K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2017

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” …Vâng, từ xưa đến nay mỗi khi nhắc đến hình tượng người mẹ, họ luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu. Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn mẹ.Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. “Mẫu” là mẹ, “tử“ là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào nhau.Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Và con cũng đã đáp lại tình cảm ấy bằng sự thành công, sự hiếu thảo mà mỗi người đều có thể đạt được bằng chính sự nỗ lực của mình. Nhưng tình con dành cho mẹ không bao giờ bằng tình mẹ dành cho con. Đó cho ta thấy sự tuyệt diệu về đức hy sinh của người “mẫu”, người mẹ mà ta không thể lý giải được.Không thể không nói đến một số trưởng hợp ngoại lệ. Cũng đã có nhiều người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ đi cốt nhục, những đứa con ruột thit của mình không lý do. Tôi không thể hiểu được tại sao lại có người như thế. Những việc như vậy có đã để bị xã hội chê trách không? Hay sâu trong tâm hồn của họ đang nghĩ những gì, có ăn năn hối hận không? Chúng chỉ là những đứa trẻ thơ cần tình thương ấm áp, dịu ngọt của mẹ thôi mà…. Họ đã vô tình làm vấy bẩn sự thiêng liêng cao quý của ba chữ vàng “tình mẫu tử“ mà chúng ta hằng nghĩ đến và yêu quý nó.Mẹ dành tình cảm cao qúy, đầy sự huy sinh khắc khổ đó cho con thì con cũng phải đáp lại bằng những thứ thiêng như gần như thế. Mẹ không bao giờ đòi hỏi nhiều ở con, luôn mong con thành đạt, hạnh phúc thì đó cũng chính là niềm vui của mẹ. Và đồng thời con cũng là niềm tin, là hy vọng, hoài bão của mẹ. Tất cả những gì tốt nhất cũng đều dành cho con. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó. Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấu lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử“….

17 tháng 10 2017

1.Kinh tuyến là những đường thẳng dọc kéo dài từ cực Bắc tới cực Nam

Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 0 độ nằm ở đài Thiên Văn Grin uýt ỏ nước Anh

2.

17 tháng 10 2017

 1.Kinh tuyến là những đường thẳng dọc kéo dài từ cực bắc tới cực Nam

Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 0 độ nằm ở đài thiên văn Grin uýt ở nước Anh.

2 . những đường tròn trên quả địa cầu nhỏ dần về hai cực và vuông góc với đường kinh tuyến là những đường vĩ tuyến

Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo .

3. Kinh độ là khoảng cách tính bằng số động từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

      Vĩ độ là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

 Kinh độ và vĩ độ được gọi chung là tọa độ địa lý 

17 tháng 10 2017

    Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng có nhiều kỉ niệm về buổi tựu trường.Riêng tôi, kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đáng nhớ nhất mà tôi không thể nào quên.

   Tôi còn nhớ rất rõ, đêm trước ngày khai giảng hôm ấy, mẹ đã chuẩn bị rất chu đáo sách vở cho tôi. Nào là sách tiếng việt, sách toán, bút chì, cục gôm.Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn lo sợ và kiểm tra lại. Trong đầu tôi có những suy nghĩ non nớt: “Cô giáo lớp tôi có hiền không?, Bạn bè có bắt nạt tôi không?”.Tôi suy nghĩ và trằn trọc sau đó tôi thiếp đi lúc nào không biết.

   Sáng hôm ấy, mẹ chở tôi đến trường. Như mọ ngày, tôi và mẹ vẫn thường đi trên con đường này nhưng sao hôm nay thấy lạ quá! Nó dài hơn so với mọi ngày. Khác với mọ ngày. Mẹ tôi hôm nay “im lặng” và ít nói làm cho tôi thấyhồi hộp và lo lắng. Cây cối hai bên đường dường như xanh hơn. Những làn gió mát rượi thổi khiến làn tóc tôi bay bay. Tất cả cứ như thúc giục tôi và lôi cuốn tôi trong một cảm giác lạ lùng.

Ngôi trường tôi rộng và xinh xắn làm sao! Một khuôn viên rộng lớn mà tôichưa đặt chân đến bao giờ. Ngôi trường nổi bật nhất là dòng chữ “Trường Tiểuhọc số 1 Phổ Văn” với những lá cờ đủ màu phấp phới tung bay. Mẹ dẫn tôi vàotrường. Tôi rụt rè không dám xa mẹ. Cũng như tôi, mấy bạn học sinh mới cũngđược ba mẹ chở đến trường và cũng e ấp, rụt rè bên người thân. Mấy anh chịlớp lớn đã quen lớp, quen trường cười nói rất vui vẻ.

Bỗng ba hồi trống giòn giã “Tùng! Tùng! Tùng!” Buổi lễ khai giảng đã bắtđầu. Giọng thầy hiệu trưởng vang lên: “Tập hợp học sinh lại để chuẩn bị cho buổi lễ”. Mẹ dẫn tôi đến chỗ cô Trần Thị Bích Lam – cô giáo chủ nhiệm lớp tôigởi tôi cho cô rồi mới yên tâm đi làm. Tim tôi đập thình thịch và tôi rất buồn khi phải rời xa tay mẹ. Cô Lam dẫn tôi đến chỗ các bạn và hướng dẫn cho chúng tôi xếp hàng ngay ngắn. Giờ phút quan trọng đã đến với tôi. Tôi chămchú nghe thầy hiệu trưởng phát biểu. Những lời chào và những lời chúc của thầy của tôi mà tôi vẫn còn nhớ mãi. Tiếng trống đánh chào mừng buổi lễ thật đều. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ của các anh chị lớp lớn và các thầycô giáo. Thay mặt cho những học sinh trong trường, một bạn học sinh đứng lênphát biểu những cảm xúc của mình và lời hứa “Cố gắng học thật tốt để trởthành con ngoan – trò giỏi – cháu ngoan Bác Hồ”. Buổi lễ đã kết thúc trong tiếng vỗ tay không ngớt của học sinh.

Chúng tôi được cô giáo dẫn vào lớp học và bắt đầu tiết học đầu tiên. Cô dạycho chúng tôi làm toán và học chữ “a, b, c” đầu tiên. Tôi được cô xếp ngồi cùngchỗ với bạn Nguyễn Uyển Nhi – bạn cũ của tôi và được cô cho làm tổ trưởng.Tôi cảm thấy vui sướng vui cùng

 

17 tháng 10 2017

bạn có thể vận dụng các bài sau

                                                 Bài làm 1

 Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng có nhiều kỉ niệm về buổi tựu trường.Riêng tôi, kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đáng nhớ nhất mà tôikhông thể nào quên. Tôi còn nhớ rất rõ, đêm trước ngày khai giảng hôm ấy, mẹ đã chuẩn bị rấtchu đáo sách vở cho tôi. Nào là sách tiếng việt, sách toán, bút chì, cục gôm.Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn lo sợ và kiểm tra lại. Trong đầu tôi có những suynghĩ non nớt: “Cô giáo lớp tôi có hiền không?, Bạn bè có bắt nạt tôi không?”.Tôi suy nghĩ và trằn trọc sau đó tôi thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm ấy, mẹ chở tôi đến trường. Như mọ ngày, tôi và mẹ vẫn thườngđi trên con đường này nhưng sao hôm nay thấy lạ quá! Nó dài hơn so với mọingày. Khác với mọ ngày. Mẹ tôi hôm nay “im lặng” và ít nói làm cho tôi thấyhồi hộp và lo lắng. Cây cối hai bên đường dường như xanh hơn. Những làn giómát rượi thổi khiến làn tóc tôi bay bay. Tất cả cứ như thúc giục tôi và lôi cuốntôi trong một cảm giác lạ lùng. Ngôi trường tôi rộng và xinh xắn làm sao! Một khuôn viên rộng lớn mà tôichưa đặt chân đến bao giờ. Ngôi trường nổi bật nhất là dòng chữ “Trường Tiểuhọc số 1 Phổ Văn” với những lá cờ đủ màu phấp phới tung bay. Mẹ dẫn tôi vàotrường. Tôi rụt rè không dám xa mẹ. Cũng như tôi, mấy bạn học sinh mới cũngđược ba mẹ chở đến trường và cũng e ấp, rụt rè bên người thân. Mấy anh chịlớp lớn đã quen lớp, quen trường cười nói rất vui vẻ. Bỗng ba hồi trống giòn giã “Tùng! Tùng! Tùng!” Buổi lễ khai giảng đã bắtđầu. Giọng thầy hiệu trưởng vang lên: “Tập hợp học sinh lại để chuẩn bị chobuổi lễ”. Mẹ dẫn tôi đến chỗ cô Trần Thị Bích Lam – cô giáo chủ nhiệm lớp tôigởi tôi cho cô rồi mới yên tâm đi làm. Tim tôi đập thình thịch và tôi rất buồnkhi phải rời xa tay mẹ. Cô Lam dẫn tôi đến chỗ các bạn và hướng dẫn chochúng tôi xếp hàng ngay ngắn. Giờ phút quan trọng đã đến với tôi. Tôi chămchú nghe thầy hiệu trưởng phát biểu. Những lời chào và những lời chúc củathầy của tôi mà tôi vẫn còn nhớ mãi. Tiếng trống đánh chào mừng buổi lễ thậtđều. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ của các anh chị lớp lớn và các thầycô giáo. Thay mặt cho những học sinh trong trường, một bạn học sinh đứng lênphát biểu những cảm xúc của mình và lời hứa “Cố gắng học thật tốt để trởthành con ngoan – trò giỏi – cháu ngoan Bác Hồ”. Buổi lễ đã kết thúc trongtiếng vỗ tay không ngớt của học sinh. Chúng tôi được cô giáo dẫn vào lớp học và bắt đầu tiết học đầu tiên. Cô dạycho chúng tôi làm toán và học chữ “a, b, c” đầu tiên. Tôi được cô xếp ngồi cùngchỗ với bạn Nguyễn Uyển Nhi – bạn cũ của tôi và được cô cho làm tổ trưởng.Tôi cảm thấy vui sướng vui cùng.

 

17 tháng 10 2017

Lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc ta suốt mấy ngàn năm qua được phản ánh qua những truyền thuyết đẹp đẽ, hào hùng. Truyện Thánh Gióng với giá trị nội dung và nghệ thuật lớn lao đã làm rung động trái tim yêu nước của bao thế hệ. Thánh Gióng là một hĩnh tượng nghệ thuật tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước. .

Truyền thuyết này chứng minh rằng yêu nước là tình cảm nảy nở rất sớm trong dân tộc Việt. Và cũng từ ngàn xưa, mỗi người dân đã có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn đất nước. Truyện đề cao truyền thống đánh giặc và khẳng định sức mạnh to lớn của nhân dân ta trong chiến tranh giữ nước.

Nhân vật chính của truyện là Thánh Gióng. Hình tượng này là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của người xưa. Cả cuộc đời Thánh Gióng là xâu chuỗi những yếu tố kì lạ, phi thường

Sự ra đời của Gióng không giống như mọi em bé khác. Mẹ Gióng tình cờ ướm thử bàn chân vào vết chân lạ khổng lồ trong rừng rồi thụ thai và có mang tới mười hai tháng mới sinh ra Gióng. Điều khác thường nữa là đã lên ba tuổi mà cậu bé chẳng biết nói, chẳng biết đi, cứ đặt đâu nằm đấy. Lòng người mẹ trĩu nặng âu lo nhưng vì thương con, bà đã vượt oua tất cả để chăm sóc con cu đáo. Theo môtip quen thuộc trong truyện cổ dân gian thì nhân dân hay tô vẽ cho nhân vật mà mình yêu mến những yếu tố kì lạ để nhân vật ấy trở nên phi thường

Với sự dẫn dắt tài tình, truyện đưa từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về cậu bé làng Gióng. Đang nằm trên chõng, nghe sứ giảgọi loa báo tin nhà vua tìm người tài giỏi ra giết giặc cứu nước, Gióng bỗng cất tiếng nói và tiếng nói đầu tiên của cậu bé là tiếng nói nhận sứ mạng cứu nước. Cậu nhờ sứ giả tâu với vua xin cung cấp cho đủ phương tiện như nón sắt, giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để cậu tiêu diệt quân xâm lược. Để cho Gióng ba năm câm lặng, để cho Gióng nói lời nói đầu tiên là lời cứu nước, người xưa đã gửi gắm vào đó hình bóng của chính mình - những người dân cần cù, lam lũ, nói ít làm nhiều. Đã nói là lời nói hay, đã làm thì làm việc ích nước lợi nhà.

Việc gặp sứ giả là cái mốc quan trọng trong đời Gióng. Sau đó, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không đủ no, áo vừa may xong đã chật. Mẹ không đủ gạo nuôi Gióng, cả làng phải xúm lại góp gạo, góp khoai nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang đầy đủ các thứ đến, Gióng bỗng vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ mặc giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên mình ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa và phi như bay ra chốn trận tiền.

Gióng dùng roi sắt quật khiến giặc chết như ngả rạ. Ngựa phun lửa thiêu cháy quân thù. Roi gãy, Gióng nhổ từng khóm tre bên đường đánh tiếp. Giặc Ân tan tác phải tìm đường tháo chạy. Gióng đã chiến đấu và chiến thắng oanh liệt không chỉ bằng vũ khí mà cả bằng cây cối quen thuộc của quê hương. Sức mạnh của Gióng còn được nhân lên gấp bội bởi nhân dân đã truyền cho chàng sức mạnh vô song.

Giặc tan, Gióng không về nhà để gặp lại mẹ hiền và dân làng yêu quý. Chàng cũng không trở về triều đình để nhà vua ban thưởng cho tước vị cao sang. Chàng cưỡi ngựa tới chân núi Sóc rồi dừng lại, vái lạy mẹ già, vái lạy quê hương, cởi bỏ giáp sắt, nón sắt rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời.

Có thể nói truyền thuyết Thánh Gióng là một bài ca yêu nước nồng nàn và hình tượng Thánh Gióng là kết tinh truyền thống yêu nước của dân tộc ra. Không phải ngẫu nhiên mà tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, hành động đầu tiên của Gióng là hành động cứu nước. Tất cả những chi tiết ấy đều nhằm vào mục đích ca ngợi tinh thần bất khuất chống xâm lăng của cả cộng đồng dân tộc Việt. Sức mạnh vô địch của Gióng cũng chính là sức mạnh vô địch của nhân dân trong chiến tranh giữ nước.

Sau khi Gióng về trời, nhà vua phong chàng danh hiệu cao quý là Phù Đổng Thiên Vương. Còn dân chúng biết ơn chàng đã lập miếu thò' và suy tôn là Thánh Gióng.

Truyện Thánh Gióng mang nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường nhưng những yếu tố ấy làm nên vẻ đẹp lấp lánh, cuốn hút của truyện. Đó chính là tác phẩm của trí tưởng tượng bay bổng của người xưa. Người xưa muốn gửi gắm vào hình tượng Thánh Gióng lòng yêu nước nồng nàn và khát vọng chiến thắng ngoại xâm - dù chúng đông và mạnh đến chừng nào. Đồng thời, truyện cũng biểu lộ quyết tâm không gì lay chuyển nổi của nhân dân ta trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của non sông yêu dấu.

17 tháng 10 2017

chả biết

17 tháng 10 2017

Ý nghia của truyện Sự tích Hồ Gươm:

Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)

Dân gian muốn giải thích thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.

Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.

Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc

17 tháng 10 2017

Ý nghĩa của nhận gươm thần là:Vì muốn đất nước chúng ta không thua giặc nên Lạc Long Quân đã cho Lê Lợi mượn gươm để đi đánh giặc vì Lễ Lợi dẫn quân đi mấy lần nhưng vẫn thua.Khi thắng giặc Lê lợi đã giả gươm

17 tháng 10 2017

1,Viết một đoạn văn ngắn miêu tả cảm nghĩ của em về nhân vật Sơn Tinh 

Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi. Anh thật tài giỏi, đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ. Anh đã chiến đấu kiên cường với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng, không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc từng dãy núi, dời từng quả đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ. Em rất khâm phục Sơn Tinh.

n =0 hoac n= 2

17 tháng 10 2017

Trong vòng vây của lũ côn đồ lăm le mã tấu, dao quắm, gậy gộc, cùng sự tiếp sức của lính Trung Quốc mặc thường phục, anh tả xung hữu đột và bị một hòn đá to ném trúng đầu, vết thương rất nặng, anh vẫn tiếp tục xông lên đánh địch. Anh đã ngã xuống bởi một nhát dao lén của kẻ thù. 10h30 ngày 25/8/1978 Lê Đình Chinh hy sinh nơi địa đầu Tổ quốc thân yêu.

Trở về với mẹ

Khi ngã xuống Lê Đình Chinh vừa tròn 18 tuổi. Anh là chiến sĩ đầu tiên hy sinh trên mặt trận biên giới phía Bắc. Ngày 30/8/1978 anh được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì “đã lập được nhiều thành tích trong cuộc

Sau 35 năm nằm lại nơi địa đầu của Tổ quốc, ngày 6/01/2013, hài cốt Lê Đình Chinh đã được đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hàm Rồng, Thành phố Thanh Hóa theo tâm nguyện của mẹ anh, cụ Khương Thị Chu.

Hôm ấy trời lạnh buốt. Hài cốt anh được các cựu binh của Trung đoàn 12 (Đoàn Thanh Xuyên), tỉnh đội Thanh Hóa và người thân đưa vào nghĩa trang trong bản nhạc trầm hùng “Hồn tử sĩ”.

Đại tá Nguyễn Đức Hiệu, nguyên Trưởng Ban Tuyên huấn Trung đoàn 12 (hiện là Trưởng Ban Liên lạc Đoàn Thanh Xuyên) cất tiếng hát nho nhỏ: 

Chúng tôi là đồng đội của anh Lê Đình Chinh/ Nghe đất nước gọi như tiếng gọi của chính mình…”. Tiếng hát to dần, do dần: “… Tuổi thanh xuân anh đẹp sao/ Vì tổ quốc hiến dâng dòng máu/ Nguyện theo anh để lập chiến công đầu”. Các cựu binh của Đoàn Thanh Xuyên hát vang ca khúc nổi tiếng một thời của nhạc sĩ Phạm Tuyên “Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh”.

Nhưng rồi tất cả bổng lặng đi, tiếng hát nhỏ dần rồi im bặt khi cụ Chu, 81 tuổi, ôm lấy chiếc tiểu sành phủ lá cờ tổ quốc khóc nấc lên: “Con ơi, về với mẹ nào”.

35 năm qua cụ đã khóc đến cạn khô cả lệ. “35 năm qua đêm nào mẹ tôi cũng trăn trở, khóc thầm, thương người con trai cả “mãi mãi tuổi mười tám” của mình. Nay anh ấy đã về với mẹ, với các em, các cháu. Mẹ tôi chắc sẽ an lòng phần nào”- anh Lê Đình Lai, em ruột Lê Đình Chinh nói trong nước mắt.

Cả nghĩa trang hôm ấy hầu như không ai cầm được nước mắt.

Tuổi thơ nghèo khó

Có thể nói, tuổi thơ của Lê Đình Chinh trôi đi trong nghèo khó. Anh là con cả trong một gia đình công nhân nông trường có 6 người con.

Bố anh-ông Lê Đình Tùng- 16 tuổi xung phong nhập ngũ và vào Nam chiến đấu. Sau đó ông xuất ngũ và được điều về Nông trường sửa Ba Vì. Tại đây ông đã yêu và cưới cô công nhân Khương Thị Chu, một cô gái Hà Tây quê lụa đẹp người, đẹp nết. Đầu tháng 2 năm 1960 Lê Đình Chinh ra đời.

2 năm sau, khi vừa sinh cô con gái thứ hai, theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới, ông bà Tùng- Chu xung phong về Nông trường Sông Âm ở xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, một huyện phía tây bắc của Thanh Hóa, vừa thành lập. 4 đứa con nữa tiếp tục ra đời.

Cuộc sống của người công nhân nông trường vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. “Gia đình chúng tôi rất nghèo, lại đông con, nhưng cha mẹ tôi luôn dạy các con những chuyện đại loại như: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, hoặc: “Đi lấy phần thì nhường cho người phần hơn, nhận về mình phần ít”; “Cho người vay gạo thì đong có ngọn, khi người trả thì lấy ngón tay gạt ngang ống bơ mà nhận”... 6 anh chị em chúng tôi lớn lên trong tinh thần ấy”- anh Lê Đình Lai kể.

Bố mẹ tần tảo lao động nuôi các con. Thời buổi bấy giờ cả nước đều khó khăn. Vì thế dẫu có lao động cật lực “đầu tắt mặt tối” cũng không đủ ăn. Cái đói luôn đeo đẳng gần như suốt cả tuổi thơ của 6 anh em Lê Đình Chinh: “Một thời đói quay quắt thế/ Dạ dày không lúc nào no/ Con thèm ăn no, mặc ấm/ Tưởng như chẳng có bao giờ”- trong cuốn sổ tay của mình (được đồng đội trao lại cho gia đình sau khi Chinh hy sinh) anh đã viết về thời thơ ấu của mình như vậy.

Hôm đưa hài cốt của Lê Đình Chinh về Nghĩa trang Hàm Rồng, gặp thầy Nguyễn Thế Vinh, người từng dạy Chinh ở Trường cấp 2 Nguyệt Ấn. Ông kể lại rằng, nhà Chinh nghèo, nên dù còn rất nhỏ anh vẫn phải vừa đi học, vừa phải chăm các em cho bố mẹ đi làm. Dẫu nghèo là vậy và cái đói, cái rét vẫn không làm Chinh nhụt chí, và thủa ấy anh vẫn học giỏi hơn những bạn bè cùng trang lứa.

17 tháng 10 2017

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.

Sống tập thể trong một môi trường quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng yêu thương giúp đỡ đồng đội và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khó khăn về mình, anh được các đồng đội rất quý mến. Phan Đình Giót tham gia rất nhiều các chiến dịch lớn như: Trung Du; Hòa Bình; Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ…

ảnh 1
Phan Đình Giót lấy thân mình bịt lỗ châu mai 

 

Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng Anh vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.

Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.

Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

Thân mật: gần gũi, thân thiết với nhau.

Thân cận: gần gũi và có cảm tình, giống như câu " Bà con thân cận ".

Thân nhân: người có quan hệ chặt chẽ về họ hàng, gia đình và tình cảm.

Thân thích: thuộc họ nội và họ ngoại. ( không biết đúng ko )

Thân phận: địa vị xã hội thấp hèn và cảnh ngộ không may của bản thân mỗi người như đã bị định trước. | : '''''Thân phận''' nghèo hèn.'' | : '''''Thân phận''' tôi đòi.''

{ Good luck }

17 tháng 10 2017

Chào các bạn! Tôi là Dương Đức Hải, học sinh lớp 6A3 – trường Trung học cơ sở Chất lượng cao Dương Phúc Tư. Tôi đã bước vào một cấp học mới và cảm thấy mình thay đổi nhiều hơn khi bước vào năm học này- năm học mà  tôi chính thức trở thành học sinh Trung học cơ sở. Và tôi bắt đầu trưởng thành hơn từ những hoạt động của mình trong một ngày.

Buổi sáng, tôi không chờ mẹ gọi rồi nhõng nhẽo một hồi lâu như trước nữa, tôi đánh thức mình vào lúc 5 giờ 30 nhờ cô bạn đồng hồ mà mẹ mua cho tôi khi tôi lên lớp 6. Tôi đánh răng, rửa mặt, tập thể dục và tự chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình. Sau khi ăn sáng xong, tôi khoác trên mình bộ đồng phục mới và hào hứng đi đến trường lúc 6 giờ 30 bằng chiếc xe đạp đã gắn bó với tôi được 2 năm.

Lên lớp 6, chương trình học của chúng tôi không còn như trước, chúng tôi học theo tiết. Buổi sáng tôi thường học 4 tiết, sau mỗi tiết học chúng tôi được giải lao 5 phút. Vì đã rèn luyện thân thể và ăn uống đầy đủ trước khi đến lớp nên tôi học tập sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn.

Tan học, tôi về nhà lúc 10 rưỡi. Đây cũng là lúc mẹ đã chuẩn bị xong bữa trưa cho cả nhà. Tôi ăn cơm cùng gia đình, nghe và chia sẻ những câu chuyện của bố, mẹ và em. Tôi giúp mẹ rửa bát, dọn nhà trước khi nghỉ trưa. Bố tôi thường dặn hai chị em: giờ trưa các con nên nghỉ 1- 2 giờ, nên trong thời gian biểu của cả hai chị em đều có thêm dòng chữ: Nghỉ trưa 12 giờ 30 đến 13 giờ 30

Sau giấc ngủ trưa, bố mẹ đi làm, tôi đánh thức em dậy, hai chị em tôi học bài. Đây là thời gian tôi xem lại bài lúc sáng được thầy cô truyền đạt, tôi cũng tranh thủ dạy em viết chữ và tập đọc. Khi đã hoàn thành việc học, tôi thường đọc những câu chuyện mà mình yêu thích. Trong giá sách của tôi luôn có: Dế Mèn phiêu lưu ký, Nỗi muộn phiền sau giờ học; Số phận của chú bé đánh trống; góc sân và khoảng trời… Tôi không cảm thấy chán nản bởi: đọc sách với tôi là một niềm đam mê.

Vào 5 rưỡi chiều, tôi và em cùng rửa ấm chén và lau nhà. Trước kia, mẹ  thường làm công việc này sau khi ăn xong bữa tối, tôi đã học và làm được những công việc đó để giúp mẹ đỡ vất vả. Hơn nữa, kỳ nghỉ hè vừa rồi mẹ cũng đã dạy tôi nấu cơm, luộc rau. Trước khi mẹ về, tôi cũng đã làm xong những việc phụ đó. Niềm tự hào, vui vẻ hiện lên trên khuôn mặt của bố mẹ tôi sau giờ tan sở.

Tôi ăn tối cùng gia đình lúc 7 giờ 30. Chị em tôi nghỉ khoảng 30 phút sau khi ăn để chuẩn bị học bài. Tôi dành  2 tiếng buổi tối cho bài tập về nhà, bài tập nâng cao và chuẩn bị trước bài ngày hôm sau. Việc học đó giúp bản thân tôi nắm vững kiến thức hơn và luôn chủ động trước khi đến lớp. 

10 giờ 30, tôi bắt đầu đi ngủ, tôi luôn được mẹ kể cho nghe những câu chuyện: cổ tích có, ngụ ngôn có, chuyện về bà, về mẹ ngày xưa…Nhờ mẹ mà tôi ngủ ngon giấc hơn. Tôi cũng đã kết thúc một ngày như vậy! Chúng ta sẽ lớn lên bằng những hoạt động có nghĩa từng ngày đúng không các bạn ?

17 tháng 10 2017

cảm ơn bạn