chép lại bài cảnh rừng việt bắc
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những khi gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống, tôi thường nhớ đến câu nói: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp để nhắc mình cố gắng.
Cuộc sống đôi khi thật diệu kì. Và sức sống của con người, của thiên nhiên thật mãnh liệt. Bạn có nghĩ vậy không? Vùng sỏi đá là nơi nghèo chất dinh dưỡng, nhiều sỏi đá, là nơi các loài cây khó có thể ươm mầm và phát triển. Xa hơn đó là vấn đề môi trường sống khó khăn, khắc nghiệt, con người khó có thể lớn lên và trưởng thành. Còn hình ảnh cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp để chỉ sức sống, khát vọng sống, sống một cách có ý nghĩa: giữa vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại yếu ớt không những cố gắng gìn giữ sự sống mà còn biết trổ hoa, điểm tô cho cuộc đời. Câu nói giàu hình ảnh mà hàm chứa ý nghĩa sâu xa, gửi gắm một quan niệm nhân sinh tích cực: Trong cuộc sống, con người cần phải có niềm tin, nghị lực sống để vượt qua những khó khăn thử thách, như thế cuộc sống của con người mới thực sự có ý nghĩa.
Nếu không có nghị lực, không có ý chí thì cuộc sống con người sẽ không còn ý nghĩa. Vì cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp được nhưng may mắn mà đôi khi cũng nếm trải những cay đắng, khổ đau, con người cần phải có ý chí để vượt qua. Thậm chí có những lúc bế tắc, tưởng không còn lối thoát thì tình yêu, niềm tin vào cuộc sống sẽ giúp ta vượt qua tất cả. Và sau những thời điểm khó khăn ấy, con người tự thấy mình trưởng thành, chững trạc và bản lĩnh hơn. Ngược lại, khi con người đã không tự vượt qua được hoàn cảnh khó khăn của mình một lần thì lần sau cũng có thể không vượt qua và như vậy cuộc đời của con người đó là một hành trình thất bại.
Nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói rằng: Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những gian khổ hi sinh. Trong cuộc đời không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là con người cần phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy. Giữa thành công và thất bại đôi khi chỉ là những ranh giới mong manh. Ý chí, sự nỗ lực của bản thân sẽ giúp cho con người có sức mạnh vượt qua được những khó khăn, thử thách. Tôi còn nhớ mãi kỉ niệm hồi học lớp 9 bị điểm 2 môn Toán. Trong lòng tôi buồn nản vô cùng vì thực sự đề bài cô ra rất khó (lớp tôi ngày ấy là lớp chuyên Toán của trường). Khi về nhà tôi cất kĩ bài kiểm tra vào ngăn bàn nung nấu ý định lãng quên bài kiểm tra này với ý nghĩ: không bị điểm kém không phải là học sinh. Nhưng mỗi lần nằm ngủ hình ảnh điểm 2 lại day dứt tôi. Tôi quyết định mở lại bài kiểm tra, tìm hiểu cách làm của bài toán làm tôi mất ăn mất ngủ. Cuối cùng mấy ngày trôi qua, tôi cũng tìm ra cách giải và phương pháp làm những bài toán dạng này. Từ đấy tôi lại càng yêu môn Toán, yêu các con số hơn. Cuối năm đó tôi đỗ vào lớp chuyên Toán của tỉnh. Bạn thấy đấy chỉ có ý chí, niềm tin mới giúp ta chiến thắng được những khó khăn của cuộc sống. Thậm chí chính hoàn cảnh khó khăn càng tôi luyện thêm ý chí, nghị lực của con người.
Tôi đã từng đọc Thời thơ ấu của M. Go-rơ-ki, đã từng rơi lệ trên nhiều trang giấy vì những cực khổ mà Go-rơ-ki chịu đựng trong suốt thời thơ ấu. Vậy mà trong lòng cậu bé Go-rơ-ki ngày ấy vẫn cháy lên khát vọng học tập (cậu đã từng mải đọc sách mà hỏng cả ấm nước của nhà chủ), cậu lao vào trường đại học cuộc đời vừa để kiếm sống vừa để tích luỹ vốn sống cho mình. Và có ai ngờ, cậu bé Go-rơ-ki nghèo khổ ngày ấy sau này trở thành nhà văn vĩ đại của nước Nga, một con chim báo bão của thời đại cách mạng. Tôi đã từng đọc cả tập Nhật kí trong tù để càng ngưỡng mộ, khâm phục tinh thần của người tù Hồ Chí Minh. Có lẽ trong Nhật kí trong tù, tôi thích nhất là những câu thơ mở đầu của tập thơ:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao.
Từ thực tế những năm tháng bôn ba đi tìm đường cứu nước những năm tháng hoạt động Cách mạng, Bác khẳng định:
Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương về nghị lực sống. Năm mười hai tuổi, tôi đã từng gặp thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Ngày đấy con bé mười hai tuổi trong tôi vô cùng thán phục, ngạc nhiên khi một người liệt đôi tay như thầy lại có thể viết chữ đẹp, có thể làm thơ hay. Và tôi chợt nhận ra chính tình yêu cuộc sống, nghị lực phi thường đã giúp thầy vượt qua sự thiệt thòi, bất hạnh của bản thân để trở thành người có ích cho đời. Đến bây giờ tình cảm của tôi vẫn vẹn nguyên như thuở ấy đối với thầy. Hay nghệ sĩ ghi-ta Văn Vượng, người nghệ sĩ khiếm thị đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trong nước cũng như quốc tế. Ông đã từng có những lúc đau khổ, bế tắc, nhưng nghị lực sống và tình yêu với âm nhạc đã giúp ông đến với mọi người và cả thế giới. Như vậy, bạn thấy không ý chí, nghị lực đôi khi còn giúp con người vượt qua được những rào cản tiềm ẩn trong chính bản thân mình để sống một cuộc sống thật ý nghĩa.
Đường đời của mỗi con người đâu chỉ có những hoa hồng mà có rất nhiều chông gai. Con người cần rèn cho mình ý chí, nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách. Nếu không có nghị lực, niềm tin bản thân mỗi chúng ta không thể làm được gì cho chính mình và xã hội. Trong hoàn cảnh khó khăn, chúng ta mới nhận ra được sức mạnh lớn lao tiềm ẩn trong con người mình. Mỗi lần ngắm nhìn cây hoa dại ven đường hay cây xương rồng nở hoa tôi cứ tự đặt câu hỏi: Không biết sức mạnh nào giúp cho những loài cây ấy có thể sinh sống và phát triển trong môi trường sống khắc nghiệt như thế? Và mỗi con người hãy luôn tự rèn luyện cho mình bản lĩnh, nghị lực để chống chọi và vượt qua được những khó khăn, thử thách của bản thân, chiến thắng số phận, đạt đến đỉnh cao của vinh quang. Gặt hái được những thành công từ khó khăn, gian lao con người mới thấy hết giá trị của nó và thêm yêu cuộc sống. Cũng có lúc bạn cố gắng hết mình mà vẫn không đạt được kết quả như mong muốn. Lúc ấy, bạn đừng nghĩ rằng mình thất bại mà thực sự bạn đã chiến thắng, chiến thắng bản thân - chiến thắng vinh quang nhất của đời người.
Ai đó đã từng nói rằng: Người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho ra sống. Hãy cố gắng để mỗi ngày của bạn đều là những ngày có ý nghĩa.
#tham khảo #
học tốt
1.Tái sử dụng lại các loại chai lọ
2.Sử dụng các dụng cụ ăn uống bằng gỗ (đũa, thìa, muỗng..)
3.Từ chối túi nilon, hộp đựng hàng hóa nếu bạn không thật sự cần
4.Sử dụng bình thủy tinh đựng nước
vv..........
Giữa đông ngỡ bụi chà rào,
Hết đông hoa nở một màu hồng tươi.
Cây gì lạ thế bạn ơi,
Xuân về ai cũng thích chơi trong nhà?
Nhắc đến hoa xuân, loài hoa đầu tiên trong tâm tưởng mỗi người con đất Việt chắc chắn sẽ là hoa đào, hoa mai. Chẳng rõ từ bao giờ, loài đào hồng tươi đã trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày đón xuân của nước ta.
Cây đào được trồng nhiều ở vùng ôn đới, nơi có khí hậu ôn hòa. Trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta, đào xuất hiện nhiều ở vùng Bắc Bộ. Điều này dễ hiểu bởi phía Bắc chúng ta năm nào cũng đón những đợt gió mùa lạnh buốt về. Nhưng đào lại ưa thích cái lạnh buốt ấy, ủ trong mình những mầm non, nụ xanh chờ ngày bung nở. Mùa xuân về, các bản làng vùng cao hay ở vùng thủ đô Hà Nội đều tràn ngập sắc thắm của đào. Tên khoa học cây đào là Prunus Persica. Đào có nhiều giống khác nhau nhưng nhiều hơn cả là đào bích, đào phai.
Dù là giống nào, cây đào cũng có vẻ giống nhau về thân, cành, lá và hình dáng của hoa. Hoa đào năm cánh nhỏ tựa những ngôi sao đỏ hồng. Cánh hoa đào mịn màng như đôi má, đôi môi người thiếu nữ. Nụ hoa nhú lên màu hồng phai đẹp mắt. Cuối đông, cây đào bao giờ cũng rụng hết lá. Cành đào khẳng khiu chống chọi với gió đông. Chỉ khi có mưa phùn, có nắng mới, đào bắt đầu ra nụ, đơm hoa. Điều đặc biệt là hoa đào bao giờ cũng chờ ngày mùng Một Tết để đua nhau nở rộ. Có lẽ vì thế mà hoa đào trở thành một nét đẹp văn hóa trong lễ tết cổ truyền dân tộc.
Với người Việt, hoa đào là loài hoa tượng trưng cho may mắn, bình an và hạnh phúc. Người ta cắm những cành đào hồng tươi giữa nhà vào dịp xuân hết, Tết đến để cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.
Đào khoe sắc tỏa hương ngày Tết là báo hiệu một năm đã qua, một năm nữa lại về. Ai ai cũng ngược xuôi chọn cho gia đình những cành đào đẹp nhất để cầu một nắm mới an vui. Đào thực sự đã trở thành loài hoa không thể thiếu trong Tết cổ truyền Việt Nam. Những cánh đào hồng tươi gói ghém tinh hoa đất Việt, gói ghém tâm hồn con người Việt, gói ghém cả niềm hi vọng về những điều mới mẻ sắp đến…
Nguồn: https://thuthuat.taimienphi.vn/gioi-thieu-mot-loai-hoa-hoac-mot-loai-cay-41641n.aspx
Bài làm :
Hoa mai mang vẻ đẹp thanh tao. Hoa năm cánh nhỏ xinh xắn, trắng phau, gốc và cành khúc khuỷu. Hoa mai thường nở đều một loạt, đậu chỉ trong vòng nửa tháng rồi tàn. Nếu được ánh sáng đông soi rọi vào cây mai đương nở hoa thì trông có vẻ trong trắng vô ngần. Hoa bắt ta phải liên tưởng đến tuyết sạch giá trong. Nếu được hương sắc, hoa mai thật là một danh hoa. Hoa mai nở độ mười lăm ngày thì tàn. Mà cái cảnh hoa mai rụng cũng thật có ý nghĩa. Chỉ một cơn gió thoảng qua cũng đủ làm cho bao cánh hoa trắng rất nhẹ nhàng, êm ái bay theo gió, là là rơi xuống đất. Chừng như hoa mai đã nở thì cố giữ được tấm thân trong trắng, mà lúc phải tàn tạ thì cái chết như không.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực. Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.
Hai chữ đầu của hai câu thơ là hình ảnh người và trăng (Nhân — nguyệt, nguyệt — thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sông trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ớ đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày. Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chôn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm:
“Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù. Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng dâu chỉ còn là đốì tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân. Cuộc sống trong tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, tràn ngập sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó. Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.
# tham khảo #
học tốt
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
học tốt
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn đề tài vô tận, là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt, đối với Hồ Chí Minh, trăng như một người bạn tâm tình, tri kỉ, luôn đồng hành cùng Người trên suốt chặng đường cứu nước gian khổ.
– Khái quát giá trị: Bài thơ “Ngắm trăng” đã thể hiện tình cảm đặc biệt giữa thi nhân với trăng, thông qua đó bộc lộ phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/dan-y-phan-tich-bai-tho-ngam-trang-ngan-gon-nhat
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
Tham Khảo
Tham khảo!
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".
Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực. Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia".
Hai chữ đầu của hai câu thơ là hình ảnh người và trăng (Nhân - nguyệt, nguyệt - thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sông trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ớ đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày. Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chôn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ "hướng" không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm:
"Nguyệt tòng song khích khán thi gia".
Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù. Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng dâu chỉ còn là đốì tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ "nhân" trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân. Cuộc sống trong tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, tràn ngập sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.
Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.
Chúc bạn học tốt nha!
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
học tốt