Trong tác phẩm '' Cổng trường mở ra '' người mẹ đã không '' cầm tay " dắt con đi tiếp mà buông tay để con tự đi, hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ về tính tự lập.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
1. Mở bài
Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện
- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.
- Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.
b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện
- Điều gì đã xảy ra?
- Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?
- Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?
3. Kết bài
Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.
uê hương là gì hở mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…
Quê hương, hai tiếng thân thương mà da diết. Đó là nơi có những cánh đồng lúa chín vàng ươm, có những lũy tre xanh rì rào trong gió, có những rặng dừa cao vút tầng mây, có những triền đê thoải bóng diều bay mỗi chiều hè… Và thương nhất, yêu nhất, chính là con sông bên lở bên bồi, chảy chậm giữa miền quê.
Dòng sông quê em không to lớn và đồ sộ, nó chỉ là một nhánh sông nhỏ tách ra từ dòng sông lớn phía làng bên. Nhưng với người dân quê em, đó vẫn là một dòng sông xinh đẹp và kì vĩ. Bề ngang lòng sông áng chừng khoảng mười mét, không quá dài cũng không quá ngắn. Ở đầu sông thì rất sâu, có đoạn lên đến cả gần năm mét. Nhưng dần thoải về cuối sông, nơi có người dân sinh sống, thì chỉ sâu chừng một đến hai mét thôi. Nước sông trong vắt, ở những đoạn cuối, có thể nhìn thấy cả những hòn cuội ở dưới đáy sông. Vào mùa hè, nước sông mát rượi, là thiên đường cho lũ trẻ con kéo nhau xuống tắm. Bờ sông cũng là chỗ mà người người ngồi hóng gió ngắm trăng.
Dòng sông quê em không có cá cũng chẳng có tôm, đó đơn thuần là một dòng sông bình lặng. Tuy nhiên, chớ có xem thường sông nhé. Bởi dưới lòng sông, có mọc rất nhiều một loại tảo rất đẹp, thường dùng nhiều cho việc trang trí các bình, bó hoa. Vì vậy, cứ chiều chiều, lại có những chiếc thuyền nan nhỏ chèo ra, lúi húi tìm tảo. Đến lúc hoàng hôn, những chiếc thuyền nhỏ chất đầy tảo xanh, sẽ lững thững trở về nhà. Thỉnh thoảng, từ đó lại vang lên tiếng hò da diết, hòa vào tiếng khua nước lõng bõng, sao mà yên bình đến lạ.
Đối với em, dòng sông quê dịu dàng là một dấu ấn sâu đậm trong trái tim. Dù đi xa đến đâu, em cũng vẫn sẽ nhớ và yêu thương mãi dòng sông quê hương của mình.
Bao năm rồi ta xa, mãi nhớ
Về con sông ngày nhỏ ở quê
Ước ao một sớm quay về
Đưa ta trở lại sông quê ngày nào…
Những lời thơ da diết ấy của nhà thơ Hoàng Minh Tuấn đã gợi lên trong em những hình ảnh, những kỉ niệm ấm áp bên dòng sông quê hương.
Ngày bé, em sống cùng ông bà ở quê. Nơi đó có những khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Đặc biệt, là dòng sông chảy qua chính giữa làng. Không ai biết dòng sông đó tên là gì cả, chỉ biết từ khi làng mới thành lập thì nó đã ở đó rồi. Con sông ấy bắt nguồn từ dòng sông Hồng rồi sau một đường uốn lượn lại nhập vào với sông mẹ.
Dòng sông dài, nhưng khá hẹp, bề rộng của nó chỉ khoảng 5m. Và cũng không sâu, chỗ sâu nhất là ở giữa lòng sông cũng chỉ ngang ngực của người lớn. Còn hai bên gần bờ thì chỉ đến đầu gối mà thôi. Dưới lòng sông là một lớp bùn mềm mại. Nhiều chỗ trũng xuống chứ không hề bằng phẳng. Dòng nước lúc nào cũng có màu hơi đục nhưng không phải vì nước bẩn mà là nó đang mang nặng những phù sa. Hai bên bờ sông, là con đường làng nhỏ hẹp. Cách một quãng lại trồng một cây bàng lớn, tỏa bóng rợp xuống sân. Những khoảng ấy là nơi vô cùng mát mẻ, tạo nên cứ điểm vui chơi lý tưởng cho bọn trẻ trong xóm. Tại đó, em đã cùng bạn bè trải qua những ngày tháng tuổi thơ vô tư lự. Cùng nhau trò chuyện, tâm sự, cùng tắm mát, ngủ say những trưa hè.
Giờ đây, em đã xa dòng sông quê hương ấy được gần 5 năm rồi. Vì theo bố mẹ lên thành phố. Nhưng những hình ảnh tuyệt vời của dòng sông ấy sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí em.
Từ đơn: bàn, ghế, sách, vở,......
Từ phức:
Từ ghép: Vui vẻ, vui tươi,....
Từ láy: Buồn bã, hay ho,........
Từ đơn cũng ko thiếu gì từ. Có thể VD: YÊU, SÁCH.... Từ phức: truyện tranh, toán học.......
TÌNH ANH EM
Tác giả: Sở Lưu Hương
Em trách anh hay cho tiền em gái
Cuối tháng này lại đến đứa em trai
Cứ bảo anh làm như thế là sai
Chồng người ta đâu có ai làm vậy
Này Em ơi! Nhà mỗi anh nhờ cậy
Cha mẹ già còn được mấy đồng lương
Tình anh em anh không thể xem thường
Mà làm ngơ lại không thương chúng nó
Nhớ không em, ngày anh quen em đó
Sinh viên nghèo nhờ tụi nhỏ mà thôi
Chăm mẹ cha hết đứng rồi lại ngồi
Việc học hành nào đến nơi đến chốn
Trong gia đình anh là anh trai lớn
Kinh tế mình giờ cũng khá hơn xưa
Giúp bọn trẻ anh nghĩ cũng chằng thừa
Tình máu mủ khó phân bua giải thích
Vợ chồng ta cũng 3 con ruột thịt
Lớn lên rồi chúng cũng biết yêu thương
Em đừng thế con trẻ sẽ xem thường
Làm phai mờ tình yêu thương huynh đệ
Em yêu ơi! Em ghánh vai làm mẹ
Dạy con khờ em cũng thế mà thôi
Tình anh em sâu đậm cả một đời
Chứ không phải cưới xong rồi là bỏ
Trời sinh ra có bóng cây ngọn cỏ
Có vui buồn và có cả đỏ đen
Có cao sang cũng có cả thấp hèn
Có yêu thương và cả ghen tuông nữa
Thế nên em đừng bắt anh chọn lựa
Em và con hay mấy đứa em em khờ
Đó chỉ là sự ích kỉ vẩn vơ
Em em ơi đừng bao giờ như thế
Viết dòng thơ nhưng anh tuôn dòng lệ
Xin em đừng việc bé xé ra to
Em của anh, anh không thể không lo
Đã yêu anh chắc rồi em sẽ hiểu
Trên thế gian tình anh em không thiếu
Nghĩa vợ chồng xin hãy hiểu cho nhau
Rộng yêu thương hạnh phúc mãi về sau
Đừng ích kỷ mà khổ đau vợ nhé..!
BÀI THƠ: CHỊ TÔI
Thơ: Châu Lê
Ngày mẹ mất.. cha đi biệt xứ.
Chị xa trường.. bỏ chữ.. tuổi thơ.
Thương hai ..em nhỏ dại khờ.
Nhà tranh dột nát bơ vơ giữa đồng.
Bao gian khổ.. chất chồng gánh nặng.
Mười sáu tròn..việc chẳng nghỉ ngơi.
Nhọc thân nào thốt ra lời.
Tuổi xuân trôi mãi một đời vì em.
Việc không kén..người xem xót dạ.
Tấm thân gầy .. vất vả sớm khuya.
Thay cha làm mẹ sẻ chia.
Tình trao em hết chẳng lìa xa nhau.
Gạch chị cõng..bạc màu áo rách.
Chăm vuông tròn..đèn sách em vui.
Đêm nằm nhớ mẹ bùi ngùi.
Hứa rằng con sẽ chẳng lui phận nghèo.
Rồi năm tháng..tuổi theo em lớn.
Xong ra trường.. chị hớn hở sao.
Tương lai hạnh phúc dạt dào.
Hôn đôi vai chị.. em nào quên ơn.
Những bài thơ hay, ý nghĩa viết về Ông Bà
Những bài thơ hay, ý nghĩa về Cha Mẹ
TÌNH HUYNH NGHĨA ĐỆ
Thơ: Nguyễn Hiếu
Bao gian khó..ta nào đâu quản ngại
Phận làm anh..luôn bươn chải vì em
Dẫu gió sương..hay nắng cháy da mềm
Anh đây cũng..và chẳng xem chi hết
Vì làm lớn..anh đây dù có chết
Vẫn phải lo..cho em hết kiếp nầy
Là nỗi lòng..anh bày tỏ ra đây
Cho em hiểu..biết thế nầy huynh đệ
Ai có nói…hoặc chê cười mặc kệ
Vì em là..một hiền đệ của anh
Đời lúc nào…mà chẳng có màu xanh
Ta cố gắng..thì trên cành hoa nở
Đã là đệ…thì anh luôn che chở
Dù thế nào..anh không nỡ bỏ đâu
Bao đau thương..hay cuộc sống cơ cầu
Anh đây cũng giữ mãi câu huynh trưởng.
THƠ LỤC BÁT: CHỊ TÔI 1
Tác giả: Bách Tùng Vũ
Ráng chiều đang xuống chân trời
Chị tôi quang gánh, áo tơi về nhà
Thương đàn em nhỏ ê a…
Đói lòng bồng bế nhau ra đứng chờ…
Chân run bụng đói mắt mờ
Trưa nay xin bát cháo nhờ nhà bên.
À…ơi..ơ…ơ…!
Từ khi Cha Mẹ về trời
Bỏ đàn con nhỏ…nay thời mồ côi…
Dòng sông Lam vẫn cứ trôi
Chị nay vất vả,mà thôi học hành
Buôn từng quả ớt quả chanh
Sớm chiều chạy chợ loanh quanh kiếm tiền.
Dãi dầm mưa gió liên miên
Tháng ngày lặn lội trên triền sông quê
Căn nhà mưa dột ủ ê…
Mành phên vách nứa lạnh tê… Gió lùa
Đầu hồi cây khế quả chua
Không còn ra trái từ mùa Mẹ đi…
Sau nhà đồng lúa xanh rì
Nay còn trơ rạ hỏi vì…Cha đâu?
Chị thì đồng cạn đồng sâu
Sớm hôm vất vả cơ cầu nuôi em
Đứa nhỏ mặt mũi lấm lem
Nhớ Mẹ khát sữa khóc thèm đòi ti…
Đứa lớn cũng chẳng biết chi
Em đói em khóc, làm gì chị ơi…
Ôm em ru ngủ lệ rơi
Một mình cảm nhận cuộc đời mồ côi
Hát lên câu hát ỉ ôi
Ầu ơ… Ví dặm… Lệ trôi ngắn dài.
Ầu…ơ…
Đi xa mới biết đường dài
Mồ côi mới biết có ai nuôi mình
Chị tôi xưa đẹp xưa xinh
Vì đàn em nhỏ nay nhìn già nua
Ầu…ơ… Thương mấy cho vừa
Sông Lam mấy tuổi…chị chưa lấy chồng…?
THƠ LỤC BÁT: CHỊ TÔI 2
Tác giả: Bách Tùng Vũ
Mưa chiều rỉ rả trên sông
Đàn em nheo nhóc đang trông Chị về
Chị còn đang bận làm thuê
Lo tiền đong gạo đem về nuôi em
Đứa thì đói sữa khát thèm
Đứa thì mũi dãi tèm lem mặt mày…
Từ ngày Cha Mẹ thác rày…
Một bàn tay chị cuốc cày nuôi em
Thân cò lặn lội ngày đêm
Vì đàn em dại, kiếm thêm mấy đồng
Những ngày bão nổi mưa giông
Tay chèo tay chống qua sông về nhà.
Ầu…ơ…ơ…!
Gió đưa lay đám hoa cà…
Chị tôi mười bốn, đã là…Mẹ tôi
Một đàn em nhỏ cút côi
Nếu không có chị, ai rồi…chăm lo
Dù rằng bữa đói bữa no
Nhọc nhằn thân chị ốm o gầy mòn…
Những ngày tuổi chị còn son
Người ta đến hỏi… Chị còn nuôi em
Người ta mai mối đến xem
Chị tôi từ chối… Mà đem trả trầu…
Chị còn lặn lội đồng sâu..
Một đàn em dại,chị đâu…lấy chồng.
Những ngày gió rét mùa đông
Áo ấm chẳng đủ, chăn không được lành
Nồi niêu bếp núc lạnh tanh…
Chị còn trên bến, mong manh áo sờn
Con đò neo vắng cô đơn
Chiều không có khách vì cơn bão về.
Ầu ơ… Non hẹn biển thề…
Sao không rời bến mà về chị ơi…
Trong cơn mưa gió tả tơi
Một mình đò vắng chị rơi lệ sầu
Cha ơi Cha ở nơi đâu?
Mẹ ơi… Con nhớ…ví …dầu…Mẹ ru …!
THƠ LỤC BÁT: TÌNH ANH EM 1
Tác giả: Bách Tùng Vũ
Trèo lên cây ổi sau nhà
Nhớ thời thơ bé sao mà vấn vương
Cái thời con nít ẩm ương
Chị, em, anh,chị,mà thương cho vừa
Cái thời giang nắng buổi trưa
Mò cua, bắt dế, tắm mưa trên đồng .
Cái thời đứa bế đứa bồng
Đứa nhỏ ngồi thúng, lớn gồng gánh em
Suốt ngày mặt mũi tèm lem
Thả diều, nặn đất… Ôi, thèm tuổi thơ…
Thời gian trôi có đâu chờ
Đứa nào cũng lớn, ai ngờ đổi thay .
“Anh em như thể chân tay”
Mà sao chia rẽ, khác rày người dưng?
Ai ơi… Hãy nhớ, xin đừng
Anh em ghẻ lạnh, mà cưng người ngoài
Dù nghèo có một củ khoai
Sẵn lòng chia sớt lỡ ai đói nghèo.
Dù giàu trong bếp thịt treo
Chớ có bủn xỉn, mà keo người nhà
Anh em lòng chớ cách xa
Đừng chia nắm đất, đừng ra phiên toà
Nếu lòng thương Mẹ yêu Cha
Nhớ đừng ganh tị cho nhà ấm êm.
Đừng ngồi nói xấu, nói thêm…
Làm cho cha mẹ đau mềm ruột gan
Đừng ngồi kêu réo thở than
Phân chia tài sản, đứa sang đứa hèn…
Làm đau cha mẹ mấy phen…
Để khi nhắm mắt thổi kèn đám ma.
Dù tốt máu của người ta
Anh em máu xấu cũng ra một nhà…
Máu gà nó thấm xương gà
Máu mình không thấm máu nhà người ta
Anh em một ruột rứt ra
Đừng như nước lã… Để cha mẹ buồn …!
THƠ LỤC BÁT: TÌNH ANH EM 2
Tác giả: Bách Tùng Vũ
Đi ngang nhà cũ chiều nay
Tần ngần đứng lại, mắt cay lệ trào
Để rồi lòng thấy nao nao
Hiện về kí ức, biết bao vui buồn …
Cái thời đi bắt chuồn chuồn
Đi câu cá diếc…ở truồng tắm mưa…
Cái thời mắm muối cà dưa
Nghèo mà thương mấy cho vừa… Anh em
Cái thời đói nhịn, khát thèm
Chia nhau quả ổi, cây kem, miếng xoài…
Cái thời chẳng có quần dài
Có khi mấy đứa mặc hoài của nhau…
Bây giờ nhà cũ còn đâu
Cũng vì chia chác, bởi câu tranh giành
Còn đâu tình nghĩa em, anh
Từ khi riêng rẽ, cũng đành mất nhau
Nhà mình có rể, thêm dâu…
Rồi thêm cháu chắt… Bắt đầu… Ganh đua.
Đứa thì ra mặt hơn, thua
Đứa ngoài tươi rói…”chanh chua” trong lòng
Ai cũng “nhất vợ” “nhì chồng”
Ai cũng “con cái ” mất lòng triền miên
Mặc dù có đứa ở riêng
Cũng tranh, cũng cạnh đồng tiền với nhau.
Khiến cho Cha Mẹ đớn đau
Liệu đường tính trước tính sau bán nhà
Tiền bạc của cải chia ra
Đứa nào cũng có để mà khỏi ganh…
Nhưng mà chúng nó vẫn tranh
Đứa kể công lớn, đứa giành phần to.
Đứa nào cũng muốn đếm, đo…
Khổ đau Cha Mẹ phải cho ra toà…
Đớn đau khóc phận tuổi già
Cuối cùng cũng chỉ có bà, với ông…
Trời ơi, ngó xuống mà trông
Anh em một ruột… Thay lòng… Cắn nhau…!
Những bài thơ hay về tình nghĩa chị em
+2220 Bài Thơ về Tình Anh Em Hay Nhất mọi thời đại 2
Những bài thơ hay về tình nghĩa chị em
Chị Gái
Chị gái tám mốt tuổi chân què
Chị dâu tám mươi hai lưng còng
Rủ nhau ra thăm em ốm.
Đêm, ngồi bóp chân cho em ngủ
Mỗi chị một chân
Em – Tết này vào tuổi bảy lăm
Hai chị không nói gì
Nhưng em nghe từ ngón tay gầy guộc lời ru thuở cánh cò cánh vạc
Một chị gọi: – Cậu ơi!
Một chị gọi: – Chú ơi!
Cả hai chị đều là chị… ruột
Sáng ra, mấy đứa cháu đùa nghịch:
– Một bà còng một bà què
Đây là đoàn xiếc Nghệ An ra
Mua ngay, không hết vé
BÀI THƠ: NHỚ CHỊ TÔI
Chị tôi vất vả thành quen
Tuổi thơ gánh nặng lo toan gia đình
Chị là con gái đầu đinh
Dưới năm cậu ấm một mình chị trông
Cha mẹ lam lũ trên đồng
Bán mặt cho đất- Lưng cong đỡ trời
Đàn em bấu vịn chị thôi
Thay lời lòng mẹ du hời vú em
Võng tre kẽo kẹt bên thềm
Đàn con chưa lớn ruột mềm mất cha
Chị mơ làm bóng cây đa
Thay cha chăm mẹ tuổi già héo hon
Chị vừa thoát cảnh nuôi con
Lấm lem bùn đất các con trưởng thành
Hai con đỗ đạt học hành
Gái thành cô giáo- Trai vành mũ sao
Niềm vui đời chị ước ao
Đã thành hiện thực công lao chị trồng
Đò vừa cập bến sang sông
Chị tôi đổ bệnh ra đồng nằm sương
Bỏ lại tất cả tình thương
Mẹ già- Cháu nhỏ- Quê hương mặn nồng
Ra đi gánh nặng gửi chồng
Mẹ già héo hắt chữi lòng nhớ con
Quê hương lối cũ đường mòn
Các em chị đợi…..Mỏi mòn chị ơi…
Chị đi về cõi xa xôi
Còn đâu thấy cảnh mẹ ngồi đợi ai….
Nấm mồ bông cúc bông mai
Hương nhang khói ngút nhớ người chị yêu…
(Nguyễn Tiến Hậu)
CHỊ TÔI
Ngày xưa em học i tờ
nhưng nhà nghèo lắm chẳng mơ đến trường
tờ mờ mỗi sáng tinh sương
theo chị mang sách mang cơm ra đồng
lớp học ở giữa đồng không
lưng trâu là bảng trò đông vài người
học vui rộn rả tiếng cười
những bài toán đố ngượng lời viết ra
tiếng em tiếng chị hòa ca
cùng vui giải đố chan hòa yêu thương
bài thơ chị học ở trường
mê say chị viết còn vương trong lòng
bài thơ tả cảnh cánh đồng
có con sông nhỏ có vòng khoai lang
hàng cây bát ngát ven đàng
có mẹ kiểu kịt gánh quang đi về
hàng dừa bát ngát chân đê
có em có chị say mê học bài
giờ em xuôi ngược đường đời
viết bài thơ nhỏ mừng ngày hiến chương
những lời chị dạy yêu thương
chị là cô giáo phi thường chị ơi.
(Da Thu Dong)
Những bài thơ hay về tình anh em kết nghĩa
+2220 Bài Thơ về Tình Anh Em Hay Nhất mọi thời đại 3
Những bài thơ hay về tình anh em kết nghĩa
TÌNH HUYNH NGHĨA ĐỆ
Bao gian khó..ta nào đâu quản ngại
Phận làm anh..luôn bươn chải vì em
Dẫu gió sương..hay nắng cháy da mềm
Anh đây cũng..và chẳng xem chi hết
Vì làm lớn..anh đây dù có chết
Vẫn phải lo..cho em hết kiếp nầy
Là nỗi lòng..anh bày tỏ ra đây
Cho em hiểu..biết thế nầy huynh đệ
Ai có nói…hoặc chê cười mặc kệ
Vì em là..một hiền đệ của anh
Đời lúc nào…mà chẳng có màu xanh
Ta cố gắng..thì trên cành hoa nở
Đã là đệ…thì anh luôn che chở
Dù thế nào..anh không nỡ bỏ đâu
Bao đau thương..hay cuộc sống cơ cầu
Anh đây cũng giữ mãi câu huynh trưởng.
Bạn Ơi
Nếu ngày mai khi cổng trường khép lại
Bóng bạn hiền yêu dấu vút ngân nga
Trên đường đời đầy rẫy những phong ba
Kỉ niệm cũ còn đây là nét chữ
Nếu ngày mai tôi đã là cát bụi
Thì gió ơi xin đừng cuốn tôi đi
Để tôi mãi phơi mình trên sa mạc
Và vô tình chứng kiến cảnh biệt ly
Khi xa nhau đừng quên mình bạn nhé
Dù khóc hay cười cũng vậy thôi
Quả đất tròn xoay còn gặp lại
Hẹn ngày tình bạn mãi không phai
(Khuyết danh)
Chỉ Là Bạn Thôi
Mình với cậu chỉ là bạn thôi
Không thể hơn, suốt đời chỉ vậy !
Dù vằng cậu, mình có buồn thật đấy
Nhưng buồn, đâu phải đã cô đơn.
Mình với cậu chưa có phút giận hờn
Nhớ về cậu chưa bao giờ mình khóc
Gặp nhau ở cầu thang chỉ cười bằng mắt
Chỉ cười hoài… vì là bạn, không hơn.
Cậu ở bên mình luôn thấy rất vui
Nhưng không bực khi cậu đi cùng người khác
Và hồng trắng là hoa mình yêu nhất
Cậu biết rồi sao lại tặng hồng nhung?
Bạn Bè Ơi
Sau những vui buồn mình phải chia xa
Bạn bè ơi, biết bao giờ gặp lại?
Đường đến tôi là con đường xa ngái
Nẻo tôi về dài hơn cả một chuyến bay
Yêu thương này tôi khắc lên bàn tay
Lằn chỉ tay nát nhàu ẩn hiện
Đường “bạn hữu” ở đâu, nào ai biết!
Nắm tay vào vẽ một nét bình yên
Ở nơi xa, khi băng giá triền miên
Tôi gắng giữ cho trái tim ấm áp
Da dẫu xạm đi, bàn tay khô ráp
Giữ trên môi trong trẻo một nét cười
Để mai này, lỡ bạn gặp tôi
Sẽ nhận ngay ra nụ cười thơ thuở ấy
Sẽ nghe trong ta ấm nồng lửa cháy
Nhóm lên bằng năm tháng, ngọt ngào ơi!
Mình Và Cậu
Ta là bạn và suốt đời là bạn
Dẫu thời gian chan chứa mối duyên thừa
Mình và cậu đâu có những chiều mưa
Hay nhớ nhung khi gió thu vừa đến
Nếu cậu buồn mình sẽ ở cạnh bên
Đem cho cậu đôi ba lời chia sẻ
Với tấm lòng và một câu mắng nhẹ
Mạnh mẽ lên, không lẽ cứ khóc hoài
Mình với cậu chỉ có thể vậy thôi
Nếu tóc cậu gió vô tình làm rối
Mình sẽ mắng gió đi đâu mà vội
Rồi đôi tay cậu hãy vuốt tóc mềm
Mình với cậu sẽ chẳng có gì thêm
Ngoài tình bạn bao la không bờ bến
Lỡ cậu mệt hãy nhắn cho mình đến
Nhưng vai mình cậu không thể tựa lên
Cậu biết rồi mà sao cứ gọi tên
Trong giấc mơ chuyện yêu đương vô nghĩa
Mình là bạn đừng lạc trong cơn mộng
Nếu tặng hoa xin đừng tặng hoa hồng
(Huỳnh Minh Nhật)
Người xưa có câu:
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
(Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy)
Để nhắc nhở chúng ta về lối sống tôn sư trọng đạo, biết ơn thầy cô giáo.Vậy lòng biết ơn là gì? Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động do cha ông để lại.Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta. Có những lòng biết ơn vô cùng cảm động và lắng đọng tình người đó là lòng biết ơn cha mẹ-những người đã sinh mình. Người có lòng biết ơn là người luôn ghi nhớ, trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết giữ gìn và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Lòng biết ơn là luôn cần thiết, vì sao? Cuộc sống là vô thường, không ai mãi sống trong nhung lụa và không ai mãi bị đau đớn. Cho dù bạn là một người có điều kiện và tài giỏi đến đâu đi nữa rồi sẽ có một lúc nào đó trong cuộc đời, sóng gió sẽ khiến bạn chao đảo và thậm chí có thể gục ngã. Không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra nên không bao giờ có thể chắc chắn bạn sẽ mãi yên ổn, khó khăn nhất định không bỏ qua ai bao giờ và đến lúc gặp nó, nó đòi hỏi ta đủ khả năng để chống trả. Nhưng đừng nghĩ rằng ta sẽ đủ khả năng một mình để đối đầu với mọi thử thách mà chẳng cần đến một ai giúp sức. Vạn vật của vũ trụ đều có một sự liên kết nhất định, chúng không bao giờ có thể hoạt động riêng lẻ mà luôn nằm trong một chỉnh thể. Con người là một phần của vũ trụ nên cũng không thể riêng rẽ, không ai có đủ khả năng để tự mình làm nên tất cả. Chúng ta đã, đang và sẽ luôn cần tới sự giúp đỡ của rất nhiều người dù là lúc này hay lúc khác. Và khi đã nhận được sự giúp đỡ, mang lòng biết ơn là điều tất yếu. Thêm vào đó, người đã giúp đỡ chúng ta nhất định phải bỏ ra công sức của họ để chúng ta được hưởng những điều tốt đẹp nên ta cần phải nhớ tới lòng tốt của họ bằng tất cả sự chân trọng và hàm ơn.Thầy cô là những người đưa ta đến những chân trời của tri thức, trang bị cho ta những hành trang thiết yếu nhất để ta bước vào đời. Trường học như ngôi nhà thứ hai, cô giáo như mẹ hiền. Thầy cô không chỉ là những người truyền cho ta những tri thức mà còn là người dạy ta những bài học trong cuộc sống. Vì thế biết ơn thầy cô, tôn sư trọng đạo là một đức tính cần có ở mỗi con người.Lòng biết ơn là một điều vô cùng có ý nghĩa cả với người trao đi lòng biết ơn và người được nhận lòng biết ơn từ người khác. Khi nhận được lòng biết ơn từ học trò của mình, thầy cô sẽ cảm thấy không uổng công mình dạy dỗ và dành hết tâm huyết của mình với nghề, với những lớp học trò. Từ đó sẽ yêu nghề hơn, ngày càng giàu nhiệt huyết và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp “ trồng người”. Đối với những học trò có lòng biết ơn đối với thầy cô giáo, nó sẽ chở thành nền tảng, cơ sở để hình thành một con người tốt, một người sống có đạo đức và trọng tình nghĩa.Hãy học tập và rèn luyện thật chăm chỉ để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô. Vào ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 hãy dâng tặng lên những người thầy của mình những bông hoa tươi thắm cũng những lời chúc chân thành và tốt đẹp nhất.
Dân tộc Việt Nam vốn coi trọng đạo lí làm người, nhất là chữ hiếu. Chữ hiếu mà ta đề cập đến chính là lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ. Phận làm con ta phải hiếu kính đối với cha mẹ, bởi công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn. Sự to lớn trước tiên thể hiện ở công sinh thành: cha mẹ là người sinh ra ta, nếu không có cha mẹ thì chắc không có chúng ta. Không chỉ sinh chúng ta ra, cha mẹ còn nuôi chúng ta khôn lớn thành người với biết bao lo toan vất vả: cơm ăn áo mặc hàng ngày, thuốc thang khi ta đau ốm, các vật dụng ta dùng trong sinh hoạt hàng ngày đều do công lao vất vả và tấm lòng lo toan, yêu thương bao la của cha mẹ. Ta hiểu điều hay lẽ phải, biết cách cư xử trong gia đình và ngoài xã hội đều là do công lao dạy bảo, giáo dục của cha mẹ. Ta được đi học để mở mang kiến thức trở thành người có văn hóa cũng là nhờ công sức và tình thương của cha mẹ. Vậy ta phải làm thế nào để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ? Khi còn nhỏ, ta biết vâng lời cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ những công việc nhà, cố gắng học để làm rạng danh, là niềm tự hào của cha mẹ. Khi ta trưởng thành thì cha mẹ đã già yếu, ta phải chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ với tấm lòng quý trọng của mình. Nhìn vào dân gian từ xưa đến nay có biết bao tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ làm ta cảm phục: Thúy Kiều,..... Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, nhiều địa phương trong cả nước, hằng năm đều tổ chức ngày hội vinh danh "Những người con hiếu thảo", tổ chức lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ. Tuy nhiên bên cạnh những người con hiếu thảo ta vẫn thấy đây đó những người con bất hiếu, đối xử tệ bạc với cha mẹ, đó là những hành vi xấu mà chúng ta cần nên án vì nó thể hiện sự suy đồi đạo đức xã hội. Tóm lại, công cha nghĩa mẹ là vô cùng ta lớn, phận làm con phải giữ tròn chứ hiếu. Riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học tập và vâng lời để không làm phiền lòng mẹ cha.
Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em
Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 5
Bài viết liên quan
- Dàn ý viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em
- Viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em
- Luyện tập tả cảnh trang 81 SGK
- Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em
- Tả quang cảnh một phiên chợ
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3
5. Bài mẫu số 4
6. Bài mẫu số 5
7. Bài mẫu số 6
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em
6 bài văn mẫu Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em
MẹoCách viết một đoạn văn hay
I. Dàn Ý Tả Cảnh Đẹp Ở Địa Phương Em
1. Mở bài:
Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).
b. Tả chi tiết:
- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh...(Còn tiếp)
>> Xem Dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em đầy đủ tại đây.
II. Bài Văn Mẫu Hãy Viết Một Đoạn Văn Miêu Tả Cảnh Đẹp Ở Địa Phương Em
1. Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em, mẫu 1:
Nơi em sống là một vùng quê nằm ở ngoại thành. Xung quanh là ruộng lúa sông ngòi. Với những cánh đồng bát ngát, cò bay mỏi cánh hiện lên trong sương sớm.
Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà, tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: "Trăm thứ canh không hành không ngon". Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.
Đứng giữa cánh đồng màu của hợp tác xã mà em cảm thấy như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ. Cánh đồng mùa xuân như hứa hẹn một mùa bội thu.
Tả cánh đồng lúa
Quê hương em đang vào độ lúa chín, những thửa ruộng được phủ màu vàng bát ngát tận cuối chân trời. Vừa thanh bình lại vừa đẹp làm sao.
Mới ngày nào còn là những bông lúa non đang thời kỳ trổ bông, vậy mà hôm nay đã chín vàng hết cả. Nhìn từ xa, những cánh đồng lúa như một tấm thảm vàng óng khổng lồ trải dài khắp xóm làng. Đến gần, ngắm nghía từng bông lúa mẩy hạt đã chín hẳn, bông nặng trĩu kéo cành lúa cong xuống. Một làn gió thổi qua, những bông lúa nhấp nhô như những đợt sóng mềm mại và dịu dàng. Đây cánh đồng lúa chín vàng, kia những con đường làng phủ đầy hoa đẹp đẽ, một không gian ngày mùa rực rỡ sắc màu. Thỉnh thoảng có tiếng mấy chú chim chiền chiện bay ngang qua cánh đồng. Những bông lúa chụm đầu vào nhau như đang trò chuyện. Bà con í ới gọi nhau đi gặt lúa, những chiếc nón, những tấm lưng nhấp nhô và tiếng cười nói vui vẻ của mọi người và tiếng xe công nông chở lúa về hợp tác xã để tuốt. Không gian thật nhộn nhịp và vui vẻ. Ánh nắng trên cao hắt xuống, hắt xuống cánh đồng lúa vàng ươm lấp lánh như những hạt vàng hạt ngọc. Hắt cả lên khuôn mặt của những người dân quê mình chân lấm tay bùn. Ngắm cánh đồng lúa luôn khiến em có một cảm giác yên bình, giản dị, đây là công sức lao động vất vả cần cù của người dán, màu lúa chín vàng ươm là một mùa màng bội thu đã về. Nhìn cánh đồng lúa bát ngát, bóng mẹ gặt, bóng cha chở lúa về và xa xa những đàn cò trắng thẳng cánh bay, thấy quê hương mình thật đẹp. Những hạt lúa là hạt vàng, hạt ngọc quý giá vô ngần, chứa đựng tinh hoa của trời đấy. Hạt lúa to và mẩy nhìn thật thích. Sao quên được những ngày thả diều cùng lũ bạn, ngồi chơi cỏ gà bên bờ mương và những ngày cùng cha phơi thóc.
Cánh đồng lúa bình dị và quen thuộc, nhưng với em đây là một cảnh đẹp, một không gian yên bình mà em yêu nhất. Nhìn cánh đồng lúa, em càng yêu thêm quê hương, yêu bàn tay lao động cần cù của người dân quê mình.
mạng
Trong trích đoạn kịch có lời đối thoại của những nhân vật nào?
- Nhân vật bên ta:
- Nhân vật bên địch: