K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2021

* Triệu Quang Phục:

- Là con của Triệu Túc, là một vị tướng giỏi, có nhiều công lao trong khởi nghĩa và được Lý Bí tin cậy.

- Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương.

* Triệu Quang Phục đánh bại được quân Lương, do:

- Cuộc kháng chiến được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng.

- Biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng.

- Quân Lương gặp nhiều khó khăn, tổn thất và chán nản, luôn bị động trong chiến đấu.

- Nghĩa quân biết chớp thời cơ khi nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước

5 tháng 5 2021

1)

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành thắng lợi được vì :

- Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa

- Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh

-Tinh thần yêu nước , dũng cảm , sự đoàn kết , ủng hộ nhiệt tình của nhân dân .

2)Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa :
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai
ban văn, võ.
3)Việc đặt tên nước là Lý Bí thể hiện:

+ Mong muốn của Lý Bí muốn đất nước được trường tồn lâu dài

+ Đất nước có hàng vạn Mùa Xuân

* Giai đoạn Lý Nam Đế lãnh đạo:

- Tháng 5 - 545, vua Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống xâm lược Vạn Xuân.

- Trước thế mạnh của giặc, Lý Nam Đế phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), rồi lại rút về thành Gia Ninh (Việt Trì, Phú Thọ), sau đó là Hồ Điển Triệt (Vĩnh Phúc).

- Trần Bá Tiên cho quân đánh úp hồ Điển Triệt, quân ta tan vỡ. Năm 548, Lý Nam Đế mất.

* Giai đoạn Triệu Quang Phục lãnh đạo:

- Triệu Quang Phục chọn vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) làm căn cứ và thực hiện đánh du kích để chống quân xâm lược.

- Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Nghĩa quân đã chớp thời cơ, phản công, đánh tan quân Lương.

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.

7 tháng 5 2021

Nội dung

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần

Thời gian

1075 - 1077

1258 - 1288

 

 

 

Đường lối kháng chiến

- “Tiên phát chế nhân”

- Xây dựng hệ thống phòng ngự vững chắc.

- Chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí địch.

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến.

- Kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo.

- “Vườn không nhà trống”.

- Rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

- Tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc.

- Xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng.

Những tấm gương tiêu biểu

Lý Thường Kiệt, Lý Thánh Tông, Tông Đản, Thân Cảnh Phúc,…

Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư,...

 

 

Ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc

- Các tù trưởng chiêu mộ binh lính đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

- Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt - Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng

- …

- Nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”, cất giấu lương thảo, của cải làm cho giặc thiếu thốn lương thực, tiêu hao sinh lực.

- Toàn quân, toàn dân phối hợp với nhau dựng trận địa trên sông Bạch Đằng.

- …

 

 

 

Nguyên nhân thắng lợi

- Tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ, truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

- Tinh thần đoàn kết của quân dân nhà Trần.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

- Sự lãnh đạo của các vua Trần cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải,… với chiến thuật đúng đắn.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, nòng cốt là quân đội.

 

 

 

Ý nghĩa

- Đập tan ý chí xâm lược của nhà Tống.  Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân.

- Góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

- Đập tan ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam.

- Để lại nhiều bài học về củng cố khối đoàn kết toàn dân.

- Làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.


 

7 tháng 5 2021

thank Ly

19 tháng 5 2021

Đặc điểm khởi nghĩa Lam Sơn:

- Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương ( nổ ra tại Lam Sơn - Thanh Hóa ) phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến.

- Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao.

+ Tư tưởng của “ Bình Ngô đại cáo ” là tư tưởng xuyên suốt phong trào đấu tranh.

“ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

  Lấy chí nhân để thay cường bạo ”

+ Khi giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “ thể đức hiếu sinh ” cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước.

* So sánh khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến thời Lý, Trần:

- Các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần là chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là giành lại độc lập từ tay nhà Minh.

20 tháng 5 2021

Trình bày nét chính về sự chuyển biến của nền kinh tế và văn hóa nước ta trong thời Bắc thuộc ? 

* Về kinh tế:

+ Thủ công nghiệp, thương mại:

- Nghề rèn sắt vẫn phát triển: Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.

- Các công trình thủy lợi được xây dựng.
- Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.
- Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…
- Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.

+ Trong nông nghiệp:

- Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.

- Nhân dân ta đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

- Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển: nghề gốm, dệt vải và giao lưu buôn bán

* Về văn hóa:

+ Chữ Hán, đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền bá vào nước ta.

+ Bắt nhân dân học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa dân tộc ta, đây chính là chính sách thâm độc nhất

+ Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

+ Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Tại sao dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc nhân dân ta lại liên tiếp đứng lên lên đấu tranh ?

Vì các chính sách bóc lột tàn bạo -> Nhân dân đứng dậy dành độc lập

Các cuộc đấu tranh đó nói lên điều gì ?

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Sự hi sinh, chiến đấu bất khuất

8 tháng 5 2021

sự căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của các triều đại phong kiến phương bắc

5 tháng 5 2021

- Chính sách đồng hoá nhân dân ta là thâm độc nhất.

- Chúng bắt nhân dân ta làm theo phong tục người Hán và học chữ Hán.

=> Việc làm đó cho thấy chúng muốn nhân dân ta làm nô lệ cho người phương Bắc.

 Hok tốt.

5 tháng 5 2021

Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn.

Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

5 tháng 5 2021
Nhờ tinh thần quyết tâm người dân có lòng yên Nước nồng nàn Vua Quang Trung xây dựng đội quân để thành công phong trào

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:

  • Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
  • Sau khi bị thực dân Pháp xâm lược, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra và liên tiếp nhưng đều thất bại.
  • Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX; sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

=>Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ –rê-vin.

5 tháng 5 2021

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.