đề bài: em hãy viết đoạn văn từ 10-12 câu kể về một hoạt động mà e thích nhất trong lễ hội làng quê em
giúp e với ạ e đang cần gấp lắm ạ, mai e phải nộp rồi ạ
e cảm ơn mọi người ạ, e sẽ đánh giá 5 sao ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình sẽ dạy họ lời chào, vì dù đi đâu, lời chào luôn đi trước
TK:
Người học sinh chúng ta phải rèn luyện bản thân rất nhiều nếu muốn trở thành một công dân tốt trong xã hội. Một trong những tính cách quan trọng mà chúng ta cần có và cần phải rèn luyện cho bản thân mình chính là tính lễ phép. Lễ phép là cách cư xử đúng mực của mỗi người với người khác; biết coi trọng người khác trong giao tiếp. Lễ phép còn là sự tôn trọng, quý mến, niềm nở của mình đối với mọi người xung quanh. Lễ phép là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện mình cũng như rèn luyện một nếp sống tốt đẹp hơn. Người sống lễ phép là những người sống nhã nhặn, lịch sự với mọi người, nói lời nhỏ nhẹ trong giao tiếp, ngôn ngữ trong sáng và hành vi đúng mực. Họ cũng là những người sống cung kính, lễ phép với người lớn tuổi, nhường nhịn, khoan dung với người nhỏ tuổi; không xúc phạm, lăng mạ danh dự hay xâm hại, bạo lực thân thể người khác. Lễ phép là biểu hiện sâu sắc nhất của người có văn hóa, có đạo đức, giúp cho mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp hơn. Người biết lễ phép luôn được người khác yêu mến, tôn trọng và giúp đỡ trong cuộc sống. Việc sống lễ phép sẽ giúp con người xây dựng một cuộc sống văn minh hơn, tốt đẹp hơn, nơi con người được tôn trọng, yêu thương. Sống lễ phép cũng góp phần giúp đạo đức của con người trở nên tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống, vẫn còn nhiều người chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc sống lễ phép. Lại có những người sống vô lễ, thiếu tôn trọng mọi người xung quanh,… Những người như thế thật đáng chê trách và cần thay đổi bản thân, sống lễ phép với mọi người. Là người học sinh, chúng ta cần rèn luyện cách sống lễ phép với mọi người xung quanh, học tập những điều hay lẽ phải để tốt hơn từng ngày. Bên cạnh đó ta cũng cần sống yêu thương, chan hòa với những người xung quanh,… Lễ phép là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần học tập, rèn luyện cho bản thân mình mỗi khi cư xử với người bề trên, những người lớn tuổi hơn mình. Hãy trở thành người con ngoan trò giỏi, lễ phép, hiếu nghĩa ngay từ hôm nay.TK:
Hãy sống và yêu thật đơn giản, đơn giản như dòng sông xanh xanh, bàng bạc. Đừng mãi nhìn cuộc đời quá phức tạp, quá hoa mỹ, như thế bạn càng cảm thấy mệt mỏi. Không cần đến những con sóng dữ dội, vì những con sóng chỉ khiến người ta cảm thấy hơi vị bôn ba, không cần đến màu sắc rực rỡ, vì chỉ làm cho người ta mơ mộng chốn phồn hoa.
Người ta thường nói, thứ đơn giản và hồn nhiên nhất chính là tâm hồn non nớt của trẻ con, cái đơn giản đó mà cả thế giới cứ mãi tìm kiếm. Đúng vậy, khoảng thời gian tuổi thơ đẹp làm sao, cái tuổi với bao khát khao, bao hoài bão, lí tưởng, cái tuổi có những ước mơ bay cao, bay xa đến mức vượt tầm vũ trụ, cái tuổi đó đẹp, mơ màng nhưng dường như không thuộc về ta nữa.
Bây giờ khi trưởng thành, đứng trước quá nhiều lựa chọn, ta bắt đầu hoang mang, lo lắng, mình phải làm sao? Ai có thể giúp mình? Dần dần ta nhận ra ngay cả ước mơ, lí tưởng cũng cần có điểm tựa để ta dựa vào những lúc chênh vênh nhất, không biết lựa chọn nào là tốt nhất cho mình. Nhờ điểm tựa mà những lí tưởng không hóa ảo tưởng.
Người có lí tưởng là người hạnh phúc. Hạnh phúc là điểm đến không phải hành trình, hạnh phúc là nơi xuất phát, cũng là nơi để trở về, người hạnh phúc là người biết mình đi đâu và về đâu. Dù cuộc sống có bộn bề tấp nập đến đâu chăng nữa thì cũng cần một điểm tựa, một nơi để tìm về. Đúng thế điểm tựa chính là điểm xuất phát và điểm dừng chân, điều đó được ví như tòa lâu đài cao bao nhiêu cũng không thể đứng vững trên hư không, loài trai biển muốn xuất hiện, muốn sinh tồn thì cần có biển cả, và bãi cát che chở.
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải từng trải qua ít nhất 1 lần thất bại, hụt hẫng, đau khổ, dằn vặt. Những lúc đó bạn cần gì nhất? đó chính là một điểm tựa, đó là điểm tựa niềm tin, niềm tin giúp ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, mang đến mọi điều tốt đẹp.
Chỉ cần có niềm tin, dù phải đối diện với thử thách nghiệt ngã đến đâu chẳng nữa, bạn hãy tin rằng cuộc sống luôn còn những cơ hội cho bạn và khả năng của con người là không có giới hạn. Hơn nữa, bạn không đơn độc một mình. Bên cạnh bạn luôn có những bàn tay sẵn sàng nâng đỡ, còn có những tấm lòng chia sẻ và cả những ký ức đẹp của cuộc sống.
Niềm tin là điểm tựa quý giá đưa ta đến gần hơn sự thành công.
Archimedes từng nói:”Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả trái đất” có sức mạnh là có cơ hội làm mọi thứ, chỉ cần có điểm tựa vững chắc thì khó khăn mấy cũng nâng lên được.
Con người cũng cần một điểm tựa, điểm tựa đó có thể mang đến cho bạn trí tuệ, sức mạnh, phương hướng và dung khí. Tìm được điểm tựa thuộc về mình, lúc đó có thể bạn sẽ phát hiện ra lí tưởng cách bạn không xa lắm.
Chắc hẳn đối về đề tài viết về bà, về mẹ sẽ rất nhiều nhưng ngược lại những tác phẩm viết về cha lại khá khiêm tốn. Không phải vì tình yêu thương của cha ít hơn với mẹ, với bà. Mà tình yêu của người cha dành cho những đứa con của mình luôn luôn thầm kín, không bộc lộ quá nhiều. Nhưng tác giả trẻ Cao Thị Tỵ đã có một truyện ngắn rất hay và để lại cho chúng ta những bài học ý nghĩa sâu sắc đó là tác phẩm ' Bố tôi".
Câu chuyện mở đầu bằng những lời kể của Ngoại. Nhân vật ' tôi" lớn lên trong hoàn cảnh đã mất mẹ từ sớm khi mới lên ba, con đứa em thì đã mồ côi mẹ từ khi mới một tuổi. Đó là một mất mát, một cú sốc khá lớn đối với một đứa trẻ ba tuổi. Và nó cũng là nỗi đau của người cha phải một mình nuôi những đứa con thơ dại.
Người bố của nhân vật " tôi" vì ngày phải đi làm nên việc chăm lo cho các con phải nhờ đến bà ngoại. Nhưng cứ khi về đến nhà thì bố lại ôm đàn con thơ dại của mình vào lòng mà vỗ về, mà chăm sóc thay cho mẹ. Bố không hề biết ru mà thay vào đó là đọc một bài thơ có tên " Bầm ơi". Những đứa con còn nhỏ nghe một lúc thì đã ngủ say nhưng không hề biết được rằng những lúc đó người bố lại xúc động nghẹn ngào và có khi là sẽ rơi nước mắt khi nghĩ đến hoàn cảnh của mình, hoàn cảnh của những đứa con thơ.
Và người bố muốn dành hết tất thảy sự yêu thương đó cho hai đứa con khi đã thiệt thòi vì không có mẹ. Nên dù mọi người có nói người nên tục huyền - tìm mẹ lế thì người bố đã từ chối vì sợ các con sẽ không còn được yêu thương, và cũng sẽ không có thời gian để yêu thương các con đủ nhiều. Vậy nên người bố đã chọn gác lại hạnh phúc nhỏ của mình để chỉ mong các con được lớn lên trong tình yêu thương của cha.
Không muốn để các con khổ sở, vất vả nên người bố đã đi làm nhiều công việc khác nhau, dù vất vả thế nào cũng không bao giờ để cho con phải chờ đợi trước cổng trường, người bố sẽ luôn cố gắng đón con đúng giờ.
Nhưng khi bố ngã bệnh thì nhân vật " tôi" mới nhận ra sự vô tâm, vô tư của mình mà không biết giúp đỡ bố nhiều hơn. Dù trong lúc ốm đau, bệnh tật thì bố cũng chỉ lo cho con cái học hành mầ không nghĩ đến bản thân mình. Đến khi nhân vật " tôi" nhận ra thì đã quá muộn vì người bố đã qua đời.
Câu chuyện dừng lại trong dòng suy ngẫm của nhân vật và thốt lên rằng " Bố ơi! Gía như con biết thương và giúp đỡ bố nhiều hơn." Đó là tình yêu thương, sự trân trọng những gì mà người bố đã cố gắng chăm lo, bù đắp tình thương cho người đứa con còn thơ dại của mình. Câu chuyện không quá dài nhưng khi đọc xong ai trong chúng ta cũng có những suy ngẫm khác nhau và tự nhìn lại bản thân đã làm gì để cho bố mẹ vui lòng hay chưa?
Chắc hẳn đối về đề tài viết về bà, về mẹ sẽ rất nhiều nhưng ngược lại những tác phẩm viết về cha lại khá khiêm tốn. Không phải vì tình yêu thương của cha ít hơn với mẹ, với bà. Mà tình yêu của người cha dành cho những đứa con của mình luôn luôn thầm kín, không bộc lộ quá nhiều. Nhưng tác giả trẻ Cao Thị Tỵ đã có một truyện ngắn rất hay và để lại cho chúng ta những bài học ý nghĩa sâu sắc đó là tác phẩm ' Bố tôi".
Câu chuyện mở đầu bằng những lời kể của Ngoại. Nhân vật ' tôi" lớn lên trong hoàn cảnh đã mất mẹ từ sớm khi mới lên ba, con đứa em thì đã mồ côi mẹ từ khi mới một tuổi. Đó là một mất mát, một cú sốc khá lớn đối với một đứa trẻ ba tuổi. Và nó cũng là nỗi đau của người cha phải một mình nuôi những đứa con thơ dại.
Người bố của nhân vật " tôi" vì ngày phải đi làm nên việc chăm lo cho các con phải nhờ đến bà ngoại. Nhưng cứ khi về đến nhà thì bố lại ôm đàn con thơ dại của mình vào lòng mà vỗ về, mà chăm sóc thay cho mẹ. Bố không hề biết ru mà thay vào đó là đọc một bài thơ có tên " Bầm ơi". Những đứa con còn nhỏ nghe một lúc thì đã ngủ say nhưng không hề biết được rằng những lúc đó người bố lại xúc động nghẹn ngào và có khi là sẽ rơi nước mắt khi nghĩ đến hoàn cảnh của mình, hoàn cảnh của những đứa con thơ.
Và người bố muốn dành hết tất thảy sự yêu thương đó cho hai đứa con khi đã thiệt thòi vì không có mẹ. Nên dù mọi người có nói người nên tục huyền - tìm mẹ lế thì người bố đã từ chối vì sợ các con sẽ không còn được yêu thương, và cũng sẽ không có thời gian để yêu thương các con đủ nhiều. Vậy nên người bố đã chọn gác lại hạnh phúc nhỏ của mình để chỉ mong các con được lớn lên trong tình yêu thương của cha.
Không muốn để các con khổ sở, vất vả nên người bố đã đi làm nhiều công việc khác nhau, dù vất vả thế nào cũng không bao giờ để cho con phải chờ đợi trước cổng trường, người bố sẽ luôn cố gắng đón con đúng giờ.
Nhưng khi bố ngã bệnh thì nhân vật " tôi" mới nhận ra sự vô tâm, vô tư của mình mà không biết giúp đỡ bố nhiều hơn. Dù trong lúc ốm đau, bệnh tật thì bố cũng chỉ lo cho con cái học hành mầ không nghĩ đến bản thân mình. Đến khi nhân vật " tôi" nhận ra thì đã quá muộn vì người bố đã qua đời.
Câu chuyện dừng lại trong dòng suy ngẫm của nhân vật và thốt lên rằng " Bố ơi! Gía như con biết thương và giúp đỡ bố nhiều hơn." Đó là tình yêu thương, sự trân trọng những gì mà người bố đã cố gắng chăm lo, bù đắp tình thương cho người đứa con còn thơ dại của mình. Câu chuyện không quá dài nhưng khi đọc xong ai trong chúng ta cũng có những suy ngẫm khác nhau và tự nhìn lại bản thân đã làm gì để cho bố mẹ vui lòng hay chưa?
Mỗi vùng quê, mỗi mảnh đất đều có những phong tục tập quán riêng. Và những ngày hội là điều làm nên nét riêng vốn có ấy. Ở quê em cũng vậy, hằng năm cứ vào dịp tết đến lại có ngày hội tổ chức các trò chơi dân gian để mọi người cùng vui chơi và giải trí.
Trò chơi dân gian được làng em tổ chức vào dịp mùng 3 Tết hằng năm, khi tiết trời mùa xuân đang ôm lấy cả đất trời. Không khí tươi mới, rạo rực, niềm vui luôn hiển hiện trên nụ cười của mỗi người. Những trò chơi dân gian được tổ chức tại sân kho của làng. Đó là một cái sân bằng đất rất rộng, đủ để mọi người vui chơi nhiều trò. Nào là trò vất cù, trò chơi chuyền, trò ném pháo đất, trò đấu vật. Mỗi trò đều có một nét đặc trưng riêng tạo nên không khí tưng bừng và phấn khởi nhất.
Đây là lễ hội lớn nhất trong một năm của làng quê em. Có thể nói đây là ngày lưu giữ lại trong lòng người nhiều cảm xúc nhất. Vừa có cái gì đó tươi mới, vừa có cái gì đó gợi lại những điều xưa cũ. Những người đi trước luôn vẫn cảm thấy điều này khi xem các trò chơi dân gian diễn ra.
Những đứa trẻ chúng em chỉ biết thích thú nhìn người lớn chơi và reo hò ầm ĩ. Dù thắng hay thua thì mọi người vẫn luôn giữ được niềm vui và nụ cười ở trên môi. Bởi rằng ngày Tết, tổ chức lễ hội là để ôn lại truyền thống, để gìn giữ và phát huy hơn nữa nét đẹp truyền thống đối với thế hệ trẻ.
Trò chơi nào cũng thu hút được người xem, tuy nhiên lớn nhất vẫn là trò chơi đánh đu. Ai đu cao hơn sẽ giành chiến thắng. Nhiều lúc em có cảm tưởng như người ta sắp rơi khỏi dây vì đu lên quá cao. Trò chơi ném pháo đất với tiếng nổ lớn, vang xa cũng khiến nhiều người xem thích thú.
Người chơi ai cũng nỗ lực chơi hết mình, không mong dành chiến thắng nhưng mang đến cho người xem nhiều tiếng cười cũng như dư âm thú vị sau khi kết thúc. Cứ thế sân kho của làng trở nên đông đúc trong tiết trời se lạnh của những ngày Tết. Ai cũng háo hức, vui mừng khi được đắm chìm trong không khí vui tươi và an lành như thế này.
Mọi người cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp sau khi lễ hội kết thúc và trao cho nhau những phong bao lì xì đầy may mắn.
Dammare