K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2021

Quả thực, văn bản " Tôi đi học" đã gợi lại hồi ức từ buổi tựu trường đầu tiên. Trong văn bản trên, những hình ảnh so sánh đã được tác giả sử dụng để miêu tả những tâm trạng của các em nhỏ và tâm trạng của tác giả. Câu : "họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ" đã cho thấy 'họ' ở đây chính là mấy cậu học trò bỡ ngỡ, e sợ. CŨng giống như những chú chim non đứng bên bờ tổ, bỡ ngỡ muốn cất cánh bay trên quãng trời mênh mông như những chú chim khác. Nhưng nó vẫn có cảm giác lo lắng bởi chăng nó chưa quen với môi trường sống nơi đây hay là nó ko dám đối mặt với khó khăn phía trước. Mấy cậu học trò cũng vậy, họ còn quá xa lạ với mọi thứ xung quanh. Nhưng được sự an ủi của ông đốc, họ cũng phần nào quên đi cái cảm giác ấy. Nhưng chính vì những cảm giác ấy lại chính là những yếu tố giúp chúng ta nhớ mãi. Để khi nhớ lại thì nó là kỉ niệm đẹp. Dù đã 30 tuổi, nhưng ông vẫn nhớ như in cái buổi tựu trường. Các hình ảnh so sánh đã thêm phần sinh động, thú vị hấp dấn và lôi cuốn người đọc.

18 tháng 9 2021

Văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh là một văn bản hay, một văn bản đẹp. Hay bởi ý nghĩa, đẹp bởi từ ngữ. Góp một phần không nhỏ làm nên thành công chung của văn bản chính là sự thành công về nghệ thuật. Trong đó, không thể không để đến những hình ảnh so sánh trong văn bản rất giàu giá trị biểu cảm, góp phần tạo nên nội dung ý nghĩa của văn bản.

Ngay từ phần đầu tiên của văn bản, theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi, hình ảnh về buổi tựu trường đã in đậm trong tâm trí của đứa con "Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Tâm hồn trong sáng của cậu bé ngày đầu tiên đi học, bước vào lớp một thật nhẹ nhàng, thật khác lạ. Hôm nay cậu đi học, hôm nay cậu có sự thay đổi lớn. Sự thay đổi ấy tích cực, thật đẹp như những cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời. Khi ý nghĩ của cậu bé nhỏ chợt lướt qua khi nhìn thấy các bạn học sinh khác cầm bút thước như một người lớn "Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi". Hình ảnh so sánh này cũng rất thú vị, đặc biệt. Đọc câu văn khiến người đọc có một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái về những hình dung đầy chất thơ trong suy nghĩ của cậu bé nhỏ. Khi quan sát các bạn học sinh cùng trang lứa với mình, nhân vật tôi có suy nghĩ trong đầu "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". Cậu bé quan sát những người bạn học cùng như những chú chim nhỏ đang sắp phải rời khỏi tổ. Nhưng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh tế khi những chú chim ấy muốn cất cánh bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, nhút nhát, nửa chưa muốn nửa muốn bay khỏi tổ để đến những chân trời mới. Hình ảnh so sánh ấy thật đẹp, thật giàu sức gợi. Những hình ảnh so sánh trong văn bản được tác giả ghi lại ở những thời điểm khác nhau theo dòng cảm xúc của nhân vật, khi thì gắn liền với tâm trạng cậu bé trước khi đến trường, khi đến trường hay khi đã vào lớp học. Tuy nhiên, tất cả hình ảnh ấy đều thể hiện tài năng của tác giả Thanh Tịnh. Các hình ảnh so sánh cũng rất đỗi đẹp, rất đỗi hay, tinh tế vô cùng. Những hình ảnh cánh hoa tươi, làn mây, con chim non...tạo nên sự gợi hình, gợi cảm cao cho văn bản. Nhờ đó, dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.

18 tháng 9 2021

Có thể nhận thấy được chính những điều đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” như cũng đã kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên: Khi mà thời tiết cuối thu, lá rụng ngoài đường nhiều thế rồi cũng trên không có những đám mây bàng bạc.

– Thế rồi những kỉ niệm được diễn tả theo trình tự thời gian thật đẹp biết bao nhiêu

+ Có thể nhận thấy được cũng chính từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ: Lúc này đay cũng là đang độ tiết trời cuối thu, có các hình ảnh em nhỏ tới trường.

+ Chính những dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” dường như cũng nói về con đường cùng mẹ tới trường

+ Chính những cảm giác nhân vật “tôi” mà khi nhìn thấy ngôi trường trong ngày khai giảng được tác giả thể hiện rất rõ nét.

+ Không những thế mà tác giả cũng lại còn diễn tả được một tâm trạng hồi hộp của nhân vật “tôi” khi mà nhân vật vào ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.

Ai trong số người học sinh chúng ta đều có cho mình kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên, đó mãi là những kỉ niệm đẹp nhất, sâu sắc và in đậm nhất trong tâm trí mỗi người. Nhà văn Thanh Tịnh - một nhà văn trữ tình với những vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu và trong trẻo đã mang đến cho chúng ta truyện ngắn "Tôi đi học" (in trong tập "Quê mẹ"), người đọc như được sống lại với chính kỉ niệm của mình với tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên.

Nhân vật "tôi" nhớ lại kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường và gọi đó là "những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Tiết trời cuối thu đặc trưng với những buổi sáng dày sương và gió heo may lạnh, cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay đi trên con đường làng tới trường dự buổi tựu trường đầu tiên. Bước đi trên con đường quen thuộc nhưng nhân vật "tôi" lại cảm nhận được những thay đổi lớn, cảm thấy bản thân mình đã lớn, đã chững chạc và đứng đắn hơn, "cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn", "trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn".

Cậu nhìn những cậu nhỏ khác nhí nhảnh trao sách vở cho nhau xem mà "thèm", đó là nỗi khao khát của một cậu bé cũng có sách vở mới nhưng chưa có bạn, cậu cẩn thận và nâng niu giữ chặt hai quyển vở mới của mình. Bước vào trong sân trường, nhân vật "tôi" có phần ngỡ ngàng trước cảnh tượng "dày đặc cả người" bởi cậu nhớ lại lần cậu ghé trường "trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp...". Trước khung cảnh có phần khác lạ ấy, cậu bé đâm ra lo sợ những nỗi sợ vẩn vơ, cùng với sự bỡ ngỡ cậu trở nên rụt rè, khép nép bên người thân "chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ".

Nỗi lo lắng, e dè và lo sợ của cậu khiến cậu ước muốn được là những người học sinh cũ, đã quen thầy, quen trường và quen lớp không còn rụt rè trước cảnh xa lạ như bây giờ. Cậu cảm thấy những người học trò mới "như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ". Tâm trạng bơ vơ, lạc lõng và lúng túng nhất chính là lúc nhân vật "tôi" nghe tiếng trống vào lớp, khi xung quanh các học sinh cũ đã xếp hàng vào lớp cả thì các học trò mới như cậu không đi, không biết đi và không muốn đi "hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi như đá một quả banh tưởng tượng".

Nghe tiếng đọc tên của ông đốc mà cậu bé cảm thấy "quả tim tôi ngừng đập", "quên cả mẹ tôi đứng sau", khi nghe đến tên lại giật mình lúng túng, quả thực đó chính là những phản xạ tự nhiên vô điều kiện đã xảy đến với cậu. Tuy có phần nhút nhát và lo sợ nhưng cậu vẫn cảm nhận được sự hiền từ và tận tình của ông đốc, đã vơi đi phần nào sự bỡ ngỡ với trường với thầy. Bước đến lớp, dường như bước đi của cậu không hề theo ý muốn "người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ", rồi bất chợt nghe đâu tiếng khóc, mọi cảm xúc dồn nén trong lòng cậu đã vỡ òa, tuôn trào ra "Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo".

Rồi giây phút đó cũng qua đi, cậu trở lại với nhiệm vụ của mình - vào lớp, chấp nhận xa mẹ dù cậu đã từng xa mẹ cả ngày nhưng chẳng lần nào lạ như lần này. Ngồi trong lớp, nhân vật "tôi" cảm thấy cái gì cũng lạ và hay, bạn mới tuy chưa quen biết nhưng lại cảm thấy gần gũi "sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật". Tâm trạng cậu đan xen giữa những kỉ niệm trong quá khứ và hiện tại, tiếng chim và cánh chim gợi kỉ niệm đi bẫy chim còn tiếng phấn thầy gạch trên bảng là hiện thực về một chặng đường mới, giai đoạn mới - trở thành người học sinh.

Buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật "tôi" đã được tác giả Thanh Tịnh tái hiện rất chân thực, sinh động và tràn đầy cảm xúc, từng trạng thái và diễn biến tâm trạng của nhân vật được thể hiện theo trình tự không gian, thời gian rõ ràng. Với mỗi không gian, thời gian tâm trạng ấy lại thay đổi, lại có những điểm nhấn riêng, chung quy lại tất cả những tâm trạng ấy đã làm nên một kỉ niệm sâu sắc, đẹp đẽ, khó có thể phai mờ trong tâm trí của nhân vật nói riêng và người đọc nói chung.

17 tháng 9 2021

Tham khảo ạ :

Tình mẫu tử là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Nó giúp con người ta có thể xua tan đi mọi băng giá, hướng đén những tia nắng của sự hạnh phúc.  Và tình cảm của cậu bé Hồng và mẹ trong tác phẩm Trong lòng mẹ cũng vậy. Hồng là một đứa bé sinh ra trong gia đình không mấy hạnh phúc , mẹ phải bỏ hai anh em đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong những năm tháng cô đơn, trong sự ghẻ lạnh của họ hàng. Nhưng cậu vẫn kiên cường vượt qua tất cả để đến ngày được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ. sau bao năm xa cách, được gặp lại mẹ, Hồng vô cùng ngạc nhiên , bối rối và hạnh phúc. Cậu bé òa khóc khi được ở trong lòng mẹ. có lẽ cậu thấy hạnh phúc khi được gặp lại người mẹ yêu quý và cũng thấy tủi thân khi moottj mình không có mẹ suốt bao năm qua. Cậu bé ngắm mẹ của mình , thấy mẹ vẫn trẻ như hồi gia đình còn sung túc. Hạnh phúc tưởng chừng như nhỏ nhoi những lại vô cùng to lớn đối với cậu bé bé bỏng ấy.  Cuộc gặp gỡ đó vô cùng xúc động , chạm đến trái tim của hàng triệu người đọc. Có lẽ rằng tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng không gì chia cắt được của hai mẹ con bé Hồng. 

Cre : hoidap247

17 tháng 9 2021

Tham khảo ạ !!

“Mợ ơi… mợ ơi… mợ ơi!”, tiếng gọi thống thiết của bé Hồng đã khuấy động cả không gian. Tiếng kêu vội vã, kéo dài mà mơ hồ có một sự sợ hãi đã diễn giải đầy đủ những khát khao trong tâm hồn đứa trẻ thiếu thốn tình thương. Thật xúc động biết bao trước giây phút lo lắng hồi hộp khi sợ nhận nhầm người mà mình gọi là “mợ”. Điều đó lại càng khẳng định cho niềm mong mỏi được gặp mẹ của bé Hồng. Bởi không phải những xúc cảm mãnh liệt thôi thúc thì tiếng nói cất lên sẽ rất e dè ,thận trọng, thậm chí không dám cất lên khi chưa chắc chắn. Nhưng dẫu cho có sự mơ hồ, tình mẫu tử thiêng liêng, nỗi nhớ nhung khắc khoải trong bao năm xa cách, tiếng gọi đã vang lên đến độ đã níu kéo được chân người, xé toạc không gian. Nhưng sự “ngờ ngợ” ấy đã không còn mơ hồ nữa, khi người thiếu phụ dừng xe lại và bé Hồng nhận ra đích thị là mẹ. Người mẹ trở về trong niềm vui, hân hoan và hạnh phúc của đứa con trai bé bỏng. Lần nữa, bé Hồng lại cất tiếng khóc khi được đón nhận sự chở che, thương yêu, bảo bọc: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Nếu những lần trước là tiếng khóc kìm nén, những giõt nước mắt rưng rưng không tràn ra được thì giờ đây lại là những tiếng nức nở làm vơi đi nỗi uất ức, tủi cực trong lòng. Tiếng khóc vang vọng hơn không còn chất chứa nỗi niềm xót xa mà tràn trề niềm hạnh phúc. Giọt nước mắt hôm nay hoà chung giữa hai con người, là sự oà vỡ của cả hai tâm hồn mẹ – con làm nên tình mẫu tử. Hình ảnh người mẹ được diễn tả bằng những nét tươi tắn sinh động trong đôi mắt nhìn của đứa con, mẹ vẫn đẹp một cách lạ lùng. Vẻ đẹp ấy không cần rực rỡ mà nó chỉ giản dị và vô cùng thân thương. Bởi trong cái nhìn của bé Hồng bằng tất cả sự xúc động và tình thương vô bờ bến thì mẹ bao giờ chẳng là người đẹp nhất! Từ đó, gợi đến niềm ước mơ mà bất kỳ đứa con nào cũng khát khao khi đứng trước mẹ “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Dường như ,đoạn văn đã ắp đầy những cảm xúc êm ái lan toả toàn bộ không gian và thời gian. Phút giây gặp gỡ ấy như ngưng đọng mãi niềm hạnh phúc trong trái tim nhân vật cũng như người đọc. Cảnh đời thực của những số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ vẫn còn bị ràng buộc bởi hủ tục phong kiến khắt khe đã được ghi lại đầy đủ đậm nét bằng những trang hồi ký nóng hổi niềm thương cảm của chính tác giả. Nhằm phản ánh một xã hội bất công, dồng thời lên tiếng bảo vệ cho con người bất hạnh, tác phẩm đã thể hiện một tinh thần nhân đạo cao cả. Gắn với tình cảm chân thành của nhà văn là sự chuyển tải nỗi xúc động trong từng câu chữ hình ảnh đã khắc hoạ sâu sắc giá trị tình cảm thiêng liêng trong gia đình: tình mẫu tử. Trong lòng mẹ cũng là tiêu biểu cho phong cách “văn nóng” của Nguyên Hồng. Có những tình cảm dễ dàng đổ vỡ trước chông gai nhưng tình mẫu tử thiêng liêng của bé Hồng đã không hề suy xuyển. Đó cũng là sự nhắc nhở cho mỗi con người phải biết thương yêu kính trọng mẹ với tất cả tình cảm của mình. Có những tác phẩm đã mau chóng bị lãng quên nhưng giá trị Trong lòng mẹ cũng như Những ngày thơ ấu sẽ mãi mãi trường tồn bởi nó không những chứa đựng một tình cảm nhân đạo sâu sắc mà còn là một triết lí về giá trị tình cảm gia đình, thấm đượm chất thơ giữa cuộc đời nhiều cay cực.

* Nguồn : Lazi *

12 tháng 9 2021

Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-cam-nhan-ve-dong-cam-xuc-cua-nhan-vat-toi-h1993

12 tháng 9 2021

Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.

12 tháng 9 2021

????????????????

12 tháng 9 2021

Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi anh Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng, bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước" còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị "run run" xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ "cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho", nhưng đến khi chính mình bị đánh, chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu chính là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân Việt Nam xưa thật giàu sức sống dưới ách áp bức của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.

12 tháng 9 2021

Tham khảo dàn ý nà :

Dàn ý chung suy nghĩ về nhân vật chị Dậu

I. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố

- Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích Tức nước vỡ bờ

- Giới thiệu về nhân vật chị Dậu với những đức tính tiêu biểu của người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh.

   Ví dụ:

Cùng với nhà văn tên tuổi như Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng,… thì nhà văn Ngô Tất Tố cũng là một trong những nhà văn nổi tiếng trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Làm lên tên tuổi của nhà văn Ngô Tất Tố có thể kể đến tác phẩm “Tắt đèn” - một trong tác phẩm nổi trội nhất của ông. Và nhân vật chị Dậu như được xây dựng lên là một người phụ nữ bị áp bức, nhưng dường như ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích thể hiện rõ nhất tinh thần phản kháng ấy của chị Dậu.

II. Thân bài: Suy nghĩ về nhân vật Chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ

Video Player is loading.

Play

X

Giới thiệu khái quát về nhân vật chị Dậu:

- Chị Dậu là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con.

- Là một người phụ nữ đảm đang, nhân hậu, nhẫn nhịn.

- Trở thành trụ cột của gia đình khi anh Dậu bị bắt.

1. Chị Dậu là một người rất yêu thương chồng

- Anh Dậu phải chịu những đòn roi, đánh đập hết sức dã man chỉ vì chưa nộp sưu

-> Chị Dậu đã nấu nồi cháo loãng bón từng thìa giúp chồng mình cầm cự cho lại sức.

- Chị quạt cho cháo nhanh nguội để anh Dậu ăn

- Chị bước rón rén bưng cháo đến bên chồng

- Ngồi chờ chồng ăn cháo có ngon không

=> Chị Dậu là một người đảm đang, ân cần, dịu dàng, đằm thắm, tình cảm, hết lòng yêu thương chồng.

2. Chị Dậu đối mặt với bọn tay sai

- Ban đầu chị nhẹ nhàng, xin xỏ:

+ Khi bọn cai lệ xông đến đòi bắt anh Dậu đi -> Chị Dậu van xin, lời lẽ nhịn nhục

+  Cách xưng hô khiêm nhường “ông” với “con”.

-> Tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ tính mạng cho người chồng.

- Sau đó chị hùng hổ, vùng lên chống trả

+ Khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi

=> Chị nhẫn nhục nhưng không được

+ Chị thay đổi trong cách xưng hô: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà

+ Chị phản kháng bằng lời không được chị phản kháng bằng hành động: đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng -> Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì có đấu tranh.

=> Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động của chị.

3. Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

- Chị là một người vợ chu đáo, yêu thương chồng con

- Chị là một người phụ nữ đảm đang

- Chị Dậu là người chịu nhẫn nhục giỏi, nhưng tức nước vỡ bờ chị Dậu đã vùng lên chống lại bọn tay sai

III. Kết bài:

- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của chị Dậu, đại diện cho người phụ nữ và người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa.

- Chị Dậu là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.

Ví dụ:

Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.



 

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên

- Nhan đề tác phẩm: Tôi đi học

- Nhiều câu văn nhắc tới kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên:

   + Hằng năm, cứ vào cuối thu…

   + Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy…

   + Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

b, Văn bản Tôi đi học là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về “cảm giác trong sáng” nảy nở trong buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 2 ( trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng in sâu vào trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời

   + Nao nức, quên thế nào được, tưng bừng, rộn rã, rụt rè, trang trọng, đứng đắn, âu yếm, non nớt, ngây thơ, ngập ngừng, thút thít…

- Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường, khi cùng các bạn đi vào lớp (chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên)

   + Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần,lần này tự nhiên thấy lạ

   + Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, hôm nay tôi đi học

   + Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa

   + Cảm thấy mình trang trọng

   + Trước đó, trường đối với tôi là một nơi xa lạ

   + Cũng như tôi mấy cậu học trò bỡ ngỡ

   + Cảm thấy mình chơ vơ…

Câu 3 ( trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đề thể hiện ý nghĩa của chủ đề văn

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 12 sg Ngữ Văn 8 tập 1)

- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:

- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ

   + Rừng cọ trập trùng

- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)

   + Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.

- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ

   + Căn nhà núp dưới lá cọ

   + Trường học khuất trong rừng cọ

   + Đi trong rừng cọ

- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ

- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ

Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi

b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi

c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.

Bài 2 ( trang 14 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

b, Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện

c, Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

a, Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang.

b, Con đường đến trường trở nên kì lạ do lòng nhân vật “tôi” đang có sự thay đổi lớn.

c, Mẹ âu yếm dắt tay “tôi” đi trên con đường làng dài và hẹp.

d, Muốn thử sức mình tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự

e, Sân trường rộng dày đặc cả người

g, Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò

h, Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc trong buổi tựu trường đầu tiên của bản thân mình. Sự hồi tưởng ấy gợi lên những kỉ niệm nao nức khôn nguôi về con đường tới trường, trường Mĩ Lí, lớp học, ông đốc, thầy cô, bạn mới.

Câu 2 ( trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Chủ đề văn bản: Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên

Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản hướng tới và thể hiện.

 
 
Advertisement: 0:21
 
 
 
 
 
Close Player

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Chủ đề của văn bản bản chính là đối tượng mà văn bản đề cập và thể hiện

II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên

- Nhan đề tác phẩm: Tôi đi học

- Nhiều câu văn nhắc tới kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên:

   + Hằng năm, cứ vào cuối thu…

   + Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy…

   + Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

b, Văn bản Tôi đi học là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về “cảm giác trong sáng” nảy nở trong buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 2 ( trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng in sâu vào trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời

   + Nao nức, quên thế nào được, tưng bừng, rộn rã, rụt rè, trang trọng, đứng đắn, âu yếm, non nớt, ngây thơ, ngập ngừng, thút thít…

- Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường, khi cùng các bạn đi vào lớp (chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên)

   + Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần,lần này tự nhiên thấy lạ

   + Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, hôm nay tôi đi học

   + Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa

   + Cảm thấy mình trang trọng

   + Trước đó, trường đối với tôi là một nơi xa lạ

   + Cũng như tôi mấy cậu học trò bỡ ngỡ

   + Cảm thấy mình chơ vơ…

Câu 3 ( trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đề thể hiện ý nghĩa của chủ đề văn

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 12 sg Ngữ Văn 8 tập 1)

- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:

- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ

   + Rừng cọ trập trùng

- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)

   + Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.

- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ

   + Căn nhà núp dưới lá cọ

   + Trường học khuất trong rừng cọ

   + Đi trong rừng cọ

- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ

- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ

Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi

b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi

c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.

Bài 2 ( trang 14 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

b, Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện

c, Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

a, Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang.

b, Con đường đến trường trở nên kì lạ do lòng nhân vật “tôi” đang có sự thay đổi lớn.

c, Mẹ âu yếm dắt tay “tôi” đi trên con đường làng dài và hẹp.

d, Muốn thử sức mình tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự

e, Sân trường rộng dày đặc cả người

g, Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò

h, Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

  • Trong lòng mẹ
  • Trường từ vựng
  • Bố cục của văn bản
  • Tức nước vỡ bờ
  • Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi 

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Bắc trời se lạnh. Nhưng nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

5 tháng 9 2021

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Bắc trời se lạnh. Nhưng nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

5 tháng 9 2021

Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.

Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nét trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.

Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.

Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.

Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.

Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.

Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu. Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả.

Chính vì vậy mà nó đã sống mãi trong trái tim bao thế hệ bạn đọc hơn nửa thế kỉ qua.

 

Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.

Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nét trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.

Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.

Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.

Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.

Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.

Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu. Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả.

Chính vì vậy mà nó đã sống mãi trong trái tim bao thế hệ bạn đọc hơn nửa thế kỉ qua.

@Aries

#Bống