Có 1 người đi mua bèo,gặp 1 con cò gầy.Hỏi tại sao người ấy lại đi về?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chuyện xảy ra cách đây hai tháng trước, nhưng mỗi lần nhớ lại, tôi lại cảm thấy mọi thứ như vừa mới xảy ra. Bởi vì đó là lần đầu tiên tôi có một trải nghiệm tuyệt vời như vậy. Nhân dịp mùng 8 tháng 3, bố, tôi và em Thu đã quyết định sẽ tặng cho mẹ một món quà đặc biệt - đó là một bữa tiệc thịnh soạn do chính tay ba bố con tôi chuẩn bị. Tôi đã lên kế hoạch để nhờ cô Hòa - đồng nghiệp của mẹ giúp đỡ. Cô sẽ rủ mẹ đi mua sắm sau giờ làm để bố con tôi có thời gian chuẩn bị mọi thứ. Buổi chiều hôm đó, sau khi tan học, tôi cố gắng về nhà thật sớm. Bố cũng đã xin công ty cho về sớm. Lúc về đến nhà, tôi thấy trên bàn đã có một bó hoa rất đẹp. Một bó hoa hồng nhung thật đẹp. Loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Tôi thầm nghĩ khi nhận được bó hoa này chắc chắn mẹ sẽ rất hạnh phúc. Sau khi dọn cất sách vở, tôi liền vào bếp giúp bố. Tôi phụ trách rửa rau, thái thịt và nấu cơm. Còn việc chế biến món ăn sẽ do đảm nhận. Em Thu phụ trách dọn lau dọn bàn ăn, chuẩn bị bát đũa. Hơn hai tiếng đồng hồ trôi qua, ba bố con tôi đã hoàn thành những món ăn mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, đậu kho thịt, canh cá chua ngọt… Những món ăn hấp dẫn, đẹp mắt đã được dọn lên bàn. Ở giữa bàn còn là một lọ hoa hồng do chính tay tôi tự cắm. Sau khi làm xong hết mọi công việc, ba bố con tôi đều đồng ý với nhau rằng công việc quả nội trợ quả thật rất vất vả. Đến bảy giờ tối, tôi nhắn tin báo cho cô Hòa mọi việc chuẩn bị đã xong. Khoảng mười lăm phút sau thì mẹ đã về đến nhà. Em Thu được giao nhiệm vụ đón mẹ. Khi mẹ bước vào bếp, bố đã cầm bó hoa hồng tặng mẹ. Lúc đó tôi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ rất ngạc nhiên, kế tiếp là nụ cười hạnh phúc. Cả gia đình ngồi vào bàn ăn. Mẹ đã rất ngạc nhiên khi nghe tôi kể về quá trình nấu ăn của ba bố con. Chúng tôi cùng nhau ăn cơm thật vui vẻ, mẹ còn khen các món ăn rất ngon. Buổi tối hôm đó, gia đình tôi ngập tràn tiếng cười hạnh phúc. Đó là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm công việc nấu ăn. Nhờ vậy mà tôi nhận ra mẹ đã vất vả như thế nào để nấu cho chúng tôi những bữa cơm ngon. Bởi vậy mà tôi cảm thấy thương và yêu mẹ nhiều hơn.
Trong gia đình, người em yêu quý và kính trọng nhất chính là mẹ của em. Mẹ là người tần tảo sớm khuya, lặng lẽ bảo vệ và chăm sóc cho mái ấm gia đình nhỏ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ em đều hiện lên thật đẹp. Và đối với em, hình ảnh mẹ trong một lần mẹ chăm sóc em khi em bị ốm đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất, một kỷ niệm đẹp và vô cùng xúc động đối với em.
Như mọi ngày sau khi chơi bóng cùng các bạn, em giải lao cho hết mồ hôi rồi tắm giặt, ăn tối. Nhưng hôm đó, do ham chơi nên em nghỉ muộn, thấy đã trễ giờ nên em tranh thủ tắm luôn. Kết quả là đêm hôm đó, em bị sốt cao. Mới đầu, chỉ là những cơn ớn lạnh trong người, một lát sau thì em cảm thấy lạnh run, đau nhức toàn thân. Như một thói quen, trước khi ngủ mẹ thường sang phòng em kiểm tra. Thấy em như vậy, mẹ vội vàng sờ trán, xoa đầu và hỏi han em. Cảm nhận được nhiệt độ cơ thể em rất cao, lại nhìn em mệt mỏi nằm yên, mắt mẹ rơm rớm. Sau khi biết nguyên nhân em bị sốt, mẹ giận em thì ít, thương em thì nhiều. Ngay lập tức, mẹ kẹp nhiệt độ, xuống nhà làm cho em một ly nước gừng và đem theo cả viên thuốc hạ sốt. Bàn tay mẹ dịu dàng chườm khăn, vuốt ve, vỗ về em. Cảm giác như em trở lại ngày bé, nằm yên trong lòng mẹ. Thì ra, mẹ vẫn vậy, vẫn yêu thương em như thế, chỉ là vì em đã lớn nên mẹ chẳng thể hiện rõ ràng như ngày thơ ấu mà thôi. Chìm trong tình yêu thương của mẹ, em dần thiếp đi lúc nào nào không hay.
Mấy chú chim chào mào hót líu lo chào đón ngày mới. Những tia nắng đầu tiên lách mình qua khe cửa vào phòng, đến bên giường giúp em tỉnh giấc. Vì có mẹ ngồi bên nên em vững tâm mà ngủ rất ngon lành. Em cựa mình, thấy trong người đã khá hơn hôm qua rất nhiều. Vừa tỉnh dậy việc đầu tiên là em đưa mắt tìm mẹ. Bên cạnh em là mẹ với đôi mắt thâm quầng, có lẽ mẹ chỉ vừa mới chợp mắt được một lát. Lúc này nhìn mẹ, em chỉ thấy thật tội nghiệp và thương mẹ biết bao. Mái tóc dài, đen mượt dường như xơ xác. Phía đuôi mắt đã xuất hiện những nếp nhăn, dấu hiệu của sự tàn phá của thời gian. Nhất là đôi tay mẹ. Trước đây, đó là một bàn tay mềm mại, trắng trẻo nhưng giờ đây, sự vất vả đã làm cho bàn tay mẹ gầy guộc, thô ráp và có những vết chai. Điều ai cũng thấy này tại sao hôm nay em mới để ý. Em thật là một đứa con vô tâm, bất hiếu. Em hiển nhiên nhận tình yêu của mẹ nhưng ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân. Mẹ đã bắt đầu già đi mà em không hề hay biết và dường như qua một đêm thức trắng cũng làm cho mẹ già đi thêm nhiều. Thấy em tỉnh giấc, mẹ lại vội vàng kiểm tra nhiệt độ cho em. Nhiệt độ đã hạ, cơ mặt mẹ cũng giãn ra vì đỡ lo lắng. Mẹ bảo em nghỉ thêm một lúc để mẹ xuống nấu cháo cho em. Chỉ một lát sau, mẹ đã bưng trên tay bát cháo nóng hổi thơm phức mùi tía tô. Mẹ gọi em dậy, bàn tay mẹ nhẹ nhàng múc từng thìa một rồi đút cho em. Vừa ăn em vừa ngắm nhìn mẹ. Đôi mắt đen láy thường ngày nay trở lên thâm quầng vì cả đêm thức trông em, mái tóc mượt mà hàng ngày nay cũng chẳng buồn chải mà búi lên sau gáy. Chỉ có ánh mắt mẹ lúc nào cũng hiền từ như vậy, nó đong đầy tình yêu thương và sự lo lắng cho em. Em ăn gần hết bát cháo, mẹ vui lắm. Trên khuôn mặt mẹ rạng rỡ niềm hạnh phúc khi đứa con của mình lại khỏe mạnh. Mẹ cho em uống thuốc, động viên em nhanh khỏe để còn đi học, đi chơi, mẹ bảo chỉ cần em khỏe là mẹ vui rồi. Sau lần này, em lại càng yêu thương mẹ nhiều hơn.
Ngày hôm sau em đã hết sốt và đi học trở lại. Những cử chỉ, ánh mắt dịu dàng, chứa chan sự lo âu của mẹ ngày hôm ấy dành cho em, khiến em cứ nhớ mãi. Bởi đó, chính là tình mẫu tử thiêng liêng, được gắn kết bền chặt giữa hai mẹ con em.
-----CHÚC BẠN HỌC TỐT-----
Một trải nghiệm đáng nhớ của em là lần đầu tiên tham gia vào cuộc thi chạy maraton tổ chức tại thành phố. Lúc đầu, em rất lo lắng vì chưa bao giờ tham gia một cuộc thi như vậy và không biết liệu mình có thể hoàn thành hay không. Đặc biệt, trước khi cuộc thi diễn ra, em cũng không dám chắc rằng mình đã chuẩn bị đủ thể lực. Tuy nhiên, khi cuộc thi bắt đầu, em cảm thấy rất hứng khởi và quyết tâm. Những bước chân đầu tiên rất nhẹ nhàng, nhưng càng về sau, cơ thể bắt đầu mệt mỏi và đau nhức. Dù vậy, em không bỏ cuộc mà cố gắng bước từng bước một, nghĩ đến việc mình đã cố gắng đến đâu. Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, em lại tự nhủ với mình rằng "chỉ còn một chút nữa thôi". Cuối cùng, khi về đích, mặc dù không phải là người chiến thắng, nhưng cảm giác tự hào và hạnh phúc khi nhìn thấy những bước chạy cuối cùng của mình đã vượt qua tất cả thử thách. Trải nghiệm này giúp em nhận ra rằng đôi khi, không phải chiến thắng mà chính là sự nỗ lực, kiên trì và tinh thần vượt qua khó khăn mới là điều quan trọng nhất. Cảm giác đó thực sự làm em trưởng thành hơn và tự tin hơn trong những thử thách tiếp theo.
Dàn ý - Mở bài:
+ Giới thiệu ngắn gọn về trải nghiệm bạn muốn kể.
+ Nêu cảm xúc chung về trải nghiệm đó. - Thân bài:
+ Thời gian và địa điểm: Xác định rõ thời gian và địa điểm diễn ra sự việc. + Nhân vật: Giới thiệu những người có mặt trong trải nghiệm đó. + Diễn biến sự việc: . Sự việc bắt đầu như thế nào? . Những sự kiện chính xảy ra theo trình tự nào? . Có những tình huống bất ngờ nào xảy ra không? . Cảm xúc của bạn thay đổi như thế nào trong suốt quá trình?---
+ Điểm nhấn:
. Nhấn mạnh những chi tiết đặc biệt, ấn tượng nhất của trải nghiệm
. Nếu trải nghiệm liên quan đến con người, bạn có thể miêu tả ngoại hình, tính cách, hành động của họ.
- Kết bài:
+ Tóm tắt lại những điều quan trọng nhất của trải nghiệm. + Nêu cảm nghĩ chung về trải nghiệm đó và những bài học rút ra được.
TL:
Vần chân là vần được gieo ở cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.
~HT~
Vần chân (còn gọi là cước vận)
Vần được gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ.
VD:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
* Vần lưng (còn gọi là yêu vận)
Vần được gieo giữa dòng thơ.
VD:
"Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát"
Xin chào cô và các bạn! Trong tiết thực hành nói và nghe ngày hôm nay, em sẽ giới thiệu đến cô và các bạn quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang. Kính mong cô và các bạn chú ý theo dõi, lắng nghe! Hoạt động đấu vật ở Bắc Giang từ lâu đã trở thành thông lệ không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Đây được coi là hoạt động thú vị, đáng mong chờ nhất đối với người dân nơi đây. Chính bởi vậy, hàng năm, người dân và khách thập phương đều tề tựu tại Bắc Giang để tận mắt chứng kiến, tham gia các sới vật, hội vật. Cô và các bạn thân mến, qua quá trình đọc hiểu văn bản "Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang" cùng sự tìm tòi thông tin trên mạng, em nhận thấy hoạt động đấu vật ở Bắc Giang được tổ chức vô cùng bài bản. Ở mỗi địa phương tổ chức hội vật đều có những sới vật chuẩn, ẩn chứa nhiều ý nghĩa truyền thống. Sới vật có hình tròn được đặt trước sân đình hình vuông tượng trưng cho đất và trời, thể hiện sự toàn vẹn, hòa hợp của vạn vật. Người trực tiếp tham gia trận đấu phải là những đô vật nổi tiếng trong vùng, có sức khỏe, tài năng, được đông đảo mọi người biết đến. Đồng thời phải đóng góp tích cực cho phong trào vật. Hội vật được mở đầu bằng nghi thức giới thiệu tên tuổi, địa chỉ, thành tích,... của các đô vật. Sau mỗi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật sẽ làm các tư thế khác nhau để làm lễ. Nghi lễ này đặc biệt quan trọng, dùng để thông báo với các bậc thần linh và truyền đạt nguyện vọng của nhân dân về một năm mưa thuận gió hòa. Tiếp đến, nghi thức xe đài diễn ra, hai đô vật sẽ làm thế "đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu" hay "dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ". Kết thúc nghi thức xe đài sẽ đến keo vật thờ. Keo vật thờ được thể hiện chậm rãi để người xem có thể theo dõi, ủng hộ. Keo vật thờ chỉ chấm dứt khi một trong hai đô vật "lấm lưng trắng bụng". Có thể nói, hoạt động đấu vật ở Bắc Giang không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn thể hiện tinh thần thượng võ, nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn đời của ông cha.
tick cho mình nha :))))
Trong văn bản Sợi dây thun của tác giả Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật người mẹ hiện lên với những phẩm chất đáng quý, đặc biệt là tình yêu thương vô bờ bến đối với con cái. Dù không có nhiều lời nói, nhưng hành động của bà trong suốt câu chuyện đã thể hiện một cách sâu sắc sự hy sinh, lo lắng và mong muốn bảo vệ con cái khỏi những khó khăn trong cuộc sống. Trước hết, người mẹ trong văn bản thể hiện tình yêu thương vô điều kiện. Dù là một người mẹ đơn thân, phải vất vả kiếm sống nuôi con, bà vẫn luôn lo lắng và dành hết tâm huyết chăm sóc con cái. Cảnh tượng bà cắt sợi dây thun để con mang trong tâm trí độc giả không chỉ là một hành động đơn giản, mà là một minh chứng rõ ràng cho tình thương mà bà dành cho con. Sợi dây thun tưởng chừng như không có giá trị gì lớn, nhưng lại là biểu tượng của sự quan tâm và hy sinh của người mẹ. Bà sẵn sàng từ bỏ những điều mình cần để dành cho con một chút gì đó, cho dù chỉ là một sợi dây thun nhỏ bé. Bên cạnh tình yêu thương, người mẹ trong văn bản còn thể hiện sự kiên cường và quyết tâm bảo vệ con khỏi những nỗi lo trong cuộc sống. Dù cuộc sống vất vả, đầy khó khăn, người mẹ vẫn không để con cái phải lo lắng về những thiếu thốn. Cảnh bà thắt lưng buộc bụng, không cho con biết về khó khăn mà mình đang phải đối mặt, cho thấy bà luôn cố gắng để con mình có một tuổi thơ hạnh phúc và không phải chịu những gánh nặng của cuộc sống. Ngoài ra, người mẹ trong văn bản còn có phẩm chất kiên nhẫn và chịu đựng. Bà không bao giờ than phiền hay để cho con cái biết về những khổ cực mà mình đang phải trải qua. Bà âm thầm chịu đựng để con có thể vui vẻ, không phải lo lắng về những thiếu thốn vật chất. Cách bà đối diện với cuộc sống, dù có khó khăn đến đâu, cũng là một minh chứng cho sự dũng cảm và lòng kiên trì của người mẹ. Tình yêu thương, sự hy sinh, kiên cường và kiên nhẫn của người mẹ trong văn bản Sợi dây thun là những phẩm chất đáng quý, thể hiện một cách chân thành và sâu sắc. Bà không cần những lời nói hoa mỹ, chỉ cần hành động là đủ để người đọc cảm nhận được tất cả những gì bà dành cho con cái. Qua đó, tác phẩm đã khắc họa một hình ảnh người mẹ tuyệt vời, mẫu mực, luôn sẵn sàng hi sinh mọi thứ vì hạnh phúc và sự trưởng thành của con cái.
Trong văn bản "Sợi Dây Thun," hình ảnh người mẹ hiện lên với những phẩm chất đáng quý, trở thành biểu tượng sống động về tình mẫu tử thiêng liêng và sự hy sinh vô bờ. Người mẹ trong câu chuyện ấy không chỉ chăm sóc, bảo vệ con cái mà còn lan tỏa tình yêu thương vô điều kiện, gieo mầm nhân ái và bao dung trong từng hành động nhỏ bé.
Sợi dây thun mỏng manh nhưng lại là biểu tượng đầy sức mạnh của sự bền bỉ và kiên nhẫn. Dưới bàn tay chăm sóc của mẹ, sợi dây thun trở thành món đồ chơi đơn giản nhưng mang lại niềm vui và tiếng cười cho con cái. Điều này thể hiện lòng yêu thương vô bờ và sự sáng tạo của mẹ trong việc làm cho cuộc sống của con trở nên tươi đẹp hơn, dù trong hoàn cảnh khó khăn.
Người mẹ trong "Sợi Dây Thun" còn là biểu tượng của sự hy sinh thầm lặng. Bà không ngại dấn thân vào gian khó, gian truân để đảm bảo rằng con cái có một cuộc sống tốt đẹp. Sự hy sinh của mẹ không cần lời tán dương hay sự ghi nhận, bà âm thầm đứng sau mọi thành công, niềm vui của con cái. Hình ảnh sợi dây thun buộc tóc, giản dị nhưng đong đầy tình cảm và sự quan tâm của mẹ, là minh chứng rõ nét của sự hy sinh vô điều kiện.
Bên cạnh đó, người mẹ còn thể hiện lòng nhân ái và bao dung, sẵn sàng tha thứ và sẻ chia. Những giá trị nhân văn mà mẹ truyền lại cho con cái không chỉ giúp chúng trưởng thành về mặt thể chất mà còn về tâm hồn và nhân cách. Tấm gương của mẹ là nguồn cảm hứng, là động lực để con cái vươn lên trong cuộc sống, biết yêu thương, chia sẻ và sống trách nhiệm.
Nhân vật người mẹ trong "Sợi Dây Thun" không chỉ là biểu tượng của tình mẫu tử cao quý mà còn là hiện thân của nhiều phẩm chất đáng trân trọng. Từ lòng yêu thương vô bờ bến, sự hy sinh thầm lặng, lòng nhân ái và bao dung, mẹ luôn là nguồn sức mạnh và niềm tin bất diệt cho con cái. Tác phẩm đã tôn vinh vai trò quan trọng của mẹ trong cuộc sống, và giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về tình mẫu tử - một tình cảm thiêng liêng và vĩnh cửu.
Tick cho me với akk
Nhân hóa: Trăng được miêu tả như một sinh thể sống động khi sử dụng hình ảnh "Trăng hồng như quả chín, Lửng lơ lên trước nhà" và "Trăng tròn như mắt cá, Chẳng bao giờ chớp mi". Điều này khiến trăng trở nên gần gũi và có hồn.
So sánh: Hình ảnh của trăng được so sánh với "quả chín" và "mắt cá", giúp người đọc dễ dàng hình dung được sự tròn đầy và màu sắc của trăng. Những so sánh này tạo ra một liên tưởng cụ thể và đầy gợi cảm.
Hình ảnh thơ: Các hình ảnh như "cánh rừng xa" và "biển xanh diệu kỳ" tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, hòa hợp với vẻ đẹp của trăng.
đúng thì tick akk
Cò gầy= cò ko béo= bèo ko có
có gầy là cò ko béo, cò ko béo là bèo ko có