Hãy kể về những đổi mới trên que hương em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân dịp kỉ niệm hai mươi năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, lớp chúng tôi tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh liệt sĩ.
Nhóm chúng tôi - Đào, Mai, Hồng - đến thăm mẹ Lập, người mẹ của hai liệt sĩ: Liệt sĩ Nguyễn Văn Trường hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Liệt sĩ Nguyễn Văn Sơn hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Đào mang đến một bó hoa. Mai đem một gói cam, còn tôi thì đem một túi khoai lang vừa dỡ chiều qua; đều là những thứ cây nhà lá vườn cả. Mẹ Lập và các gia đình chúng tôi đều là chỗ thân tình. Ngoài tình làng nghĩa xóm thì hình như có bà con xa đằng nội đằng ngoại gì đó. Chúng tôi có nghe loáng thoáng người lớn nói như vậy.
- Chào ba cô bé, ai ngủ giúp cho mà dậy sớm vậy?
Mẹ Lập vừa chào chúng tôi vừa vẩy chậu nước rửa mặt thừa vào đám hoa vạn thọ, hoa mào gà trồng trước sân.
Đồng hồ nhà ai bên cạnh thong thả buông sáu tiếng.
Chúng tôi chào lại và cùng cười thú vị vì lời chào dí dỏm của mẹ Lập: '... ai ngủ giúp cho... ‘, số là thế này: có lần, cái Đào đã ngủ quên ở nhà mẹ Lập. Hôm ấy, Đào được phân công giữ nhà để mẹ Lập lên huyện dự buổi tuyên dương bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nó khép cửa lại rồi ngồi ngủ quên ở bàn. Mẹ Lập về, đặt nó lên giường, cứ thế nó ngủ đến sáng, chẳng hay biết trời đất gì ráo. Chúng tôi đặt điều trêu chọc nó, làm nó phát khùng lên mới thôi.
Chúng tôi nhanh nhẹn giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa để lát nữa đón phái đoàn Mặt trận Tổ quốc tỉnh đến thăm.
Đào lau chùi bàn thờ, đánh sáng các đồ đồng như đỉnh đốt trầm, chân đèn và cắm hoa tươi vào lọ. Trên bàn thờ, ảnh hai liệt sĩ nhìn nó như phấn khích, như tru tư.
Mai lau bàn ghế, rửa cốc tách uống nước, quét nhà, quét sân. Trông dáng nó lầm lũi, siêng năng nhưmột cô dâu thứ thiệt.
Còn tôi đi nhóm bếp luộc khoai.
Mẹ Lập rửa mấy lá trầu, bửa cau và quan sát chúng tôi làm việc. Trong mắt mẹ, nỗi buồn xưa đã tĩnh lặng như mặt hồ nhưng không phải không ánh lên một chút buồn.
Mặt trời lên chừng một con sào thì mọi việc tươm tất, nhà cửa quang đãng, đồ đạc gọn gàng. Ngày thường, mẹ đã ngăn nắp, hôm nay càng ngăn nắp hơn.
Mẹ Lập mở hòm lấy ra lá cờ đỏ sao vàng. Chúng tôi treo nó trước cửa. Ngày mai là ngày 30 tháng 4 bất diệt!
Chúng tôi mang khoai chín, cam đặt lên bàn thờ và thắp hương.
Mẹ Lập khấn vái lầm rầm điều gì đó, mắt hơi trơn trớt rồi ra bộ phản ngồi nhai trầu.
Chúng tôi cố giữ yên lặng cho mẹ khỏi đứt dòng hồi tưởng về người chồng đã quá cố và hai người con đã hi sinh vì Tổ quốc.
Chúng tôi ra vườn vun nốt mây vồng khoai cho mẹ, dọn một đống rác, chọc mây quả ổi, chuyện trò một lát rồi quay vào nhà. Hương tàn, mẹ mang khoai luộc xuông. Mây bà cháu ngồi ăn khoai, uống nước chè tươi. Chúng tôi chuyện trò về bộ phim đang chiếu trên ti vi, cố không đả động đến chuyện mất mát lớn lao của mẹ, nhưng thực ra trong dạ ai cũng có một dòng chảy tâm tưởng hướng về những người đã khuất.
Rời nhà mẹ Lập, lòng chúng tôi cứ bùi ngùi khôn nguôi. Chúng tôi thống nhất với nhau: còn ở nhà ngày nào thì còn năng đi lại cho mẹ đỡ đơn côi trong tuổi già. Tuổi già vốn đã nặng nhọc, ở hoàn cảnh mẹ Lập càng nặng nhọc hơn.
Nhân dân ta không bao giờ quên ơn những người đã hi sinh vì đất nước!
Chúng ta không được bỏ quên những người thân còn lại của họ.
Uống nước nhớ nguồn là đạo lí, chúng tôi khắc tâm như vậy!
Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.
Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.
Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và con mẹ một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.
Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!
Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này
Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Cha tôi mất vì căn bệnh nhồi máu cơ tim. Một mình mẹ tần tảo sớm khuya nuôi tôi khôn lớn. Mẹ không chỉ là người mẹ mà còn là "người cha" tuyệt nhất trên đời.
Tôi chẳng biết phải bắt đầu nói về mẹ từ đâu nữa. Mẹ tôi không đẹp lộng lẫy như cô tiên trong chuyện cổ tích. Mẹ tôi chỉ là một người bán rau bình thường. Hàng ngày, từ 4 rưỡi sáng, mẹ đã phải gánh rau ra chợ bán và về khi tối mịt. Cuộc đời mẹ là chuỗi những ngày tháng dài vất vả, lam lũ. Mẹ là người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường nhất mà tôi biết.
Mẹ tôi cao và gầy, làn da đen xạm vì nắng gió. Khuôn mặt xương xương, xuất hiện một vài nếp nhăn của tuổi 40. Đôi mắt hiền từ, chất chứa bao tình yêu thương. Mỗi khi nhìn vào đôi mắt ấy tôi như được tiếp thêm động lực, tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống. Tôi yêu nhất đôi bàn tay mẹ. Đôi bàn tay thô ráp, các ngón tay gầy gầy, ram ráp. Chính bàn tay ấy đã nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành. Mẹ luôn dành cho tôi tất cả những điều tuyệt vời nhất, nhưng tôi chỉ biết làm mẹ phải buồn, phải khóc.
Tôi cư xử thiếu lễ độ với mẹ, tôi luôn trách móc mẹ tại sao gia cảnh nhà tôi lại nghèo khổ, cơ cực đến thế. Mẹ đã ôn tồn nhắc nhở tôi chú ý đến lời ăn tiếng nói, nhưng tôi bướng bỉnh, không nghe theo, vẫn chứng nào tật ấy. Mẹ chẳng biết nói gì thêm, những giọt lệ lặng lẽ rơi.
Nhớ bao lần mẹ nhắc tôi sắp xếp lại bàn học, giường ngủ hay đơn giản chỉ là gấp lại cái chăn nhưng tôi cũng không làm. Mẹ cặm cụi làm hết hộ tôi. Mẹ lại buồn, và hình như mẹ đã khóc. Dù tôi có mắc lỗi bao nhiêu lần, mẹ cũng đều tha thứ. Trong ký ức non nớt, bồng bột, tôi cứ tưởng những lỗi lầm ấy dường như cũng sẽ phai mờ. Nhưng với mẹ, mẹ luôn nhớ tất cả những lần ấy như nhớ những vết thương lòng còn in sâu lại mãi. Tôi thấy rõ điều ấy trong tiếng thở dài của mẹ, trên vầng trán ngày càng nhiều nếp nhăn và qua những giọt nước mắt mặn chát mà tôi không bao giờ đếm nổi là bao nhiêu. Phải chăng tôi là đứa con gái quá vô tâm?
Mẹ tôi sống nhân hậu, bao dung và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Khi hàng xóm bận công việc thì mẹ giúp họ trông coi nhà, lo cơm nước. Khi họ cần đi xa ít ngày, mẹ đều giúp trông coi nhà cửa. Trên tất cả mẹ tôi là người mẹ tuyệt vời.
Lúc ăn cơm, mẹ luôn nhường phần cơm dẻo và thơm cho tôi, còn mẹ chỉ ăn cơm cháy. Nhà tôi khó khăn lắm, nhiều lúc hết gạo mà chẳng có tiền để mua, những lúc ấy dù có phải chạy vạy sang xin nhà hàng xóm, mẹ vẫn cố lo cho tôi một bữa ăn tử tế. Và rồi mẹ chẳng ăn hạt cơm nào mà dành hết cho tôi. Đến tối, khi tôi đã ngủ say, mẹ lại lặng lẽ luộc củ khoai ăn cho đỡ đói. Nhìn thấy mẹ như vậy, tôi chẳng biết làm gì hơn, ngoài khóc và thầm cảm ơn tấm lòng hy sinh cao cả của mẹ. Mẹ tôi là thế đấy, mẹ tôi luôn nghĩ về tôi trước khi nghĩ tới bản thân mình.
Trong đời, chẳng ai mà chẳng có một kỷ niệm nào đó với người mẹ yêu dấu. Và tôi cũng thế. Hôm ấy, đang trên đường từ trường về nhà, tôi đi ngang qua khu chợ mẹ tôi hay ngồi bán rau. Tôi chợt thấy Ly- đứa bạn cùng lớp với tôi và mẹ nó đang mua rau ở hàng của mẹ tôi. Tôi định quay mặt làm ngơ thì từ đằng sau vang lên tiếng mẹ " My à ! Sao hôm nay về sớm thế con?" Tôi quay lại, con bé Ly tròn xoe mắt nhìn tôi.
- Mẹ bạn à?
Một thoáng bối rối hiện qua trong tôi, "chẳng lẽ bây giờ mình lại tự nhận mẹ mình chỉ là một người bán rau thôi sao?" ngập ngừng một lúc tôi vội xua tay.
- Không, bác ấy chỉ là hàng xóm trong nhà mình thôi!
Dù chỉ lướt qua, tôi cũng thấy biểu cảm trên khuôn mắt mẹ thay đổi hoàn toàn, đôi mắt đỏ hoe. Khi về đến nhà, mẹ hỏi tôi trong nước mắt.
- Sao lúc nãy con không nhận mẹ là mẹ của con? Chẳng lẽ mẹ khiến con xấu hổ đến thế sao?
Tôi cố kìm nén cảm xúc:
- Phải, con rất xấu hổ. Con luôn cảm thấy ông Trời quá bất công, sao lại bắt con sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bắt con mồ côi cha và một người mẹ bán rau ngoài chợ thế này chứ?
Câu nói vừa dứt, tôi nhận ngay một cái tát từ mẹ. Đó là lần đầu tiên mẹ tát tôi. Mẹ nói trong sự nghẹn ngào:
- Ừ thì mẹ nghèo, mẹ không cho con được cuộc sống sung sướng. Nhưng bán rau là hèn hạ lắm ư? Bán rau mà mẹ vẫn nuôi con ăn học tử tế bằng bạn, bằng bè. Mẹ làm vậy là sai sao?
Những giọt nước mắt tôi cố kìm chế cuối cùng cũng phải bật ra. Tôi vội chạy đến, ôm chầm lấy mẹ, khóc nức nở "Con xin lỗi mẹ". Mẹ cũng ôm tôi mà khóc.
Kỷ niệm này cả đời tôi sẽ không quên. Nó nhắc tôi rằng. Không có việc nào là hèn hạ cả. Như mẹ tôi vậy, nếu không có những gánh rau ấy, liệu tôi có lớn khôn như ngày hôm nay không?
Có lẽ là bao lần mẹ mong ở tôi một câu nói: "Con thương mẹ". Chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm mẹ hạnh phúc, quên đi bao lo toan, mệt mỏi trong cuộc sống. Buồn thay tôi lại cho nó là điều giả tạo chẳng hợp với tôi. Làm sao đôi môi khô khan có thể thốt lên những lời ngọt ngào ấy?
Mẹ đã hy sinh quá nhiều vì tôi nhưng chẳng mong nhận lại cho bản thân bất cứ thứ gì. Tất cả chỉ xuất phát từ một điều giản dị luôn thường trực trong tâm hồn mẹ: mẹ thương tôi. Nếu bây giờ cho tôi nói một câu với mẹ, tôi không nói "Con thương mẹ" đâu, mà tôi nói là "Con yêu mẹ. Mẹ là bậc thang để con bước lên đỉnh cao. Mẹ là ánh sao để con ước ao bao điều. Mẹ làm thật nhiều chỉ mong con sẽ thành công. Con cảm ơn mẹ!"
Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.
Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.
Những bài văn kể về mẹ của em - Ảnh minh họa
Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.
Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.
Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.
A. Khái quát
1. Khái niệm
- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiên 1 ý nghĩa.
-Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen, chê.
2. Ngôi kể
-Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
+Ngôi thứ 3
Ngôi kể này có thể kể linh hoạt tự do diễn ra với các nhan vật
+Ngôi thứ nhất
-Là người kể xung ta, tôi, em,.... có thể kẻ nhũng j mà họ nghe thấy nói ta cảm xúc của mình
1. Người đi - lòng chẳng xa lòng
Học trò, đồng nghiệp thủy chung một đời
Tham khảo rồi tự biến thành lời văn của bạn nhé :
Không đề
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.
1- Cốt truyện: Bài văn kể chuyện đời thường bao giờ cũng có 1 cốt truyện nhất định.
- Cốt truyện gồm 1 chuỗi các sự việc
+Sự việc mở đầu
+Sự việc cao trào
+Sự việc kết thúc
2- Ngôi kể: Thường kể theo ngoi thứ nhất xưng "ta, tôi, em"
3-Thứ tự kể
-Kể theo thứ tự tự nhiên: Kể liên tiếp các sự việc. Xảy ra trước, xảy ra sau kể sau
-Kể theo mạch hồi tưởng: Coa thể kể kết quả trc rồi mới kể nguyên nhan, diễn biến ( nghĩa là ko theo thứ tự thời gian)
4- Lời kể
Trong bài văn chuyện đời thường phương thức tự sự là chủ yếu. Nhưng để bài văn sinh động hơn và sau sắc thì bắt buộc phải thêm yếu tố miêu tả và biểu cảm
Là hđ cơ bản của con người, đó là tác động nhau với mục đích nhất định giữa các thành viên trong xã hội
- Giao tiếp có thể tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau. Song hđ giao tiếp bằng ngôn ngữ là hđ giao tiếp cơ bản nhất, quan trọng nhất của con người
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ ít khi chỉ dùng một vài từ, một lời nói mà thường dùng một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất mạch lạc nhằm làm rõ nội dung, đó là văn bản
2. Các kiểu văn bản tương ứng với phương thức biểu đạt
- Văn bản tự sự sử dụng phương thức tự sự nhằm trình bày diễn biên sự việc
Em bé thông minh là một cậu bé ở một gia đình nông dân nghèo. Dù không có học vấn nhưng cậu vẫn thông minh và hiểu biết hơn người. Sự thông minh ấy được bộc lộ qua những lần giải đó của cậu bé với viên quan, vua và câu đố oái oăm của sứ giả nước láng giềng.
Câu truyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
“Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện/ Sẽ thấy được các bà tiên/ Thấy chú bé đi hài bảy dặm/ Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền”. Những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đối với những đứa trẻ, nghe lời bà kể chúng ta sẽ được sống trong thế giới của những điều kì diệu, được khám phá không gian thần tiên thơ mộng, được gặp gỡ với những con người thiện lương, tốt bụng…Và những câu chuyện cổ tích không chỉ đến với chúng ta qua những câu chuyện bà kể mà chúng ta còn được tiếp xúc trực tiếp và tự cảm nhận được những vẻ đẹp cũng như những điều kì diệu trong bức tranh cổ tích ấy. Trong chương trình ngữ văn lớp sáu có đưa vào rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, giàu giá trị nhân sinh, một trong số đó có truyện cổ tích Thạch Sanh.
Truyện cổ tích Thạch Sanh đã khắc họa thành công bức chân dung của người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có công lao to lớn trong việc đánh đuổi vó ngựa ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ, bờ cõi. Đặc biệt là những nhân vật trong truyện cổ tích nói chung, trong truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng là sự hư cấu, tưởng tượng của các tác giả dân gian, và thông qua những hình tượng được xây dựng ấy thì các tác giả muốn truyền tải những thông điệp, những tư tưởng, quan điểm nhân sinh nhất định. Bởi vậy mà những câu chuyện cổ tích không chỉ có giá trị giải trí mà nó còn có giá trị giáo dục rất cao, nó đúc kết lại những bài học để khuyên nhủ, chỉ bảo cho con cháu thế hệ sau.
Trước hết, hình ảnh Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích này được các tác giả dân gian xây dựng là một con người có hoàn cảnh bất hạnh, vì chàng mồ côi cha mẹ từ rất sớm, một mình Thạch Sanh phải làm lụng vất vả mưu sinh qua ngày, sống đơn độc, lẻ loi trong một túp lều nhỏ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Nhưng bù lại, Thạch Sanh lại được Ngọc Hoàng cử người xuống dạy nên chàng biết đủ thứ thần thông, chàng là một chàng trai khỏe mạnh lại mang trong mình những sức mạnh phi thường. Có lẽ xây dựng nhân vật Thạch Sanh với những đặc điểm này là cách để các tác giả dân gian lí giải vì sao Thạch Sanh lại bị Lí Thông lừa dối, phản bội như vậy.
Bởi Thạch Sanh là một con người đơn độc, lẻ loi nên khi có người muốn kết nghĩa huynh đệ với chàng thì chàng lập tức đồng ý, chàng là người thiếu thốn tình cảm nên đoạn tình cảm tình cờ có được với Lí Thông chàng vô cùng coi trọng, và mọi niềm tim chàng cũng đặt tuyệt đối ở người “anh kết nghĩa” này, không mảy may nghi ngờ về mục đích mà Lí Thông tiếp cận mình, hay cả khi bị Lí Thông lừa dối cũng không hề hay biết mà một mực tin tưởng. Sự vô tư, tình nghĩa của Thạch Sanh làm cho hình ảnh của chàng trở nên đẹp hơn, đáng trân trọng hơn. Nhưng cũng vì những vì phẩm chất tốt đẹp này mà chàng bị Lí Thông lừa gạt hết lần này đến lần khác.
Qua các biến cố trong cuộc đời ta có thể thấy Thạch Sanh là một chàng trai khỏe mạnh, chính nghĩa thấy cái tà ác hoành hành thì không suy nghĩ nhiều, ra tay tiêu diệt, không cho nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sự yên bình của dân chúng. Đầu tiên là vụ giết chằn tinh, vì muốn Thạch Sanh thế thân cho mình mà Lí Thông đã đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, đó là lừa Thạch Sanh nộp mạng cho chằn tinh thay mình. Chàng không hề hay biết về âm mưu thâm độc này, khi trằn tinh hiện lên muốn lấy mạng Thạch Sanh thì chàng vung rìu chống trả quyết liệt và dù chằn tinh đã dở đủ mọi trò biến hóa thì Thạch Sanh đều chống đỡ được. Chàng đã chẻ chằn tinh ra làm hai và ung dung về nhà.
Lần thứ hai Thạch Sanh ra tay chính nghĩa diệt trừ cái ác đó là lần giết đại bàng cứu công chúa từ dưới hang đại bàng trở về. Trong lần chiến đấu này còn thể hiện chàng là một con người không chỉ dũng cảm, ngoan cường mà còn rất mưu chí bởi chàng biết dựa vào vết máu mà đại bàng để lại để tìm đến động của nó, cứu thoát công chúa. Tuy lập được rất nhiều đại cong nhưng do bản tính quá thật thà, tin người nên Thạch Sanh bị Lí Thông lừa hết lần này đến lần khác, không chỉ cướp đại công mà hắn ta còn đang tâm hãm hại Thạch Sanh, muốn dùng đá lấp cửa hang, đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, còn một mình mình đi lĩnh thưởng.
Thạch Sanh là con người có sức sống mạnh mẽ, chàng không chịu đầu hàng trước số phận, khi biết Lí Thông hại mình thì chàng tìm mọi cách để thoát ra. Và cũng tại đây, bản tính chính nghĩa của chàng thể hiện, khi hoàn cảnh của mình nguy khốn nhất thì chàng vẫn đặt việc cứu người lên trên hết. Và cũng vì lòng tốt này của chàng mà chàng đã được báo đáp, bởi người chàng cứu không phải người thường mà là con trai của vua Thủy Tề. Để báo đáp công ơn của chàng vua Thủy Tề đã tặng chàng một cây đàn thần, để khi đã thoát ra ngoài, đất nước có giặc ngoại xâm, chàng đã cầm quân đi đánh giặc tiếng đàn của chàng đã làm cho quân giặc u mê, mất hết tinh thần chiến đấu. Không những vậy, Thạch Sanh còn thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình với chính kẻ thù, thể hiện rõ nét qua niêu cơm thần.
Như vậy, hình ảnh của Thạch Sanh vừa được xây dựng với những vẻ đẹp lí tưởng của một người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu giúp dân lành, vừa là một người anh hùng chiến trận khi đánh dẹp quân sĩ mười tám nước, mang lại cuộc sống thái bình cho người dân. Hơn thế nữa chàng còn là một con người nhân đạo khi không chỉ tha cho quân giặc con đường sống mà còn thiết đãi nồng hậu.Có lẽ đây cũng chính là nét đẹp của con người Việt Nam ta, nhân đạo, sống tình nghĩa và luôn dùng nhân tâm để thu phục lòng người.
Trong vòng vây của lũ côn đồ lăm le mã tấu, dao quắm, gậy gộc, cùng sự tiếp sức của lính Trung Quốc mặc thường phục, anh tả xung hữu đột và bị một hòn đá to ném trúng đầu, vết thương rất nặng, anh vẫn tiếp tục xông lên đánh địch. Anh đã ngã xuống bởi một nhát dao lén của kẻ thù. 10h30 ngày 25/8/1978 Lê Đình Chinh hy sinh nơi địa đầu Tổ quốc thân yêu.
Trở về với mẹ
Khi ngã xuống Lê Đình Chinh vừa tròn 18 tuổi. Anh là chiến sĩ đầu tiên hy sinh trên mặt trận biên giới phía Bắc. Ngày 30/8/1978 anh được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì “đã lập được nhiều thành tích trong cuộc
Sau 35 năm nằm lại nơi địa đầu của Tổ quốc, ngày 6/01/2013, hài cốt Lê Đình Chinh đã được đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hàm Rồng, Thành phố Thanh Hóa theo tâm nguyện của mẹ anh, cụ Khương Thị Chu.
Hôm ấy trời lạnh buốt. Hài cốt anh được các cựu binh của Trung đoàn 12 (Đoàn Thanh Xuyên), tỉnh đội Thanh Hóa và người thân đưa vào nghĩa trang trong bản nhạc trầm hùng “Hồn tử sĩ”.
Đại tá Nguyễn Đức Hiệu, nguyên Trưởng Ban Tuyên huấn Trung đoàn 12 (hiện là Trưởng Ban Liên lạc Đoàn Thanh Xuyên) cất tiếng hát nho nhỏ:
Chúng tôi là đồng đội của anh Lê Đình Chinh/ Nghe đất nước gọi như tiếng gọi của chính mình…”. Tiếng hát to dần, do dần: “… Tuổi thanh xuân anh đẹp sao/ Vì tổ quốc hiến dâng dòng máu/ Nguyện theo anh để lập chiến công đầu”. Các cựu binh của Đoàn Thanh Xuyên hát vang ca khúc nổi tiếng một thời của nhạc sĩ Phạm Tuyên “Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh”.
Nhưng rồi tất cả bổng lặng đi, tiếng hát nhỏ dần rồi im bặt khi cụ Chu, 81 tuổi, ôm lấy chiếc tiểu sành phủ lá cờ tổ quốc khóc nấc lên: “Con ơi, về với mẹ nào”.
35 năm qua cụ đã khóc đến cạn khô cả lệ. “35 năm qua đêm nào mẹ tôi cũng trăn trở, khóc thầm, thương người con trai cả “mãi mãi tuổi mười tám” của mình. Nay anh ấy đã về với mẹ, với các em, các cháu. Mẹ tôi chắc sẽ an lòng phần nào”- anh Lê Đình Lai, em ruột Lê Đình Chinh nói trong nước mắt.
Cả nghĩa trang hôm ấy hầu như không ai cầm được nước mắt.
Tuổi thơ nghèo khó
Có thể nói, tuổi thơ của Lê Đình Chinh trôi đi trong nghèo khó. Anh là con cả trong một gia đình công nhân nông trường có 6 người con.
Bố anh-ông Lê Đình Tùng- 16 tuổi xung phong nhập ngũ và vào Nam chiến đấu. Sau đó ông xuất ngũ và được điều về Nông trường sửa Ba Vì. Tại đây ông đã yêu và cưới cô công nhân Khương Thị Chu, một cô gái Hà Tây quê lụa đẹp người, đẹp nết. Đầu tháng 2 năm 1960 Lê Đình Chinh ra đời.
2 năm sau, khi vừa sinh cô con gái thứ hai, theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới, ông bà Tùng- Chu xung phong về Nông trường Sông Âm ở xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, một huyện phía tây bắc của Thanh Hóa, vừa thành lập. 4 đứa con nữa tiếp tục ra đời.
Cuộc sống của người công nhân nông trường vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. “Gia đình chúng tôi rất nghèo, lại đông con, nhưng cha mẹ tôi luôn dạy các con những chuyện đại loại như: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, hoặc: “Đi lấy phần thì nhường cho người phần hơn, nhận về mình phần ít”; “Cho người vay gạo thì đong có ngọn, khi người trả thì lấy ngón tay gạt ngang ống bơ mà nhận”... 6 anh chị em chúng tôi lớn lên trong tinh thần ấy”- anh Lê Đình Lai kể.
Bố mẹ tần tảo lao động nuôi các con. Thời buổi bấy giờ cả nước đều khó khăn. Vì thế dẫu có lao động cật lực “đầu tắt mặt tối” cũng không đủ ăn. Cái đói luôn đeo đẳng gần như suốt cả tuổi thơ của 6 anh em Lê Đình Chinh: “Một thời đói quay quắt thế/ Dạ dày không lúc nào no/ Con thèm ăn no, mặc ấm/ Tưởng như chẳng có bao giờ”- trong cuốn sổ tay của mình (được đồng đội trao lại cho gia đình sau khi Chinh hy sinh) anh đã viết về thời thơ ấu của mình như vậy.
Hôm đưa hài cốt của Lê Đình Chinh về Nghĩa trang Hàm Rồng, gặp thầy Nguyễn Thế Vinh, người từng dạy Chinh ở Trường cấp 2 Nguyệt Ấn. Ông kể lại rằng, nhà Chinh nghèo, nên dù còn rất nhỏ anh vẫn phải vừa đi học, vừa phải chăm các em cho bố mẹ đi làm. Dẫu nghèo là vậy và cái đói, cái rét vẫn không làm Chinh nhụt chí, và thủa ấy anh vẫn học giỏi hơn những bạn bè cùng trang lứa.
Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.
Sống tập thể trong một môi trường quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng yêu thương giúp đỡ đồng đội và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khó khăn về mình, anh được các đồng đội rất quý mến. Phan Đình Giót tham gia rất nhiều các chiến dịch lớn như: Trung Du; Hòa Bình; Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ…
Phan Đình Giót lấy thân mình bịt lỗ châu mai
Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng Anh vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.
Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.
Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
HIỆN ĐẠI VÀ ĐẸP HƠN !