K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

v

tui ko làm được 

CÂU HỎI RUNG CHUÔNG VÀNGMôn: Tiếng Việt 31/ Bài thơ “ Hai bàn tay em” của nhà thơ nào?a. Huy Cận                       b. Trần Đăng Khoa                            c. Nguyễn Bùi Vợi2/ Câu văn: “ Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.” thuộc mẫu câu nào?a. Ai là gì?                       b. Ai làm gì?                                 c. Ai thế nào?3/ Trong câu: “ Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc...
Đọc tiếp

CÂU HỎI RUNG CHUÔNG VÀNG
Môn: Tiếng Việt 3
1/ Bài thơ “ Hai bàn tay em” của nhà thơ nào?
a. Huy Cận                       b. Trần Đăng Khoa                            c. Nguyễn Bùi Vợi
2/ Câu văn: “ Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai là gì?                       b. Ai làm gì?                                 c. Ai thế nào?
3/ Trong câu: “ Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm.” Em có thể thay thế từ “ nghịch ngợm” bằng từ nào?
a. tinh nghịch                      b. bướng bỉnh                             c. dại dột
4/ Đội thành lập vào ngày tháng năm nào?
5/ Trái nghĩa với từ dọc là………
6/ Hai sự vật nào được so sánh trong câu thơ sau:
“Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”
7/ Giải câu đố:
“Trắng phau cày thửa ruộng đen
Bao nhiêu cây trắng mọc lên thành hàng”
8/ Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau;
“ Lúc nào ở đâu quanh chúng con cũng mang dấu tay mẹ.”
9/ Vần cần điền vào dấu (…) trong câu thơ sau là vần gì?
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.”
10/ Từ nào viết sai chính tả trong các từ sau: kheo chân, ngoéo tay, lẻo khoẻo.
11/     x… chuyển. Vần cần điền vào chỗ chấm là:
a. oai                            b. oay                           c. uyên                        d. ai
12/ Trong câu: “ Mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim nũ nượt bay về.” Từ viết sai chính tả trong câu văn trên là:
a. ngút trời                    b. đàn chim                   c. nũ nượt                 d. hoa gạo
13/ Tìm 2 từ chỉ sự vật ở quê hương?
14/ Từ cùng nghĩa với từ “ đậu phộng “ là:
a. lạc                        b.vừng                      c. ngô                       d. bánh đa
15/ “ Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây mù.” Câu văn trên cần điền thêm:
a. 1 dấu phẩy           b. 2 dấu phẩy           c. 3 dấu phẩy           d. 4 dấu phẩy
16/ Cho các từ: công viên, cánh đồng, con đò, bến nước. Từ không chỉ sự vật ở làng quê trong các từ trên là:
a/ cánh đồng           b. con đò                  c. bến nước               d. công viên
17/ ‘’Người dân quê tôi hiền lành, thật thà.” Bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai(cái gì, con gì)? trong câu văn trên là:
a/ Người dân             b/ người dân quê tôi          c/ người dân quê tôi hiền lành
18/ “ Trong vườn chuối, gà mẹ, gà con đang bới đất tìm giun.” Câu văn trên được cấu tạo theo kiểu câu nào đã học?
19/ “ Từ trên cao nhìn xuống, con sông như dải lụa đào vắt ngang qua cánh đồng lúa chín vàng.” Sự vật được so sánh trong câu văn trên là:
a/ dải lụa – cánh đồng        b/ con sông – cánh đồng        c/ con sông – dải lụa đào
20/ “ Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.” Câu văn trên được tác giả sử dụng kiểu so sánh nào?
21/ Trong câu: “ Nhà dài như tiếng chiêng, hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim.” có:
a. 1 hình ảnh so sánh                 b.2 hình ảnh so sánh       c. 3 hình ảnh so sánh                 
22/                                “ Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương”
Sự vật được nhân hóa trong câu thơ trên là:
a/ tre, tóc               b/ áo, gương              c/ tre, mây                 d/ mây, gương

0