K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2018

Cả 2 cái văn kể và văn tả đều giống nhau ở điểm là cả 2 bài văn này đều có yếu tố kể và tả 
nhưng trong văn kể thì cái đoạn tả chỉ nên ngắn thôi,và chủ yếu đoạn tả này chỉ để giới thiệu sơ qua thôi 
còn trong văn tả thì cũng có 1 phần là kể,chủ yếu thì đoạn này sẽ là kể kỉ niệm,...Nhưng trong cái đoạn văn tả này thì tả sẽ nhiếu nhất 

1 tháng 4 2018

Điểm giống nhau tả người và tả cảnh là : Đều có ba phần ; cùng xác định người hoặc cảnh để tả ; tính chât nổi bật và phải nêu nhận xét của mình
 

1 tháng 4 2018

Bài 1/

                                     Ghi ở bờ ao

                                Chim hót rung rinh cành khế

                                Hoa rơi tím cả cầu ao

                                Mấy chú rô con ngơ ngác

                               Tưởng trời đang đổ mưa sao

      Dễ thấy một Trần Đăng Khoa bé thơ nhạy cảm, tinh tế trong quan sát cảnh vật thiên nhiên gần gũi, thân thuộc. tiếng chim làm lay động cành khế khiến hoa rơi làm tím mặt ao nhà. Nét độc đáo là sự nhập thân tưởng tượng vào mấy chú rô non. Cá con tưởng một trận mưa ngôi sao vừa đổ xuống! Vũ trụ thu hẹp lại trong cái nhìn bé xíu thật hồn nhiên…

Bài 2/

                                  Ao nhà mùa hạ

                                  Mùa mưa mà mưa chưa đến

                                  Đáy sâu nẻ toác khi nào

                                  Rêu nằm mơ chuyện sấm sét

                                  Rồi khô trên cọc cầu ao…

            Đúng là ao nhà vào ngày nắng hạn khắc nghiệt nhất - chuyện cũng thường thấy ở làng quê ta. Dòng thơ mở đầu là một nghịch lí, đúng hơn là một bi kịch “Mùa mưa mà mưa chưa đến …”. Cái phải đến lẽ ra phải đến rồi. Mưa móc nào cần gì nhiều đâu. Một chút hơi nước ẩm đủ để một đời … rêu phong ! Những thân- phận- rong - rêu chết khô ngay trong giấc mơ về một ngày uy vũ nổi lên, một ngày giọt giọt sẽ nhuần thấm trong lòng người, một ngày để phục sinh ! …. Đâu còn là chuyện ao nhà ngày hạn nữa mà là góc khuất của cuộc đời bất chợt hiện ra khiến ta phải suy ngẫm.

Bài 3/

                                                Cơn giông

                                  Cơn giông nổi lên giữa làng

                                  Bờ ao lở gốc cây bàng cũng nghiêng

                                 Quả bòng chết chẳng chịu chìm

                                 Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu…

         Thế rồi giấc mơ kia đã đến, nhưng đến theo một kiểu bất ngờ ! Đời vốn khó lường. Đã đành…Rêu phong đã khô cháy từ lâu, lần này là những thân phận khác lớn hơn ! Sấm sét đã nổi lên rúng động làng trên xóm dưới, bất chợt, thảng thốt…Cũng trên cái xã hội ao con ấy. Khoa quan sát một đối cực khác đang diễn ra với sự khốc liệt mới mẻ đến không ngờ: Bờ ao lở, gốc cây bàng cũng nghiêng…Quả bòng chết oan khiên không nhắm mắt. Đây nữa, dâu bể thế gian: Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu…Hình như ta chưa được đọc một câu thơ nào tả sóng ao theo một kiểu như thế. Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ để lại hai câu thơ tả sóng ao thu không thể nào quên “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo…”. Sóng ao đẹp mơ màng thì nhiều người viết, viết hay; còn sóng ao - mà ao con - dữ dội oan khiên thì chỉ thấy cậu bé “nhà quê” này !

           Ao gì mà ao, biển đấy, lạ chưa ?! ...

           Biển đâu mà biển, cõi người đó, buồn chưa ?! ...

          Trần Đăng Khoa thuở “Góc sân và khoảng trời” có nhiều câu thơ nói về cái ao. Có thể nhặt ra: Mặt ao không gợn gió- Bóng trúc cũng rung rinh (Câu cá). Mặt trời lặn xuống bờ ao, Ngọn khói xanh lên lúng liếng (Khi mùa thu sang). Chị tre chải tóc bên ao, Đàn mây áo trắng ghé vào soi gương (Buổi sáng nhà em…). Bài “Ghi ở bờ ao”(đề cập đến phần đầu bài viết này) cũng phát triển theo hướng ấy. Ao hiện lên thân thuộc, đầy hình ảnh nên thơ nhưng ao vẫn là ao, dẫu có sử dụng thủ pháp nhân hóa, dẫu có cả gió-mây-trời-nước soi bóng trong chiếc gương tròn bé xíu nhà Khoa cũng chỉ nhằm làm cho thiên nhiên thêm phần lung linh, sống động hơn thôi; cũng chỉ là những câu thơ gợi tả, gợi cảm, có hồn đáng khen…Đến Ao nhà mùa hạn và Cơn giông thì không còn là cái ao thiên nhiên nữa mà là cái ao số phận, là cuộc đời ở hai chiều nghịch cảnh éo le…Đọc “Ao nhà mùa hạn”  và “Cơn giông” rồi ngẫm chuyện đời, chuyện xã hội đổi thay  mà quắt quay cám cảnh!

            Thiên nhiên ở đây giã từ hồn nhiên tưởng tượng để bay chơi vơi đến tầng nghĩa của những biểu tượng. Không cảm xúc nữa mà cảm thương, chiêm nghiệm. Thi sĩ, dù ở tuổi nào; thơ hay – dù viết về cái gì, cũng phải phát hiện ở sự vật theo một chiều kích riêng, hiển hiện những khuất lấp ngộ nhận đến nông nỗi của đời sống thực tại bằng một linh cảm không giải thích, có khi ngỡ như là thiếu căn cứ , có khi tưởng là vượt thoát tầm nghĩ của người làm thơ. Hai bài thơ con, của đứa trẻ con, viết về chiếc ao con đã ngầm chứa giá trị của tư tưởng. Thơ thiếu nhi và thơ cho thiếu nhi là thơ của người lớn hoặc trẻ con viết về tuổi ấu thơ. Hai bài thơ trên thuộc loại nào ?! Khái niệm nào cũng bất ổn đáng ngờ.

            Nhưng mà dẫu sao , tôi vẫn chưa hết day dứt một điều Ao nhà mùa hạn và Cơn dông làm thế nào lại được viết vào năm 1972, khi ông TĐK còn là bé Khoa mới vừa mười bốn tuổi?!..

tham khỏ nha bạn

1 tháng 4 2018

Trần Đăng Khoa bé thơ nhạy cảm, tinh tế trong quan sát cảnh vật thiên nhiên gần gũi, thân thuộc. tiếng chim làm lay động cành khế khiến hoa rơi làm tím mặt ao nhà. Nét độc đáo là sự nhập thân tưởng tượng vào mấy chú rô non. Cá con tưởng một trận mưa ngôi sao vừa đổ xuống! Vũ trụ thu hẹp lại trong cái nhìn bé xíu thật hồn nhiên…

1 tháng 4 2018

Trùng lợp thật,hôm nay trường mình đi đền Hùng,mình vừa đi về nè

Đền Hùng nằm ở phía tây bắc Hà Nội, cách Thủ đô chưa đầy 90km. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng hay còn được gọi là núi Cả, núi Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hi Cương, Hi Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiêu Sơn,...). Núi có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết, ba đỉnh núi này là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.
 
Phong cảnh nơi đây mới hùng vĩ làm sao! Ở đó núi non trùng điệp, rừng cây bạt ngàn xanh tốt. Vào những ngày đẹp trời, ta có thể nhìn thây dòng sống Lô hiền hoà, trong vắt, những xóm làng ẩn hiện trong vườn cây trái như một bức tranh đầy màu sắc. Từ núi Nghĩa Lĩnh có thế’ quan sát được cả một vùng rất rộng của trung tâm Bắc Bộ với ngã ba Hạ, nơi sông Lô đổ nước vào sống Hồng, với các dãy núi Tam Đảo, Ba Vì và các dãy đồi lượn sóng xen kẽ giữa những cánh đồng tốt tươi, những vùng quê trù phú của vùng trung du.
 
Toàn bộ khu di tích gồm 4 đền, 1 chùa và một lăng hài hòa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất đẹp mắt. Cao nhất là Đền Thượng, thấp nhất là Đền Giếng. Các Đền được xây dựng theo một kiến trúc cổ kính. Sau khi qua cổng chính của khu di tích, qua 225 bậc đá, là lên đến đền Hạ. Ở khu vực Đền Hạ có chùa Thiên Quang và cây Thiên Tuế 700 tuổi; gần đó có đền Ngọc và giếng Ngọc. Từ Đền Hạ theo 168 bậc đá nữa là Đền Trung và lên tiếp 102 bận nữa thì lên Đền Thượng và có lăng vua Hùng, tượng trưng cho mộ Tổ.
 
Cổng đền được xây theo kiểu vòm cuốn. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ; giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh-hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Mặt sau cổng đắp hai con hố là hiện thân vật canh giữ thần.
 
Qua cổng chính là Đền Hạ. Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Ngay chân Đền Hạ là nhà bia, trên đỉnh có đắp hình, nậm rượu. Nơi đây đặt bia đá ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
 
Gần Đền Hạ có ngôi chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ ngồi nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ. Chùa có một gác chuông được xây dựng vào thế kỉ XVII. Tiếp đến là Đền Trung. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Đây cũng là nơi vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.
 
Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để cử hành những buổi lễ thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng. Tiếp đến là Lăng Hùng Vương, tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng hình vuông, tầng dưới bốn góc đắp bốn con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc”. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, hai bén cửa đều đắp kì lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bàng đá. Trong lãng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái mui luyện.
 
Từ Đền Thượng, đi tham quan một đoạn nữa là đến Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh), tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lí qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên dược nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời, cổng Đền Giếng có kiểu dáng gần giống cổng chính nhưng nhỏ và thấp hơn.
 
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn). Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.
 
Ngay dưới chân núi là Bảo tàng Hùng Vương. Trong Bảo tàng có nhiều hiện vật, tranh ảnh, tượng lớn khắc hoạ chủ đề: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.
 
Vào những ngày giỗ Tổ Hùng Vương, cờ, hoa, biểu ngữ được trang hoàng khắp mọi nơi. Cờ bay đỏ những cành cây, đỏ những mặt hồ. Trong những ngày lễ, Đền Hùng càng đông khách thập phương đến tham quan và thắp hương, tưởng nhớ ghi dấu công ơn của các vua Hùng.
 
Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử — văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!
 
Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

12 tháng 6 2021

VUONGDUCTAI

1 tháng 4 2018

Chào các bạn. Mình tên là Trang Anh. Học lớp 6B2, trường THCS Vạn Sơn. Mình ở Việt Nam và sống ở Hải Phòng. Môn học mk yêu thích là toán và văn. Bố mình làm cơ khí còn mẹ mình thì làm kế toán.

                                                    Còn các bạn thì sao^^                                                              

                                                            ~ Hết ~

1 tháng 4 2018

Tên tôi là ... . Năm nay tôi .... tuổi . Tôi sống ở ....... . Gia đình tôi có ... người  . Tôi học ở Trường ...... . Công việc của tôi là ... .

Ước mơ của tôi là ....

1 tháng 4 2018

Ngày xửa ngày xưa,tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc.Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào.Chỉ biết rằng:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”.

Thật đúng như vậy,họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời,gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Thuở ấu thơ,tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với  cái thân hình bé nhỏ hình nón,trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé.Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực.Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc .Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió.Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng.Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa .Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu”…

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy , chông,mũi tên.cung tên,…góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sông con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, Dung tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẽ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn. những ng lớn dung tăm để xia răng được làm từ tôi. mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà  nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre,đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây,bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh . Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết ,thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm,xơ xác và khô héo lụi tàn , tôi vẫn được mọi ng sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.

Các bạn đã nghe câu:”Tre già măng mọc” chưa?Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con ng nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài ng, để được ng đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như 1 ng nông dân chất phác và mộc mạc , chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hung hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường , tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm.Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường , đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.

“Mai sau, mai sau, mai sau

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh”…

1 tháng 4 2018

" tre xanh 

xanh tự bao giờ 

chuyện ngày xưa .... đã có bờ tre xanh " 

đây là câu trích trong bài "tre VN " của tác giả Nguyễn Duy viết mà em đã đc học ở sách giáo khoa chương trình lớp 4 . từ lâu tre đã trở thành người bạn của ng dân VN , là biểu tượng cho những phẩm chất của cn ng VN : nhũn nhặn , đoàn kết , thuỷ chung , bất khuất ... Tre luôn mọc thẳng , mọc thành chùm thể hiện sự kiên cường và đoàn kết của nhân dân ta . và tre , những tiếng sáo trúc đã mang lại những tuổi thơ với những chiếc nôi tre và điếu thuốc lá cho niềm vui của cụ già . Yêu sao cây tre Việt Nam đã gắn bó với cn trong đời sống . Dù công nghệ có phát triển nhưng tre vẫn tồn tại trong tâm hồn dân tộc
mik nha

1 tháng 4 2018

Mỗi lần theo mẹ ra chợ mua hàng, là em lại có dịp quan sát một cậu bé có hình dạng  và hoạt động rất kì lạ. Khiến cho em có một ấn tượng rất sâu sác .Chắc các bạn và các thầy cô cũng thắc mắc, người bạn nhỏ ấy có đặc điểm gì khiến em phải chú ý  như vậy. Sau đây, em xin tả lại cho cô và các bạn cùng nghe

Cậu bé tên là Minh, nhà Minh nghèo lắm. Có lần em nghe các bác trong chợ kể rằng ba má cậu mất sớm, để lại hai chị em Minh non  ớt đương đầu với sóng gió cuả cuộc đời. Do nhà nghèo, nên chị Minh phải đi làm thuê làm mướn suốt ngày, còn Minh thì phải đi bán rong trong chợ các đồ linh tinh như bàn chải, lược , đồ móc chìa khoá để nuôi sống bản thân. Tóc cậu rậm rạp, Có lẻ vì nhà nghèo nên cậu không thể đi cắt tóc được. Cậu có khuôn mặt hình chữ điền dính đầy bụi bẩn vì cậu phải lăn lộn khắp nơi để kiếm ăn nhưng ẩn sau lớp bụi bẩn đấy, em tin chắc là một tấm lòng nhân hậu,  Cậu có chiếc mũi dọc dừa  trông chẳng hợp với khuôn mặt cuả mình tí nào. Ẩn sau đôi môi tái nhợt vì bệnh tật là hàm răng khểnh và trắng ngà. Đã vậy. Ông trời còn nỡ để Minh mang  một dị tật khủng khiếp. Hai tay cậu bị bại liệt không giống như người bình thường khiến cạu cầm nắm rất khó khăn. Vì vậy mà chị Minh phải quàng sẵn đồ đạc lên người Minh để cậu có thể bán. Cũng chính vì điểm này mà tất cả lũ nhóc trong chợ đều gọi Minh với một cái tên trêu chọc là Minh cùi. Mỗi lần như vậy, Minh vưà khóc vừa giẫn dữ xua các bạn kia ra, nhưng vì bị tật nên chẳng những không xua được mà còn bị té lên té xuống  khiến đám nhóc vô luơng tâm kia cười vỡ cả bụng. Em vội vả chạy đến đỡ Minh dậy.  Thế là Minh kết thân với em vì em là người bạn duy nhất không trêu chọc Minh. Trong chỉ vài phút tiếp cận. Em đã phát hiện ra rằng: tuy xấu xí. Nhưng cậu vẫn mang trong mình cái hồn  nhiên, trong sáng cuả tuổi thơ. Thỉnh thoảng, cậu chạy theo một chú bướm vàng với một bộ dạng rất vui vẻ, yêu đời.  Cậu chăm chỉ thật. Từ khi chợ họp đến giờ, cậu vẫn cứ đứng ở trước cưả mời gọi mọi người mua hàng. Câu tuy nghèo nhưng cũng có lòng tự trọng rất cao. Có lần,  một bác đi mua rau ngang qua, thấy cậu bé tội nghiệp. Bác cho cậu năm nghìn và nói : “Ta tặng cho cháu đấy, ta không lấy hàng gì đâu.”. Thế mà Minh không nhận, nằng nặc xin bác phải mua một món gì đó mới thôi. Minh nói với Bác nọ: “đói cho sạch, rách cho thơm bác ạ. Cháu không phải ăn mày.Cháu muốn sống bằng sức lao động của mình” Minh tuy nghèo nhưng rất  ham học dù điều  kiện gia đình không cho phép. Trong lúc đi bán, lâu lâu, Minh lại lấy cuốn sách cuả chị cậu cho ra đọc. Hỏi thăm mới được biết là tối nào, chị Minh cũng dạy Minh học chữ. Vì bị bại liệt hai tay nên cậu phải dùng hai ngón chân để cầm bút. Tuy vậy chữ cậu lại rất đẹp Thật  là tài tình phải không các bạn. Minh còn có biệt tài vẽ chân dung bằng chân rất điêu luyện. Những người khách qua đường thỉnh thoảng lại tò mò muốn xem Minh vẽ, thể là cậu dùng hai ngòn chân nhỏ bé cuả mình kẹp lấy bút rồi ngả người ra sau chuẩn bị tư thế . Như một phép thuật kì diệu, những đường nét nghệ thuật bắt đầu hiện ra. Khi bức tranh đã hoàn thành ai cũng tấm tắc khen đẹp. Nét đẹp ấy không những  từ bức chân dung Minh vẽ mà còn là  từ lòng quyết tâm, ý chí phấn đấu đi lên cuả Minh đấy.  Tuy khó khăn, nhưng Minh không hề nản chí làm em rất nể phục. Cậu làm em nhớ đến hình ảnh thầy Nguyễn Ngọc Kí người đã dùng hai ngón chân tập viết, đã nổi tiếng trong cả nước . Trời đã gần trưa. Mẹ đã mua hàng xong và ra đón em. Vưà lúc ấy ,chị cuả Minh  tất tả chạy bộ đến mang cơm cho Minh. Trông thấy em đang nói chuyện với Minh, chị nói: “ Chào em, em là bạn cuả Minh à” .Em tươi cười gật đấu. Chị quay sau đút cơm cho Minh ăn, thấy Minh phải cố gắng lắm mới ăn đươc từng muổng cơm và người chị thương em chốc chốc lại chảy nước mắt làm em rất cảm động. Nghe em kể về Minh, mẹ em sực nhớ về Bác Tư người làm trong một ngôi nhà tình thương của một tổ chức nhân đạo .Mẹ  em chạy đến nói với chị cuả Minh. Hai chị em mừng đến phát khóc. Cuối cùng. Chị em Minh đã được đón về một mái ấm tình thường để đườc che chở, đùm bọc và dạy dỗ nên người.

Nhìn  hoàn  cảnh của  Minh, một cậu bé mồ côi, tật nguyền. Em cảm thấy mình rất may mắn được sống đầy đủ và êm ấm trong vòng tay thương yêu của  cha mẹ và ông bà. Em quyết tâm học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành người tài , làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Em sẻ thành lập nhiều tổ chức từ thiện để góp phần xoa dịu các nỗi đau của  những mảnh đời bất hạnh như chị em Minh.

Trong cuộc sống của chúng ta ngày nạy, có không ít người có hoàn cảnh khó khăn và éo le. Đặc biệt là những chiến sĩ đã bị nhiễm chất độc màu da cam khi tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Nhưng đáng thương thay, chất độc quái ác đó không chỉ làm những người lính bị nhiễm mà còn đời sau của họ cũng bị di truyền,… Một lần, em đã được xem trên truyền hình một câu chuyện về gia đình có người bố bị nhiễm chất độc màu da cam. Câu chuyện đã để lại trong em nỗi xúc động sâu xa.

Một gia đình nông dân nghèo có người chồng bị nhiễm chất độc màu da cam. Họ sinh được ba cậu con trai có hình dạng khác thường. Người chồng nguyên là chiến sĩ đã tham gia chiến đấu để giữ nền độc lập cho nước nhà và trở về quê khi chiến tranh kết thúc. Người chồng này yếu ớt, người gầy xạm, chỉ có thể ngồi ở nhà trông con và nương tựa vào người vợ mà thôi.

Nhà có ba cậu con trai thì cậu thứ nhất lúc nào cũng ngửa mặt lên trời mà cười, mồm miệng méo xệch, nước bọt trào ra, không những thế đôi vai của cậu còn bị lệch một bên nên một cánh tay lúc nào cũng lòng thòng. Trông đến khổ! Có lẽ cũng bởi vậy mà khi mặc áo, cậu ta có cảm giác khó chịu và xé rách áo. Đến cậu thứ hai thì béo ục ịch nhưng lại rất lùn nên mỗi bước đi của cậu chậm chạp. Cậu ta còn có đôi mắt to, cái đầu to, nhìn rất xấu. Cuối cùng là cậu út. Cậu này rất thương mẹ nhưng lại giúp mẹ lúc được, lúc không. Bởi cậu bị mắc căn bệnh động kinh nên cậu có thể bị ngất bất cứ lúc nào trong từng giờ, từng ngày.



Read more: http://taplamvan.edu.vn/ta-mot-nhan-vat-co-hanh-dong-va-ngoai-hinh-khac-thuong/#ixzz5BQG5aley

1 tháng 4 2018

-    Câu trần thuật đơn: Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

-Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại. 

Nhiều loài tre có thân tre với vách dày, cứng có thể làm nhà, nhất là làm nhà sàn của các dân tộc miền núi. Măng tre tươi thơm giòn, luộc chấm vừng, ninh xương rất ngon. Người ta còn muối măng với hạt mắc mật làm rượu măng, làm măng chua…

Các dụng cụ gia đình như cán cuốc, thang tre, rỗ rá tre; các nhạc cụ bằng tre như sáo tre, khèn tre…

Ghế giường bằng tre, chiếu mành tre ta cũng thường dùng. Tre được dùng làm lẵng hoa, làm đĩa và rất nhiều mặt hàng để xuất khẩu…

Trong công nghiệp, tre được dùng để chế tạo giấy viết, chế tạo đầu lọc thuốc lá và nhiều loại giấy cao cấp khác. Ngoài ra, nhiều nước dùng cót ép tre nứa chế biến ván dán, ván ép để làm ván sàn, các dụng cụ gia đình cao cấp…

Tre làm cây phong cảnh.

Rừng tre để bảo vệ môi trường rất tốt, chống xói mòn đất, bảo vệ đê biển, tăng nguồn oxy cho nước để tăng nguồn lợi cá và thủy sản.

Như vậy tre có thể ứng dụng trong kiến trúc, xây dựng các căn nhà nhỏ, xây dựng cầu, làm ngói tre, xây quán du lịch, phòng trà…

Ứng dụng trong công nghệ tạo giấy; làm ván nhân tạo; và trong các lĩnh vực khác như đan bện chiếu trà, làm đũa tre, nhị, sáo tre…

Chính vì vậy, người ta dự đoán rằng đến thế kỷ 21, tre sẽ trở thành một nguồn lợi lớn và chỉ đứng sau các đặc sản như chè, cà phê, cao su, điều…

1 tháng 4 2018

Đêm hôm qua, làng tôi có một trận giông bão lớn ập về. 
Luỹ tre đầu làng trong cơn giông thật oai hùng , dẻo dai, kiên cường và bất khuất, nó giúp người dân chặn nước về làng về bảo vệ mùa màng. Gió thổi mạnh, sấm chớp và mưa tuôn xối xả như muốn quật ngã rặng tre xanh, rặng tre chao đảo, vặn vẹo nghiêng ngang trong giông bão. Tiếng sét đánh ầm ầm, gió không ngừng thổi siết , thật là một đêm giông bão lớn. Vậy mà luỹ tre vẫn hiên ngang ngửng mặt nhìn bầu trời xám xịt , đầy mây đen. Nó quật cường , hiên ngang chỗng chọi với gió bão, không khuất phục. Cuối cùng, trận giông bão đã dứt, vậy là luỹ tre xanh làng tôi đã chiến thắng trong đêm giông bão hôm qua. 
Luỹ tre là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam không chịu khuất phục, kiên cường , bất khuất chống lại thiên tai, lũ lụt, chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

                                                                          Bài làm

Quê em cớ muôn ngàn cây lá khác nhau, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gân gũi nhất vẫn là cây tre. Nếu như làng quê thiếu lũy tre làng thì chẳng còn là làng quê nữa.

Tre có dáng thẳng, thân tròn. Tre đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Lá tre mỏng, nhọn, trông mảnh khảnh nhưng thật dẻo dai. Họ nhà tre có mấý chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm nọn măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao, có chiều quằn ở ngọn, màu tre tươi như nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, tre mộc mạc, giản dị như người nông dân chân lấm tay bùn.

Cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương em. Tre ôm ấp xóm làng, tre làm cho phong cảnh làng quê thêm duyên dáng, thanh bình. Còn gì đẹp hơn hình ảnh những mái đình, ngôi chùa cổ thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Và cũng thật là đệp với hình ảnh con trâu nằm nhai bống râm dưới bụi tre đầu làng. Tre hòa quyện cùng với cuộc sống lao động, tre chia ngọt xẻ bùi cùng con người trong những phút thư nhàn ngồi trò chuyện cùng nhau. Tre làm cho quê hương em có một vẻ đẹp yên bình, ấm áp.

Tre không chỉ đẹp đơn thuần là màu xanh cây lá; không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm thôn mà vẻ đẹp của tre còn là sự cần cù, chất phác:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.
Cây tre Việt Nam – Thép Mới

Tre là bạn của nhà nông. Tre giúp người làm cột, làm kèo, đan phên nứa để dựng vách, làm sườn nhà… Tre từng một nắng hai sương với người lao động. Tre làm cán cuốc, cán cày. Tre đồng cam cộng khổ với người, cùng người gánh vác khó khăn, cùng người hạnh phúc. Tre là bạn tâm giao với mọi lứa tuổi. Tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp cụ già khoan khoái hút thuốc làm vui, nhổ vụ trước; nghĩ đến mùa sau hay nghĩ đến một ngày mai bội mùa, no ấm. Tre đem lại niềm vui cho con trẻ, tre làm chiếc nôi để những em bé có giấc ngủ say nồng, tre làm que chuyền để trẻ em có niềm vui thú. Tre đan rổ, rá, nong, nia để các bà, các cô cổ cái mà sử dụng. Tre đem lại vẻ đẹp giản dị, thuần khiết cho người con gái thôn quê. Guốc tre, nón tre đi cùng với tà áo dài của người phụ nữ Việt Nám thì đẹp biết bao! Không chỉ thế, tre còn đem lại hạnh phúc lứa đôi:

Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
Thép Mới

Tre không chỉ phục vụ nhà nông mà còn là vũ khí để đánh giặc. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc. Tre mang chí khí như người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.

Chiến tranh đi qua, tre lại mang nét đẹp duyên dáng, trữ tình. Trẹ rì rào khúc hát bốn mùa. Tre vi vút những bài ca xây dựng của cuộc sống đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa cổng chào chiến thắng.

Ngày nay, đất nước ta đã có một nền khoa học công nghệ hiện đại nhưng cây tre Việt Nam vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống. Tre có mặt khắp nơi, các mặt hàng được làm từ tre đã đi khắp mọi miền Tổ quốc, được xuất khẩu ra nước ngoài. Tre vịnh dự góp phần đưa nền kinh tế đất nước ngày một đi lên. Đặc biệt hơn nữa, tre nứa làm nên những trang giấy trắng tinh để chứa đựng biết bao nguồn tri thức giúp các em vững bước vào đời.

Cây tre thật đẹp, thật có ích. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng người xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Tre già, măng mọc, theo qui luật từ bao đời nay. Búp măng non mãi trên phù hiệu hay trên mũ đội viên. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh, là thế hệ tương lại của đất nước.

1 tháng 4 2018

bn tìm trên mạng đấy

1 tháng 4 2018

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em