Đề bài : Viết đoạn văn ngắn (từ 7-10 câu) để kể về một ngày hội mà em biết.
Kể về lễ hội đền Kỳ Cùng Tả Phủ giùm mik nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các dân tộc ở Tây Nguyên có rất nhiều lễ hội, tập trung vào thời điểm tháng Chạp năm trước đến tháng ba năm sau. Hội đua voi truyền thống của người M’nông ở Buôn Mê Thuột thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch trước khi vào mùa vụ mới. Lễ hội này nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của người dân bản địa. Tuy nhiên, lễ hội không được quảng bá rộng rãi như lễ hội cồng chiêng nên rất ít du khách đến đây đúng vào thời điểm này. Điều đặc biệt của lễ hội là mang tính truyền thống cao, chưa bị thương mại hóa.
Lễ hội đua voi được tổ chức tại một khu đất trống, khá bằng phẳng, ít cây của vườn Quốc gia Yok Đôn hoặc một cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pốk. Voi dàn hàng ngang khoảng 10 con hoặc nhiều hơn. Trong sự reo hò, cổ vũ của khán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn. Chúng đưa vòi lên cao rồi hạ xuống chào mọi người. Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi bật dậy chạy thẳng về phía trước. Đường đua thường khoảng 400-500 mét, đua đường dài khoảng 1-2km. Hai anh nài voi, tiếng địa phương gọi là mơ-gát, ngồi trước và sau điều khiển voi chạy đúng đường và giữ sức bền, tăng tốc... Khán giả phần đông là người bản địa ăn mặc thổ cẩm sặc sỡ hoa văn đứng hai bên đường hò hét tạo nên một không khí náo nhiệt. Theo người dân địa phương, trước khi vào cuộc đua, voi được đưa đến những đồng cỏ xanh tốt và tẩm bổ thêm bằng các loại củ. Trong thời gian này, voi không làm nặng để dưỡng sức. Vì vậy, khi vào đấu trường, con voi nào cũng rất khỏe mạnh, sung sức. Người M’nông và một số dân tộc ở Tây Nguyên rất quý voi như người Khmer ở Nam bộ quý con bò. Theo truyền thống, con voi thể hiện sức mạnh của bộ tộc, sự sung túc của gia đình. Chỉ có những gia đình giàu có mới có voi được thuần dưỡng từ voi rừng. Hiện nay, chỉ có Tây Nguyên mới còn voi, nhưng số lượng cá thể đang bị giảm sút đáng kể. Giới trẻ ở đây trở nên xa lạ với phương thức thuần voi của cha ông ngày xưa mà chủ yếu là chăm sóc và điều khiển voi. Những người thuần voi vì thế càng trở nên hiếm hoi theo thời gian. Hiện nay, công việc này chủ yếu là người lớn tuổi, có vài chục năm kinh nghiệm.
Huyền thoại về thuần dưỡng voi rừng là N’Thu K’Nul, ông sinh năm 1828, mất khi đã thọ được 110 tuổi, ông có danh hiệu là “Vua săn voi” (khun-ju-nốp) do Hoàng gia Thái Lan ban tặng. Ông được xem là người khai sinh nghề săn bắt và thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn, một người tù trưởng đầy quyền lực và được nhiều dân tộc kính phục lúc bấy giờ. Theo người dân địa phương, trong đời ông đã thuần dưỡng khoảng 170 con voi rừng, có người lại nói ông thuần dưỡng đến hàng trăm con; trong đó, có một con bạch tượng-loài vật hiếm có. Hiện nay, khu mộ của ông được giữ gìn kỹ lưỡng. Mộ được kết hợp giữa kiến trúc của người M’Nông và người Lào-hai dân tộc chính ở địa phương vào thời điểm đó. Đó như một biểu tượng của truyền thống sức mạnh đoàn kết các dân tộc anh em. Phần mộ là những chi tiết hình khối đơn giản, trang trí búp sen ở bốn góc và đỉnh. Cạnh mộ Vua săn voi là ngôi mộ hình tháp, có mái nhọn cách điệu nhà rông. Ngôi mộ này do vua Bảo Đại xây dựng cho hậu duệ của N’Thu K’Nul là R’Leo K’Nul, gọi ông bằng cậu. Người ta hay nhầm tưởng ngôi mộ hình tháp là của N’Thu K’Nul. Khu lăng mộ này được nhiều du khách đến chiêm ngưỡng để hiểu rõ hơn về những con người xuất chúng. Về sau, có một số hậu duệ khác của N’Thu K’Nul nối nghiệp, nhưng số lượng voi thuần dưỡng ít hơn và tay nghề kém hơn. Quần thể du lịch Buôn Đôn là một không gian đặc trưng, là cái hồn của Tây Nguyên với những cánh rừng già, những con sông cuồn cuộn chảy và những hồ nước lưng chừng trời, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử hình thành vùng đất này. Buôn Đôn thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, cách TP Buôn Mê Thuột khoảng 42km. Đến đây, du khách có dịp thưởng thức cồng chiêng, cưỡi voi.Cá trên sông Sê-rê-pốk và hồ Lắk là những đặc sản quý của vùng này. Ai đến đây cũng phải tìm cho bằng được các loại cá bản địa để thưởng thức vì vị ngon và lạ bởi vị trí hiểm trở của nơi chúng sinh trưởng đã tạo sự khác biệt giữa cá sông, hồ Tây Nguyên với cá sông, hồ ở đồng bằng...
Bài Làm
Tháng ba âm lịch luôn được coi là tháng đẹp nhất trong năm ở Tây Nguyên: nắng dịu, đất rừng khô ráo, dọc bên các cánh rừng, khe suối, hoa đủ các màu đua nhau khoe sắc. Và đây cũng là thời điểm diễn ra lễ hội đua voi đặc sắc và hùng tráng. Ngày hội truyền thống, dân dã, chứa đựng nhiều màu sắc, thể thao, thượng võ này phản ánh nếp sống mạnh mẽ của người dân núi rừng Tây Nguvên.
Với đồng bào dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn, voi là vật quí hiếm nhâ't, là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có của mỗi gia đinh, mỗi buôn làng. Từ một giống vật hoang dã, khi được bắt về và thuần dưỡng, voi đã trở thành người bạn thân thiết vơi con người trong đời sống hằng ngàyvận chuyển, đi lại, làm rẫy, kéo gỗ làm thúy lợi. Voi là loài vật có thân hình to lớn, nhưng cũng là con vật thông minh nhất trong quần thể động vật hoang dã, đồng thời cũng là con vật có tình nghĩa. Nhìn chung, trong cả nước, voi tập trung nhiều nhất ở tỉnh Đắc Lắc (hơn 400 con voi nhà), trong đó huyện Ea Súp có đàn voi đông nhất. Bản Đôn thuộc huyện Ea Súp, nơi quy tụ nhiều tộc người M’Nông, Êđê, Lào...không những nổi tiếng với đàn voi nhà hàng trăm con, mà còn là xứ sở nghề săn bắn và nuôi dạy voi từ lâu đời.
Hội đua voi thường diễn ra vào mùa Xuân, cụ thể hơn vào dịp tháng ba âm lịch, đó là tháng đẹp nhất trong năm ở đây. Người Tây Nguyên thường vi von đó là "mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước, mùa em phát rẫy, làm nương, anh đi vào rừng đặt bẫy, gài chông". Để chuẩn bị cho ngày hội, người quản tượng đưa voi đến những cụm rừng có nhiều cây cỏ để chúng được ăn uống no nê. Họ còn bồi dưỡng thêm chuối chín, đu đủ, mía cây, bắp ngô, khoai lang và hầu như không bắt voi phải làm những việc nặng để giữ sức. Đến ngày hội, những đàn voi từ các buôn làng xa gần nườm nượp kéo về buôn Đôn tập trung ở một số bãi, hoặc cánh rừng thưa ven sông Sêrêpôc. Cùng với những đàn voi, dân chúng khắp nơi đổ về dự hội với những bộ áo quần màu sắc rực rỡ. Bãi đua là một dải đất tương đối bằng phẳng, ngang đủ để 10 con voi giằng hàng đi cùng một lúc, bề dài từ 1 đến 2 km. Một hồi tù và rúc lên, đàn voi dưới sự điều khiển của những chàng mơgát lần lượt tiến vào nơi khoảng đất bằng, dàn thành hàng ngay ngắn. Theo lệnh người điều khiến, từng tốp voi đi vào đứng ở tuyến xuất phát. Con đầu đàn đứng lên phía trước, trong tư thế uy nghi, hai chân trước đứng thẳng, ngẩng cao, quay cái vòi mấy vòng rồi cúi đầu chào khán giả hai bên, xong lại lùi vào vị trí cũ Trên mỗi con voi có hai chàng mơgát dũng mãnh, trong bộ trang phục sặc sỡ kiểu tướng lĩnh ngày xưa đang trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh. Một tiếng tù rúc to báo lệnh xuất phát. Những chú voi bật lên như những chiếc lò xo lao về phía trước trong tiếng hò reo, la hét của khán giả cùng tiêng chiêng, tiếng ầm vang cả núi rừng. Chàng mơgát ngồi phía trước đầu voi cúi rạp mình ngẩng đầu quan sát và điểu khiến voi bằng một thanh sắt nhọn dài độ một mét gọi là kreo (tiếng M’Nông là gậy điều khiển) dùng để đâm mạnh vào da, thúc voi tăng tốc độ, còn anh chàng mơgát thứ hai ngồi ở phía sau thì dùng chiếc búa gỗ Kốc nện mạnh vào mông con voi để voi chạy nhanh và thẳng đường, Khi bóng chàng mơgát ngồi trên lưng chú voi đi đầu vừa xuất hiện từ xa trong vòng quay trở về đích, thì tiếng reo hò của khán giả vang lên như sấm. Tiếng trống chiêng giục giả liên hồi. Tiếp theo là tiếng hoan hô những người thắng cuộc. Khi chú voi nào về đích thì tiếng reo hò của khán giả vang lên như sấm. Tiếng trống, tiếng chiêng giục giã liên hồi. Tiếp theo là tiêng hoan hô những người thắng cuộc. Những chú voi đoạt giải đưọc gắn hoa, mang đai đỏ cho người và voi. Voi thắng cuộc và các chàng mơgát được thưởng 1 con lọn và 7 ché rượu quý. Dân làng dự hội tặng cho chú voi thắng cuộc những cây mía hay ống đường. Sau cuộc đua, dân làng kéo nhau về nhà rông để ăn uống no say. Các chàng trai, cô gái ăn uống, nháy múa trong nhịp cồng chiêng cho tới sáng.
Hội đua voi là lễ hội đặc trưng, thể hiện tinh thần thượng võ của đồng bào Tây nguyên. Khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên càng tăng chất hùng tráng của ngày hội cổ truyền này. Cuộc đua voi kết thúc, những chú voi dự thi lần lượt trở lại các buôn làng xa xôi, mang theo tiếng hát, lời ca và không khí rộn ràng cua ngày hội.
Ở quê hương đất Tổ của em có một lễ hội lớn lắm, đó là Lễ Hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba Âm lịch hàng năm. Mọi người đều biết câu ca dao:
Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn, để tưởng nhớ các vua Hùng, những người đã có công dựng nước. Nó đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt chúng ta. Hàng năm, hội Đền Hùng được tổ chức long trọng với sự “hành hương trở về cội nguồn dân tộc” của các địa phương trên cả nước về đất Tổ– Phú Thọ. Lễ hội được diễn ra tại địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, thu hút rất nhiều người dân trên cả nước về tụ hội.
Lễ hội bắt đầu từ ngày mông 8 đến ngày 11 tháng 3 Âm lịch. Trước hết đó là phần lễ, với các nghi thức được tổ chức một cách trang trọng như dâng hương, dâng lễ vật từ các địa phương tưởng nhớ 18 vị vua Hùng và công lao của các ngài. Năm nào cũng vậy, trong lễ hội Đền Hùng đều có tổ chức cuộc thi kiệu của các làng chung quanh. Chính bởi những lễ rước kiệu này mà không khí lễ hội trở nên náo nhiệt và đông vui hơn. Trẻ con thích thú hò hét chạy theo đoàn người ăn mặc đẹp đẽ rước kiệu. Mỗi làng đều cố gắng bỏ công sức và tiền bạc để tạo ra những chiếc kiệu đẹp nhất bởi người dân tin rằng, nếu kiệu của làng nào giành được giải tức là họ đã được các vua Hùng tin tưởng và phù hộ.
Phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian đặc trưng của địa phương em như ném còn, chơi đu, đấu vật, chọi gà,… Được bố mẹ cho đi hội Đền Hùng thường xuyên nhưng có lẽ phần hát Xoan ở đền Hạ làm em cảm thấy thích nhất. Không khí ở đây vừa mát lại vừa thoáng, được thưởng thức những câu hát mộc mạc, bình dị đậm chất dân tộc thì không gì bằng.Hát Xoan là một trong những di sản của Phú Thọ quê em. Em rất tự hào vì làn điệu dân ca quê hương mình.
Lễ hội Đền Hùng thật sự rất ý nghĩa và hấp dẫn. Đó không chỉ là tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng mà còn là nét đẹp của dân tộc Việt ta, hướng về cuội nguồn. Đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” đã được cả dân tộc mang mình dòng máu Lạc Hồng gìn giữ bao đời. Bởi vậy, hễ là “con Lạc cháu Hồng”, thì hãy về thăm Đền Hùng quê em dịp lễ hội. Đừng quên chính hội vào ngày 10 tháng 3, rất hấp dẫn…
dù ai đi ngược về xuôi
nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
đấy là câu ca dao mà các cụ đời xưa đã để lại cho chúng ta.
quê em ở phú thọ nên năm nòa em cũng được đi về đền hùng để dự buổi lễn giỗ tổ .
chờ đơi mãi thế là cũng đến ngày mùng mười tháng ba. em được bbó mẹ đưa lên đền hùng
vừa đi được một vài chục cây, em đã thấy ngọn núi cao cao hùng vĩ. xung quanh là những dãy núi cao để bảo vệ dân tộc việt nam.
lễ hội đền hùng thật tưng bừng~
các bà các cụ khăn đóng áo dài thật trang nghiêm. còn các anh các chị với bộ quần áo nẹp đỏ thời xưa cung kính rước kiệu từ các nơi về đền chính trời xuân mát mẻ cây cối tốt tươi. càng lên cao em càng thấy sao ma quê hương mình đẹp thế! không phải đây là lần đầu tiên mà em được lên đền hùng mà mỗi lần lên em lại có những suy nghĩ khác nhau, thế là quê hương mình càng ngày càng thay đổi, đẹp tươi , pháp triển. thật là tuyệt vời. núi ngjĩa lĩnh uy nghi khác thường. em đi theo đoàn rước kiêu, và cũng được nghe tiếng chiêng tiếng trống hòa vang với nhau cùng nhau hòa thành một bản nhạc đẻ dâng lên các vua hùng. tiếng chiêng tiếng chống hòa với nhau như dân tộc việt nam, hòa vào cùng nhau chung sức để đưa dân tộc việt nam càng phát triển hơn.
đi đền hùng em vẫn thích nhất là được đến đền giếng. theo truyền thuyết đây là đền công chiúa thứ 18 đới vua hùng hay xuống đay để tắm. lên cao hơn là đền hạ. và ở nơi đây là nơi mẹ âu cơ sinh ra bọc trăm trứng
và lên cao gần 200 bậc nữa là đền trung. đền trung la nơi rất quan trọng . chính ở nơi đây các vua hùng đã cùng các lạc hầu lạc tướng bàn truyện đát nước rất hệ trọng.
rồi lên cao nưa là núi hùng nơi thờ đát trời thiêng liêng
giỗ tổ hùng vương đúng vào mùa xuân nên đươc dâng lên rất nhiều bánh trưng bánh giầy , vì đây là lời mà Thiên Vương đã chỉ cho lang liêu nên lang liêu mới được lên làm vua.
lễ hội đền hùng là thế đó. là ngày ma chúng ta dâng tỏ tấm lòng của mình về với tổ tiên đất trời , các vị vua hùng đã có công xây dựng đất nước
các vua hùng đã có công dựng nước
bác cháu ta phải cùng nhua giữ lấy nước
đó là câu nói của bác hồ kính yêu vì thế mà em cùng các ban ở lớp luôn cố gắng học tập để đưa việt nam càng ngày càng phát triển hơn
nhớ k nha
bài học rút ra : xem nó có phải là con người yêu cũ hay không ?
Sự vật đc nhân hóa:nấm, suối,cọn nước
Cách nhân hóa: bằng cách miêu tả các sự vật ấy như con người qua các đặc điểm , gọi tên,hành động,..
Từ ngữ thể hiện nhân hóa:mang, đi, nhìn mê say, anh,chơi,.
Thanks
Mỗi năm ,sau kì thi giữa học kì 1 , trường em đều có tổ chức cho học sinh xem xiếc tại sân trường Nguyễn Du .
Chúng em hơn nửa lớp 3H cùng với cácc bạn toàn trường đều tập trung ớa66n trường chờ xem xiếc .Các chú chạy được xe đạp nhỏ xíu ,phun lửa , nuốt kiếm và còn đội trên đầu cái chậu sành to đùng ,hất lên hất xuống rất tài tình .Em thích nhất là xiếc ảo thuật chim bồ câu .Nhà ảo thuật Minh Quang như có phép lạ vậy .Chú đưa ra cho mọi người xem một chiếc khăn ,vậy mà chỉ trong nháy mắt chú đã từ chiếc khăn biến thành một đàn bồ câu trắng xóa tung bay .Cả sân trường tràn ngập tiếng reo hò và vỗ tay khen ngợi .
Em nhớ mãi buổi xem xiếc hôm đó và còn khâm phục tài nghệ của các chú ảo thuật hơn .
Ngày 20-11 vừa rồi, trường em có cuộc biểu diễn văn nghệ ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong tình cảm chúng em.
Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam".
Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt.
Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.
Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.
Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 8B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, nãm bạn 6B nom cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"
Tốp ca lớp 6E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca như lời tổng kết, lời hứa: "Bài học đầu tiên có bóng hình núi sông, yêu thương những cánh đồng, nối tiếp đường cha ông…
Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 6 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 6A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Những đôi cánh ngây thơ vẫy vẫy nhịp nhàng dưới ánh nắng cho ta cảm tưởng một tuổi thơ đang lớn lên dưới bầu trời trong lành.
Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.
Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành.
Mẹ là tiếng gọi đầu đời của trẻ thơ, là dòng sữa ngọt nuôi nấng ta lúc chào đời, dạy ta bắt đầu học nói. Mẹ hát ru ta ngủ, chăm sóc lúc ta thức, tập cho ta những bước đi đầu tiên. Tình mẹ diệu vợi luôn luôn nồng ấm hòa nhập với mạch sống của con, lòng mẹ hân hoan sung sướng khi thấy con khôn lớn, hạnh phúc, thành đạt trong xã hội, và sãn sàng chia sẻ những muộn phiền lo âu khi con gặp những thất bại trên đường đời. Không có bút mực nào tảhết được tình cảm thiêng liêng về tấm lòng cao cả của người mẹ. Dù rằng trong các bộ môn văn hộc nghệ thuật : thi văn, âm nhạc, hội họa, điện ảnh hay sân khấu…, đã được người nghệsĩ đem tim óc diễn tả về khối tình tuyệt vời đó, nhưng nào ai có thể diễn tả được hết tình mẹ bao la sâu thẳm đó ? Hình ảnh người mẹ trong lãnh vực tôn giáo: Phật Giáo có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức Mẹ. Thiên Chúa Giáo có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong kho tàng văn hóa Việt Nam những truyện cổ tích, ca dao, tranh họa, cải lương, kịch..…viết về mẹ không nhiều, nhưng lại thắm tình dân gian nên lưu truyền đến ngày nay.
Cô giáo dạy em năm lớp Một tên là Vân. Cô rất quan tâm và thương yêu học sinh. Em nhớ như in giọng nói dịu dàng, đầm ấm của cô trong giờ kể chuyện. Đối với bạn chưa ngoan, cô ân cần khuyên bảo chứ không hề trách phạt. Em rất quý mến cô, luôn xem cô như người mẹ hiền của em. Khi em viết chưa đẹp, cô cầm tay em uốn nắn theo từng con chữ. Những bài toán khó, cô giảng thật tỉ mỉ cho em hiểu. Em có tiến bộ như ngày nay đều nhờ vào sự chăm chút của cô. Em cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để đáp lại công ơn của cô đã dành cho em.
Vãi cả cái đề , bố mk vs mẹ mk đã sinh ra mk , kg có ông hàng xóm ở đây .
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.