K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2020

Bạn tham khảo nhé :

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác. Nó không những không bị mai một đi mà ngày càng được phát huy một cách mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong xã hội hiện nay.

   Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn.

   Có thể nói, tình yêu nước được thể hiện với muôn hình vạn trạng. Ở mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh khác nhau thì tình yêu nước lại có những biểu hiện ngời sáng khác nhau. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giot lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời.

     Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.

    Lòng yêu nước không phải là thứ  gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ. Sức mạnh ấy giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết.

    Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chũ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.

    Bản thân là những người trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.

    Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn là cái nôi chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai.



 

20 tháng 3 2020
Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Viêt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục,… mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước, bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động, ích kỉ, vô trách nhiệm, thậm chí còn tuyên truyền phản động, châm ngòi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước những hành vi đó, chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn, và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
18 tháng 3 2020

1. Câu cầu khiến:

- Nó không muốn là nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng -> thảng thốt, cầu xin nhưng không dám nói.

- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. -> an ủi, khuyên nhủ.

2. b

22 tháng 3 2020

1.Các câu cầu khiến là:

.Nó không muốn làm nhất phẩm phu nhân nữa ,nó muốn làm nữ hoàng->hoảng hốt,cầu xin con cá

Thôi đừng lo lắng.Cứ về đi ->an ủi,khuyên nhủ

2.Những câu cầu khiến là :

A và B

16 tháng 3 2020

bn kiếm đâu bài thơ hay thế

15 tháng 3 2020

Trl :

a, Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ tới câu thơ " Khi con tu hú gọi bầy " trong văn bản Khi con tu hú

b, Sau khi đọc văn bản đó , em nghĩ rằng thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp,sống vì mọi người,vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng.
Bản thân em cũng nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia nghĩa vụ quân sự, và khi tổ quốc cần cũng sẽ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương

15 tháng 3 2020

Mình bt là nó nằm trong bài Khi con tú hú rùi nhưng mình cần chỉ rõ câu thơ đó ra

Trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế của các nước Nam Á là  A:tình hình chính trị -xã hội không ổn định. B:tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. C:tồn tại nhiều mâu thuẫn, xung đột. D:khí hậu khắc nghiệt, khô hạn.2Các núi và sơn nguyên cao của châu Á tập trung chủ yếu ở  A:phía bắc. B:phía nam. C:vùng duyên hải. D:vùng trung tâm.3Sông ngòi ở khu vực Bắc Á có đặc điểm nào sau...
Đọc tiếp

Trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế của các nước Nam Á là

 

 A:

tình hình chính trị -xã hội không ổn định.

 B:

tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

 C:

tồn tại nhiều mâu thuẫn, xung đột.

 D:

khí hậu khắc nghiệt, khô hạn.

2

Các núi và sơn nguyên cao của châu Á tập trung chủ yếu ở

 

 A:

phía bắc.

 B:

phía nam.

 C:

vùng duyên hải.

 D:

vùng trung tâm.

3

Sông ngòi ở khu vực Bắc Á có đặc điểm nào sau đây?

 

 A:

Chế độ nước sông điều hoà.

 B:

Chảy theo hướng từ nam lên bắc.

 C:

Lượng nước nhiều nhất vào cuối hạ, đầu thu.

 D:

Mạng lưới sông ngòi thưa thớt.

4

“Cách mạng trắng” và “cách mạng xanh” ở Nam Á thuộc lĩnh vực nào sau đây?

 

 A:

dịch vụ.

 B:

công nghiệp.

 C:

nông nghiệp.

 D:

du lịch.

5

Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản?

 

 A:

Khai thác khoáng sản.

 B:

Sản xuất hàng tiêu dùng.

 C:

Điện tử - tin học.

 D:

Chế tạo ôtô, tàu biển.

6

Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm dân cư ở châu Á?

 

 A:

Có số dân đông nhất thế giới.

 B:

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới.

 C:

Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn.

 D:

Có nhiều chủng tộc cùng chung sống với nhau.

7

Hiện nay, Ấn Độ được xếp vào nhóm nước nào sau đây?

 A:

Công nghiệp mới (NICs).

 B:

Kém phát triển.

 C:

Phát triển.

 D:

Đang phát triển.

8

Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hai hệ thống sông

 

 

 A:

Hoàng Hà và Trường Giang.

 B:

Ấn và Hằng.

 C:

Ti-grơ và Ơ-phrát.

 D:

A-mua và Ô-bi.

9

Các đồng bằng lớn ở châu Á có nguồn gốc hình thành do

 

 A:

vận động kiến tạo.

 B:

phù sa biển.

 C:

phù sa sông.

 D:

băng hà.

10

Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên của châu Á?

 

 A:

Là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

 B:

Tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn.

 C:

Có diện tích đứng thứ 2 thế giới.

 D:

Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo.

11

Nằm giữa dãy Gát Đông và Gát Tây là

 

 A:

bán đảo A-rap.

 B:

đồng bằng Ấn – Hằng.

 C:

sơn nguyên Đê-can.

 D:

hoang mạc Tha.

12

Đặc điểm khí hậu nổi bật ở Tây Nam Á là

 

 A:

nóng ẩm.

 B:

lạnh ẩm.

 C:

ẩm ướt.

 D:

khô hạn.

13

Tây Nam Á không tiếp giáp với châu lục nào sau đây?

 

 A:

Châu Phi.

 B:

Châu Mĩ.

 C:

Châu Á.

 D:

Châu Âu.

14

Dân cư ở Tây Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc nào sau đây?

 

 A:

Ô-xtra-lô-it

 B:

Môn-gô-lô-it.

 C:

Nê-grô-it.

 D:

Ơ-rô-pê-ô-it.

15

Cảnh quan đài nguyên được phân bố chủ yếu ở

 

 A:

vùng cực Bắc châu Á.

 B:

vùng trung tâm châu Á.

 C:

cực Tây châu Á.

 D:

cực Nam châu Á.

16

Khu vực có mưa nhiều nhất thế giới là

 

 A:

Nam Á và Đông Nam Á.

 B:

Đông Á và Bắc Á.

 C:

Tây Nam Á và Đông Á.

 D:

Đông Bắc Á và Tây Á.

17

Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình ở Tây Nam Á?

 

 A:

Đồng bằng Lưỡng Hà nhiều phù sa, màu mỡ.

 B:

Có các dãy núi cao bao quanh các sơn nguyên.

 C:

Núi và cao nguyên tập trung ở phía đông bắc và tây nam.

 D:

Có dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng tây bắc – đông nam.

18

Cho bảng số liệu:

Diện tích và dân số một số khu vực của châu Á

Khu vực

Diện tích

(nghìn km2 )

Số dân ( triệu người)

Năm 2001

Năm 2015

Nam Á

4489

1356

1823

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê 2016)

Mật độ dân số của Nam Á năm 2001 và năm 2015 lần lượt là

 

 A:

33 người/km2 và 24 người/km2 .

 B:

30 người/km2 và 40 người/km2 .

 C:

302 người/km2 và 406 người/km2 .

 D:

331 người/km2 và 246 người/km2 .

19

Thành tựu nông nghiệp quan trọng nhất của Trung Quốc là

 

 A:

giải quyết tốt vấn đề lương thực cho hơn 1,3 tỉ dân.

 B:

có nền nông nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới.

 C:

trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

 D:

sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.

20

Nhật Bản là quốc gia có đặc điểm nào sau đây?

 

 A:

Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.

 B:

Thuộc nhóm nước công nghiệp mới.

 C:

Nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

 D:

Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

21

Nguyên nhân dẫn đến khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới, nhiều kiểu khí hậu do

 

 A:

định hình bờ biển khúc khuỷu.

 B:

lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.

 C:

kích thước lãnh thổ rộng, cấu tạo địa hình phức tạp.

 D:

vị trí gần biển hay xa biển.

22

Đông Á tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

 

 A:

Đại Tây Dương.

 B:

Ấn Độ Dương.

 C:

Thái Bình Dương.

 D:

Bắc Băng Dương.

23

Các kiểu khí hậu phổ biến của châu Á là

 

 A:

khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.

 B:

khí hậu ôn đới và khí hậu nhiệt đới.

 C:

khí hậu ôn đới và khí hậu cận nhiệt.

 D:

khí hậu gió mùa và khí hậu hải dương.

24

Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

 

 A:

Thúc đẩy đô thị hóa.

 B:

Dân số tăng nhanh.

 C:

Chênh lệch giàu – nghèo.

 D:

Gia tăng đói nghèo.

25

Sông Hoàng Hà khác với sông Trường Giang ở đặc điểm nào sau đây?

 

 A:

Bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông.

 B:

Có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.

 C:

Bồi đắp nên các đồng bằng rộng, màu mỡ ở hạ lưu.

 D:

Có chế độ nước sông thất thường, hay có lụt lớn.

 

mn giúp mk vs 

1
16 tháng 3 2020

bn tham khảo ở link này nha:

https://hoidap247.com/cau-hoi/323139

15 tháng 3 2020

Câu 1:

- Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: " Kìa, chúng bay đâu xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không"

--> Câu mở rộng thành phần vị ngữ

- Lũ Chuột bò lên chạn, leo lên bát Nồi Đồng. Năm, sáu thằng xúm lại, húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra.

--> câu ghép

- Ha ha! Cơm nguội! Cái có bát cá kho!

-> câu đặc biệt

- Cá rô kho khế, vừa dừ vừa thơm.

--> câu đơn

- Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi! "

--> câu cầu khiến

Các câu đó thực hiện chức năng là dùng để sai bảo và dùng để hỏi

~ HOK TỐT ~

15 tháng 3 2020

TL:

Các kiểu câu trên là câu cầu khiến , câu hỏi

Các câu đó thực hiện chức năng là dùng để sai bảo và dùng để hỏi

học tốt

16 tháng 3 2020

- Tiếng chim tu hú:

+ Nếu như tiếng chim tu hú ở những câu thơ đầu là tiếng gọi náo nức của bức tranh mùa hè thì tiếng chim tu hú ở cuối tác phẩm như một niềm ám ảnh, gợi niềm nhức nhối, bực bội đến đau khổ.

+ Nhưng hai âm thanh ấy, tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ đều vang lên từ thế giới của tự do, của cuộc sống.

15 tháng 3 2020

TL;

Gợi ý thôi nha

Đoạn văn đạt yêu cầu về nội dung 

Ly cocktail : Ta có thể tự pha chế -> làm chủ cuộc đời mk

Ly cocktail như thế nào : ( vè vị , về màu sắc => gia vị cuộc sống) 

=> thưởng thức ra sao

3 tháng 12 2021

Có thể nói cocktail đã xuất hiện từ thế kỉ 16, nhưng đến cuối thế kỉ 19 mới được nhiều người biết đến. Đồ uống này càng trở nên phổ biến rộng rãi ở Châu Âu và Mỹ khi luật cấm buôn bán rượu (1920) bắt đầu có hiệu lực. Đến năm 1968, cocktail lần đầu tiên được định nghĩa trên một tờ báo của Mỹ.

16 tháng 3 2020

Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:

- Trong khúc hát mê say:

  + Câu hát khi ra khơi gợi sự hài hòa giữa câu hát của con thuyền và ngọn gió -> ước mong chuyến đi biển thuận lợi, bình yên.

  + Câu hát khi trở về gợi niềm vui phơi phới của những người dân chài trở về trên những con thuyền đầy ắp cá.

-  Trong cuộc chạy đua với mặt trời:

  + Nhân hóa: con thuyền thành một sinh thể sống chạy đua được với thời gian.

  + Tác dụng:

·  Nâng tầm vóc của con thuyền, con người ngang tầm vũ trụ.

·  Niềm hân hoan, tư thế khẩn trương của cả thiên nhiên và con người khi đón chào ngày mới.

-  Trong ánh sáng rực rỡ, huy hoàng: hoán dụ

  + Đó là ánh sáng của mặt trời lúc bình minh.

  + Đó là ánh sáng của muôn ngàn mắt cá lấp lánh ánh mặt trời.

=> Con thuyền đã chiến thắng trong cuộc chạy đua.

=> Khổ thơ mang âm hưởng của một bản anh hùng ca lao động, thể hiện niềm vui phơi phới của một con người khi chiến đấu, chiến thắng và làm chủ đất trời.

16 tháng 3 2020

- Khi con tu hú gọi bầy.

- Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!