viết một đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan trong đó có sử dụng từ ghép
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Từ ghép chính phụ : Mưa phùn, mùa xuân, chân mạ, dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, cây nhội, mầm cây.
- Từ ghép đẳng lập : cây bằng lăng, cây bàng, mùa hạ, mưa bụi. uống thuốc
Chúc bạn học tốt !!!
B1.TGĐL:Cây bàng cây bằng lăngmùa hạ,mưa bụi,uống thuốc
TGCP:Mưa phùn,mưa xuân ,dây mạ,dây khoai,cây cà chua,xanh rợ,mầm cây,cây nhội
Cuộc sống quanh ta thực sự có bao điều lí thú tuyệt vời đáng để ta phải khám phá và tìm tòi. Hôm nay, tôi đã được tận mắt được chứng kiến một trong những điều kì thú ấy. Tan trường, tôi đạp xe thật nhanh về nhà để kể lại câu chuyện ấy cho bố mẹ nghe. Tôi thầm nghĩ có lẽ bố mẹ sẽ cảm thấy rất thú vị lắm khi nghe câu chuyện của tôi.
Vừa đến cổng, tôi vội vã chạy ngay vào trong nhà, thấy bố mẹ đều đang ngồi ở phòng khách tôi bắt đầu ngay câu chuyện của mình. Tôi say sưa kể:
“Hôm nay ở trường con, khi cả lớp học tiết thể dục ngoài sân trường, trời đang nắng rất to bỗng dưng trời tối sầm lại như ban đêm. Con và các bạn trong lớp đều rất bất ngờ, có bạn còn cảm thấy sợ hãi. Con nghĩ có lẽ trời sắp mưa nên trời tối như thế. Nhưng con phát hiện là không phải bởi lẽ thời tiết vẫn rất oi bức không thấy những đám mây đen xuất hiện cũng chẳng có giông gió ùn ùn kéo đến. Chưa bao giờ con được chứng kiến hiện tượng kì lạ như thế!”.
Tôi không nói với bố mẹ nhưng thực sự lúc ấy trong đầu tôi đã nghĩ về bộ phim Tây Du Kí mà mình đã từng được xem thuở bé, bầu trời đang sáng bỗng đen đặc lại khi những tên yêu quái xuất hiện để bắt Đường Tăng về hang động của mình. Ý nghĩ ấy xuất hiện trong thoáng chốc rồi nhanh chóng vụt biến, tôi tự cười mình bởi suy nghĩ hoang đường ấy. Đây thực sự là một hiện tượng lạ mà tôi và các bạn chưa từng được biết đến. Thấy bố mẹ có vẻ rất chăm chú lắng nghe nên tôi càng hào hứng tiếp tục câu chuyện:
“Kì lạ thay, chỉ khoảng mười năm phút sau trời dần sáng trở lại, một khối tròn màu đen đặc từ từ chuyển động, cùng lúc ấy mặt trời cũng dần xuất hiện như được tái sinh một lần nữa. Con và các bạn đều hò reo vui vẻ sung sướng khi thấy trời lại sáng”.
Nghe xong câu chuyện của tôi, bố mẹ tôi đều cười rất tươi. Tôi thầm nghĩ, bố mẹ có lẽ đang vui vì được nghe về câu chuyện lí thú của thiên nhiên. Khi trong lòng còn đang tự hào vì bản thân được chứng kiến hiện tượng lạ thì bố tôi lên tiếng:
“Con ạ, câu chuyện mà con vừa kể được gọi là hiện tượng nhật thực đó. Nó xảy ra khi mặt trăng đi qua trái đất và mặt trời. Khối đen tròn che lấp mặt trời chính là là mặt trăng con ạ”.
Tôi trầm trồ khi nghe bố giải thích, thì ra đây là hiện tượng tự nhiên mà bố mẹ tôi đều đã biết. Thế nhưng tôi thực sự cảm thấy tò mò và thú vị về hiện tượng này. Tôi hỏi thêm bố rất nhiều câu chuyện liên quan đến nhật thực, bố vui vẻ giải đáp cặn kẽ từng thắc mắc của tôi, tôi cảm nhận được dường như bố cũng là một người có một niềm say mê, hứng thú không nhỏ với thiên văn học.
Được tận mắt chứng kiến hiện tượng lí thú của thiên nhiên, tôi bắt đầu nuôi dưỡng trong mình ước mơ được khám phá và tìm hiểu về những điều kì thú ấy. Tôi quả quyết cùng bố mẹ rằng sau này mình sẽ trở thành một nhà thiên văn học. Bố mẹ tôi hạnh phúc ôm tôi vào lòng, cả hai đều rất tôn trọng và ủng hộ ước mơ sở thích của tôi. Sau này, khi lớn lên cuộc sống bộn bề có thể sẽ khiến tôi phải đưa ra nhiều chọn lựa nhưng tôi tin chắc rằng niềm đam mê với những hiện tượng kì lạ của thiên nhiên sẽ không bao giờ đổi thay trong tôi. Đặc biệt, câu chuyện lí thú về hiện tượng nhật thực mà tôi được chứng kiến hôm nay sẽ là một phần kí ức không phai nhòa bởi nó gắn với ước mơ lớn đầu tiên trong cuộc đời tôi.
Tôi và bố mẹ kết thúc câu chuyện đầy vui vẻ, cả nhà bắt đầu bữa cơm trưa trong sự ấm cúng, hạnh phúc. Trong bữa ăn, tôi vẫn cứ vấn vương nghĩ đến hiện tượng thiên nhiên sáng nay mình được chứng kiến. Tôi tự hỏi tại sao tự nhiên của chúng ta lại ẩn chứa nhiều bí ẩn đặc biệt đến thế. Liệu đến khi nào con người mới khám phá được hết những điều kì diệu của thiên nhiên.
Bạn đã từng nghe câu nói của Elizabeth Berg: “Bạn được sinh ra từ gia đình của mình và gia đình được sinh ra từ trong bạn. Không mưu cầu. Không đổi chác.” Trong cuộc sống mỗi chúng ta, có đôi lúc ta sẽ gặp phải những khó khăn và thử thách, những lúc ấy ta thường tìm đến những điểm tựa tinh thần giúp con người ta yêu đời, lạc quan và vượt qua được gian khổ. Nơi đó không đâu xa xôi mà nó chính là tình cảm gia đình.
Vậy thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình là gì? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình là cái nôi cơ sở nền tảng bồi dưỡng để hình thành nên nhân cách nhân cách con người.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, giữa những người máu mủ, ruột rà, trước hết nó chính là tình cảm của những người trong gia đình dành cho nhau đó là: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em. Tình cảm ấy không chỉ là tình cảm giữa những người có cùng huyết thống với nhau mà những người không chung huyết thống cũng có thể cảm nhận được từ việc họ quan tâm đến nhau, cộng tác với nhau trong công việc.
Để thể hiện tình cảm, mỗi con người lại có mỗi cách quan tâm khác nhau, không ai giống ai cả. Có người quan tâm bằng lời nói có người lại quan tâm bằng hành động. Nhưng họ đều có một điểm chung là đều yêu quý người thân của mình. Chẳng hạn như khi ông bà bị ốm đau, không cần phải ăn món cao lương mĩ vị gì cả chỉ đơn giản là con cháu quây quần bên cạnh động viên an ủi cũng làm cho ông bà cảm thấy hết bệnh.
Đó là những điều vô cùng giản dị của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình còn có thể vượt qua được rào cản về địa lí, khiến cho con người cảm thấy luôn được bên cạnh nhau. Dù có ở xa nhau nhưng lúc nào cũng nhớ đến nhau, trong tim luôn đặt họ vào một vị trí quan trọng, gắn bó với nhau bằng cả tấm lòng, khi càng ở xa lại càng nhớ, càng nhớ càng trông ngóng. Đó là điều rất khó giải nhưng là điều khiến ai cũng phải công nhận nó.
Nếu thực sự yêu thương nhau dù có ở đâu thì lúc nào cũng hướng về nhau, chẳng có gì có thể ngăn cản được họ. Tình cảm gia đình là thứ tình cảm tồn tại mãi mãi, bởi nó thuộc về thế giới tinh thần là những gì cao quý, bền vững nhất. Nó sẽ chẳng bao giờ biến mất khi con người ta biết trân trọng và nâng niu nó.
Tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn ấy một cách dễ dàng. Tình cảm gia đình là thứ con người tìm về sau một chuyến đi dài mệt mỏi. Xã hội phát triển thì có rất nhiều mối quan hệ nhưng không có mối quan hệ nào đáng giá bằng tình cảm gia đình, nó luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của con người.
Nếu con người sống không có tình cảm gia đình sẽ trở nên khô cằn, héo úa và cũng mất đi một điểm tựa của cuộc đời mình. Nếu các em nhỏ từ nhỏ không có tình yêu thương của gia đình thì nó sẽ trở thành một đứa trẻ cộc cằn, không cảm nhận được tình cảm từ bố mẹ, nó sẽ tìm kiếm đến những người nó cho là hiểu nó, đem đến niềm vui cho nó bằng những thứ trái pháp luật bởi nó đâu có được quan tâm hay dạy bảo điều đó có đúng hay không.
Mỗi con người phải ý thức được vai trò quan trọng của tình cảm gia đình với cuộc sống để giữ gìn, nâng niu, trân trọng, đừng để một ngày đánh mất nó rồi mới đi tìm lại lúc đó đã muộn lắm rồi. Việc làm đơn giản chỉ là hàng ngày quan tâm nhau bằng những việc nhỏ nhất sẽ làm cho tình cảm ấy càng đẹp hơn, ý nghĩa hơn và gắn kết mọi người gần nhau hơn.
Tình cảm gia đình còn xuất hiện ở những người không chung huyết thống. Nhưng chúng ta vẫn có thể chia sẻ quan tâm với nhau như những người thân trong gia đình. Những em bé sinh ra mồ côi cha mẹ từ nhỏ cùng nhau sống trong cô nhi viện, các em đã coi chính những người chăm sóc giống như người mẹ, những người bạn sống cùng nhau như người anh, người chị. Đối với họ đó chính là tình cảm gia đình đáng được trân trọng.
Ở trong xã hội hiện đại, khi lòng người khó lường trước, mọi quan hệ đều dựa trên lợi ích kinh tế thì lúc đấy tình cảm lại chính là mắt xích giúp con người ta gắn kết với nhau, giúp xã hội phát triển càng phát triển hơn. Tình cảm gia đình là cao quý, vì vậy mỗi người cần phải ý thức và bảo vệ và xây dựng tình cảm đẹp đẽ ấy. Đồng thời phê phán và lên án những con người coi thường và không biết trân trọng tình cảm gia đình, những người như thế một ngày nào đó sẽ nhận được hậu quả thích đáng cho hành động của họ.
Mỗi một con người sẽ có một những chốn bình yên cho riêng mình, đó có thể là tình bạn, cũng có thể là trong tình yêu và có những người cho rằng chốn bình yên nhất là tình cảm gia đình. Sau bao nhiêu gian lao, bão táp con người ta đều mong được về bên gia đình để được yêu thương, an ủi.
- Phân tích cách so sánh, ví von: " Công cha – núi ngất trời." và "nghĩa mẹ – nước biển đông" => Sự so sánh với những đại lượng khó xác định, chỉ sự lớn lao, vĩnh cửu của tự nhiên từ đó khẳng định công cha và nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao và vĩ đại không gì đo đếm được.
- “Cù lao chín chữ”: Là những công lao to lớn khó nhọc của cha mẹ đối với con cái như sinh đẻ, nuôi nấng, dạy bảo
=> Nội dung chính: Âm điêu tâm tình, thành kính, sâu lắng=> Công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn, con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.
Bài ca dao thứ hai: Lời người con gái lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Phân tích nội dung:
- Thời gian “Chiều chiều” gợi lên một nỗi buồn và nồi nhớ da diết về quê mẹ.
- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.
- Ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.
=> Nội dung: Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.
Bài ca dao thứ ba: là nỗi nhớ của con cháu về ông bà (lời của con cháu nói với ông bà):
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Phân tích nội dung:
- Ngó lên: hành động gợi sự trân trọng, tôn kính
- Hình ảnh “nuộc lạt mái nhà”: nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng gia đình
- Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
=> Nội dung: diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà, dạy chúng ta phải biết nhớ tới cha ông, anh em ruột thịt phải biết đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Bài ca dao thứ tư: là lời của anh em nói với nhau hoặc có thế là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu:
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Phân tích nội dung:
- Cặp từ “cùng chung” - “cùng thân”: thể hiện tình cảm anh em thân thương, mối quan hệ ruột thịt, sự gắn bó thân thiết
- Nghệ thuật so sánh “anh em” – “chân tay”: gợi sự liên tưởng về mối quan hệ mật thiết, biết nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống
=> Nội dung: Khuyên nhủ, nhắc nhở anh em trong cùng gia đình phải biết yêu thương lẫn nhau, nương tựa và cùng hỗ trợ lẫn nhau. Làm được điều đó sẽ khiến cha mẹ vui lòng
Back to top
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Bài ca dao thứ nhất: đã ngợi ca công lao to lớn của cha mẹ. Đồng thời, qua đó, răn dạy con cháu phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn to lớn ấy:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Cách ví von:" công cha, nghĩa mẹ- núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông" là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt.
- Hình ảnh: “Cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ quen thuộc, nói lên lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, đồng thời làm tăng thêm âm điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình của câu hát. Cha mẹ là người có vai trò và công lao vô cùng to lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện bổn phận và trách nhiệm của những người làm con với công lao trời biển ấy của cha mẹ. Đó là tình cảm sâu sắc nhất mà bài ca dao 1 muôn nhắn nhủ tới người đọc.