ai là người thiết kế chùa Đa Hòa?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngôi trường tiểu học với mỗi chúng ta bao giờ cũng gợi lại những kỉ niệm ngây thơ và trong trắng. Dù đã bước sang lớp sáu nhưng những buổi học cuối thật sâu đậm khó phai.Hôm ấy là một ngày giữa tháng năm trời mát mẻ ở ngoài kia trên những cây xà cừ cổ thụ tiếng ve đang náo nức rộn vang như giục giã chúng em nhanh nhanh bước vào những ngày hè lí thú. Đang ngồi tranh luận với nhau về những bài học cũ, bỗng tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng sắp sách vở chuẩn bị cho bài học mới . Cô giáo bước vào vẫn bộ quần áo giản dị và nụ cười tươi tắn trên môi. Ổn định lớp xong,cô hỏi :“Các em đã chuẩn bị bài học chưa ? ” “Thưa cô rồi ạ!” Chúng em đồng thanh đáp. Cô giáo kiểm tra bài cũ. Linh và Oanh đều trả lời cô dõng dạc và trôi chảy. Cô rất hài lòng , rồi chúng em bước vào bài mới. Bài học hôm nay là một bài Ngoại khóa ngữ văn.Giới thiệu đầu đề bằng một dòng chữ hoa, xong cô gợi ý vào bài học mới đầy ấn tượng:
Quê hương là gì hả mẹ ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng thấy nhớ nhiều ...
Các em ạ ! Chúng ta ai cũng có một quê hương. Đó là nơi ta đã sinh ra và lớn lên trong niềm thương nỗi nhớ. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu tình yêu đất nước là gì ? Tình yêu đất nước bắt nguồn từ đâu qua bài ngoại khóa văn học “Lòng yêu nước”. Những đôi mắt đenláy tròn xoe đang chăm chú nhìn lên tấm bảng đen. Đôi tay với những ngón tay búp măng của cô đang đậm tô những dòng phấn trắng . Bài học hôm ấy của chúng em là một giờ trao đổi sôi nổi về lòng yêu nước. Những cánh tay ngắn ngũn xinh xắn giơ lên liên tiếp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng mongđược cô gọi đến, cũng mong được nói lên những suy nghĩ của mình về lòng yêu nước.Nhưng cả lớp chăm chú nhất vào câu trả lời của bạn Phương Nga :
– Thưa cô! Lòng yêu nước bắt nguồn giản dị từ tình yêu gia đình, yêu những gì dù là nhỏnhất của quê hương như một dòng sông hay những cánh đồng bát ngát.Cô giáo khen Phương Nga trả lời rất đúng và cho bạn điểm 10. Lớp em ai cũng thấy xốn xao . Phần thứ hai của bài học lại càng sôi nổi. Đó là phần cô giáo của chúng em tự sưu tầm rồi đọc những câu ca dao biểu hiện tình yêu quê hương đất nước. Mỗi bạn đọc một câu, cả lớp đã tạo thành một bản nhạc đa âm, một bức tranh nhiều màu sắc về lòng yêu nước.Buổi học sôi nổi, say sưa nhưng sao nhanh quá. Tiếng trống đã báo hết giờ mà trong lớp còn thấy vang vang. Buổi học kết thúc nhưng ấn tượng về nó vẫn không hề phai nhạt trong trí nhớ của mỗi chúng em. Mong sao trong những ngày sắp tới, sẽ có nhiều buổi học như thế lưu dấu lại trong em.
Truyện hiện đại là một thể loại văn học. Thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi, có xu hướng ngắn gọn, súc tích và tập trung vào một tình huống.
-kí hiện đại là một loại hình văn học trung gian , nằm giữa báo chí và văn học , gồm nhiều thể loại , chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút,.....
- thơ hiện đại là hình thức sáng tác văn học phản ảnh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc, giàu hình ảnh và nhất là có
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Mùa hè đến cũng là lúc chúng em tay xếp sách vở để đón cái thời tiết nóng nầm, tươi mát của lúc lập hạ. Em cũng tìm về dòng sông Thơm quê ngoại. Sông Thơm đến với em không phải từ các trò tinh nghịch mà nó cứ rười rượi trong lòng một phong cảnh nên thơ.
Chiếc xuồng đưa em trôi nhẹ theo dòng nước, một vài chiếc thuyền cây bé tí cứ dềnh lên lắc lư khi có một con sóng nhỏ chạy vào bờ, một vài bè lục bình lững đững trôi chậm chạp ngỡ như cả giang sơn trong nước này là của riềng chúng. Khung trời dường như thu nhỏ từ đằng xa. Nó như trùm kín cả hai vệt bờ sông xanh thẫm và chỉ đề ngõ một con đường loang loáng hun hút chạy thẳng lên trời. Càng gần bờ, cảnh trời nước hiện lên rõ mồn một. Trời cao vời vợi, hai vệt xanh thẫm bây giờ là những rặng dừa nước liên tiếp nhau, xen kẽ giữa những khóm bần đang nghiêng mình làm dáng làm duyên… Những tàu dừa nước như những ngón tay ngọc ngà của các cung nữ thủy tề đang múa những ngón tay của mình vào cây đàn tưởng tượng mênh mông của trời đất. Tiếng đàn nghe cứ vi vu, vi vu xào xạc, xào xạc thật êm tai.
Dường như con thuyền đã đổi hướng, khung cảnh hai bên bờ tiếp cận lại gần mắt tôi hơn. Xum xuê là những cây trái ăn quả, những cây xoài nặng trĩu bế lũ con mập mạp những cây mận treo giữa trời cơ man là những chiếc đèn lồng đỏ chót… Có tiếng bìm bịp kêu nước ròng. Dòng sông như đưa tôi lạc vào hoang dã. Thuyền cứ trôi, cứ trôi, thấp thoáng trong khóm bần từ từ hiện lên một ngôi nhà kiên cố, xung quanh nhà là những loại cây đã lâu năm, tán của chúng rộng lớn, bao trùm cả một khoảng trời, và dưới bãi bùn một lớp lũy lởm chởm trông thật đáng sợ. Y như đây là một căn cứ của những tu sĩ xa lánh cõi trần không muốn ai biết tói mình.
Nước ròng hẳn, để lại bãi bồi, hai bên bờ thấp thoáng những người tháo đăng và bắt ốc hút. Nước sông trở nên đục ngầu. Có lẽ bao nhiêu nước trong đã chảy về trời để đợi con nước lớn tiếp tục mang phù sa xuống trần gian bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, cho hàng dừa nước mải mê ca bài sự sống.
Con sông thôn dã quê em thật đáng yêu. Em cứ muốn hè nào cũng được về với ngoại. Giấc ngủ sau một ngày lênh đênh trên sông nước nó cứ bồng bềnh, bồng bềnh. Những màu xanh, màu đỏ của lá, của trái cây ru em vào mộng…
Sông rộng lắm, lồng lộng mênh mông như vầng trán mẹ mà tuổi thơ em đã tắm mát, nô đùa mãi không biết chán. Vui nhất là những ngày nắng đẹp, đoàn tàu ra khơi đánh cá. Từng đợt sóng nhấp nhô chạm vào mạn thuyền như lời người mẹ vỗ về trước lúc con đi. Rồi những chiều khoang tàu đầy ắp cá, bến cảng lại dang rộng vòng tay chào đón thuyền về. Ngày ngày, từ các con rạch chằng chịt này, những ghe xuồng chở đầy trái cây, tôm cá nổ máy lao nhanh về phía chợ và những chiếc xà lan trĩu nặng cát đá cũng chầm chậm tìm về bến cảng đề xây dựng quê em ngày một giàu đẹp hơn.
Mỗi chiều em thường ra sông nô đùa, tắm mát. Nhìn những dòng nước chảy vào những con rạch nhỏ, em thầm nghĩ: “Sông ơi. Hãy mang nước về tận nẻo làng xa để tắm mát cho ruộng lúa, cho vườn cây quê em, sông nhé!”.
Lá tía tô thuộc họ Hoa Môi.
Cây thảo, cao 0,5- 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối. Quả bé, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”
❤❣ღNhận thức về vấn đề,tình trạng có ý nghĩa thiết thực và lâu dài để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người cần phải bảo vệ thiên nhiên và môi trường chung quanh.❤❣ღ
❀⁑tk mik nhé ❀⁑
Nếu lên nhận thức về vấn đề quan trọng có ý nghĩa thiết thực và lâu dài để chắm lo , bảo vệ mạng sống của mik và con người . phải bik bảo vệ thiên nhiên , phải bik quý trọng mảnh đất quê hương
Phương thức tự sự thể hiện:
Kể theo trình tự thời gian,sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ 3
Ý nghĩa câu chuyện:
Ca ngợi trí thông minh, ứng biến linh hoạt của ông già
phương thức tự sự : ( Diễn biến các sự việc chính - cũng là diễn biến trong suy nghĩ của ông già )
- Ông già mang củi mang về nhưng kiệt sức
- Ông già than thở, nhắc đến Thần Chết, mong có thần chết mang đi.
- Thần Chết xuất hiện;
- Ông già kinh hãi và nhờ nhấc hộ bó củi lên, lái câu chuyện sang hướng khác để không phải chết.
Truyện ngụ ý về lòng yêu cuộc sống, dù khó khăn cực nhọc thì con người vẫn rất coi trọng sự sống của mình.
Các con sông lớn ở Tuyên Quang
- sông Gâm
- sông Lô
- sông Năng
- sông Phó Đáy
chúc bạn học giỏi!
do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh
chắc vậy
chùa Đa Hòa được xây dựng lại vào năm 1894 do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh