K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2021

Đẹp: Xinh, xinh đẹp, xinh xắn, tươi đẹp, xinh tươi, đẹp đẽ...

To lớn: Vĩ đại, khổng lồ, hùng vĩ, to tướng, ...

Học tập: Học, học hỏi, học hành, học việc,...

\(@VR\)

-Đẹp : đẹp đẽ,xinh xắn,tươi đẹp,mĩ lệ,xinh tươi,đèm đẹp. - To lớn : vĩ đại,to kềnh,hùng vĩ,tô tướng,to đùng, to sụ,khổng lồ. - học tập : Học hành , học hỏi,... Chúc bạn hok tốt!!!!! tick cho mình nha bạn!!!!!!!
1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc. 2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm...
Đọc tiếp

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.

 

2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...

 

3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………

 

4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………

 

5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

 

6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.

 

7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện. Mình dang cần gấp

0
6 tháng 9 2021

2. Đọc phần một đoạn trích, nêu một số chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến em liên tưởng tới đặc điểm con người. Lối miêu tả này thường được sử dụng ở loại truyện nào?

Đặc điểm nêu về tính cách và ngoại hình có đôi chút giống với con người. Lối miêu tả này được sử dụng ở loại truyện đồng thoại.

6 tháng 9 2021

Trả lời:

 Một số chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến em liên tưởng tới đặc điểm của con người: Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân và khoeo cứng dần và nhọn hoắt, tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, tôi vỗ cánh nghe tiếng phành phạch giòn giã, tôi bước đi bách bộ, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, người tôi rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được, cái đầu to ra và nổi từng tảng, cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong, tôi cà khịa bà con trong xóm, tôi quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó.

6 tháng 9 2021

kể bằng lời nhân vật Dế Mèn theo ngôi thứ nhất

6 tháng 9 2021

kể bằng lời nhân vật dế mèn

kể theo ngôi 1

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc. 2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm...
Đọc tiếp

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.

 

2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...

 

3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………

 

4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………

 

5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

 

6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.

 

7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện.

0

Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 7 - là năm học thứ 2 của mái trường trung học cơ sở. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình. Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài học đầu tiên lớp 7.

HT nha bạn

#Hoàng Đức Tùng#

6 tháng 9 2021

thank you nha

6 tháng 9 2021

Trả lời không đúng đề bài + Trả lời linh tinh

=> Báo cáo

6 tháng 9 2021

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa

- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.

+, So sánh: Mặt trời như hòn lửa.

+, Ẩn dụ, nhân hoá: Sóng cài then; đêm sập cửa, câu hát

căng buồm. => +, Gợi lên khung cảnh hoàng hôn rực rỡ, tráng lê, kỳ vĩ. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn đi vào trạng thái nghỉ ngơi. +, Hình ảnh con người đẹp khỏe khoắn, niềm vui, niềm lạc quan của người lao động trước cuộc sống mới

Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế. Truyền thuyết Thánh Gióng là truyền thuyết vô cùng hấp dẫn kể về người anh hùng này.

Truyền thuyết kể lại rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một ngôi làng nọ bên sông Hồng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng như thường ngày, trông thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, hai vợ chồng vô cùng vui mừng. Nhưng không giống những người khác, chín tháng mười ngày qua đi, bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.

Cũng năm ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.

Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.

Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.

Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.

Nhiều thời đại qua đi, truyền thuyết người anh hùng Thánh Gióng vẫn được lưu giữ và truyền tụng mãi trong dân gian, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Thánh Gióng chính là biểu tượng cho ước mơ, sức mạnh bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Vào thời vua Hùng Vương thứ sáu,ở một làng thuộc bộ Vũ Ninh,có một người đàn bà tuổi đã già mà vẫn một thân một mình. Một hôm,bà ta lên gò cao để kiếm củi,bỗng thấy một thân người rất lớn. Bà đứng ngắm nghía một lúc, rồi thử ướm bàn châm mình vào,từ đó,bà cảm giác trong người có thay đổi,ngày một khác thường vì thấy mình đã thụ thai. Đủ ngày,đủ tháng,bà sinh ra một đứa con trai bự bẫm,khôi ngô,nhưng chỉ phải cái nó không cười và cũng không khóc bao giờ. Thấm thoát đứa bé đã được ba tuổi,mà vẫn cứ nằm trơ trơ,không lâyd,không bò,không cười,không nói. Nhà chỉ có một mẹ,một con,nên sau khi cho con ăn no rồi,người mẹ cho con vào nôi và đặt một chiếc gióng trên sàn nhà để đi làm. Hàng xóm láng giềng thấy thế thì gọi thằng bé là thằng Gióng. Lúc bấy giờ có đám giặc Ân kéo đến đánh phá đất Văn Lang ta. Quân giặc rất hung hãn,đi đến đâu chúng cũng đốt nhà phá cửa,hoa màu,giết ông già,đàn bà,con trẻ,cướp súc vật đem đi. Quân nhà vua đánh dẹp mãi không nổi. Vua Hùng Vương rất lấy làm lo lắng bèn sai sứ giả đi rao khắp thiên hạ để xem có người nào tài giỏi cầm quân đánh giặc. Một hôm,sứ giả đi đến bộ Vũ Ninh,đến làng mẹ con chú bé Gióng. Nghe sứ giả rao,bà già vỗ vào lưng con,nhìn vào mặt con,sẽ nói giỡn với con rằng : - Thằng cu này bao giờ mới đi dẹp giặc được đây ! Bỗng bà thấy đứa trẻ há miệng cười. Bà vui sướng quá nhưng lại tưởng mình hoa mắt,vừa toan định thần nhìn lại,thì đứa trẻ đã ngồi nhỏm dậy,bảo với mẹ rằng : -Mẹ ơi,mẹ gọi sứ giả vào đây cho con! Thấy con biết cười,biết nói,biết ngồi,bà cụ mừng cuống quýt,bà không hiểu gọi sứ giả vào để làm gì,nên bà có ý ngần ngại. Sau thấy con thúc giục,bà cụ chiều con,chạy ra gọi sứ giả vào nhà. Thấy sứ giả đến,chú bé ngồi nghiêm chỉnh,nói với sứ giả : - Ngươi hãy về tâu với vua sắm cho ta một thanh doi sắt,một cái nón sắt ,một bộ áo giáp sắt và một con ngựa sắt thật lớn. Ta sẽ đánh tan giặc ngay. Sứ giả lấy làm lạ,về tâu với vua. Vua đang chờ mong tướng tài để dẹp giặc,nên đã truyền lệnh ngay cho thớt rèn đúc đủ các thứ: roi sắt,nón sắt,giáp sắt,ngựa sắt;mọi thứ đều thật lớn và thật tốt. Còn chú bé từ lúc ngồi dậy được thì ăn khỏe quá chừng. Chú bảo với mẹ : -Mẹ thổi cho con thật nhiều cơm,đem cho con thật nhiều thịt và rau để con ăn,nay mai con còn đi đánh giặc. Chẳng bao lâu mà nhà có bao nhiêu thóc gạo thì chú đều ăn hết sạch. Bà cụ chạy ăn cho con thật vất vả mà vẫn không sao đủ được. Chú bé cứ mỗi ngày ăn một nhiều và to lớn nhanh như thổi,ngồi xếp bằng tròn mà đầu chậm vào nóc nhà. Xóm làng thấy thế người giúp gạo,người giúp thịt,giúp rau đậu; có bao nhiêu là chú đêyf ăn hết sạch. Khi sứ giả nhà vua chở roi sắt,nón sắt,giáp sắt và ngựa sắt đến thì chú bé bước ra khỏi nhà,vươn vai một cái thì người cao hơn một trượng,tướng mạo oai nghiêm,trong rõ ra một nhà Trời. Viên tướng mặc giáp sắt,đội nón sắt,cầm roi sắt,ngửa mặt lên trời,rồi vỗ mạnh lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt chồm lên,thét ra một luồng lửa như cầu vồng...Viên tướng nảy lên mình ngựa,phi như bay,mỗi buoces chân ngựa dài đến hai đến ba con sào. Chỉ chớp mắt là viên tướng đã phi thẳng vào đám giặc hàng trăm vạn,như đi vào chỗ không người. Viên tướng liền vung roi sắt đến đâu là quân giặc tan xương nát thịt đến đấy. Ngựa sắt thét vâng và phun lửa,rung chuyển cả trời,đốt cháy hết trại giặc và cả khu rừng gần đó. Roi sắt gãy,viên tướng ngồi trên mình ngựa với tay nhỏ những bụi tre bên đường,quật vào đám giặc. Giặc chạy tán loạn. Đuổi đến trên núi Sóc Sơn thì giặc không một mống nào,thấy nằm ngổn ngang khắp cánh đồng,khắp gò núi,máu chảy như suối. Giết giặc xong,viên tướng cởi giáp,bỏ nón bên đường,rồi từ từ cả người lẫn ngựa đều bay về trời...Trời đang u ám,bỗng đỏ hồng như lửa. Rồi mây hồng dần nhạt,trời xanh biếc một màu;gió thổi vi vu qua ngọn cỏ lá cây,như tấu một khúc nhạc ca ngợi cảnh thanh bình trở lại... Về sau,ở đất Vũ Ninh những đám tre nhổ đi còn sót lại rễ,đâm lên những cây tre màu vàng nhạt như ngà,gọi là tre đằng ngà;nó đã được qua cuộc thử lửa nên đốt nó rất thẳng. Ở khu rừng cháy,về sau nhân dân lập thành xóm gọi là làng Cháy. Còn những ao nước hình tròn ngày nay người ta thấy một dãy dài trên khắp cánh đồng và gồ đống từ Kim Anh,Đa Phúc đến Sóc Sơn,tục truyền là vết chân ngựa của Thánh Gióng. Làng của Thánh Gióng,đời sau gọi là làng Gióng. Vua nhớ ơn anh hùng sai lập đền thờ trên nền nhà cũ và truy tặng là Phù Đổng Thiên Vương,nên làng Gióng có tên là làng Phù Đổng.