ sợ không về nhà. Tôi biết mẹ đã về bà ngoại, vừa yên tâm lại vừa lo lắng, không biết mẹ ra sao. Không dám ra khỏi nhà vì bố cấm, nhưng thật ra là tôi xấu hổ với mọi người. Mỗi lần sang nhà các bạn cùng lớp chơi, tôi lại ghen tỵ với chúng. Rồi những câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu. Tôi không hiểu sao bố mẹ chúng bạn lại sống vui vẻ đến vậy? Tại sao chúng bạn lại được sinh ra trong gia đình hạnh phúc như thế?... Bố mẹ thường bảo “việc của con bây giờ là phải học cho thật tốt, còn những việc khác con không phải bận tâm”. Nhưng không bận tâm làm sao được khi mà hàng ngày phải chứng kiến những điều ấy?

Tôi đã tìm đọc rất nhiều sách, nhưng không phải những cuốn sách phục vụ cho việc học như bố mẹ mong muốn, mà đó là những cuốn sách gia đình. Có lẽ chúng được xuất bản ra không phải để dành cho lứa tuổi của tôi, nhưng tôi vẫn đọc để tìm lời khuyên cho mình và chỉ thấy người ta nói về trách nhiệm của bố mẹ. Không ai cho tôi biết mình phải làm gì? Mà có lẽ tôi cũng chẳng thể làm được gì ngoài việc im lặng…


Những cuộc cãi vã của bố mẹ cứ thế diễn ra triền miên ngày này qua tháng khác. Tôi câm lặng sống và cảm thấy ngột ngạt ngay chính trong gia đình của mình. Cho đến một ngày, sau trận cãi vã rất lớn phải ra tòa; tôi không hiểu bố mẹ và ông bà đã nói chuyện gì với nhau, nhưng cuối cùng bố mẹ đã quyết định tiếp tục sống chung với 2 chữ “trách nhiệm”, bằng cách: mỗi người tự biết nhẫn nhịn!

Rồi những ngày tiếp theo đó, tôi không còn phải nghe tiếng cãi vã, thay vào đó là sự tĩnh lặng đến phát sợ. Những bữa cơm không có tiếng nói, cười; không có hơi ấm của một gia đình mặc dù có đầy đủ các thành viên. Tôi tự hỏi, sao cũng là cơm, canh mẹ nấu, giờ đây tôi cứ thấy thiếu thiếu vị gì đó. Tôi lơ mơ nhận ra hình như đó là “vị ngọt” của tỉnh yêu gia đình…


Cứ như vậy cho đến một ngày cuối năm cấp III, tôi vô tình nghe được cuộc cãi vã của bố mẹ trong một lần tan học sớm. Tôi đã sốc, khi nhận ra rằng, thực tế mình nhìn thấy thời gian vừa qua chỉ là vỏ bọc. Thật ra, những cơn sóng trái chiều giữa bố và mẹ chưa bao giờ dừng mà ngày càng nguy hiểm hơn, “sóng ngầm!”. Tôi sụp đổ và đã thi trượt tốt nghiệp trước sự ngỡ ngàng của thầy cô, bạn bè, trong đó có cả những lời trách móc từ bố mẹ: “Có mỗi việc lo ăn với học thôi mà cũng không xong, con làm bố mẹ thất vọng quá!”


Không tìm được sự cảm thông, chia sẻ từ bất cứ ai, tôi đã muốn giải thoát cho mình. Đứng trước sự sống và cái chết, tôi mới thấy hết giá trị của cuộc sống và bà ngoại là người giúp tôi nhận ra điều đó. Bà nói: “Bố mẹ đã sinh ra con và cho con một cuộc đời, con phải tự có trách nhiệm với cuộc đời ấy. Trong suốt chặng đường đi, có những nỗi đau, những lần vấp ngã, sẽ có những vết thương về thể xác rồi sẽ lành da, nhưng những vết thương lòng thì sẽ theo ta đến hết cuộc đời. Con phải chấp nhận như chấp nhận sống chung với những khiếm khuyết trên cơ thể mình. Dù thế nào, con vẫn hạnh phúc hơn nhiều đứa trẻ khác vì còn có một gia đình, có bố mẹ, ông bà và người thân…”. Hiểu ý bà, tôi đã lựa chon cách sống và con đường đi cho mình.


Sau 12 năm đèn sách, giờ đây tôi vinh dự khi đặt bước chân vào giảng đường đại học, những tưởng đã đủ lớn để nhìn nhận mọi việc đúng, sai ra sao. Nhưng khi bắt đầu bước ra ngoài xã hội, đứng trước ngã ba của cuộc đời, giữa những sự lựa chọn mang tính quyết định là lúc tôi nhận ra, hơn bao giờ hết tôi cần có “bàn tay” yêu thương của bố mẹ… Xin bố mẹ, và tất cả những người đã và đang làm bố, làm mẹ, hãy lắng nghe suy nghĩ, tâm tư của con trẻ: “Gia đình không phải là một công thức hóa học, không phải cứ có một mái nhà đủ đầy, có bố, có mẹ là sẽ có hạnh phúc. Hãy cho con một gia đình đúng nghĩa với những giá trị thật sự của “hạnh phúc gia đình”.

28 tháng 10 2019

Ngày ấy, khi tôi còn học tiểu học, câu hỏi đầu tiên hiện ra trong đầu kể từ khi tôi biết cảm nhận về cuộc sống, đó là: “Tại sao bố mẹ lại cãi nhau?”. Kí ức về tuổi thơ của tôi không phải màu hồng như các bạn cùng trang lứa. Đó là những lần cãi vã, những trận đòn roi mà bố dành cho mẹ. Mỗi lần tôi hỏi, thì: “Bố mẹ chỉ tranh luận chút thôi, không có gì đâu” là câu nói mà tôi phải nghe đến phát chán. Đồng ý là tranh luận, nhưng có nhất thiết phải to tiếng với nhau đến vậy? Rồi có nhất thiết mẹ phải bỏ về bà ngoại? Có những đêm đang ngủ, đùng đùng bố bỏ ra ngoài rồi đóng cửa đánh…sầm. Và tôi hiểu bố mẹ lại vừa… “tranh luận thôi”. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ được rằng, rồi ngày mai sẽ không có ai lo bữa sáng cho tôi, cũng chẳng ai quan tâm tôi đi học lúc nào…


Còn nhớ, có lần bố đuổi đánh mẹ chạy khắp xóm. Lúc ấy tôi chỉ biết co rúm vào góc nhà như chú gà con tránh bão. Rồi mấy hôm ấy mẹ sợ không về nhà. Tôi biết mẹ đã về bà ngoại, vừa yên tâm lại vừa lo lắng, không biết mẹ ra sao. Không dám ra khỏi nhà vì bố cấm, nhưng thật ra là tôi xấu hổ với mọi người. Mỗi lần sang nhà các bạn cùng lớp chơi, tôi lại ghen tỵ với chúng. Rồi những câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu. Tôi không hiểu sao bố mẹ chúng bạn lại sống vui vẻ đến vậy? Tại sao chúng bạn lại được sinh ra trong gia đình hạnh phúc như thế?... Bố mẹ thường bảo “việc của con bây giờ là phải học cho thật tốt, còn những việc khác con không phải bận tâm”. Nhưng không bận tâm làm sao được khi mà hàng ngày phải chứng kiến những điều ấy?


Tôi đã tìm đọc rất nhiều sách, nhưng không phải những cuốn sách phục vụ cho việc học như bố mẹ mong muốn, mà đó là những cuốn sách gia đình. Có lẽ chúng được xuất bản ra không phải để dành cho lứa tuổi của tôi, nhưng tôi vẫn đọc để tìm lời khuyên cho mình và chỉ thấy người ta nói về trách nhiệm của bố mẹ. Không ai cho tôi biết mình phải làm gì? Mà có lẽ tôi cũng chẳng thể làm được gì ngoài việc im lặng…


Những cuộc cãi vã của bố mẹ cứ thế diễn ra triền miên ngày này qua tháng khác. Tôi câm lặng sống và cảm thấy ngột ngạt ngay chính trong gia đình của mình. Cho đến một ngày, sau trận cãi vã rất lớn phải ra tòa; tôi không hiểu bố mẹ và ông bà đã nói chuyện gì với nhau, nhưng cuối cùng bố mẹ đã quyết định tiếp tục sống chung với 2 chữ “trách nhiệm”, bằng cách: mỗi người tự biết nhẫn nhịn!

Rồi những ngày tiếp theo đó, tôi không còn phải nghe tiếng cãi vã, thay vào đó là sự tĩnh lặng đến phát sợ. Những bữa cơm không có tiếng nói, cười; không có hơi ấm của một gia đình mặc dù có đầy đủ các thành viên. Tôi tự hỏi, sao cũng là cơm, canh mẹ nấu, giờ đây tôi cứ thấy thiếu thiếu vị gì đó. Tôi lơ mơ nhận ra hình như đó là “vị ngọt” của tỉnh yêu gia đình…


Cứ như vậy cho đến một ngày cuối năm cấp III, tôi vô tình nghe được cuộc cãi vã của bố mẹ trong một lần tan học sớm. Tôi đã sốc, khi nhận ra rằng, thực tế mình nhìn thấy thời gian vừa qua chỉ là vỏ bọc. Thật ra, những cơn sóng trái chiều giữa bố và mẹ chưa bao giờ dừng mà ngày càng nguy hiểm hơn, “sóng ngầm!”. Tôi sụp đổ và đã thi trượt tốt nghiệp trước sự ngỡ ngàng của thầy cô, bạn bè, trong đó có cả những lời trách móc từ bố mẹ: “Có mỗi việc lo ăn với học thôi mà cũng không xong, con làm bố mẹ thất vọng quá!”


Không tìm được sự cảm thông, chia sẻ từ bất cứ ai, tôi đã muốn giải thoát cho mình. Đứng trước sự sống và cái chết, tôi mới thấy hết giá trị của cuộc sống và bà ngoại là người giúp tôi nhận ra điều đó. Bà nói: “Bố mẹ đã sinh ra con và cho con một cuộc đời, con phải tự có trách nhiệm với cuộc đời ấy. Trong suốt chặng đường đi, có những nỗi đau, những lần vấp ngã, sẽ có những vết thương về thể xác rồi sẽ lành da, nhưng những vết thương lòng thì sẽ theo ta đến hết cuộc đời. Con phải chấp nhận như chấp nhận sống chung với những khiếm khuyết trên cơ thể mình. Dù thế nào, con vẫn hạnh phúc hơn nhiều đứa trẻ khác vì còn có một gia đình, có bố mẹ, ông bà và người thân…”. Hiểu ý bà, tôi đã lựa chon cách sống và con đường đi cho mình.


Sau 12 năm đèn sách, giờ đây tôi vinh dự khi đặt bước chân vào giảng đường đại học, những tưởng đã đủ lớn để nhìn nhận mọi việc đúng, sai ra sao. Nhưng khi bắt đầu bước ra ngoài xã hội, đứng trước ngã ba của cuộc đời, giữa những sự lựa chọn mang tính quyết định là lúc tôi nhận ra, hơn bao giờ hết tôi cần có “bàn tay” yêu thương của bố mẹ… Xin bố mẹ, và tất cả những người đã và đang làm bố, làm mẹ, hãy lắng nghe suy nghĩ, tâm tư của con trẻ: “Gia đình không phải là một công thức hóa học, không phải cứ có một mái nhà đủ đầy, có bố, có mẹ là sẽ có hạnh phúc. Hãy cho con một gia đình đúng nghĩa với những giá trị thật sự của “hạnh phúc gia đình”.

chúc bn chọn bài thích hợp nha