K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)   Đọc văn bản sau:   Người bán mai vàng        Ngay cả ở đất Cố Đô, không mấy ai biết ở chân núi Ngũ Tây có một vườn mai vàng. Chủ vườn mai ấy là hai cha con ông già mù. Vườn mai có từ bao giờ không nhớ. Gốc cây sù sì, nổi u, nổi cục, rêu xanh bám từng đám, loang lổ, cổ kính. Khi nghe gió đông về, ông già mù rờ rờ từng cành cây bứt hết lá:...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

 

Đọc văn bản sau:

 

Người bán mai vàng

 

     Ngay cả ở đất Cố Đô, không mấy ai biết ở chân núi Ngũ Tây có một vườn mai vàng. Chủ vườn mai ấy là hai cha con ông già mù. Vườn mai có từ bao giờ không nhớ. Gốc cây sù sì, nổi u, nổi cục, rêu xanh bám từng đám, loang lổ, cổ kính. Khi nghe gió đông về, ông già mù rờ rờ từng cành cây bứt hết lá: “cho cây tụ nhựa”. Những ngày giá lạnh nhất, mặc chiếc áo dạ sờn, mái tóc bạc ghé tai vào gốc mai, ông nghe rõ cả dòng nhựa đang chảy âm thầm trong gốc mai cổ. Đôi bàn tay nhăn nheo, khô khẳng lần sờ từng mắt mầm, xem mầm đã nứt nanh đến đâu.

 

     Những chùm nụ xanh lớn dần nôn nao hay chính lòng ông nôn nao. Tay ông mân mê, vuốt ve từng núm nụ không biết chán, cái láng lẩy của da nụ làm những ngón tay mê mẩn. Như không biết gió lạnh, suốt ngày ông quanh quẩn với từng gốc mai. Núm nụ đầu tiên, mới nhú màu cánh vàng hé nở, ông biết liền. Ngón tay ông đặt đúng vào cái nụ ấy. Ông nhận ra bằng hương thơm của hoa mai dẫn đường hay bằng linh cảm ông cũng không biết, chỉ biết rằng, ông đã đến đúng nụ hoa cần đến. Rồi mừng rỡ gọi con:

 

     – Ra mà xem, Mai ơi, hoa sắp nở rồi!

 

     Người con trai dù đang ăn, đang uống cũng bỏ, chạy nhào ra với cha. Lập tức anh cũng bị cái màu vàng óng ả vừa nứt hé ra kia hút hồn. Cả hai cha con không biết ai mê mải hơn ai. Cái tên Mai ông đặt cho con bắt đầu từ nỗi si mê ấy. […]

 

     Mùa xuân năm ấy hai cha con chặt mai đem bán bên vỉa hè trước cổng Thương Bạc. Hai cha con ngủ lại giữ mai. Đêm hai mươi tám tết cuối năm đó, Mai gặp cô bé dắt mẹ đi ăn xin, bà mẹ bị cảm lạnh chết. Cô khóc đứt hơi. Ôm xác mẹ lăn lộn dưới mái ni-lông che bên cột đèn vườn hoa. Tiếng cô khóc kéo Mai lại. Nhóm từ thiện đường phố chôn cất cho bà mẹ. Cám cảnh, Mai nói với cô bé:

 

     – Lan ơi – tên cô bé – đời ăn mày khổ lắm. Anh biết. Nhà anh rất nghèo, em có muốn về nhà ở với cha con anh không?

 

     Trong lúc khốn cùng, có một bàn tay dắt, còn gì hơn. Lan đứng bán mai cùng cha con Mai, đến gần giao thừa mới về nhà. Tết ấy, nhà Mai vui hơn. Mai gắng sức nuôi thêm một người. Chỉ một năm sau, Lan đã có thể góp sức cùng anh nuôi nổi mình. Ba năm sau Lan trở thành một thiếu nữ xinh tươi. Hoàn toàn khác cô gái Mai nhặt được ở Thương Bạc. Hai người yêu nhau từ lúc nào. Già Mai bằng lòng cho hai người thành vợ thành chồng. Vườn mai vàng bên núi Ngũ Tây chứng giám cho đám cưới của họ. […]

 

     Tình thương yêu trong gia đình vượt lên được cái nghèo. Già Mai chiêm nghiệm cả tối, nói được một câu với con dâu: “Đời không gì bằng chữ Tâm, Lan ạ. Con nhớ điều ấy cho ba.”. Lan sinh con trai. Ông nội lấy chữ Tâm đặt tên cho cháu. Cu Tâm ra đời vào những năm gian lao. Năm đầu trời đại hạn. Nước mặn trên sông Hương tràn lên tận bến Tuần. Lúa cháy. Từ thành phố xuôi về Thuận An, toàn thấy xe đi bán nước ngọt. Con suối chảy quanh năm trước vườn mai cạn khô. Xuôi xa một cây số dòng suối mới bắt đầu có nước lại. Mai và Lan cùi cụi suốt ngày gánh nước tưới mới cứu được vườn mai. Tết ấy mai mất mùa. Năm sau trời lạnh buốt. Ba cha con già Mai cắt cỏ ủ gốc, qua Tết mai mới chúm nụ. Lại thêm một năm trời giật mất miếng cơm. Mai thương cha, thương vợ. Trong nỗi quẫn trí, anh bật nảy một điều trong óc: “Những người trồng hoa ở Huế, họ sống bằng cách nào?”.

 

     Ý nghĩ ấy kéo anh đi. Già Mai ở nhà trông cháu. Lan vào rừng kiếm củi, hái lá nón. Mai lần mò đến các gia đình trồng hoa. Lâu nay anh sống cam chịu, sống bó mình. Tự ti cũng có, buông thả cũng có. Anh bằng lòng sống đạm bạc ở một gia đình con con. Nhiều lúc không hơn người đi ở ẩn. Những vườn hoa của đồng nghiệp làm anh bừng tỉnh. Song tỏ tường rồi thì anh buồn.

 

     Anh mang theo nỗi niềm ấy về nhà. Lan lựa lời, lúc có cha chồng, Lan mới dám hỏi:

 

     – Răng anh buồn rứa?

 

     Hết bữa cơm chiều, Mai mới nói được với cha và vợ:

 

     – Mai vàng quý. Song chẳng ai sống được bằng vườn mai. Họ trồng cúc, trồng hồng, trồng tùng, trồng bách và cả trồng mai trong chậu nữa mới sống nổi bằng nghề hoa. Những người có vườn rộng họ trồng huệ, trồng lay ơn. Nghĩa là họ phải trồng tất cả những gì trồng được. Cách trồng, chúng ta đi học. Nhưng cái chúng ta thiếu là không có vốn. Không có vốn thì không thể nói mạnh được điều gì.

 

     Không khí gia đình chùng hẳn xuống. Nỗi bất lực đè nặng lên họ. […] Ông già Mai lặng thinh. Vừa cõng cháu trên lưng, vừa lang thang trong vườn mai. Ông đếm từng cây mai một. Bàn tay xương xẩu rờ rẫm, vuốt ve chúng, như bàn tay già rờ rẫm đứa con xa lâu ngày gặp lại. Gió lạnh và mưa bay. Ông già đã nhận ra mùi hoa mai nở. Ông ngồi tựa cột ngửa mặt lên nhìn trời hít ngửi mùi hoa ngây ngất. Ông như nghe rõ từng tiếng lách tách của mỗi cánh hoa xòe nở. Ông tự nói với mình: “Đời mình sắp qua rồi. Đã đến đời con cháu. Vườn mai này sẽ là của chúng.”. […]

 

     Ông nói:

 

     – Cha bằng lòng cho con cưa nửa vườn mai, cưa cả cây, những cơ quan giàu có họ chẳng thích mua kiểu mai cây của mình đó sao. Ba bằng lòng cho các con, để các con có vốn ban đầu.

 

     – Thật chứ ba? – Mai reo lên.

 

     – Miễn sao vợ chồng con có hạnh phúc. Ngần ấy cũng đủ làm niềm vui tuổi già của ba rồi.

 

     Đúng ngày cưa mai, ông già Mai dắt cháu lang thang khắp đồi núi Ngũ Tây. Ông kể cho cháu nghe, xưa kia, không phải đồi trọc như bây giờ, mà là những cánh rừng, mùa xuân về nở đầy hoa mai. Thằng bé nghe chẳng hiểu gì. Nó dắt ông hết mỏm đồi này sang mỏm đồi khác, còn ông già cứ kể. Đi thật xa và kể để ông khỏi nghe tiếng cưa đang cắt những cây mai có từng mảnh đời ông hóa thân trong đó. Sau đó là những đêm không ngủ. Ông lần ra vườn mai. Đặt bàn tay mình nơi nhát cây bị cắt. Nghe nhựa mai dính dính nơi bàn tay. Ông chết lặng đi và âm thầm khóc một mình. Ông những tưởng mình sẽ gục ngã cùng những cây mai bị cắt kia, song sức ông đã hồi sinh nhờ sự năng nổ của vợ chồng Mai, bắt được cái nhịp của cuộc sống mới bằng chính những cánh mai vàng.

 

(Nguyễn Quang Hà, Tạp chí Sông Hương, số ra tháng 2 năm 1995)

 

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

 

Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản trên.

 

Câu 2. Tóm tắt văn bản trong khoảng 5 đến 7 câu.

 

Câu 3. Nhận xét về nhân vật ông già Mai.

 

Câu 4. Em thích nhất chi tiết nào trong văn bản? Vì sao?

 

Câu 5. Yếu tố “tình cảm gia đình” có ảnh hưởng như thế nào đến nhân vật Mai?

 

0
4 tháng 12 2024

Trước sân nhà em có một cây lộc vừng cao lớn. Suốt bao năm nay, cây vẫn luôn làm nhiệm vụ che nắng, chắn mưa cho khoảng sân nhỏ đó, nên nhà em chẳng cần phải làm mái che cho đoạn sân này.

Cây lộc vừng này đã hơn mười năm tuổi rồi, nó được trồng từ lúc gia đình em vừa chuyển về đây sinh sống. Tuy nhiên cây chỉ cao khoảng 6m, vì bố em đã cố tình cưa ngọn cây, để cây tập trung phát triển bề ngang. Thân cây to lắm, còn to hơn cột nhà ở hàng hiên cơ. Nó khoác một lớp vỏ dày cộm xù xì màu nâu xám. Phần gần gốc còn nứt ra thành nhiều khe nhỏ như đồng ruộng mùa hạn. Gốc cây từ hai năm trước bắt đầu thường xuyên được bố quét vôi vào. Bố bảo rằng làm như vậy sẽ giúp bảo vệ cây không bị mối mọt tấn công. Vốn cây lộc vừng bắt đầu mọc cành từ đoạn cách mặt đất chừng 2m, nhưng bố em đã chặt các cành thấp đi để có thể ngồi chơi ở sát gốc cây, tận dụng tối đa bóng mát của cây. Vì vậy, các cành của cây chủ yếu mọc ở phần trên cao. Từ thân cây mọc ra năm cành chính lớn, tỏa ra các hướng. Mỗi cành lớn đó lại mọc ra nhiều cành con, cành cháu, chồng chéo lên nhau tạo nên cái mái trong khổng lồ. Những chiếc lá lộc vừng to và xanh làm nhiệm vụ điền nốt vào các kẽ hở giữa những cành lá, giúp che mưa chắn nắng cho khoảng sân. Mùa thu đông, lá lộc vừng chuyển đỏ cam, rồi rụng lả tả xuống đất như mưa đỏ. Tuy nhiên, cây lộc vừng không như cây bàng, phải chờ gió xuân hây hẩy mới trổ mầm non. Mà ngay khi có lá rụng lìa cành, là cây đã có những lộc non chờ sẵn. Bởi vậy, cây lộc vừng không hề phải trải qua khoảng thời gian trần trụi vào mùa đông.

Em thích cây lộc vừng không chỉ vì cây cho bóng mát. Mà còn bởi khi mùa hoa đến, cây tạo ra khung cảnh đỏ rực rỡ với thảm hoa trên sân đẹp tựa chốn bồng lai.
A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi. TRAI NGỌC VÀ HẢI QUỲ        Cá mực tung tăng đi học trong làn nước biển xanh biếc, cái lọ mực kè kè một bên.        – Bé mực đi đâu đấy? – Cô trai he hé cái vỏ sần sùi ra hỏi.        – Thưa cô, cháu đi học ạ!        Cá mực lễ phép trả lời rồi vội vã bơi đi, nó hơi sợ...
Đọc tiếp

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

TRAI NGỌC VÀ HẢI QUỲ

 

     Cá mực tung tăng đi học trong làn nước biển xanh biếc, cái lọ mực kè kè một bên.

 

     – Bé mực đi đâu đấy? – Cô trai he hé cái vỏ sần sùi ra hỏi.

 

     – Thưa cô, cháu đi học ạ!

 

     Cá mực lễ phép trả lời rồi vội vã bơi đi, nó hơi sợ khi nhìn thấy vỏ ngoài của cô trai. Cá mực bơi nhanh đến một bông hoa nhiều màu sắc bên kia lối đi. Bông hoa có nhiều cánh hồng hồng, tím tím, mềm mại như gọi chào. Cá mực đến gần hơn, những cánh hoa mừng rỡ cứ múa mãi lên. Chợt tiếng cô trai gọi giật lại:

 

     – Bé mực, không được đến gần nó, nguy hiểm đấy!

 

     Cá mực ngập ngừng, không biết nên tin ai. Vừa lúc đó, một chú cá cơm bé tí bơi đến đùa nghịch với những cánh hoa mềm mại đang toả ra quây lấy chú. Cô trai lớn tiếng gọi cá cơm, nhưng không kịp, những ngón tay hoa đã khép lại. Cá mực định ném lọ mực vào bông hoa để mực loang ra, cá cơm có thể chạy trốn. Nhưng cá cơm đã bị những cánh hoa thít chặt lấy và kéo tuột vào lòng bông hoa. Thế là mất hút chú cá cơm.

 

     Cá mực sợ hãi, chạy lại gần cô trai. Lúc này cô trai mở to miệng nhìn cảnh tượng vừa xảy ra. Cá mực kinh ngạc khi thấy trong lòng cô trai có một viên ngọc sáng đẹp lạ thường.

 

     Cô trai căn dặn:

 

     – Bông hoa đẹp đẽ thế kia nhưng rất dữ. Đó là hải quỳ. Cháu phải tránh xa.

 

     Cá mực cảm động. Nó định nói với cô trai: “Còn cô, bên trong tấm áo xấu xí của cô là một tấm lòng bằng ngọc.".

 

     Hoá ra, cái đẹp bên ngoài chưa hẳn là cái tốt, cái xấu bên ngoài chưa hẳn là cái xấu.

 

(Theo Vân Long)

 

 

Câu 5 (0,5 điểm): Cô trai đã làm gì khi thấy cá mực và cá cơm bơi đến gần hải quỳ?

 

Câu 6 (0,5 điểm): Nội dung chính của câu chuyện là gì?

 

Câu 7 (1,0 điểm): Em có nhận xét gì về nhân vật cô trai?

 

Câu 8 (1,0 điểm): Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?

 

Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra dấu gạch ngang được dùng với tác dụng đánh dấu phần chú thích, giải thích trong câu trong câu chuyện trên. Đặt một câu văn khác chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương tự.

 

1
4 tháng 12 2024

câu5:đáp án;ngăn cản cá mực

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Quà tặng của chim non      Một hôm, tha thẩn ra vườn chơi, tôi thấy dưới bụi cỏ một chú chim non đang rướn mình, cánh vỗ vỗ một cách yếu ớt. Một cánh hình như bị gãy nên không cụp lại được, cứ xõa xuống đến tội nghiệp. Tôi khẽ khàng nâng chú lên và mang vào nhà. Bố mẹ chú bay lao...
Đọc tiếp

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Quà tặng của chim non

     Một hôm, tha thẩn ra vườn chơi, tôi thấy dưới bụi cỏ một chú chim non đang rướn mình, cánh vỗ vỗ một cách yếu ớt. Một cánh hình như bị gãy nên không cụp lại được, cứ xõa xuống đến tội nghiệp. Tôi khẽ khàng nâng chú lên và mang vào nhà. Bố mẹ chú bay lao theo. Thương quá nhưng không biết làm cách nào hơn, tôi chỉ biết nhủ thầm: “Để tôi chữa cho cánh nó liền lại rồi tôi sẽ trả về cho.”.

     Từ hôm ấy, tôi bận tíu tít vì chim non. Chừng mười hôm sau, nó khỏe hơn hẳn, mọc đủ lông cánh, nhảy nhót suốt ngày. Giữ lời hứa thầm mấy hôm trước tôi quyết định thả chim non. Nó thoáng ngơ ngác một giây rồi vút bay lên. Nó bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi đi cùng. Vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo chim non. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

     Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

Theo Trần Hoài Dương

Câu 5 (0,5 điểm): Ghi lại những hình ảnh nói về chú chim non khi được thả về rừng trong đoạn 2.

 

Câu 6 (0,5 điểm): Nội dung chính của câu chuyện là gì?

 

Câu 7 (1,0 điểm): Em thích điều gì trong khu rừng? Vì sao?

 

Câu 8 (1,0 điểm): Chỉ ra đại từ xưng hô trong câu văn sau. Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng một trong số những đại từ đó.

 

    Thương quá nhưng không biết làm cách nào hơn, tôi chỉ biết nhủ thầm: “Để tôi chữa cho cánh nó liền lại rồi tôi sẽ trả về cho.”.

 

Câu 9 (1,0 điểm): Theo em, tình yêu thương có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

 

1
2 tháng 1

Cô là giáo viên ạ?


2 tháng 1

con vật được không cô

Cô ơi cô cho khó hơn đi nó dễ như ăn kẹo

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT  Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi. CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN      Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sửng sốt, người ta cũng gọi tên tôi.      Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của...
Đọc tiếp

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

     Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sửng sốt, người ta cũng gọi tên tôi.

     Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của nhiều nước, tôi cũng được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng. Hằng năm, cứ đến ngày khai trường, rất nhiều trẻ em làm quen với tôi trước tiên.

     Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách. Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng, nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với ai điều gì. Một cuốn sách chỉ toàn chữ A không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc. Để có cuốn sách hay, tôi còn cần nhờ đến các bạn B, C, D, Đ, E,...

     Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách. Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé!

(Theo Trần Hoài Dương)

Câu 7. Lúc đầu, bạn chữ A có suy nghĩ gì về bản thân mình? (1 điểm)

Câu 8. Qua câu Để có cuốn sách hay, tôi còn cần nhờ đến các bạn B, C, D, Đ, E,..., em hiểu bạn chữ A đã nhận ra điều gì? (1 điểm)

Câu 9. Dấu câu trong câu Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé! được dùng để kết thúc kiểu câu gì? Viết một câu thuộc kiểu câu tương tự và có sử dụng dấu câu đó. (1 điểm)

1
6 tháng 12 2024

hay zay

1 tháng 4 2019

=24701 nha

hok tốt ^_^

1 tháng 4 2019

12345+12356=24701

k cho mình đi

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)   Đọc văn bản sau:   TỰ TRÀO                           Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,                         Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.                         Cờ đương dở cuộc không còn nước,                         Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.                         Mở miệng nói ra gàn bát sách,          ...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

 

Đọc văn bản sau:

 

TỰ TRÀO

 

                        Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
                        Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.
                        Cờ đương dở cuộc không còn nước,
                        Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
                        Mở miệng nói ra gàn bát sách,
                        Mềm môi chén mãi tít cung thang.
                        Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ,
                        Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

 

           (Nguyễn Khuyến, Thi hào Nguyễn Khuyến: Đời và thơ, NXB Giáo dục)

 

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

 

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

 

Câu 2. Đối tượng trào phúng trong bài thơ là ai?

 

Câu 3. Từ “làng nhàng” trong bài thơ có nghĩa là gì? Từ này góp phần thể hiện thái độ, cảm xúc gì của tác giả?

 

Câu 4. Chỉ ra nghệ thuật trào phúng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của nó.

 

                        Cờ đương dở cuộc không còn nước,

 

                        Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.

 

Câu 5. Em hiểu thế nào về hai câu thơ sau?

 

 

                         Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ,

                         Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

 

Câu 6. Từ nội dung, thông điệp của bài thơ, theo em, giới trẻ ngày nay cần làm gì để cống hiến, xây dựng quê hương đất nước?

 

5
15 tháng 12 2024

MÌNH CẦN ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRÊN

15 tháng 12 2024

Trả lời giúp mình các câu hỏi trên