K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ca ngợi người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết:                                                   “ Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạy                                                   Lại đi, lại đi trời xanh thêm”( Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục,...
Đọc tiếp

Ca ngợi người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết:

                                                   “ Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

                                                   Lại đi, lại đi trời xanh thêm”

( Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục, 2013)

Dựa vào đoạn thơ đã dẫn ở trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu, lập luận theo cách diễn dịch làm rõ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người lính lái xe. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép nối liên kết câu ( Gạch chân và chú thích rõ câu bị động và phép nối liên kết câu  )

0
10 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước là những hành động cụ thể, được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”.

Có thể thấy, lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong cả kháng chiến lẫn công cuộc dựng xây xã hội chủ nghĩa. Thế hệ thanh thiếu niên cần không ngừng cố gắng học tập, làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn chặn triệt để các hành vi tuyên truyền phản động, biểu tình gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh đất nước.

Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam chính là nền tảng, cơ sở cho sự thống nhất trong khác biệt để Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập hợp lực lượng, tạo thành sức mạnh tổng hợp của một dân tộc, đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế, quân sự không lớn, song đã đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ thực dân, đế quốc, giành độc lập, tự do; tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vì thế, khi nước nhà đã giành được độc lập, song hiểm nguy từ nạn "giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm" vẫn đe dọa nền độc lập, tự do mà nhân dân ta đã giành được sau hơn 80 năm trời nô lệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”[6]; đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người dân, mọi giai tầng trong xã hội trong các bức thư gửi cho các cụ phụ lão: “Xưa nay, những người yêu nước không vì tuổi già mà chịu ngồi không” (Thư gửi các cụ phụ lão); cho các em nhỏ: “Các em phải thương yêu nước ta” (Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa); cho một Việt kiều: “Tôi vẫn nghe ông là người yêu nước thương nòi, vậy dịp này rất thuận tiện cho ông tỏ lòng trung thành với Tổ quốc” (tháng 9/1945); cho các giám mục và đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình: “Các vị là những người chân chính yêu nước, đồng thời cũng là những chân chính tín đồ của đức Giêsu” và bao dung, vị tha với những người trót lầm đường, lạc lối: “Ai cũng có lòng yêu nước, chẳng qua có lúc vì lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn. Nói lẽ phải họ tự nghe”[7]... để quy tụ, tập hợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở của lòng yêu nước chân chính, tiến hành sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Trân trọng giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc tuyên truyền về lòng yêu nước, tinh thần yêu nước cho mọi người dân, trong mọi thời điểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước không chỉ dừng ở nhận thức mà chính là phải thể hiện ở hành động. Cho nên, để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn, Người yêu cầu các cấp, các ngành “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”[8], vì “đành biết rằng từ đây đi đến cuộc toàn thắng, chúng ta còn phải kinh qua nhiều nỗi khó khăn. Nhưng chúng ta giàu lòng yêu nước, thì chúng ta quyết cứu được nước”

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Người, trong những năm tháng đấu tranh gian lao ấy, tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của mọi người dân Việt Nam đã được phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm nổi bật tinh thần, ý chí và trí tuệ con người Việt Nam. Đó chính là sức mạnh của lòng yêu nước được hun đúc suốt hàng ngàn năm lịch sử; không chỉ được bồi đắp mà còn phát triển lên một tầm cao mới, gắn với tinh thần quốc tế trong sáng. Đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước chân chính hòa quyện với chủ nghĩa quốc tế cao cả trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội; là lòng nồng nàn yêu nước gắn với sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của các đồng chí, bạn bè và nhân dân lao động các nước; là phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đấu tranh để “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[10] trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử. Đó cũng chính là hiển hiện của những tấm gương yêu nước, anh hùng mà khiêm nhường của biết bao quần chúng ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi; của đội ngũ cán bộ, đảng viên trên mọi lĩnh vực công tác ở cả tiền tuyến và hậu phương,v.v.. đã kết thành "một làn sóng mạnh mẽ", tạo thành sức mạnh tổng hợp, vô song, làm nên những chiến công của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, đưa đất nước ta tới hòa bình, độc lập, thống nhất, kiên định ục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Vì thế, có thể nói, những giá trị tinh hoa truyền thống như tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương giống nòi, phụng sự Tổ quốc, tinh thần sẵn sàng hy sinh vì dân, vì nước,v.v.. đến Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh đã được nâng lên một tầm cao. Yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung và hình thức mới, mang bản chất giai cấp, hòa quyện chặt chẽ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại mà cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là yêu nước chân chính gắn với tinh thần quốc tế vô sản, "khác hẳn tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”… và chính Người là một mẫu mực của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước Việt Nam hiện đại đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình ảnh của sự gặp nhau giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản”

10 tháng 8 2021

cường tráng,khoan thai,

treo, qua, cười, bán, bảo, đề.

Trả lời:

treo, qua, cười, bán, bảo, đề.

HT

Exercise 3. Read the text and answer the questions Sydney is Australia’s most exciting city. The history of Australia begins here. In 1788 Captain Arthur Philips arrived in Sydney with 11 ships and 1624 passengers from Britain (including 770 prisoners). Today there are about 3.6 million people in Sydney. It is the biggest city in Australia, the busiest port in the South Pacific and one of the most beautiful cities in the world. In Sydney, the buildings are higher, the colors are brighter and...
Đọc tiếp
Exercise 3. Read the text and answer the questions Sydney is Australia’s most exciting city. The history of Australia begins here. In 1788 Captain Arthur Philips arrived in Sydney with 11 ships and 1624 passengers from Britain (including 770 prisoners). Today there are about 3.6 million people in Sydney. It is the biggest city in Australia, the busiest port in the South Pacific and one of the most beautiful cities in the world. In Sydney, the buildings are higher, the colors are brighter and the nightlife is more exciting. There are over 20 excellent beaches close to Sydney and its warm climate and cool winter have made it a favorite city for immigrants from overseas. There are three things that make Sydney famous : its beautiful harbor, the Sydney Harbor Bridge, which was built in 1932 and the Sydney Opera House, which was opened in 1973. 1. Where did Captain Arthur arrive in 1788? 2. Is Sydney the biggest city in Australia? 3. How many beaches are there close to Sydney? 4. What is the population of Sydney today? 5. When was the Sydney Harbor Bridge built?
5

Bài tập 3. Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi :

Sydney là thành phố thú vị nhất của Úc. Lịch sử của Úc bắt đầu từ đây. Năm 1788, thuyền trưởng Arthur Philips đến Sydney với 11 tàu và 1624 hành khách từ Anh (trong đó có 770 tù nhân). Ngày nay có khoảng 3,6 triệu người ở Sydney. Đây là thành phố lớn nhất ở Úc, cảng bận rộn nhất ở Nam Thái Bình Dương và là một trong những thành phố đẹp nhất trên thế giới. Ở Sydney, các tòa nhà cao hơn, màu sắc tươi sáng hơn và cuộc sống về đêm cũng sôi động hơn. Có hơn 20 bãi biển tuyệt vời gần Sydney và khí hậu ấm áp và mùa đông mát mẻ đã khiến nó trở thành thành phố yêu thích của những người nhập cư từ nước ngoài. Có ba điều làm nên sự nổi tiếng của Sydney: bến cảng xinh đẹp của nó, Cầu cảng Sydney, được xây dựng vào năm 1932 và Nhà hát Opera Sydney, được mở cửa vào năm 1973.

1. Thuyền trưởng Arthur đến đâu vào năm 1788?

-> Arthur Philips to Sydney .

2. Sydney có phải là thành phố lớn nhất ở Úc? 

->  yes , it is

3. Có bao nhiêu bãi biển gần Sydney? 

-> There are over 20 great beaches near Sydney

4. Dân số của Sydney ngày nay là bao nhiêu? 

->Today there are about 3.6 million people in Sydney

5. Cầu cảng Sydney được xây dựng khi nào?

-> Sydney Harbor Bridge, built in 1932

1.Captain Arthur arrived in Sydney in 1788.

2.Yes,it is

3.There are over 20 beaches close to Sydney.

4.The population of Sydney today is 3.6 million people.

5.The Sydney Harbor Bridge was built in 1932.

hoc tot

1.It's named "Tet Trung Thu" in Vietnamese.

2.The festival celebrated on the 15th of the 8th lunar month.

3.No,it isn't

4.Children wear masks, parade in the street , have parties with special cakes and lots of fruits,...

hoc tot

10 tháng 8 2021
giúp tôi với tôi cần gấp
10 tháng 8 2021

Tham khảo nka :

Dàn ý tả cảnh buổi sáng trên quê hương em

I. Mở bài: Giới thiệu buổi sáng ở quê em, nơi em ở

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầy nắng và gió của vùng quê miền Trung yêu dấu. quê hương tôi có những cánh đồng dài thẳng tắp, những con sông dài ngoằn ngoèo. Con người ở đây rất hiền hòa và thân thiện, tôi yêu tất cả những gì ở đây. Cảnh là tôi thích nhất ở quê tôi là buổi sáng, một buổi sáng trong xanh và em dịu sẽ mang cho tôi cảm giác sảng khoái cho một ngày làm việc mệt nhọc. Buổi sáng nơi tôi sinh ra có những đặc điểm khác biệt rất ít nơi có.


 
II. Thân bài:

1. Tả bao quát:

Không khí buổi sáng mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương

Mùi lúa chín thơm

Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá

2. Tả chi tiết:

a. Khi trời còn tối

Trời mát mẻ, dễ chịu

Bầu trời tôi tối

Gà bắt đầu gáy, báo hiệu một buổi sáng lại đến

Những chú gà rời khỏi chuồng đi kiếm ăn

Có vài nhà bật đèn

Một vài nhà còn chìm trong giấc ngủ

Có một vài người qua lại trên đường tập thể dục

b. Khi trời bắt đầu sang

Bầu trời bắt đầu sáng tỏ và xanh hẳn

Hầu như mọi người đều đã dậy

Mặt trời dần dần xuất hiện sau rặng tre

Trên đường người qua lại bắt đầu nhiều

Những chú chim kêu rả rích

c. Khi trời sáng hẳn

Mặt trời lên, trời trong xanh

Nắng bắt đầu gắt

Bọn trẻ nô đùa trên đường đến trường

Những cô chú nông dân vác cuốc ra đồng

Tiếng máy cày, máy gặt rôm rả

Gió thổi những cơn nhẹ nhàng

Còn vài giọt sương còn đọng trên lá.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng ở quê em, nơi em ở

Nêu tình cảm với quê hương

Và gắn bó với quê hương như thế nào.

10 tháng 8 2021

Tôi yêu nhất những buổi sớm của mùa thu Hà Nội, rất đẹp đẽ và nó đi vào thơ ca một cách tự nhiên:

“Sáng sớm lạnh trong lòng Hà Nội
 

Những phố dài xao xác hơi may”

Sinh ra và lớn lên ở quê, nhưng năm tuổi tôi đã được sống cùng bố mẹ ở đất Hà Thành. Đã nhiều năm trôi qua nhưng tôi vẫn ấn tượng sâu đậm cảm giác khoan khoái của buổi sớm của Hà Nội. Buổi sớm đặc biệt nhất chắc phải nói đến buổi sớm mai của mùa thu! Khi đất trời miền Bắc đang trong độ chuyển giao giữa ngày hè với ngày đông.

Chỉ tờ mờ sáng, trên khắp các ngả đường đã lác đác người đi chợ, đi buôn; nhưng con phố vẫn nằm im để lắng nghe nhịp sống từ từ bắt đầu. Bóng tối mờ dần, ánh ban mai chào ngày mới khoảng lúc 6 giờ sáng. Ánh nắng len lỏi qua những hàng cây thẳng tắp, rung rinh những ánh sương đêm trên lá long lanh, thanh khiết tựa giọt pha lê. Cơn gió nhẹ thổi lướt trên mái đầu người đi bộ. Không cần ra phố, chỉ việc mở tung cửa sổ là tôi có thể thưởng thức mọi hương vị cuộc sống. Ở Hà Nội, điều tuyệt diệu nhất là ta được sải bước trên phố đi bộ Hồ Gươm. Không khí ở đó đúng là tuyệt diệu của trung tâm Hà Nội. Những nét cổ kính xưa xưa, tất cả nơi đây đều lưu giữ. Những ông bà, cô chú đi tập thể dục, những chiếc ghế đá bên hồ mọi người ngồi đọc báo, cùng nhau tập luyện dưỡng sinh, kể những câu chuyện ngày mới vui vẻ. Hòa vào không khí đó, chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao. Cả bầu trời như lắng đọng xanh mộng mơ hòa theo sự hiu hiu của gió ban mai.

Mới sớm ra sẽ ít xe cộ, nên những con phố vẫn thênh thang, trải dài theo bước chân của những gánh hàng rong. Hà Nội đặc trưng ở những xe hoa, xe hoa quả rong ngoài phố đã là dư vị sống của nơi đây. Chiếc xe đạp cũ kĩ, kẽo kẹt hòa theo tiếng giao thật giản dị mà nên thơ. Những chú chim chuyền cành líu lo chào đón ngày mới, chắc chỉ có sáng sớm mới có cơ hội được ngắm nhìn chúng, bởi khi nắng lên, xe cộ đông đúc chúng trốn đi đâu cả.

Con đường còn ươn ướt sương đêm cứ nằm im vờ chưa tỉnh giấc. Ở đầu ngõ có những bác xe ôm đón khách sớm! Hà Nội là thành phố nhộn nhịp và đông đúc bởi nó cũng chính là trung tâm của cả nước. Cảm giác trong lành, im ắng cũng nhanh chóng qua đi trả lại cho Hà Nội sự phồn hoa, nhộn nhịp. Chỉ khoảng 6 giờ 30 phút sáng người đi làm, đi buôn, đi học đông đúc. Cột đèn giao thông không được nghỉ ngơi lại lao vào trận chiến giờ cao điểm. Tôi cũng thường đến trường cùng mẹ khi nhịp sống hối hả ấy ập đến.

Buổi sớm của mùa thu Hà Nội sẽ khiến mỗi chúng ta có thể trải lòng cho bao nhiêu vất vả lo toan. Mỗi sớm mai thức giấc chúng ta sẽ đón nhận một ngày mới tươi đẹp và ý nghĩa hơn.

10 tháng 8 2021

Dàn ý :

I. Mở bài: Giới thiệu về người bố của em.

Bố em là một thành viên quan trọng trong gia đình và luôn gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Bố luôn cho em những lời khuyên hữu ích và cần thiết, người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời của em.

II. Thân bài

  • Tả ngoại hình của bố
  • Bố em đã ngoài 40 tuổi, người cao và hơi gầy
  • Mái tóc đen nhưng đã điểm vài sợi tóc bạc.
  • Khuôn mặt dài và trông hơi ốm.
  • Đôi mắt sáng và cương nghị.
  • Mũi bố cao hình dọc dừa rất đẹp.
  • Bố ăn mặc rất đơn giản với bộ đồ giản dị màu sắc nhã nhặn.

Tả tính cách người bố

  • Bố là người luôn vui vẻ nhưng hơi khó tính.
  • Khi làm việc nghiêm túc và cẩn thận trong công việc.
  • Khi chơi rất hòa đồng và chơi hết mình.
  • Bố luôn là người yêu thương cả nhà, lo lắng quan tâm.
  • Mặc dù rất giỏi giang tháo vát nhưng bố luôn khiêm tốn với mọi người.

Tả hoạt động của người bố

  • Thời gian hàng ngày, bố làm công nhân trong nhà máy.
  • Công việc công nhân chiếm hết thời gian của bố.
  • Sở thích của bố là nuôi chim cảnh, cho ăn, chăm sóc chúng mỗi khi rảnh rỗi.
  • Bố còn phụ giúp việc nhà cho gia đình, đỡ đần với mẹ.

III. Kết bài

  • Bố là người em rất yêu quý và thần tượng.
  • Mong bố khỏe mãi để chăm lo cho chúng em trưởng thành.
  • Em cũng sẽ cố gắng học tốt, không phụ lòng công ơn của bố.
10 tháng 8 2021

"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, 

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha". 

Đó là hai câu thơ luôn khắc sâu trong tâm trí em,  nhắc nhở em nhớ về công ơn của bố mẹ. Nếu mẹ như vầng trăng dịu hiền, ru em vào những giấc ngủ đêm khuya thì bố là ánh mặt trời ấm áp, dạy em luôn phải mạnh mẽ và trưởng thành trong cuộc sống. Bố là người thầy tuyệt vời nhất trong em.

Bố em năm nay đã tròn 40 tuổi, bố có dáng có người cao và gầy. Làn da của bố rám nắng vì công việc hàng ngày phải làm việc nhiều dưới ánh nắng mặt trời. Mọi người thường nói em rất giống bố ở khuôn mặt nhỏ nhắn, vầng trán cao, đôi mắt đen láy và hiền từ. Em rất vui và tự hào về điều đó vì mang trong mình những nét di truyền của bố. Giọng nói trầm và nụ cười ấm áp khiến em luôn cảm thấy hạnh phúc khi được gần bên bố. Đôi bàn tay của bố thô ráp, em biết đó là những dấu vết của thời gian, của bao vất vả bố đã hi sinh để lo lắng cho chúng em một cuộc sống đủ đầy hơn.

Bố em làm nghề lái xe, công việc của bố là chuyển những chuyến hàng đi đến khắp mọi miền tổ quốc. Vì vậy, bố thường xuyên phải xa nhà. Mỗi khi có ngày nghỉ, bố thường hướng dẫn làm những công việc nhà như sửa xe đạp, chữa lại chiếc ghế bị hỏng…. Bố luôn lo lắng và rất thương hai mẹ con em. Bố dặn em phải chăm chỉ học hành, không được làm mẹ buồn và lo lắng vì mẹ phải làm rất nhiều công việc hàng ngày. Mỗi lần bố về, đều tặng em những món quà nhỏ từ nhừng miền đất nơi bố đi qua. Bố luôn nói với em về quê hương đất nước Việt Nam vô cùng tươi đẹp và rộng lớn, đó là động lực thôi thúc em cố gắng học thật tốt để sau này có thể đặt chân đến những miền xa.

Bố dạy em rất nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống: phải biết mạnh mẽ sau những thất bại, biết khiêm nhường trước những thành công đạt được và hãy sẻ chia với những người bạn lúc khó khăn. Bố là người thầy với những lời khuyên bổ ích, người cho em động lực và niềm tin để vượt qua mọi giây phút buồn vui.

Cô giáo từng nói với chúng em rằng quê hương và gia đình là hai điều quý giá nhất mà cuộc đời ban tặng mỗi người. Em cảm thấy mình thật hạnh phúc và may mắn khi được làm con của bố mẹ. Em sẽ luôn nỗ lực học tập thật tốt để đền đáp công ơn nuôi dưỡng đó. Và mong rằng, bố sẽ luôn mạnh khỏe để mãi là điểm tựa vững chãi cho em trong cuộc sống này.