K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

Dạo qua từng lớp, lòng chưa muốn rời.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

- Một số bài học được gợi ra từ truyện cổ: Sự chăm chỉ, cố gắng, nỗ lực; tính trung thực, thật thà; sự dũng cảm; sự lương thiện,...

- Giọng điệu trân trọng, ngợi ca. Câu thơ sử dụng BPTT nhân hoá "truyện cổ thầm thì", qua đó thấy được sự thấu hiểu và trân trọng, biết lắng nghe, hết lòng tiếp nhận những điều ý nghĩa của truyện cổ.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

Có lẽ con nhầm lẫn về tên bài thơ. Con đang muốn nói đến bài "Việt Nam quê hương ta" của Nguyễn Đình Thi đúng không nhỉ? Con kiểm tra lại rồi phản hồi để cô hỗ trợ nhé!

28 tháng 11 2022

.Số dòng là 4

Dòng 6 tiếng,dòng 8 tiếng

Từ cuối của dòng sáu gieo vần với tư thứ sáu của dòng tám

Từ thứ sáu của dòng tám gieo vần với từ cuối của dòng sáu tiếp theo

Từ thứ sáu và từ thứ tám là thanh bằng, từ thứ tư là thang Trắc;nếu từ thứ 6 của dòng 8 là thanh huyền thì từ cuối là thanh ngang.Nhịp là nhịp2/2/2;2/4;4/4...

27 tháng 11 2022

Gió đưa cành trúc la đà 

Tiếng chuông Trán Võ , canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn xuơng 

Nhịp chày yên thái , mặt gương Tây Hồ

Đường lên xứ lạng bao xa ,

cách 1 trái núi vs ba quãng đồng

Ai ơi đứng lại mà trông

kìa núi thành lạng kia sông Tam Cờ.

Đò từ Đong Ba đò qua Đập Đá 

Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba sình

Lờ đờ bóng ngả trăng chênh

Tiếng hof xa vọng nặng tình nước non.

             

 

 

 

 

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn - nhân vật chính của tác phẩm.

Truyện mở đầu với việc nhà văn miêu tả khung cảnh thời tiết vào mùa động. Trong hoàn cảnh đó, Sơn thức dậy và thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Sau đó, khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa thật giản dị. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Có thể thấy, nhân vật Sơn hiện lên là một cậu bé giàu tình cảm.

Sơn sống trong một gia đình khá giả. Cậu được mẹ quan tâm, chăm sóc rất chu đáo. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với những đứa trẻ em nghèo ngày xưa là cả một niềm mơ ước. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Ở đây, nhân vật Sơn tiếp tục hiện lên là một cậu bé hòa đông, thân thiện.

Không chỉ vậy, Sơn còn giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc.

Như vậy, có thể “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

26 tháng 11 2022

Bạn gửi bài chiếc lông ngỗng trời cho mình thì mình mới giúp được nhé

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

Con sông quê tôi từ bao đời nay đã gắn liền với cuộc sống của mỗi người dân. Ngày ngày, tiếng sóng vỗ vào hai bên bờ như tiếng trò chuyện yêu thương. Con sông hiền hòa, uốn lượn như một dải lụa đào. Nước sông lúc nào cũng màu hồng, người mẹ thiên nhiên ấy luôn chở nặng phù sa, bồi đắp những bãi ngô quanh năm xanh tốt. Nước sông lững lờ trôi. Chiều tà, mặt sông vàng lóa, lấp lánh như dát bạc. Đứng ở bờ bên này có thể nhìn thấy khói bếp bay lên sau rặng tre của làng bên. Con sông dài, uốn khúc như mái tóc dài óng mượt của thiếu nữ. Đâu đó vọng lại tiếng lanh canh của bác thuyền chài gõ cá. Tuổi thơ ai cũng có một lần tắm mát trên dòng sông quê mình. Con sông quê hương là kỉ niệm êm đềm của tôi.

Ẩn dụ: người mẹ thiên nhiên ấy