K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2018

k chơi nên k biết

13 tháng 11 2018

121212+121212+131313+131313+141414=646464

13 tháng 11 2018

Mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng.

Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog… Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...

Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu. Tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, Zalo,...

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau trên internet và đặc biệt là thông qua mạng xã hội với tốc độ lan truyền nhanh chóng. Mạng xã hội đã trở nên phổ biến và gần gũi với mọi người nhất là đối với giới trẻ. Mục đích của mạng xã hội là tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian.Những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho chúng ta rất nhiều và tác động tích cực nếu chúng ta biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Nó có thể giúp chúng ta:

13 tháng 11 2018

Chưa đúng yêu cầu

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 11 2018

1. Bài thơ được sáng tác năm 1948, trong hoàn cảnh: Những năm kháng chiến chống Pháp đang diễn ra cam go, quyết liệt. Trong một lần hành quân, Chính Hữu bị sốt rét rừng và ốm nhưng đồng đội của ông vẫn phải tiếp tục lên đường. Trong tình huống ấy, một người bạn của Chính Hữu đã ở lại và chăm sóc. Cảm động trước tình đồng chí ấy, Chính Hữu đã viết thành công bài thơ.

2. Câu thơ cuối thuộc kiểu câu đặc biệt. Tác dụng: sau khi suy nghĩ về những cơ sở hình thành tình đồng chí, Chính Hữu đã có lời thốt lên như một phát hiện: "Đồng chí!". Đồng chí là những người cùng chí hướng, cùng chia sẻ và thấu hiểu nhau. Câu đặc biệt tạo cho bài thơ có kết cấu "bó mạ", thể hiện sự xúc động và tình cảm của những người cùng đứng chung chiến hào giết giặc.

3. Đoạn văn diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn).

Câu chủ đề: Cơ sở hình thành tình đồng chí được Chính Hữu phát hiện dựa trên cùng nguồn gốc xuất thân, cùng chung những khó khăn trong kháng chiến và cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. ...

Mink ko biết có đúng ko nữa!~Tham khảo nha!~

                                                                               Bài làm

Nhà viên ngoại họ Vương có ba người con : Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quang, trong đó hai người con gái đầu lòng xinh đẹp, yêu kiều và đều đang ở độ tuổi thanh xuân. Nhân dịp Tết thanh minh, ba chị em Kiều rủ nhau đi chơi xuân với tâm trạng háo hức.

Thanh minh diễn ra trong tháng ba, tháng cuối của mình xuân. Những ai yêu mùa xuân sẽ cảm thấy sao xuân qua nhanh thế nhưng vẻ đẹp của xuân không mau tàn, sắc xuân vẫn rực rỡ dù là đang ở tháng ba. Ngày Thanh minh, tiết trời ấm áp, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời rộng bao la, mang theo cái hơi ấm của mùa xuân. Ẩn nấp dưới không gian đầy khoáng đạt, trong trẻo, những tia sáng tuyệt đẹp, diệu kì của mùa xuân như đang tỏa ánh hào quang rực rỡ bao trùm vạn vật. Dù mùa xuân đã trôi qua hơn sáu mươi ngày nhưng ánh sáng ấy vẫn tỏa một màu tươi sáng, ấm áp đến lạ kỳ. Trên nền không gian ấy, nổi bật lên một bức họa tuyệt đẹp về những thảm cỏ non xanh tươi, được mẹ thiên nhiên ban tặng một sức sống mãnh liệt. Màu xanhh óng ả, mỡ màng như đang vận động, cựa quậy để tuôn trào sức sống vào bầu trời xanh thẳm, rộng đến khôn cùng. Những thảm cỏ nối tiếp nhau , trải rộng đến tận chân trời, nối liền mặt đất với bầu trời, cùng hòa hợp để tận hưởng cái không khí tươi vui của mùa xuân. Sắc xanh của bầu trời và sắcc xanh của cỏ cây tạo một bức tranh xuân ngọt ngào, rực rỡ sắc màu. Trong không gian rộng lớn ấy, điểm suốt một màu trắng thuần khiết của những bông hoa lê rung rinh trước gió. Đó là sắc trắng – sức sống của mùa xuân khiến con người như thấy được mầm sống đang cựa quậy, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khôi, trong trẻo, nếu thiếu đi nó thì mùa xuân sẽ không còn cái thanh mát, dịu nhẹ như trước. Màu trắng ấy lại tô điểm cho bức tranh xuân. Sự hòa quyện giữa xanh và trắng khiến cho bức tranh như được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều rộng của những bãi cỏ xanh và được thu gần trên một cành hoa lê mới nở. Trước một cảnh đẹp nên thơ ấy, lòng người sao không khỏi xao xuyến. Vừa đi vừa ngắm cảnh, Thúy Kiều chợt nhớ  thơ xưa có nhắc đến hình ảnh này:

Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa

Nhưng nàng thấy nếu bỏ qua sắc màu của cảnh vật thì không thể thấy được sắc thần của mùa xuân thật tươi đẹp,  âm hưởng du dương của mùa xuân, sức xuân thiên nhiên như gọi dậy sức xuân của lòng người.

Ba chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng mình đi lễ, trảy hội với trang phục thật đẹp. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân và tham dự hội đạp thanh - tức là đi chơi xuân ở chốn đồng  quê. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trảy hội đều là những “tài tử giai nhân” ,nam thanh nữ tú. Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một nét sinh hoạt mang tính truyền thống của người Á Đông.

Thời gian trôi đi, mặt trời dần ngả về phía tây, hoàng hôn đã bảng lảng khắp đất trời. Chị em Thúy Kiều cùng nhau trở về nhà. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành cây muôn vệt nắng mờ. Ba chị em bước đi thật chậm, nhẹ nhàng, thướt tha, yêu kiều như vẫn còn luyến tiếc cho một ngày du xuân. Trong buổi hoàng hôn, thay cho sự rộn ràng, nhộn nhịp của ban ngày là một không khí bình yên, êm ả đến nao lòng. Họ bước đi trên con đường men theo một dòng suối nhỏ, uốn mình như dải lụa. Cuối ghềnh là một cây cầu vắt ngang như một nét thơ tạc vào đất trời.

Khung cảnh chiều xuân man mác một nỗi u buồn, nhuốm một chút nhạt phai. Thúy Kiều thấy lòng mình xôn xao, tĩnh lặng lại trong những suy nghĩ,  lòng cảm thấy nao nao như có dự cảm một chuyện sắp xảy ra trong chuyến du xuân này... Để rồi trước mắt nàng là mộ Đạm Tiên, nghe kể số phận của một người kỹ nữ sắc nước hương trời thế mà lúc mất đi lại không ai thương nhớ, nấm mộ hiện ra thật tiêu điều " rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh"Kiều đã khóc thương cảm cho con người tài hoa bạc mệnh  Cuộc du xuân với nàng không chỉ đơn giản là ngắm nhìn đất trời, thu vào lòng mình cái tình với thiên nhiên mà còn là mở lòng ra đón lấy những cung bậc cảm xúc trong sáng khi gặp gỡ Kim Trọng - phong tư tài mạo tót vời, dù đã quyến luyến ngay cái nhìn đầu tiên nhưng tình trong như đã mặt ngoài còn e. 

Thúy Vân nắm tay Kiều nói với sự háo hức, vô tư:

- Lễ hội vui quá, năm sau chúng ta lại tham dự nha chị!

Chuyến du xuân đã để lại trong lòng chị em Thúy Kiều nhất là Kiều biết bao cảm xúc về cảnh đẹp, về tình người...

Chúc bạn học tốt!~Tích giùm mink nha!~

13 tháng 11 2018

Bài làm

Nhanh thật! Hôm nay đã là tiết Thanh minh rồi. Thời gian cứ trôi đi nhanh như con thoi, thoắt một cái đã qua hai tháng, giờ đã là tháng thứ ba – tháng cuối cùng của mùa xuân. Chao ôi! Phong cảnh mùa xuân tháng ba thật là đẹp biết bao! Chung quanh chỉ toàn màu xanh non của cỏ bao phủ cả mặt đất. Màu xanh ấy dường như trải dài vô tận, xa tít tận chân trời kia cũng chỉ ngợp một màu xanh đó mà thôi. Điểm lên trên cái nền xanh tươi ấy là màu trắng tinh khôi của hoa lê. Sự kết hợp hài hòa của hai màu sắc tuyệt vời ấy càng làm cho bức tranh phong cảnh mùa xuân thêm phần sinh động, rạng rỡ và đầy sức sống. Hôm nay là lễ tảo mộ, mọi người khắp nơi đều đổ về đây để chăm lo phần mộ tổ tiên nhà mình. Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan cũng hòa vào dòng người đi lễ. Thật là một phong cảnh rộn rã, náo nhiệt. Đủ các tầng lớp xã hội có mặt ở đây, từ các tài tử giai nhân cho đến những người dân bình thường.

Theo hầu, quần áo sặc sỡ, tất cả đã tạo nên một ngày hội tưng bừng đầy màu sắc. Mọi người, kẻ thì rẫy cỏ, người thì đắp lại mộ, tô lại bia, nhộn nhip hết cả lên. Tảo mộ xong thì cùng nhau đốt tiền vàng, thoi vàng, tro tiền gặp gió bay tứ tung khắp nơi. Mọi người thì cùng nhau thắp hương cho phần mộ tổ tiên của nhau. Chiều xuống, khi mặt trời đã ngả về tây, mọi người lũ lượt kéo nhau ra về. Ba chị em nhà Kiều cũng nắm tay nhau thơ thẩn bước trên con đường tràn đầy ráng chiều. Phong cảnh sao mà êm dịu, yên bình đến thế, chỉ nghe tiếng chim hót và tiếng suối kêu róc rách đâu đây. Ba chị em yên lặng tận hưởng cảm giác thanh bình của buổi chiều tà, lòng nao nao nuối tiếc ngày hội rộn ràng của mùa xuân. Xa xa, có cây cầu nhỏ bác ngang qua ghềnh. Một ngày yên bình đã qua..

k mk nhé

13 tháng 11 2018

Chuyện người con gái Nam Xương là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Nguồn gốc của truyện bắt nguồn từ một truyện cổ tích dân gian tên là Vợ chàng Trương. Câu chuyện được xây dựng theo lối truyền kì. Tình huống dựa trên truyện cổ dân gian. Thế nên tính hoang đường trở thành yếu tố mang nhiều hàm nghĩa sâu sắc.

Hình tượng chiếc bóng trên tường của Vũ Nương là một yếu tố độc đáo. Chi tiết có vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện tình đầy ngang trái, oan khuất.

Trước hết, chi tiết cái bóng có ý nghĩa thắt nút. Nó gây ra mối hoài nghi trong lòng Trương Sinh.

Chi tiết cái bóng có ý nghĩa mở nút cho câu chuyện. Nó tháo gỡ nỗi hoài nghi trong Trương Sinh và minh chứng cho sự trong sạch của Vũ Nương. Chính nhờ cái bóng ở trên tường được bé Đản gọi là “cha” mà sau này chàng nó nhận ra nỗi oan của vợ. Bao nghi ngờ, oan ức đều được hóa giải nhờ vào chiếc bóng. Trương Sinh đã hiểu ra tất cả nhờ chi tiết cái bóng.

Chỉ bằng một tình tiết hết sức đơn giản, thế mà Nguyễn Dữ đã tạo nên một thiên truyện làm cảm động lòng người. Chính cách thắt nút và mở nút của câu chuyện qua chi tiết cái bóng này đã làm cho cái chết của Vũ Nương càng thêm oan khuất, có giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ, đã đẩy họ vào bước đường cùng không lối thoát.

13 tháng 11 2018

chi tiết mở nút câu chuyện của chuyện người con gái nam xương chính là chi tiết cái bóng

13 tháng 11 2018

 + trong dòng văn cương truyền thống có 2 thể loại được chú ý nhất

 + đó là những thể loại như : 

- văn học nước ngoài ( kiểu nhẹ nhàng của Nhật Bản , hay ngôn tình như Trung Quốc ; ...... )

nhưng với những người yêu sách tâm huyết thì không thể bỏ qua được thể loại tiểu thuyết kinh điển và văn học Việt Nam đặc biệt

- văn học Việt Nam trước cách mạng tháng 8 ( với những tiểu thuyết để đời như Chí Phèo, Số Đỏ, Tắt Đèn.. )

13 tháng 11 2018

- Trong dòng văn cương truyền thống có 2 thể loại được chú ý nhất.

Những thể loại là : + văn học nước ngoài ( nhẹ nhàng nhật Bản , nhon tình Trung quốc ,...)

- Văn học Việt Nam trước cách mạng tháng 8 ( tiểu thuyết như Chí Phèo)

13 tháng 11 2018

. Lời ru của thầy

Mỗi nghề có một lời ru

Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Lời ru của gió màu mây

Con sông của mẹ đường cày của cha

Bắt đầu cái tuổi lên ba

Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em

Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm

Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!

Thầy không ru đủ nghìn câu

Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời

Tuổi thơ em có một thời

Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn

Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây

Thầy ru hết cả mê say

Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm

Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày

Trong em hạt chữ xếp dày

Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm

Từ trong vòm mát ngôi trường

Xin lời ru được dẫn đường em đi

(Con đường thầy ngỡ đôi khi

Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)

Hẳn là thầy cũng già thôi

Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em

Thì dù phấn trắng bảng đen

Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình.

2. Người lái đò

Một đời người - một dòng sông...

Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

"Muốn qua sông phải lụy đò"

Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ...

Tháng năm dầu dãi nắng mưa,

Con đò trí thức thầy đưa bao người.

Qua sông gửi lại nụ cười

Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.

Con đò mộc - mái đầu sương

Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,

Khúc sông ấy vẫn còn đây

Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông...

3.

Em cám ơn thầy bài học hôm nay

Cho em hiểu cuộc đời là lẽ sống

Con người sống luôn phải biết hy vọng

Và vươn lên tìm hạnh phúc ngày mai

Em phải bước trên những quãng đường dài

Đầy chông gai, lắm bụi đường vất vả

Hãy cố lên không được để vấp ngã

Nung nấu tâm hồn quyết thắng gian nan

Những kiến thức luôn rộng mở thênh thang

Em cứ bước theo con đường đã chọn.

13 tháng 11 2018

bạn có thể tự nghĩ 1 số câu cho mình tham khảo được không

12 tháng 11 2018

5+5=10

Học tốt!

12 tháng 11 2018

 Tình cảm gia đình là một mảng đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Viết về đề tài này, đã có những tác phẩm ngợi ca tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng. Và nhà thơ Bằng Việt đã góp phần làm phong phú thêm chủ đề bằng tình cảm bà cháu sâu đậm trong bài thơ “Bếp lửa”.

      Bài thơ ra đời năm 1963, khi ấy nhà thơ đang học tập và sinh sống ở nước bạn Liên Xô. Trong nước, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc đang dần đến hồi cam go. Nhớ về Tổ quốc trong những ngày tháng ấy, Bằng Việt gửi trọn niềm thương nỗi nhớ cho người bà tần tảo, vất vả mà giàu tình yêu thương của mình.

      Bài thơ có tên là “Bếp lửa” nhưng một điều dễ nhận thấy là hình ảnh đầy sức gợi ấy được gợi cảm hứng từ người bà. Hay nói cách khác, bếp lửa trong kí ức nhà thơ được nhóm lên từ đôi tay của bà: sáng sáng chiều chiều bà nhen bếp lửa thổi gạo, nấu cơm một tay tảo tần nuôi cháu, Bởi thế, hình ảnh bếp lửa bập bùng trong bài thơ để hình ảnh thiêng liêng ấy gắn bó mật thiết với hình ảnh của bà. Nhắc về bà là nhớ về bếp lửa và nhớ về bếp lửa là nhớ về bà. “Bếp lửa” là bài ca về tình bà cháu ấm áp, cảm động.

      Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh thơ đầy ám ảnh:

      “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

             Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

     Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp lửa được nhen lên trong mỗi sớm mai. Còn ngọn lửa “ấp iu nồng đượm” là ngọn lửa của yêu thương mà bà dành cho cháu. Bởi vậy nên nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà với bao tình thương và nỗi nhớ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Những nắng mưa ấy là gì?

   Là cuộc đời đầy vất vả nhọc nhằn không chỉ nuôi con mà còn thay con nuôi cháu:

Đó là năm đói mòn đói mỏi

         Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”.

      Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945. Ngày tháng ấy đến người cha đương sức trẻ phải “khô rạc ngựa gầy” mà không đủ ăn. Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn:

                   "Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”

“Khói hun nhèm mắt cháu

                Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.

     Cùng với hình ảnh bếp lửa, còn có một âm thanh tha thiết gắn với người bà: tiếng tu hú:

“Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà

              Kêu chi hoài trẽn những cánh đồng xa”.

       Tiếng tu hú thường gợi đến cảnh đồng vàng đầy lúa chín. Nhưng trong những năm tháng ấy, tiếng tu hú tha thiết thê lương là tiếng khóc, tiếng than cho những mất mát, nghèo đói. Được bà yêu thương, che chở, người cháu chạnh lòng mà mời gọi tiếng chim “đến ở cùng bà”. Vậy là đối với cháu, bà đã trở thành biểu tượng của sự đùm bọc, chở che đầy cao cả.

       Cơ cực lên đến tận cùng khi:

“Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

      Làng xóm bốn bên trở về lầm lụi”.

      Nhưng ngay cả khi ấy, khi mà mọi vật đã trở thành phế tích, hoang tàn, sự sống đã bị triệt tiêu thì ở bà vẫn ánh lên những tia lửa của tình yêu:

“Rồi sớm rồi chiu bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

         Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

       Thời thế có thăng trầm biến chuyển thì lòng bà vẫn như ngọn lửa, trước sau vẫn bùng lên trong bếp nhỏ “chứa niềm tin dai dẳng” vào cuộc đời. Nuôi cháu ăn, bà còn “dạy cháu làm, chăm cháu học” không muôn để cái đói, cái nghèo vùi dập đời sống văn hóa, tinh thần của cháu. Đó là tư tưởng vô cùng tiến bộ hiếm thấy ở những người mà tuổi tác đã như bà. Điều đặc biệt là bà đã âm thầm đón nhận gian khó và lại một mình chịu đựng những nhọc nhằn, không muốn những cực nhọc của bản thân làm con cái lo lắng:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố

      Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

              Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên”.

      Hình ảnh bà hiện lên chẳng những ấm áp yêu thương mà còn đầy cao cả, vị tha và giàu đức hi sinh. Đó phải chăng là tấm lòng muôn thuở của những người bà, người mẹ trên mảnh đất Việt Nam này?

      Suốt những phần đầu của bài thơ, nhà thơ vừa kể, vừa tỏ lòng thương nhớ, ngợi ca, biết ơn công lao của bà. Và đến đây, ông đúc kết lại về sự kì lạ và linh thiêng của hình ảnh bếp lửa và cũng là của bà:

     "Lận đận đời bà biết mấy nng mưa

  Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

                 Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

     Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

          Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

  Ôi kì lạ và thiêng liêng! Bếp lửa!”

      Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động.

       Những ân tình của bà theo cháu suốt cả cuộc đời. Để giờ đây:

"Giờ cháu đã đi xa

Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

 Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở

     Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

       Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.

       Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

      Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc trân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình.

 Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.

12 tháng 11 2018

 Tình cảm gia đình là một mảng đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Viết về đề tài này, đã có những tác phẩm ngợi ca tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng. Và nhà thơ Bằng Việt đã góp phần làm phong phú thêm chủ đề bằng tình cảm bà cháu sâu đậm trong bài thơ “Bếp lửa”.

      Bài thơ ra đời năm 1963, khi ấy nhà thơ đang học tập và sinh sống ở nước bạn Liên Xô. Trong nước, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc đang dần đến hồi cam go. Nhớ về Tổ quốc trong những ngày tháng ấy, Bằng Việt gửi trọn niềm thương nỗi nhớ cho người bà tần tảo, vất vả mà giàu tình yêu thương của mình.

      Bài thơ có tên là “Bếp lửa” nhưng một điều dễ nhận thấy là hình ảnh đầy sức gợi ấy được gợi cảm hứng từ người bà. Hay nói cách khác, bếp lửa trong kí ức nhà thơ được nhóm lên từ đôi tay của bà: sáng sáng chiều chiều bà nhen bếp lửa thổi gạo, nấu cơm một tay tảo tần nuôi cháu, Bởi thế, hình ảnh bếp lửa bập bùng trong bài thơ để hình ảnh thiêng liêng ấy gắn bó mật thiết với hình ảnh của bà. Nhắc về bà là nhớ về bếp lửa và nhớ về bếp lửa là nhớ về bà. “Bếp lửa” là bài ca về tình bà cháu ấm áp, cảm động.

      Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh thơ đầy ám ảnh:

      “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

             Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

     Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp lửa được nhen lên trong mỗi sớm mai. Còn ngọn lửa “ấp iu nồng đượm” là ngọn lửa của yêu thương mà bà dành cho cháu. Bởi vậy nên nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà với bao tình thương và nỗi nhớ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Những nắng mưa ấy là gì?

Là cuộc đời đầy vất vả nhọc nhằn không chỉ nuôi con mà còn thay con nuôi cháu:

Đó là năm đói mòn đói mỏi

         Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”.

      Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945. Ngày tháng ấy đến người cha đương sức trẻ phải “khô rạc ngựa gầy” mà không đủ ăn. Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn:

                   "Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”

“Khói hun nhèm mắt cháu

                Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.

     Cùng với hình ảnh bếp lửa, còn có một âm thanh tha thiết gắn với người bà: tiếng tu hú:

“Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà

              Kêu chi hoài trẽn những cánh đồng xa”.

       Tiếng tu hú thường gợi đến cảnh đồng vàng đầy lúa chín. Nhưng trong những năm tháng ấy, tiếng tu hú tha thiết thê lương là tiếng khóc, tiếng than cho những mất mát, nghèo đói. Được bà yêu thương, che chở, người cháu chạnh lòng mà mời gọi tiếng chim “đến ở cùng bà”. Vậy là đối với cháu, bà đã trở thành biểu tượng của sự đùm bọc, chở che đầy cao cả.

       Cơ cực lên đến tận cùng khi:

“Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

      Làng xóm bốn bên trở về lầm lụi”.

      Nhưng ngay cả khi ấy, khi mà mọi vật đã trở thành phế tích, hoang tàn, sự sống đã bị triệt tiêu thì ở bà vẫn ánh lên những tia lửa của tình yêu:

“Rồi sớm rồi chiu bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

         Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

       Thời thế có thăng trầm biến chuyển thì lòng bà vẫn như ngọn lửa, trước sau vẫn bùng lên trong bếp nhỏ “chứa niềm tin dai dẳng” vào cuộc đời. Nuôi cháu ăn, bà còn “dạy cháu làm, chăm cháu học” không muôn để cái đói, cái nghèo vùi dập đời sống văn hóa, tinh thần của cháu. Đó là tư tưởng vô cùng tiến bộ hiếm thấy ở những người mà tuổi tác đã như bà. Điều đặc biệt là bà đã âm thầm đón nhận gian khó và lại một mình chịu đựng những nhọc nhằn, không muốn những cực nhọc của bản thân làm con cái lo lắng:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố

      Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

              Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên”.

      Hình ảnh bà hiện lên chẳng những ấm áp yêu thương mà còn đầy cao cả, vị tha và giàu đức hi sinh. Đó phải chăng là tấm lòng muôn thuở của những người bà, người mẹ trên mảnh đất Việt Nam này?

      Suốt những phần đầu của bài thơ, nhà thơ vừa kể, vừa tỏ lòng thương nhớ, ngợi ca, biết ơn công lao của bà. Và đến đây, ông đúc kết lại về sự kì lạ và linh thiêng của hình ảnh bếp lửa và cũng là của bà:

     "Lận đận đời bà biết mấy nng mưa

  Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

                 Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

     Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

          Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

  Ôi kì lạ và thiêng liêng! Bếp lửa!”

      Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động.

       Những ân tình của bà theo cháu suốt cả cuộc đời. Để giờ đây:

"Giờ cháu đã đi xa

Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

 Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở

     Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

       Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.

       Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

      Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc trân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình.

Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.