bài văn về con vật hay nhất ( cop mạng cũng đc nha , tại mik chỉ tham khảo thui mà :))
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mặt trời vừa lấp ló khỏi rặng tre, chú gà trống anh dũng nhà em đã vươn vai thức dậy, gáy to một tiếng “ò ó o” vang khắp thôn xóm. Mọi vật như bừng tỉnh dưới ánh bình minh.
Đàn gà mà bà nội em nuôi có tất cả 12 con. Hồi đó, chú vẫn bé tí tẹo, màu lông tơ vàng mịn trông rất đáng yêu. Thấm thoắt 1 năm trôi qua, giờ đây, chú đã lột xác trở thành một “chàng thanh niên” cao lớn, khỏe mạnh. Chú khoác trên mình bộ cánh vàng rực, đuôi chú có những chiếc lông rất dài, màu đỏ, đen, vàng đủ cả. Trên đầu chú là chiếc mào đỏ hồng, dũng mãnh, như chiếc vương miện của nhà vua vậy. Chú còn có đôi chân lực lưỡng, to khỏe. Mỗi lần chú nhảy, chú chỉ cần khẽ nhún 1 cái là đã nhảy được lên bờ tường rồi. Dưới chân chú còn có 2 cái cựa rất nhọn và sắc. Em nghe bố nói đó là vũ khí tự vệ của chú, cũng như là vũ khí để chú đánh lại các con gà trống khác, bảo vệ đàn gà của mình.
Em rất yêu quý chú gà trống trong đàn gà của bà nội em. Nhìn chú rất đẹp, rất khỏe mạnh và dũng cảm. Bố em bảo đến Tết, bà sẽ thịt chú, nhưng em sẽ không đồng ý đâu.
Nhà bà ngoại em nuôi rất nhiều gà. Nhân ngày sinh nhật bà tặng cho em một con đẹp nhất đàn.
Tính đến nay chú vừa tròn năm tháng tuổi, nặng khoảng nửa kg, thuộc giống gà tre (gà cảnh). Trông chú khỏe mạnh nhanh nhẹn như một chàng trai mới lớn. Toàn thân chú được phủ một lớp lông mềm mại, vàng óng trông thật đẹp. Chiếc đuôi có những sợi lông tía vểnh cao, cong lên ròi rủ xuống như những nét hoa văn. Mào gà đỏ tươi, trông nổi bật như chiếc vương miện nhỏ. Đôi mắt chú đen tròn như hai hạt cườm lấp lánh. Cặp mỏ xinh xinh luôn chăm chỉ tìm kiếm thức ăn. Đôi chân có chiếc cựa nhỏ luôn thoăn thoắt chạy nhảy trên sân. Trống tre thường gáy vào lúc sáng sớm. Tiếng gáy te te giòn giã báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
Em rất quý chú gà trống của mình, ngày nào em cũng cho nó ăn cơm đầy đủ. Chú là niềm kiêu hãnh của em với các bạn hàng xóm.
* Hình nhỏ quá nên nhìn không rõ, có gì sai xót cho mình xinloi :((
C1 : PTBĐ : Tự sự
C2 : Mđích : Điều kiển, Dùng để cầu khiến và bộc lộ cảm xúc
C3 : Đàn vịt đã có tấm lòng biết giúp đỡ người gặp khó khăn nhưng lại coi trọng miếng ăn của bản thân hơn và không để tâm tới thời gian không ngừng trôi. Vì thiếu nước nên cá rô đã chết khô. Trong cuộc sống , chúng ta đôi khi phải tự hy sinh bản thân mình một chút để giúp đỡ người gian khó hơn và phải biết tôn trọng, hiểu rõ luật lệ của thời gian . Phải trân trọng, biết cách sử dụng thời gian mới giúp đỡ đc người khác
C4: em sẽ cầu xin bầy vịt đem mình tới nơi có nhiều nước để cứu lấy bản thân và không quá phụ thuộc vào bầy vịt.
Làng nghề Trường Sơn có tổng diện tích là 19,557m2 bao gồm các khu trưng bày, khu sáng tác, khu trình diễn các ngành nghề thủ công đặc sắc của Khánh Hòa, khu ẩm thực, khu cây xanh – cảnh quan, kết hợp với triển lãm các loại cây cảnh của các nghệ nhân Khánh Hòa. Với những hình ảnh bình dị, mộc mạc của cỏ cây, hoa lá, những ngành nghề truyền thống mang đậm văn hóa Việt, Làng nghề Trường Sơn đã tạo nên một góc của Nha trang xưa, như là một chiếc cầu nối về quá khứ, cho du khách một vé về với các trò chơi tuổi thơ, về với các nghề truyền thống đã nuôi sống con người của vùng đất biển xanh, cát trắng. Làng nghề được hình thành với mục đích làm khu triển lãm dân gian, giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cây cảnh của tỉnh Khánh Hòa; đồng thời là nơi để các nghệ nhân sáng tác, biểu diễn cho du khách xem quá trình sản xuất các sản phẩm như đan song mây, đan tre, dệt chiếu, mộc mỹ nghệ, vẽ nghệ thuật...
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng.
Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.
đoạn trích " vượt thác " ( võ quảng ) được trích từ tác phẩm nào?
C NHÉ
truyện bức tranh của em gái tôi "theo lời kể của ANH TRAI và ngôi thứ 1 "? ,tác giả là TẠ DUY ANH
trích trong :"QUÊ NỘI"
Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất
tác giả:TẠ DUY ANH
TẢ CÂY TÁO !!!
Vườn nhà em có sự góp mặt của rất nhiều loại cây ăn quả, nhưng có lẽ táo là loại cây ăn quả được em và cả gia đình yêu thích nhất bởi sự ngon ngọt của loại quả này.
Thân cây táo to bằng cái cột nhà, vỏ thân màu nâu sậm, sần sùi. Thân cao bằng mái nhà của nhà em nhưng cành lá lại như ngã rạp xuống mặt đất để tiện cho mọi người có thể dễ dàng hái. Thân cây này cũng thật đặc biệt khi mang trên mình những chiếc gai sắc nhọn nên nếu muốn leo trèo thì sẽ thật khó. Chính vì thế nên muốn hái trái táo nào ở trên cao thì chỉ cần một chiếc móc câu của bố làm ra sẽ dễ dàng hái được những trái táo thơm ngon.
Lá cây táo như những chiếc lông nhỏ, mặt trên màu xanh thẫm, mặt sau của chiếc lá có màu xanh thật nhạt. Màu xanh thẫm ấy như kết quả của một quá trình vất vả chống chọi với nắng gió để vươn lên phát triển, như minh chứng cho quãng thời gian khó khăn ấy.
Gốc cây táo mang theo một vẻ già nua, trắng mốc nhưng mang theo bao uy lực khi nâng đỡ cả những cành cây cao lớn ở phía trên. Từ gốc cây những nhánh cây đâm lên tua tủa, cành nào cũng chi chít lá.
Mùa xuân đến cũng là lúc táo bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên, trên cái nền xanh ngút ngàn ấy, những bông hoa trắng xuất hiện khiến cây trở nên nổi bật hơn hẳn. Những bông hoa trắng tinh khôi như đang gọi mùa xuân đến với bao ước vọng và khát khao.
Quả táo tròn nhỏ như cái chén, khi uống trà hay rảnh có thể lấy từ trong tủ lạnh ra để thưởng thức. Táo nhà em có vị chua nhôn nhốt nếu chấm kèm với muối ớt ăn sẽ rất ngon. Vỏ táo màu xanh nhạt nhìn rất bắt mắt và tươi mát. Cây táo nhà em năm nào cũng sai trĩu cành, mẹ thường hái xuống một ít để mang ra chợ bán kiếm thêm chút thu nhập. Sau mỗi bữa ăn những đĩa táo tròn, căng bóng, mát lành được mẹ lôi ra trong tủ lạnh để cả nhà thưởng thức trông thật ngon lành. Mỗi khi đến tết những trái táo tròn, đẹp và to nhất luôn được mẹ ưu ái đặt lên trên mâm ngũ quả.
Mỗi sáng em thường ra vườn đều thấy xuất hiện những chú chim nhỏ trên cành đang hót líu lo, hay bắt sâu bảo vệ cây táo ý
Sau mỗi mùa thu hoạch xong cây táo trở nên xơ xác hơn, trông thật tiều tụy. Chính vì thế bố em thường chặt hết cành táo để năm sau cây sẽ ra nhiều quả hơn nữa. Em rất yêu cây táo nhà mình bởi chính nhờ cây táo gia đình em mới có những trái táo ngon lành để thưởng thức. Em hứa sẽ cùng mẹ chăm sóc cây táo nhiều hơn.
Đó là những câu thơ vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu mà nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về loài cây em yêu thích nhất: cây dừa.
Những cây dừa thường rất cao lớn, vượt lên cả những mái nhà. Thân cây trơn tuột, được chia thành nhiều khấc. Khách nơi khác thường bảo sao mà khó trèo. Nhưng đối với người dân lớn lên từ cây dừa như em thì chẳng mấy khó khăn. Những tàu lá dừa mọc tít ở trên ngọn, hình dáng như chiếc lá chuối bị gió quật tả tơi. Những nhánh lá đu đưa theo gió, tạo ra tiếng xào xạc vui tai, vỗ về bao đứa trẻ vào giấc ngủ say nồng. Dưới nách lá, là nơi trái dừa sinh ra và phát triển. Những trái dừa kết thành từng chùm, trông hệt như chùm chuông của ông già nô en. Quả dừa nào cũng to tròn, có nhiều nước ngọt mát cùng phần cơm dày dặn. Thật ngon lành làm sao.
Ở vùng đất cát, gió lớn như quê em, dừa là loại cây hiếm hoi phát triển tốt đến như thế. Từng hàng, từng hàng dừa xanh mọc dày đặc. Chúng cắm rễ sâu xuống lòng đất, không chỉ giúp giữ đất, giữ cát hay đem lại cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Mà còn đem lại nguồn kinh tế, thức ăn cho người dân. Người ta uống nước dừa, ăn cùi dừa. Lá dừa dùng làm vỏ cuốn bánh, hay xay ra tạo thuốc màu. Thân dừa, lá dừa, vỏ dừa khô thì để đun nấu, chẳng thiếu gì.
Em mong rằng, cây dừa sẽ được trồng nhiều hơn nữa trên khắp mọi miền tổ quốc. Để dù đi đâu, em cũng được nhìn thấy hình bóng thân thương, tuyệt vời ấy.
Bạn tham khảo nhé
Bạn có biết cờ vua không? Đó là sở thích của tôi kể từ khi tôi chơi với ông tôi. Tôi nhớ cảm giác phấn khích như thế nào khi nhìn thấy một bàn cờ lần đầu tiên trong đời. Nhưng bây giờ tôi không chơi với ông tôi nữa, tôi chơi nó trên internet; chỉ khi tôi có thời gian rảnh. Một bàn cờ có nhiều ô vuông để các quân cờ có thể đi. Các quân cờ bao gồm các tướng, hậu, xe, ngựa, tịnh và tốt. Các con cờ có các cách đi khác nhau, ví dụ như xe có thể đi đường thẳng và ngang, hậu thì đi được nhiều phía hơn tất cả, ngựa thì đi được hình chữ L, vân vân. Luật chơi: Dựa vào cách đi của các con cờ để đi và ăn hết tất cả các con cờ của đối phương để giành chiến thắng, nhưng tuyệt đối bạn phải làm mọi cách để bảo vệ tướng của đội mình. Rất dễ phải không? Tôi nghĩ nếu bạn chơi nó, bạn sẽ thích nó. Hãy tận hưởng nó.
Xin chào tôi là Nhân Tôi thích chơi cờ vua nhất, bởi vì học cờ vua hỗ trợ đạt kì tích trong học tập và nó giúp đầu tôi được thư thái. Tôi thường chơi cờ vua với bố hay bạn thân, họ có sở thích giống tôi. Tôi từng tham gia một số cuộc thi ở trường nhưng không đạt được kết quả cao.Cũng chính vì thế mà tôi đã quyết tâm cố gắng để giành được giải nhất khi tôi học lớp 5. Tôi đã thuyết phục bố mẹ cho đi học cờ vua ở một lớp mới mở gần nhà và học đã đồng ý. Sau đó, một điều kỳ diệu đã xảy ra sau đó. Bạn biết không, như một giấc mộng, tôi đã giành chiến thắng trong lần thi đó. Tôi nghĩ đó sẽ là kỷ niệm vô cùng đáng giá của tôi. Tôi hi vọng chiến thắng của mình không chỉ dừng tại đây, tôi mong rằng sẽ có một ngày nào đó, bản thân mình sẽ được vinh dự tham gia giải thi đấu Quốc gia. Vì vậy, tôi vẫn luôn cố gắng chăm chỉ tập luyện để ước mơ sẽ thành sự thật. Đối với tôi, cờ vua không chỉ là một trò chơi hay một cuộc thi mà là cả một ước mơ và niềm hi vọng lớn lao.
Bạn tham khảo nhé
Ôi, đáng yêu làm sao! Một chú khỉ con đang làm trò, khiến mọi người cười thích thú! Hôm nay là chủ nhật, mẹ đưa anh em tôi đến vườn bách thú, để tận mắt được xem những con vật vốn ở tận rừng xanh, mà tôi mới chỉ được thấy qua ti-vi. Đi thăm rất nhiều chuồng thú, nhưng với tôi, những chú khỉ nhà biểu diễn xiếc tài ba là đáng yêu nhất.
Chú khỉ con này nổi bật nhất trong đàn, với bộ lông màu nâu vàng. Lông của chú không mượt, trái lại nó hơi xù lên, trông ngộ ghê! Khuôn mặt chú gần giống hình tam giác, má hóp lại, gò má nhô cao như người già. Đôi mắt chú tròn xoe, liến láu nhìn quanh, trông thật tinh ranh. Mũi nó rất cao, nhưng hơi hếch lên, nhìn rõ cả hai lỗ mũi, trông rất nghịch ngợm. Miệng nó rộng đến tận mang tai, nhất là những lúc nó ngoác miệng ra cười, trông càng rộng hơn. Nó rất hay cười, nhưng vì hàm của nó chìa ra, nên trông lúc nào cũng nhăn nhở. Những chiếc răng nhỏ hơn răng người, nhưng trắng như sữa. Thân hình chú khỉ này hơi gầy, nó ngồi trên cành cây trông rúm ró. Tuy vậy, nhưng nó nhanh lắm đó. Với đôi tay dài lòng khòng, những ngón tay gần giống tay người và đầy lông lá, nó có thể đu bám chắc và chuyền cành nhanh thoăn thoắt. Trong chuồng của những chú khỉ, có một cái cây to, để cho các chú chơi đùa như khi ở trong rừng. Thấy mọi người đứng xem, nó có vẻ thích chí, nên trổ tài biểu diễn, mua vui cho mọi người. Đang đứng trên nóc bể, thoắt cái, nó lấy đà, rồi bật nhanh lên một cành cây, một tay bám vào cành, tay kia gãi gãi làm trò. Lúc này, tôi mới nhìn rõ một mảng đỏ dưới mông chú. Thảo nào, ở tấm biển gắn trên chuồng, người ta ghi là “Khỉ đít đỏ”. Mọi người vỗ tay cổ vũ, nó càng khoái chí, buông cả hai tay, dùng đuôi cuốn chặt cành cây, đu mình xuống, miệng kêu “khẹc, khẹc…”. Bỗng chú tuột đuôi rơi xuống, ai nấy đều giật mình, nhưng nhanh như cắt, chú nhảy sang bám vào một cành cây gần đó, rất điêu luyện như diễn viên xiếc. Làm trò chán, nó nhảy xuống, giơ tay ra ngoài hàng song sắt, để xin ăn. Tôi ném cho nó mấy cái bim bim, cả bầy xô lại cướp. Nhưng nó rất nhanh, lúc nào cũng cướp được nhiều nhất, và đưa hết vào mồm, nhai nhồm nhoàm, trông thật tham ăn. Mặc kệ chú đùa nghịch, bên cạnh đó, con khỉ mẹ vẫn đang chăm chỉ bắt giận cho khỉ con - chắc là em của nó. Trông gia đình khỉ cũng rất tình cảm.
Những chú khỉ trong vườn thú, đặc biệt là chú khỉ con tinh nghịch kia thật dễ mến! Tạm biệt những chú khỉ đáng yêu, em mong sao những chú khỉ này sẽ được chăm sóc tốt hơn, để lần sau trở lại thăm vườn thú, em sẽ được gặp lại những chú khỉ tinh nghịch, thông minh, nhưng khoẻ mạnh và xinh xắn hơn.
tả con khỉ đó
Nhà bác em có một trang trại lớn nuôi rất nhiều loài vật như: gà, vịt, chó, mèo…. trong đó, bác em nuôi nhiều nhất, đó là con lợn. Những chú lợn béo tròn, hồng hào nhưng cũng rất ham ăn, ham ngủ.
Trong trang trại của bác em có nuôi năm mươi con lợn. Ở mỗi chuồng có từ sáu đến tám con, con nào cũng hồng hào, béo tốt. Những chú lợn có màu trắng hoặc màu hồng nhẹ, trên đầu có hai chiếc tai rất lớn, miệng của chú lợn rất dài, và cũng rất rộng nữa. Lợn không có nhiều lông như gà hay vịt mà nó chỉ lưa thưa những sợi lông màu trắng, mà nếu không để kĩ sẽ không thể nhìn thấy.
Những chú lợn ăn rất nhiều, thức ăn của chúng chủ yếu là cám được chế biến từ cám gạo và nấu thêm với bèo tây. Ngày nào bác em cũng phải ra sông lấy rất nhiều bèo về, sau đó băm nhỏ trộn với cám để làm thức ăn cho những chú lợn. Hoặc bèo sống có thể trực tiếp cho lợn ăn cho mát ruột. Sáu chú lợn trong một chuồng có thể ăn hết một nồi đầy những cám, khi được bác em cho ăn, những chú lợn sẽ tự động chạy ra tận máng để đợi ăn. Những chú lợn sẽ tranh nhau ăn, chú nào cũng ăn rất nhanh, rất nhiều, khi ăn còn phát ra tiếng sột soạt rất lớn. Trông những chú lợn ăn rất ngon miệng.
Vì ăn nhiều nên những chú lợn cũng lớn rất nhanh, chỉ một thời gian ngắn không gặp thì những chú lợn sẽ to lớn hơn rất nhiều. Nếu được chăm sóc tốt thì thời gian xuất chuồng cũng nhanh hơn. Không chỉ ăn nhiều mà những chú lợn cũng ngủ rất nhiều, ngoài thời gian ăn thì những chú lợn chỉ nằm ngủ hoặc đi lại chậm rãi trong chuồng. Nhìn dáng vẻ lười biếng của chú lợn em nghĩ chúng cũng không thích vận động nhiều. Hoạt động chính của lợn chỉ xoay quanh ăn và ngủ, không biết trông nhà như những chú chó, cũng không tự kiếm ăn được như những chú gà.
Tuy nhiên, lợn là loài vật rất hiền lành, ngoan ngoãn không khá phách hay làm chủ phiền lòng bao giờ cả. Khác với gà, lợn không đẻ trứng mà đẻ con. Một con lợn mẹ có thể đẻ từ ba đến năm con. Những chú lợn con có màu hồng phớt, chiếc mũi bé xinh trông rất dễ thương. Những chú lợn cũng rất hòa đồng, không tranh giành thức ăn với nhau,chúng cùng sống trong một chuồng rất đoàn kết.
Những chú lợn tuy không trung thành như chó, không bay nhảy linh hoạt như loài gà, cũng không chăm chỉ cần mẫn như trâu, bò. Chúng chỉ có hai hoạt động chính là ăn và ngủ. Tuy vậy, đây là con vật hiền lành, sống thân thiện không gây phiền toái cho ai, dáng vẻ của nó cũng rất dễ thương nữa.Từ sau lần thăm trang trại lợn nhà bác em, em thêm yêu quý những chú lợn hơn.
# Chúc em học tốt :))