cho mình hỏi sp và gp là gì vậy và làm sao để kiếm nó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a,giúp miêu tả rõ nét về hình dáng của lượm , làm cho người đọc cảm nhận được sự hồn nhiên , nhanh nhẹn , trong sáng của chú bé lượm trong đoạn thơ
b, nhấn mạnh cái nỗi cô đơn thấm lặng của tác giả
* Nội dung và nghệ thuật của câu ca dao:
+ Tâm trạng của nhân vật : Nỗi nhớ những người đã khuất (ông bà) được so sánh với số nuộc lạt buộc trên mái nhà, nhiều không thể đếm hết được.
– Đây là ẩn dụ so sánh thường thấy trong ca dao, với công thức chung là bao nhiêu… bấy nhiêu.
– Hình ảnh so sánh quen thuộc, giản dị, phù hợp với lối diễn tả mộc mạc, chân chất của người nông dân xưa.
– Nhớ thương là khái niệm trừu tượng thuộc lĩnh vực tinh thần được cụ thể hoá thành sự vật nuộc lạt mái nhà), khiến cho khả năng biểu cảm của câu ca dao tăng lên rất nhiều.
– Nhịp thơ chậm, âm điệu ngậm ngùi, thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó là nỗi tủi thân tủi phận nghèo khó…
Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã có tục thờ cúng trời đất, tổ tiên. Dù giàu hay nghèo, trong mỗi nhà đều có một bàn thờ để con cháu quanh năm nhang khói cho ông bà, cha mẹ. Đây là một phong tục đẹp, phản ánh đạo lí: uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây… rất đáng trân trọng và gìn giữ.
Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Phần lớn nông dân sống cuộc đời nghèo khó, quanh năm bát mồ hôi đổi Lấy bát cơm. Hình ảnh những mái nhà bạc phếch, dầu dãi nắng mưa là hình ảnh phổ biến của nông thôn thuở trước. Bao số phận cùng khổ bởi sưu cao thuế nặng, bởi áp bức bất công, bởi nỗi lo cơm áo hằng ngày. Biết lấy gì để báo đáp công lao trời biển của ông bà, cha mẹ? Cái thương, cái nhớ chất chứa trong lòng. Băn khoăn, day dứt lắm mà không làm sao được, chỉ biết buông tiếng thở dài chua xót :
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!
Câu ca dao mộc mạc, giản dị như cách suy nghĩ và biểu hiện tình cảm của người nông dân chất phác, thật thà. Nhớ và thương là những khái niệm trừu tượng đã được cụ thể hóa bằng hình ảnh rất quen thuộc: nuộc lạt (nuộc: nút, môi) trên mái nhà. Khi lợp nhà bằng lá cọ, cỏ tranh hay rơm rạ, người ta thường dùng lạt giang hay lạt tre chẻ mỏng, ngâm nước cho mềm để buộc chặt từng lá cọ, từng tấm tranh, tấm rạ vào rui, mè cho chắc chắn, gió không thể thổi bay. Một mái nhà như thế có bao nhiêu nuộc lạt? Chắc là phải tới con số vài ngàn.
Vào một buổi trưa hè nào đó hoặc lúc nông nhàn, chủ nhà nằm ngửa trên chiếc phản gỗ hoặc chiếc chõng tre kê giữa nhà, vắt tay lên trán mà ngẫm nghĩ sự đời rồi than thân trách phận sao cứ bị cái nghèo đeo đuổi mãi không tha. Đập vào mắt là cái mái nhà chi chít những nuộc lạt, cách bàn thờ tổ tiên, ông bà chỉ một tầm tay. Nhìn bàn thờ trống trơn, nhang tàn khói lạnh mà chạnh lòng thương nhớ, mà áy náy ân hận vì phận làm cháu, làm con chưa trọn. Dòng cảm xúc dâng đầy và nước mắt đã ứa quanh mi, đành chỉ biết tặc lưỡi thở dài, tủi cho người đã khuất và tủi cho người đang sống. Để bày tỏ lòng thành, còn gì hơn sự so sánh: Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!
Cách so sánh trên thường thấy trong ca dao: Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu; hoặc: Qua cầu ngả nón trông cầu, Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu… Đây là cách biểu hiện tình cảm tự nhiên và chân thành của người lao động.
Chỉ hai câu ca dao mà gói ghém biết bao ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất và thấm thía nhất vẫn là lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Lòng biết ơn ấy là nền tảng của đạo lí, là cơ sở cho mọi điều tốt đẹp trên đời. Đọc câu ca dao, chúng ta càng thêm quý tâm hồn thuần hậu, trong sáng và hiếu nghĩa của người xưa.
Dân tộc Việt Nam ta từ ngàn đời nay vẫn luôn giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu và tốt đẹp như truyền thống yêu nước, chăm chỉ, đoàn kết…trong đó phải kể đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện ở tình yêu thương, hiếu nghĩa của con người đối với người thân, người lớn tuổi trong gia đình. Và được thể hiện trong thơ ca, hội họa, âm nhạc…, tất nhiên ca dao cũng không nằm ngoài quy luật này. Khi nói đến vấn đề đạo hiếu trong kho tàng ca dao, chúng ta không thể không nhắc đến câu ca dao:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”
Từ “ngó” nghĩa là nhìn, ngắm. Còn “lạt” là dây làm từ tre, nứa dùng để buộc các thanh gỗ, tre làm mái nhà vào thời xưa. “Nuộc lạt” là các mối buộc của sợi lạt, để buộc chắc được các thanh gỗ, tre lại với nhau thì phải có rất nhiều nuộc lạt. Câu ca dao mượn hành động nhìn lên những nuộc lạt trên mái nhà, để gợi nhắc, thể hiện nỗi nhớ, tình yêu thương, kính trọng dành cho ông bà của mình. Đồng thời nhắc nhở con người ta phải biết yêu thương, hiếu thảo, kính trọng với ông bà, cha mẹ trong gia đình.
Phân tích ca dao về tình cảm gia đình
Nhân vật trữ tình trong câu ca dao đã nhớ về ông bà của mình khi ngước đầu nhìn lên mái nhà - nơi cao nhất trong ngôi nhà. Điều này khẳng định vị trí cao lớn của người thân trong lòng nhân vật trữ tình. Đồng thời còn thể hiện sự kính trọng dành cho họ. Việc nhìn các “nuộc lạt”, mái nhà mà nhớ người thân là một hình ảnh rất dễ liên tưởng. Bởi ngày xưa, khi xây dựng mỗi ngôi nhà thì chủ nhân căn nhà ấy cũng ít nhiều có tham gia vào. Đặc biệt, là những việc đơn giản như chuốt lạt. Có lẽ bàn tay ông, bà của nhân vật trữ tình cũng đã từng đi bẻ tre, nứa về rồi ngồi chuốt từng sợi lạt. Ở đó, người cháu nhìn thấy được hình ảnh ông bà lúc sinh thời. Bởi vậy, ngôi nhà - nơi ông bà từng sinh sống suốt cả cuộc đời, nhìn đâu cũng là hình bóng họ, nhìn đâu cũng có thể gợi nhớ về họ được.
Câu ca dao có sử dụng hình ảnh so sánh một cách tinh tế, không trình bày theo cấu trúc thông thường. Nhân vật trữ tình ví nỗi nhớ sâu nặng dành cho ông bà của mình với số lượng nuộc lạt trên mái nhà. Mà trước giờ có ai đếm hay đếm xuể số lượng các nuộc lạt trên mái nhà được đâu. Và cũng bởi vậy, đã khiến cho nỗi nhớ tưởng như vô hình, vô lượng phần nào được hữu hình hóa. Trở nên dễ tưởng tượng hơn. Cùng với đó, trong câu ca dao còn sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Cặp quan hệ này giúp cho mức độ của nỗi nhớ càng thêm to lớn, dày đặc hơn. Mượn sự khổng lồ của số lượng nuộc lạt trên mái nhà, làm đòn bẩy để thể hiện nỗi nhớ da diết của mình.
Câu ca dao đã nói về đạo hiếu - một truyền thống đạo đức tốt đẹp, trân quý của dân tộc ta. Đạo hiếu không phải là những gì to tát, mà chỉ là những điều đơn giản. Là những lời quan tâm hằng ngày, là sự giúp đỡ những công việc gia đình, là tình yêu thương, thấu hiểu… Ngoài ra trong kho tàng ca dao của Việt Nam ta cũng có rất nhiều câu ca dao khác nói về đạo hiếu, như:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
hay “Đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm”
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đạo hiếu vẫn luôn được duy trì và phát huy trong mỗi con người và gia đình. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ cá nhân chưa thực hiện tròn chữ hiếu. Như bỏ hỗn láo với bố mẹ, bỏ mặc bố mẹ, ông bà không quan tâm, chăm sóc… Đây là những trường hợp hết sức đau lòng và cần phải đẩy lùi. Và để làm được điều đó, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về tình cảm gia đình; thường xuyên tổ chức các hoạt động chung cho cả nhà… để thắt chặt tình cảm cho các thành viên.
Như vậy, câu ca dao:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”
đã thể hiện được một đức tính, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta đó là lòng hiếu thảo. Qua đó, chúng ta rút ra được bài học cho bản thân mình, đó là cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Luôn quan tâm, yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ của mình.
Biện pháp ấn dụ tác dụng : khiến người đc , người nghe cảm thấy hứng thú và tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
VD : ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Giúp cho bài văn thu hút nhiều người đọc => tăng sự cuốn hút
Bài tập 1: Bài thơ “Sông núi nước Nam” thường được gọi là ” bản tuyên ngôn độc lập “đầu tiên của nước ta
Bài tập 2 : Nếu có bạn thắc mắc “Nam nhân cư” hay “Nam Đế cư”. Em sẽ giải thích
– “Nam nhân cư” là nước dành cho người Nam ( nghĩa hẹo hơn Nam Đế cư )
– “Nam Đế cư” là vua của nước Nam ở
Bài tập 4. Vì sao nói bài thơ “ Nam Quốc sơn hà” được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
– Khẳng định quyền độc lập của nước ta
– Khẳng định là nước Nam đã có vua trị vì ⇒ Không một ai được phép xâm phạm đến lãnh thổ của nước Nam
Bài 7.Dựa vào bài Sông núi nước Nam, em thấy:
– Không theo quy luật rõ ràng
– Có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc
– Có bố cục rõ ràng
( bt lm mỗi vậy thui.Sorry nha )
- 0
Bài tập 1: Bài thơ "Sông núi nước Nam" thường được gọi là " bản tuyên ngôn độc lập "đầu tiên của nước ta
Bài tập 2 : Nếu có bạn thắc mắc “Nam nhân cư" hay "Nam Đế cư". Em sẽ giải thích
- “Nam nhân cư" là nước dành cho người Nam ( nghĩa hẹo hơn Nam Đế cư )
- "Nam Đế cư" là vua của nước Nam ở
Bài tập 4. Vì sao nói bài thơ “ Nam Quốc sơn hà" được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
- Khẳng định quyền độc lập của nước ta
- Khẳng định là nước Nam đã có vua trị vì ⇒ Không một ai được phép xâm phạm đến lãnh thổ của nước Nam
Bài 7.Dựa vào bài Sông núi nước Nam, em thấy:
- Không theo quy luật rõ ràng
- Có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc
- Có bố cục rõ ràng
( bt lm mỗi vậy thui.Sorry nha )
Bài ca dao trên cho ta thấy rằng công của cha rất lớn, lớn như núi thái sơn. Nghĩa mẹ thì như nước trong nguồn chảy ra. Vì vậy ta phải thật hiếu thảo để đền đáp lại những con người đã nuôi ta khôn lớn.
Nai cho tớ tớ không chép mạng đâu
Bài thơ ấy nói lên điều là chúng ta phải biết kính trọng cha mẹ không nên bất hiếu vì cha mẹ đã giành dụng tất cả năng lực của mình để nuôi con khôn lớn.
Con sông Hồng chảy qua quê hương tôi. Sông chảy giữa những bãi mía bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông nhuốm đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với tuổithơ của tôi. Tôi và con sông đã trở nên thân thiết.
Những buổi sáng, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao! Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Sông tấp nập những tàu thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ đọng lại những hạt sương trên lá cỏ non như những hạt ngọc bé xíu, long lanh... cỏ còn ướt đẫm sương đêm mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Buổi trưa, trẻ con rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Chúng lặn hụp, bơi lội khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những dứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm. Sông dịu dàng như một người mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt cháu ra sông tắm rửa, những người mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hoặc những buổi tối trăng sáng, tôi và các bạn bơi thuyền ra giữa sông buông chèo mặc cho nó trôi lờ lững rồi nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió.
Dòng sông này đã để lại cho tôi những kỉ niệm êm đềm nhất! Nhớ ngày nào mới lên ba, mẹ dắt ra sông tắm, tôi sợ và hét ầm lên mếu máo khóc. Rồi năm học lớp Một tôi đã để lạỉ cho con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó tôi chưa biết bơi. Các bạn rủ tôi ra sông tắm. Chúng tôi đùa nghịch ở ngay cặnh bờ chứ không dám ra giữa sông. Chiếc nón "tốt. đỏ" mà mẹ mua cho sáng nay chưa có quai, tôi đội lủng liểng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Tôi hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy. Nhưng không kịp nữa rồi, nó trôi xa lắm, không thể nào lấy được nữa. Tôi không biết bơi nền suýt bị chìm nghỉm xuống lòng sông. Lũ bạn tôi đều không biết bơi; rối rít định nắm tay nhau dàn thành hàng dài để tôi nắm vào mà ngoi lên. Vừa lúc ấy thầy giáo tôi đi qua thấy chỏm tóc tôi bập bềnhtrên mật sông bèn để cả quần áo nhảy xuống vớt tôi lên bờ, mặt tôi nhợt nhạt trắng bệch, bụng no nước. Thầy dốc ngược tôi lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Một lát sau tôi tỉnh dậy, thầy bế tôi về nhà. Các bạn ai cũng vui mừng cho tôi và thương tôi. về đến nhà, bốmẹ tôi cho tôi đến trạm xá. Hai ngày sau, tôi về và lại ra sông tắm. Dòng sông mát lạnh vỗ về tôi như xin lỗi tôi thì phải. Tôi thở phào. Sông ơi sông! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy sông ạ.
Quên sao được những buổi đi cào hến, giậm trai ở ven bờ sông. Những ngày ấy còn in đậm trong trí nhớ của tôi. Ôi dòng sông! Dòng sông quê hương đất nước. Dòng sông thật dịu dàng vào những ngày nắng đẹp. Sông trắng xóa trong những đợt mưa rào mùa hạ, sông thường đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Sông còn đắm mình trong ánh bình minh. Tôi yêu con sông quê hương như yêu người mẹ dịu hiền của tôi.
Ôi con sông Hồng, sông đã bao phen giận dữ nổi sóng nhấn chìm tàu giặc xuống lòng sông. Sông đã ôm ấp bao kỉ niệm ước mơ của những tâm hồn bé nhỏ.
lai đi ạ
GP : là do giáo viên 24h đánh giá trong quá trình học tập và phải trả lời đúng và nhanh mới được nhận.
SP : là do học sinh của 24h chọn đúng
có tác dụng là : GP: sẽ giúp bạn nhận thưởng như là 3 tháng vip ở Online Math hoặc 1 thẻ cào ( nếu ko nhận vip )
SP :không có tác dụng gì cả :>