Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Vị trí
-Hệ Mặt trời bao gồm: Mặt trời và 8 hành tinh: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.
– Trái Đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất
.-Hình dạng, kích thước.
+ Hình dạng cầu và kích thước rất lớn.
+ Độ dài bán kính Trái Đất: 6.370km.
+ Độ dài đường Xích đạo: 40.076km.
Vị trí:Nằm vị trí thứ 3 trong hệ mặt trời.
Hình dạng:Dạng hình cầu.
-Kích thước:
+Đường xích đạo:40076 Km.
+Bán kính:6370 Km.
Tỉ lệ của bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa. Trên mỗi bản đồ, tỉ lệ được đặt ở dưới tên bản đồ cho người đọc biết được mức độ thu nhỏ của đối tượng ngoài thực tế lên bản đồ. Thước tỉ lệ thường đặt ở dưới góc bản đồ phục vụ cho việc đo đạc các thông số như khoảng cách và diện tích trên bản đồ.
Tỉ lệ bản đồ là tỉ số khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa. Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa.
Thứ nhất, về vị trí địa lý kinh tế. Vị trí địa lý kinh tế của vùng là nhân tố đầu tiên cần được xem xét khi xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp. Nếu vùng có vị trí địa lý ở đầu mối giao thông, đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế sẽ là lợi thế cạnh tranh trong trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Vị trí địa lý thuận lợi cho phép khai thác tối đa các nguồn lực và lợi thế so sánh vùng.
Thứ hai, môi trường chính trị - pháp luật. Môi trường chính trị - pháp luật được tạo lập từ hệ thống các luật lệ, các cơ quan quyền lực nhà nước và tác động mạnh mẽ đến hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Đối với DN, pháp luật không những điều tiết, bảo vệ quan hệ giữa các bên tham gia giao dịch mà còn giải quyết tranh chấp, ngăn ngừa sự thỏa hiệp, giảm giá, độc quyền, thao túng thị trường, dựng nên các rào cản về kỹ thuật… Rõ ràng, hệ thống chính sách pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động công nghiệp.
Thứ ba, hoàn thiện cơ chế, chính sách. Thực tế có rất nhiều cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp. Một số cơ chế, chính sách cơ bản và có tác động trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp vùng bao gồm: Cơ chế tạo môi trường pháp lý, cơ chế đăng ký kinh doanh, cơ chế kiểm soát trong lĩnh vực công nghiệp; chính sách thuế, tài chính, tín dụng; chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh; chính sách khuyến công; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp; chính sách khoa học - công nghệ.
Thứ tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Đây là nền tảng để phát triển công nghiệp của vùng, là tiền đề quan trọng, tác động lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành, giá cả sản phẩm và lợi nhuận của DN. Kết cấu hạ tầng công nghiệp bao gồm: Các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cung ứng điện năng, cấp thoát nước... Sự phát triển kết cấu hạ tầng phải đi trước sự phát triển công nghiệp của mỗi địa phương. Sự hình thành và phát triển công nghiệp của vùng đến lượt mình, lại thúc đẩy sự phát triển đồng bộ hóa của hệ thống kết cấu hạ tầng.
Thứ năm, ứng dụng khoa học - công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN. Điều này không những tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, mà còn tạo ra những nhu cầu mới và chính những nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời một số ngành kinh tế trọng điểm, đại diện của công nghệ tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao và tạo ra giá trị gia tăng lớn. Để có công nghệ phù hợp, DN cần có thông tin đầy đủ về công nghệ, chuyển giao công nghệ; nghiên cứu, cải tiến, đầu tư, ứng dụng công nghệ và hợp lý hóa sản xuất; đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề người lao động nhằm sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại.
Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực. Trong điều kiện mở cửa hội nhập, từ những người làm công tác hoạch định chính sách, chỉ huy điều hành đến trực tiếp tổ chức thực hiện ở cơ sở đóng vai trò quyết định đến sự thành công của mục tiêu phát triển công nghiệp của vùng. Thực tế, khi các yếu tố sản xuất cổ điển ngày càng dễ tiếp cận nhờ toàn cầu hóa, lợi thế cạnh tranh trong những ngành công nghiệp ngày càng được quyết định bởi khác biệt về kiến thức, kỹ năng và tay nghề của người lao động.
Để phát huy được vai trò của kinh tế công nghiệp vùng trong phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương nói riêng và quốc gia nói chung, bên cạnh việc xác định rõ chiến lược phát triển và các nhân tố ảnh tác động thì việc đưa ra các giải pháp mang tính dài hạn có vai trò hết sức quan trọng.