K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2020

Dưới chính sách khai thác thuộc địa của Pháp xã hội Việt Nam đã xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới là

 A:

Nông dân, công nhân.

 B:

Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

 C:

Thị dân, thương nhân.

 D:

Địa chủ, nông dân.

14 tháng 3 2020

Vẩn hđ tốt nha  bn???

14 tháng 3 2020

Àm có một bữa mình bị vậy nên hỏi thôi, giờ thì được rồi! :))

Đọc đoạn trích dưới đây:''... Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng, im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây:

''... Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng, im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả của những người quanh ta. Sự yên ổn ấy, đáng tiếc thay chắc chắn sẽ không kéo dài lâu. Nó sẽ mau chóng qua đi và trả lại cho ta những mất mát, tổn thương với cấp số nhân so với chút yên bình giả tạo.

Phá vỡ thói quen im lặng là một quá trình đấu tranh dai dẳng và khắc nghiệt trong bản thân mỗi chúng ta. Hãy bắt đầu bằng việc lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai. Hãy kiên trì tìm đáp án cho câu hỏi “cái sai ấy, nếu mãi tồn tại, sẽ dẫn chúng ta về đâu?”. Hãy thử đặt câu hỏi liệu có một ngày nào đó, sự im lặng khiến chúng ta hay những người thân của chúng ta trở thành nạn nhân của một quyết định sai lầm nào đó được nuôi dưỡng bởi chính sự im lặng của chúng ta? Hãy thử mường tượng đáng nhẽ viễn cảnh đó sẽ không xảy ra nếu sự im lặng của chúng ta được thay thế bằng những góp ý, việc làm cụ thể.

Hãy bắt đầu phá vỡ thói quen im lặng bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những sự thật mà trái tim bạn luôn gọi tên. Hãy bắt đầu từ việc ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thế hệ. Hãy bắt đầu bằng việc lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Hãy đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử, góp phần đem lại sự công bằng, sự thừa nhận của cộng đồng.''

(Sự tàn nhẫn của im lặng, Nguyễn Công Thảo, http://dienngon,vn)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, để phá vỡ thói quen im lặng" thì bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì?

Câu 3. Theo anh/chị, việc tác giả nhiều lần sử dụng từ ngữ "Hãy bắt đầu" góp phần mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác” ? Vì sao?

1
12 tháng 3 2020

1. Đoạn trích chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai là:

- im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác.

- im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả những người quanh ta.

2. Để phá vỡ thói quen im lặng, bản thân mỗi chúng ta cần phải: lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai, có những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự thật như ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thê hệ. Lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/ nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Đấu tranh, phản biện mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử.

3. Hãy bắt đầu được điệp lại bốn lần để nhấn mạnh những việc làm cần thiết, ngay tức khắc góp phần phá vỡ thói quen im lặng, tránh những hậu quả đáng tiếc bằng những việc làm nhỏ nhất.

4. Học sinh nêu ý kiến của mình và giải thích thuyết phục/.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu “ […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu 

 […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng… Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.”

Câu 1 (0,5 điểm). Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

Câu 2 (0,5 điểm). Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển khai theo cách nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với đất nước. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

0
11 tháng 3 2020

 Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

       Là "cửa ngõ phên dậu" vùng Tây Bắc, nơi giao thoa của hai khu vực Đông Bắc - Tây Bắc, của những nền văn hoá đa sắc tộc, hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Thiên phú và sự sáng tạo lao động của cộng đồng các dân tộc Yên Bái đã tạo nên một vùng đất nhiều tiềm năng. Cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

         Sự hấp dẫn của vùng đất này là hình sông thế núi, được kiến tạo dọc sông Hồng trên nền phù sa cổ sinh, với những cánh đồng bằng phẳng đan xen cùng núi non ngoạn mục vươn sát bờ sông tạo thành những lát cắt phóng khoáng, trùng điệp, đó là tặng vật của thiên nhiên để con người gây dựng nên những xóm làng trù mật và thanh bình. Từ đây, những khát vọng về sự yên ấm thơ mộng được đặt cho các tên làng, trở thành dấu ấn không thể phai nhạt như Châu Quế, Yên Hưng, Lan Đình, Cổ Phúc, Yên Lương, Âu Lâu, Bình Phương, Linh Thông, Minh Quân, Nga Quán…Những tên làng nhắc tới là biết ngay đất Yên Bái.

         Dải đất này trầm tích bao bí mật của quá khứ, từ thủa xa xưa. Những kết quả khảo cổ học cho thấy đây là vùng đất có lịch kỳ từ thời đá mới trải dài tới đồ đồng, đồ sắt. Tiêu biểu nhất tương ứng với thời kỳ đá Sơn Vi tìm thấy ở Mậu A, được các nhà khảo cổ đánh giá là di chỉ có những đặc trưng nổi trội nhất. Dọc lưu vực sông là quê hương của thạp đồng Đào Thịnh, thạp đồng Hợp Minh nổi tiếng quốc gia cùng vô số đồ đồng phát lộ, được người xưa chôn dấu dọc dải đất hai bên bờ sông. Vùng đất này cũng là vùng còn chứa nhiều bí ẩn đầy ký ức của cư dân cổ xưa, đang rất cần được các nhà khoa học khám phá.

        Cùng với trí tuệ và bàn tay tạo dựng của con người, nhiều nơi ngoài việc trồng lúa nước còn phát triển các làng nghề: trồng dâu nuôi tằm, đan lát thủ công làm miến, kéo mật, cùng với những rừng quế bạt ngàn, những nương chè ngút ngát xanh tươi. Các làng văn hóa được tạo dựng, chính là nơi giữ gìn cảnh quản môi trường thiên nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian được bao thế hệ lưu truyền. Ở đây có thể bắt gặp cái lạ và độc đáo của khèn "ma nhí", sáo "cúc kẹ" dân tộc Xa Phó, cũng như sự huyên linh trong "tết nhẩy" của dân tộc Dao và các giá trị phi vật thể khác đang tiềm ẩn trong nhân dân. Đó là kết quả của lao động sản xuất và nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân các dân tộc sáng tạo nên.

         Đồng hành cùng với lịch sử, các giá trị văn hóa tinh thần được xác lập cùng với tín ngưỡng bản địa, các đình đền miếu mạo được nhân dân tôn ái xây dựng. Những đền chùa nổi tiếng trong vùng như đền Đông Cuông, Tuần Quán, Nhược Sơn, chùa Bách Lẫm, Ngọc Am được tu bổ, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và cũng là các di tích văn hóa gắn với các truyền tích được người dân lưu giữ. Các dấu tích đình đền còn gắn với các sự kiện lịch sử từng xẩy ra trên mảnh đất này đó là, đền Nhược Sơn gắn với tên tuổi Hà Bổng, Hà Chương thời kỳ chống Nguyên Mông; Đền Đông Cuông (còn gọi là đền Thần Vệ Quốc) gắn với khởi nghĩa Giáp Dần (1914) của đồng bào Tày, Dao địa phương chống thực dân Pháp, đền Tuần Quán gắn với khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930 của các chí sĩ yêu nước tụ họp ở đây trước khi khởi sự. Thành phố Yên Bái còn nổi bật di tích lịch sử văn hóa Lễ đài nơi Bác Hồ nói chuyện với các nhân dân các dân tộc Yên Bái (ngày 24/9/1958) giữa trung tâm thành phố,một địa chỉ quen thuộc với cả nước là di tích lịch sử văn hóa: Lăng mộ Nguyễn Thái Học và các nhà yêu nước hy sinh năm 1930 trong khởi nghĩa Yên Bái chống thực dân Pháp nổi tiếng đương thời, được tọa lạc trong công viên Yên Hòa khoáng đạt.

        Trung tâm Yên Bái còn là nơi cửa ngõ nối giữa Đông Bắc với Tây Bắc của Tổ quốc, có đường sắt và đường bộ nối Hà Nội và các tỉnh đồng bằng trung du với Vân Nam - Trung Quốc. Nơi đây còn có chiến khu Vần Dọc của thời kháng chiến chống Pháp, có bến phà Âu Lâu đã trở thành di tích lịch sử văn hóa của địa phương.

11 tháng 3 2020

Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

       Là "cửa ngõ phên dậu" vùng Tây Bắc, nơi giao thoa của hai khu vực Đông Bắc - Tây Bắc, của những nền văn hoá đa sắc tộc, hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Thiên phú và sự sáng tạo lao động của cộng đồng các dân tộc Yên Bái đã tạo nên một vùng đất nhiều tiềm năng. Cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

         Sự hấp dẫn của vùng đất này là hình sông thế núi, được kiến tạo dọc sông Hồng trên nền phù sa cổ sinh, với những cánh đồng bằng phẳng đan xen cùng núi non ngoạn mục vươn sát bờ sông tạo thành những lát cắt phóng khoáng, trùng điệp, đó là tặng vật của thiên nhiên để con người gây dựng nên những xóm làng trù mật và thanh bình. Từ đây, những khát vọng về sự yên ấm thơ mộng được đặt cho các tên làng, trở thành dấu ấn không thể phai nhạt như Châu Quế, Yên Hưng, Lan Đình, Cổ Phúc, Yên Lương, Âu Lâu, Bình Phương, Linh Thông, Minh Quân, Nga Quán…Những tên làng nhắc tới là biết ngay đất Yên Bái.

         Dải đất này trầm tích bao bí mật của quá khứ, từ thủa xa xưa. Những kết quả khảo cổ học cho thấy đây là vùng đất có lịch kỳ từ thời đá mới trải dài tới đồ đồng, đồ sắt. Tiêu biểu nhất tương ứng với thời kỳ đá Sơn Vi tìm thấy ở Mậu A, được các nhà khảo cổ đánh giá là di chỉ có những đặc trưng nổi trội nhất. Dọc lưu vực sông là quê hương của thạp đồng Đào Thịnh, thạp đồng Hợp Minh nổi tiếng quốc gia cùng vô số đồ đồng phát lộ, được người xưa chôn dấu dọc dải đất hai bên bờ sông. Vùng đất này cũng là vùng còn chứa nhiều bí ẩn đầy ký ức của cư dân cổ xưa, đang rất cần được các nhà khoa học khám phá.

        Cùng với trí tuệ và bàn tay tạo dựng của con người, nhiều nơi ngoài việc trồng lúa nước còn phát triển các làng nghề: trồng dâu nuôi tằm, đan lát thủ công làm miến, kéo mật, cùng với những rừng quế bạt ngàn, những nương chè ngút ngát xanh tươi. Các làng văn hóa được tạo dựng, chính là nơi giữ gìn cảnh quản môi trường thiên nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian được bao thế hệ lưu truyền. Ở đây có thể bắt gặp cái lạ và độc đáo của khèn "ma nhí", sáo "cúc kẹ" dân tộc Xa Phó, cũng như sự huyên linh trong "tết nhẩy" của dân tộc Dao và các giá trị phi vật thể khác đang tiềm ẩn trong nhân dân. Đó là kết quả của lao động sản xuất và nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân các dân tộc sáng tạo nên.

         Đồng hành cùng với lịch sử, các giá trị văn hóa tinh thần được xác lập cùng với tín ngưỡng bản địa, các đình đền miếu mạo được nhân dân tôn ái xây dựng. Những đền chùa nổi tiếng trong vùng như đền Đông Cuông, Tuần Quán, Nhược Sơn, chùa Bách Lẫm, Ngọc Am được tu bổ, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và cũng là các di tích văn hóa gắn với các truyền tích được người dân lưu giữ. Các dấu tích đình đền còn gắn với các sự kiện lịch sử từng xẩy ra trên mảnh đất này đó là, đền Nhược Sơn gắn với tên tuổi Hà Bổng, Hà Chương thời kỳ chống Nguyên Mông; Đền Đông Cuông (còn gọi là đền Thần Vệ Quốc) gắn với khởi nghĩa Giáp Dần (1914) của đồng bào Tày, Dao địa phương chống thực dân Pháp, đền Tuần Quán gắn với khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930 của các chí sĩ yêu nước tụ họp ở đây trước khi khởi sự. Thành phố Yên Bái còn nổi bật di tích lịch sử văn hóa Lễ đài nơi Bác Hồ nói chuyện với các nhân dân các dân tộc Yên Bái (ngày 24/9/1958) giữa trung tâm thành phố,một địa chỉ quen thuộc với cả nước là di tích lịch sử văn hóa: Lăng mộ Nguyễn Thái Học và các nhà yêu nước hy sinh năm 1930 trong khởi nghĩa Yên Bái chống thực dân Pháp nổi tiếng đương thời, được tọa lạc trong công viên Yên Hòa khoáng đạt.

        Trung tâm Yên Bái còn là nơi cửa ngõ nối giữa Đông Bắc với Tây Bắc của Tổ quốc, có đường sắt và đường bộ nối Hà Nội và các tỉnh đồng bằng trung du với Vân Nam - Trung Quốc. Nơi đây còn có chiến khu Vần Dọc của thời kháng chiến chống Pháp, có bến phà Âu Lâu đã trở thành di tích lịch sử văn hóa của địa phương.

        Có thể tự hào rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã giác ngộ, giáo dục, tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, sức mạnh của cả đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh làm nên kỳ tích anh hùng - một tỉnh Yên Bái phát triển toàn diện, vững bước đi lên cùng cả nước trong sự nghiệp đổi mới - công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

           "Lịch sử là dòng chảy, truyền thống là hành trang", chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh những năm qua là niềm tự hào về những chiến công, những thành tích đã đạt được, đồng thời cũng nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, mục tiêu trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.​

học tốt

11 tháng 3 2020

Bn Nguyễn Ngọc Linh ơi có bài nào ngắn hơn ko

Bạn thân mến! Thế là chúng mình làm bạn với nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về quê mình chơi. Mặc dù bây giờ đang mùa đông giá lạnh nhưng quê mình vẫn đẹp lắm.

Khi những chiếc lá xa cành, khi tiết trời se lạnh và những đám mây mùa hạ rủ nhau đi chơi xa... đó là lúc nàng Đông trở về. Nàng Đông không về đột ngột mà báo trước, có khi từ rất sớm để mọi người chuẩn bị. Khi nàng Thu ra đi, nàng Đông đến, thôn xóm có sự thay đổi. Khắp nơi khoác lên mình một cái áo mới màu xám. Bầu trời không còn những ánh nắng gay gắt nữa. Gió thổi về mang theo hơi lạnh. Đâu đâu cũng thấy sự xuất hiện của chị gió. Có khi còn nghe rõ bước đi của chị bay lượn vào trong nhà. Những con đường trong thôn lúc nào cũng xào xạc lá bay. Cây trong vườn như lạnh, đứng sát lại bên nhau. Có cây trơ trọi với cánh tay khẳng khiu vươn ra như anh vận động viên đang khởi động chuẩn bị vào cuộc thi. Từng nếp nhà muốn thu mình lại, nhỏ đi để bớt lạnh. Luỹ tre đầu làng vì lạnh mà gần gũi nhau thêm. Chúng bên nhau, cùng đu đưa và tâm sự. Xa xa, cánh đồng làng mùa đông vẫn trải dài một màu xanh, đẹp lạ lùng. Mặc cho giá rét, những cây hoa màụ vẫn dũng cảm vươn lên mạnh mẽ. Vắng nhất là những tiếng chim mùa đông trốn đi đâu hết, để lại không gian cao rộng, mênh mông. ..

Mùa đông làm cho cuộc sống con người như hiền hoà hơn, không dịu dàng vào mùa thu, sôi động như mùa hạ, tràn trề như mùa xuân mà điềm tĩnh như thường. Lạnh cũng gắn kết con người lại gần nhau hơn. Sáng sáng, tỉnh giấc bao giờ cũng bắt đầu bằng một cốc nước nóng. Áp nó lên má, để hơi toả lên mặt, lên mặt thật dễ chịu và vừa tỉnh ngủ. Trời mùa đông bị thần thời gian kéo ngắn lại nên ai ra ngoài cũng có cảm giác vừa mới thôi đã trở về. Mọi người trong nhà thấy vui hơn vì lại quây quần với nhau bên mâm cơm sốt dẻo. Mùa đông, vui nhất là học sinh đến trường, được khoe với nhau những chiếc áo ấm thật đẹp, thật rực rỡ. Nhìn những em nhỏ áo quần ấm áp, chạy nhảy ngoài sân trông nặng nề, chậm chạp như những chú gấu dễ thương. Những người già ngồi trong nhà đàm đạo, uống những li trà nóng. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, duờng như thấy bình tĩnh hơn, không vội vàng gấp gáp. Con người tự lắng mình lại để chiêm nghiệm, suy nghĩ.

Bạn thấy không, tuy mùa đông đã về, tuy khắp nơi ngập tràn hơi lạnh nhưng làng quê mình vẫn đẹp. Đẹp bởi cuộc sống nơi đây bình yên và giản dị. Dù có đi đâu xa mình cũng không thể quên được những ngày đông lạnh giá này, nhất là những lúc được ở bên gia đình.

hok tốt!!

11 tháng 3 2020

Nguồn: https://thuthuat.taimienphi.vn/em-hay-viet-thu-cho-ban-o-mien-xa-ta-lai-khu-pho-hay-thon-xom-ban-lang-noi-minh-o-vao-mot-ngay-mua-dong-gia-lanh-40085n.aspx

Sơn Tây ngày 20 tháng 06 năm 2014

Ngọc Dung thân mến!

Thế là bạn xa cái thị xã nhỏ bé cùng ngôi trường Tiểu học Hồng Hà đã được gần một năm rồi đấy nhỉ! Ở phương Nam chan hòa ánh nắng, bạn có còn nhớ đến mùa đông giá lạnh của phương Bắc xa xôi? Mấy hôm nay, ngoài này rét lắm! Gió mùa đông bắc tràn về, nhiệt độ xuống dưới 10 độ C nên các trường phổ thông cho học sinh nghỉ học. Ở nhà buồn, mình nhớ bạn quá nên viết thư cho bạn.

Đầu tiên, mình gửi đến Dung cùng toàn thể gia đình lời thăm hỏi chân tình nhất. Sau đây, mình sẽ kể cho Dung nghe về khung cảnh quê hương trong những ngày đông giá lạnh để giúp bạn phần nào vơi đi nỗi nhớ.

Gần một tuần nay, mặt trời hầu như không xuất hiện. Vắng ánh nắng nên vắng cả tiếng chim. Bầu trời bao phủ một màu mây xám xịt. Mưa phùn giăng giăng. Không khí ẩm ướt và lạnh lẽo. Những cây bàng rụng hết lá chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu, run rẩy trong mưa.

Trời rét đậm. Người nào cũng mặc tới vài ba lớp áo. Áo bông, áo len, áo khoác... Rồi mũ che tai, khăn quấn cổ, bít tất, găng tay... Toàn thân được che kín để chống chọi với cái lạnh như cắt da, cắt thịt.

Nhà hai bên phố đóng cửa kín mít. Trên đường vắng hẳn người qua lại. Ai có việc phải ra ngoài cũng cố đi cho thật nhanh để mau chóng trở về ngôi nhà ấm áp.

Dung có nhớ bé Trung - em trai mình không? Hiếu động là thế mà giờ đây cu cậu cũng đành loanh quanh trong nhà, chẳng dám ra đường đùa nghịch với lũ bạn của nó. Bà nội mình nhóm bếp lửa ở gian giữa, đặt vào đấy mấy gốc củi lớn cho cháy âm ỉ. Hơi nóng lan tỏa khắp nhà, dễ chịu vô cùng! Buổi tối, hai chị em mình ngồi hai bên, nghe bà kể những câu chuyện cổ tích thật hay, quên cả tiếng gió bấc đang réo ù ù bên ngoài cửa sổ.

Tuy được nghỉ học nhưng mình vẫn lấy sách vở ra ôn lại bài và làm hết những bài tập cô giáo cho về nhà. Mình rất thích chui vào chăn bông, chỉ thò đầu ra ngoài thôi, để đọc sách, đọc truyện. Ước gì Dung có mặt ở đấy để chúng mình chơi oẳn tù tì hay đánh tam cúc. Ai thua bị búng tai hoặc bôi râu như ngày nào thì vui biết mấy!

Chiều nay, Hạnh sang nhà mình chơi. Hai đứa nhắc nhiều đến Dung và ao ước có một dịp nào đó được vào thăm Dung, thăm Sài Gòn - xứ sở không có mùa đông để xem, để biết những điều khác lạ. Điều mong ước trước mắt của chúng mình là tiết trời ấm lên để đi học, gặp lại thầy cô và các bạn.

Thôi, thư đã dài, mình dừng bút ở đây. Chúc bạn cùng gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc! Mong thư bạn!

Thân ái!

Thu Nga

Bài 1: Một xe máy đi trên đường, lực kéo cần 200N, nhưng thực tế động cơ đã sản sinh ra lực là220N, vậy lực ma sát có giá trị:A. 30N B. 25N C. 15N D. 20NBài 2: Áp lực của một vật được tính khiA. Lực tác dụng của vật tác dụng khi tì lên vật ở bất kì phương nàoB. Khi vật tiếp xúc và tì lên vật theo phương vuông gócC. Khi lực được đặt song song với bề mặt tiếp xúcD. Lực ma sát cũng...
Đọc tiếp

Bài 1: Một xe máy đi trên đường, lực kéo cần 200N, nhưng thực tế động cơ đã sản sinh ra lực là
220N, vậy lực ma sát có giá trị:
A. 30N B. 25N C. 15N D. 20N
Bài 2: Áp lực của một vật được tính khi
A. Lực tác dụng của vật tác dụng khi tì lên vật ở bất kì phương nào
B. Khi vật tiếp xúc và tì lên vật theo phương vuông góc
C. Khi lực được đặt song song với bề mặt tiếp xúc
D. Lực ma sát cũng luôn tạo ra áp lực
Bài 3: Áp suất là áp lực tác dụng lên bề mặt
A. Tính trên một đơn vị diện tích B. tính trên toàn bộ bề mặt
C. tác dụng tại một điểm D. Là lực ma sát trên diện tích tiếp xúc
Bài 4: Một vật có trọng lượng 100N đặt trên mặt bàn, đáy của nó có diện tích 400cm 2 . Áp lực nó
tì lên mặt bàn là:
A. 2000 Pa B. 2200 Pa C. 2400 Pa D. 2500 Pa
Bài 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng
A. Khi cùng một lực tác dụng, giảm diện tích bị ép thì áp suất tăng lên
B. Cùng một diện tích bị ép, tăng lực tác dụng thì áp suất tăng lên
C. Cùng lực tác dụng, áp suất nhỏ hơn khi diện tích bị ép tăng lên
D. Cùng diện tích bị ép, giảm lực tác dụng thì áp suất tăng lên
Bài 6: Một vật nặng hình hộp để trên mặt sàn, khi người ta đổi từ mặt tiếp xúc xuống sàn nhỏ hơn
so với trước thì áp suất của hộp tác dụng xuống sàn sẽ:
A. Tăng lên B. Giảm xuống
C. Giữa nguyên D. Tuỳ thuộc vào độ nhẵn của bề mặt
Bài 7: Ở trong lòng của cột chất lỏng, áp suất của nó tạo ra có tính chất
A. Theo hướng từ trên xuống B. Theo hướng từ dưới lên
C. Theo hướng từ trong ra mép thùng chứa D. Theo tất cả mọi hướng

 

0

Câu cầu khiến

- Chứa từ ngữ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào

- Kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.

Dùng để:

+ Ra lệnh

+ Yêu cầu, đề nghị

+ Khuyên bảo…