Bài văn nha !
Hãy miêu tả lại vẻ đẹp của khu rừng dưới ánh hoàng hôn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài
” Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi… ” . Đó là lời một bài hát rất hay. đúng vậy quê hương em cũng có một dòng sông hiền hoà và thơ mộng. Mỗi khi nhắc đến con sông quê hương, lòng em lại xốn xang một tình yêu quê hương tha thiết.
Kết bài
Con sông quê hương từ bao đời nay gắn bó với mỗi người dân quê em. Sông mang dòng nước ngọt lành làm xanh mát những ruộng lúa, hàng cây và làm cho quê hương em thêm giàu đẹp. Em mong ước con sông quê em vẫn mãi giữ được vẻ đẹp như ngày nào. Để sau này, khi em lớn lên, hình ảnh con sông quê yêu dấu, đẹp đẽ còn in mãi trong tâm trí em.
Mở Bài : Quê hương em cóa rất nhiều cảnh đẹp nào là cảnh :đồng lúa chín vàng ươm , cây đa ,bến nước , sân đình rất là cổ kính , những dãy núi trùng trùng điệp điệp ,... Nhưng em thích nhất vẫn là cảnh đòng sông quê hương.
Kết bài : Yêu biết bao dòng sông quê em . Em sẽ học thất giỏi đẻ sau này có thể về lại quê hương xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn nữa . em sẽ luôn nói với bà con nông dân không được xả rác xuống sông , nếu không sẽ gây ô nhiễm nguồn nước sạch này.
Nhớ k mình nha
Từ trái nghĩa
Dũng cảm >< Yếu đuối
Lạc quan >< Mặc cảm
Bao la >< Chật hẹp
Chậm chạp >< Nhanh nhẹn
Đoàn kết >< Chia rẽ
Hòa thuận >< Ganh ghét
Bên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, xuất hiện một người Mĩ mang đàn vĩ cầm. Đó là Mai-ca, một cựu chiến binh Mĩ tại Việt Nam. Sau hơn 30 năm ông muốn quay lại mảnh đất đã từng chịu nhiều đau thương ước chơi một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn những người ở Mỹ Lai.
Mỹ Lai là một vùng quê thuộc xã Sơn Mĩ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi sáng ngày 16 tháng 03 năm 1968, chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ quân đội Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình 11 người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng
loạt giết hại trong mấy phút. Có những em bé bị bắn khi đang bú trên xác của mẹ...
Trong cuộc thảm sát tàn khôc ấy, chì có 10 người may mắn sống sót là nhờ ba phi công Mĩ có lương tâm tiếp cứu. Ba phi công ấy là: Tôm-xơt Côn-bơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mi Lai, bi người lính kinh hoàng khi thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơn phát hiện thấy một bé gái bị thương nằm giữa cánh đồng, anh bắn pháo hiệu cấp cứu. Một đại úy Mỹ chạy ngay tới, nhưng thay vì cứu cô bé, hắn bắn chết cô. Thấy một tốp lính Mĩ khác đang rượt đuổi dân thường, Tôm-xơn bèn hạ trực thăng ngay trước mặt tốp lính, ra lệnh cho xạ thủ súng chĩa súng vào chúng, họ sẵn sàng nhí đạn nếu chúng tiến lại. Tiếp đó, anh lệnh cho hai trực thăng đỗ xuống, chở những người dân về nơi an toàn.
Khi bay dọc con mương, đội bay còn cứu thêm được một cậu bé vẫn còn sống từ trong đống xác chết.
Trong cuộc thảm sát tàn bạo của quân đội Hoa Kì, cùng với Tôm-xơn Côn Bơn và An-đrê-ôt-ta còn có anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân, rr_nr: để khỏi tham gia tội ác, có Rô-nan bền bỉ sưu tầm tài liệu kiên quyết đưa vụ giết chóc man rợ ra ánh sáng. Bốn mươi bức ảnh đen trắng, mười tám bức anh màu về vụ thảm sát do Rô-nan chụp và công bố là bằng chứng quan trọng, buộc tòa án của nước Mĩ phải đem vụ Mĩ Lai ra xét xử.
Mai-cơ đã thực hiện được ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh đã vang lên ở Mĩ Lai. Tiếng đàu nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hòa bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất
Kể chuyện : Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Bên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, xuất hiện một người Mĩ mang đàn vĩ cầm. Đó là Mai-ca, một cựu chiến binh Mĩ tại Việt Nam. Sau hơn 30 năm ông muốn quay lại mảnh đất đã từng chịu nhiều đau thương ước chơi một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn những người ở Mỹ Lai.
Mỹ Lai là một vùng quê thuộc xã Sơn Mĩ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi sáng ngày 16 tháng 03 năm 1968, chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ quân đội Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình 11 người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng
loạt giết hại trong mấy phút. Có những em bé bị bắn khi đang bú trên xác của mẹ...
Trong cuộc thảm sát tàn khôc ấy, chì có 10 người may mắn sống sót là nhờ ba phi công Mĩ có lương tâm tiếp cứu. Ba phi công ấy là: Tôm-xơt Côn-bơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mi Lai, bi người lính kinh hoàng khi thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơn phát hiện thấy một bé gái bị thương nằm giữa cánh đồng, anh bắn pháo hiệu cấp cứu. Một đại úy Mỹ chạy ngay tới, nhưng thay vì cứu cô bé, hắn bắn chết cô. Thấy một tốp lính Mĩ khác đang rượt đuổi dân thường, Tôm-xơn bèn hạ trực thăng ngay trước mặt tốp lính, ra lệnh cho xạ thủ súng chĩa súng vào chúng, họ sẵn sàng nhí đạn nếu chúng tiến lại. Tiếp đó, anh lệnh cho hai trực thăng đỗ xuống, chở những người dân về nơi an toàn.
Khi bay dọc con mương, đội bay còn cứu thêm được một cậu bé vẫn còn sống từ trong đống xác chết.
4. Trong cuộc thảm sát tàn bạo của quân đội Hoa Kì, cùng với Tôm-xơn Côn Bơn và An-đrê-ôt-ta còn có anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân, rr_nr: để khỏi tham gia tội ác, có Rô-nan bền bỉ sưu tầm tài liệu kiên quyết đưa vụ giết chóc man rợ ra ánh sáng. Bốn mươi bức ảnh đen trắng, mười tám bức anh màu về vụ thảm sát do Rô-nan chụp và công bố là bằng chứng quan trọng, buộc tòa án của nước Mĩ phải đem vụ Mĩ Lai ra xét xử.
5 . Mai-cơ đã thực hiện được ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh đã vang lên ở Mĩ Lai. Tiếng đàu nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hòa bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.
Trời đang nắng chang chang, bỗng nhiên từ phía chân trời, những đám mây đen ùn ùn kéo đến. Một lát sau, trời tối sầm lại báo hiệu một cơn mưa sắp đến.
Tiếng lộp độp phát ra từ mái ngói, mái tôn. Mưa tuôn ào ào xuống mặt đường, chảy tràn xuống sân. Mưa rơi lùng bùng trên lá chuối. Cây chanh, cây bưởi trong vườn khép tán như để bảo vệ những chùm trái lắc lư. Luỹ tre, khóm dừa xoã tóc như đang uốn mình, múa lượn trong gió mưa.
Cơn mưa ào đố xuống làm mọi hoạt động ngừng lại. Đất trời mù mịt trong mưa. Từ mái nhà nước tuôn xuống đất, giọt nước to bằng đầu ngón tay rơi từng vệt dài lê thê. Cây cối hả hê tắm mát sau bao ngày nắng nóng. Cây cỏ ngời lên xanh biếc.
Mưa hắt vào cửa sổ. mưa giội xuống mái nhà ầm ầm. Thật là mát mẻ và thích thú biết bao khi được ngắm mưa!
Không khí nóng bị làn gió và nước mưa xua tan đi, trời trở nên mát mẻ dễ chịu. Cảnh vật căng đầy sức sống.
Một lát sau, mưa ngớt hạt dần rồi tạnh hắn. Ánh nắng loé lên mừng rỡ chiếu sáng trên những vòm cây, trên những thám cỏ xanh rờn. Trời quang hẳn, thăm thẳm bao la. Những chú chim non nhảy nhót trên cành cây khế hót ríu rít thật vui tai như đang chào trời đất đối sắc sau cơn mưa. Gà mẹ dẫn đàn gà con tìm mồi quanh sân vườn. Thỉnh thoảng những chú gà con bé xíu lại nhảy tung tăng và kêu chíp chíp như vui mừng.
Sau cơn mưa, cảnh vật, hoa lá, có cây như khoác màu áo mới. Cây cối đâm thêm nhiều chồi non. Vườn cây lại xum xuê trĩu quả. Không khí mát lành. Bầu trời quê hương xanh ngát ước mơ. Cảnh vật như thêm sức sống mới. Con người thấy khoan khoái dễ chịu hơn.
Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.
Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạt những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.
Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.
Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại rộn rịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.
Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!
a) Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Quê nội của em đẹp bởi có con sông chảy qua làng. Quanh năm cần mẫn, dòng sông chởnặng phù sa bồi đắp cho ruộng lúa. Buổi sớm tinh mơ, dòng nước mờ mờ phẳng lặng chảy. Giữa trưa, mặt sông nhấp nhô ánh bạc lẫn màu xanh nước biếc. Chiều tà, dòng nước trở thành màu khói trong, hơi tối âm âm. Hai bên bờ sông, luỹ tre làng nối vai nhau che rợp bóng mát cho đôi bờ. Sông đẹp nhất vào những đêm trăng. Bóng trăng lồng vào nước, luỹ tre làng in bóng trên dòng sông, vài chiếc thuyền neo trên bờ cát. Cảnh vật hữu tình đẹp như tranh vẽ.
bài làm
Thời thơ ấu!
Mỗi khi nhắc đến ba tiếng ấy, trái tim tôi lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp về thời thơ ấu, nhưng chỉ có “rừng thông xanh” là tôi yêu quý nhất. Đã bao lần tôi xao xuyến về cái tên ấy. Ôi! “Rừng thông xanh của tôi”!
Những buổi chiều tà, tôi cùng các bạn vào rừng thông câu cá. Ngồi ở phiến đá bên dòng suối thả mồi, chúng tôi trò chuyện rôm rả, hết trên trời lại dưới biển. Khi phao động, chúng tôi giật cần. Những chú cá rô phi viền đỏ lóng lánh giãy đành đạch trên đám cỏ xanh. Hoàng hôn xuống, chúng tôi ra về với những chú rô phi béo mập.
Ôi, đẹp làm sao những buổi chiều đi nhặt củi về, ngồi nghỉ dưới gốc thông, tôi lắng nghe tiếng dòng suối thủ thỉ tâm tình. Tiếng thông reo vi vu như một điệu đàn bất tuyệt. Một lần bị mẹ mắng, tôi chạy vào rừng thông. Ngồi dưới gốc cây nghe tiếng đàn du dương ấy, bao nhiêu nổi giận vừa trào dâng, bao nhiêu cái mệt mỏi đều như tan biến đâu hết. Tiếng đàn thông, tiếng tâm sự của dòng suối ru tôi vào giấc ngủ êm đềm. Khi tỉnh dậy, mặt trời sắp lặn, tôi luống cuống ba chân bốn cẳng chạy thẳng về nhà.
Những buổi sáng tôi thường đi học sớm, lên lối trong rừng thông, tôi lắng nghe tiếng chim thánh thót:
Ríu ran kẽ lá
Là lời của chim
Tôi ngắt một bông hoa ở bên bờ suối. Chao, bông hoa mới đẹp chứ. Những giọt sương đọng ở cánh hoa long lanh như những hạt ngọc. Rừng thông xanh rì reo vi vu trong gió. Ôm lấy cây thông, áp tai mình vào, tôi như nghe thấy tiếng thổn thức của mầm xanh… Đến giờ học, tôi chạy vụt đi, bông hoa còn vương lại trên cành thông, những hạt phấn vàng li ti bay bay...
Có những buổi học về sớm, tôi lang thang trong rừng thông. Chọn lấy một cây cao nhất, tôi ôm lấy “đo” xem mình có cao bằng “nó” không, tưởng mình phải bằng nửa cây thông, không ngờ chỉ bằng một phần tư “nó”.
- Thôi! - Tôi vỗ về cái thân to như cột nhà của cây thông - mai về nhà tao ăn mười bát cơm, hai mươi bát cơm, để lớn bằng mày, thông nhé! Đợi tao với đấy, lớn nhanh nó vừa vừa chứ, kẻo người ta chặt đi là đi đời.
Nằm gối đầu trên gốc thông, xoài người xuống thảm cỏ xanh rờn. tôi lấy truyện ra đọc. Tiếng thông reo vi vu, gió thổi mát rượi làm cho câu chuyện cổ tích tôi đang đọc như hiện ra trước mắt. Những buổi tối bọn con gái rủ nhau ra chơi rừng thông để hứng gió, bọn con trai chúng tôi vừa nhác thấy chúng nó ở đầu rừng đã xộc ra huơ tay múa chân, miệng thét inh ỏi làm cho bọn con gái sợ hãi chạy tán loạn.
Chủ nhật được nghỉ, có bạn định đeo súng cao su vào rừng bắn chim. Vì muốn những chú chim xinh xắn quen thuộc ấy không phải chết, tôi đã rủ bạn chơi đánh trận giả. Bởi là người quen thuộc rừng thông nhất, nên những cây thông nào có vài vết sứt nhỡ nhỡ là tôi trèo tót lên ngay. Các bạn ở dưới chăng làm gì được, hai phe tiếp tục đấm đá nhau. Lợi dụng "phe nó” sơ hở, tôi nhặt luôn một cành thông rơi dưới đất xông vào đánh. Kết quả phe kia thua. Được chúng nó “cồng kênh” tôi sung sướng "phất cờ” bằng hoa, nghe bọn "phe mình” hét to, vừa hét vừa vỗ tay: "Hoan hô! Nguyên soái Bình vạn tuế! Hoan hô! Hoan hô!”.
Cây thông cùng reo vi vu như chào mừng tôi. Dòng suối cũng chảy róc rách như kể chiến công của tôi, còn tôi thì kiêu hãnh nhìn bốn phía…
... Mùa nước lũ, thông giận dữ lung lay cành lá làm cho nước sợ hãi sủi bọt...
Khi mùa xuân đến, thông bỗng cười xoà, vi vu suốt ngày đêm. Mùa xuân đã dệt cho thông một chiếc áo xanh rờn. Được thấy ánh mặt trời, được đón làn gió mát, được ngắm hoa đẹp, được nghe suối chảy và tiếng nói cười của chúng tôi, thông lại được suốt ngày vi vu ca hát cùng đàn chim xinh... Đấy! “Rừng thông xanh của tôi” là như thế đây! Nó như một “người mẹ hiền” của tôi, lúc vui cũng như buồn, “rừng thông xanh” đều cùng tôi chia sẻ.
Đã bao mua xuân qua, “rừng thông xanh của tôi” đểu giữ được “tính tình" cũng như giữ được vẻ đẹp màu xanh. Nó mãi mãi vẫn là:
“Rừng thỏng xanh của tôi”.