Thuyết minh về Truyện Kiều và Nguyễn Du
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
* Ý nghĩa của chi tiết "cái bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
- Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
• Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
• Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
• Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
- Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện: Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng (một thứ mờ nhạt, vô nghĩa) đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn
# Học tốt #
Hình ảnh cái bóng trong truyện "chuyện người con gái Nam Xương" tưởng chừng như ngẫu nhiên nhưng thật
ra là 1 chi tiết rất quan trọng của câu truyện vì nó tạo nên sự thắt nút và mở nút đầy bất ngờ và thú vị.
Với Vũ Nương cái bóng là người chồng, là cách để Vũ Nương dỗ con, đồng thời cũng là để nguôi ngoai nỗi nhớ
thương chồng của nàng. Xong nàng đã không ngờ tới, cái bóng lại "biến" thành người.
Với bé Đảm, cái bóng là người thật, là người cha mỗi đêm đến với bé. Giờ đây, "người cha giả " mà Vũ Nương
dùng để dỗ con đã trở thành người cha thật trong mắt đứa bé. Còn đối với Trương Sinh, cái bóng ấy là người
đàn ông bí ẩn đêm nào cũng đến với vợ mình, là bằng chứng không thể chối cãi về việc Vũ Nương không chung
thủy.
Từ nhận thức ấy của chàng mà một kết cục đáng tiếc, đau buồn của cả 3 nhân vật, đặc biệt là Vũ Nương đã xảy
ra. Nhưng rồi 1 lần nữa cái "bóng" trong gian nhà lại xuất hiện, lần này cái bóng không phải của Vũ Nương mà
là của chính chàng Trương và cái bóng ấy, bé Tản cũng gọi là cha. Cái bóng ấy của Trương Sinh đã mở mắt cho
chàng thấy sự thật, tội ác mà chàng đã gây ra và muốn giải tỏa nỗi oan cho Vũ Nương dù đã muộn. Chính hình
ảnh cái bóng trên tường trong truyện đã tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công với chế độ nam quyền, mang đến
bao điều bất hạnh cho người phụ nữ
Bài làm
Gửi bố kính yêu của con!
Sáng nay con đã nhận được thư của bố, con đã đọc đi đọc lại rât nhiều lần, từng câu, từng chữ, từng lời bố dặn, con đã khắc sâu trong lòng. Con rất hối hận. Con là đứa con bất hiếu phải không bố ? công lao của bố, của mẹ, tình cảm hai người dành cho con to lớn như vậy mà con vô tâm quên lãng bấy lâu nay. Lời thư của bố giúp con nhận ra nhiều điều và khiến con vô cùng ăn năn. Con xin lỗi bố, con gửi lời xin lỗi tha thiết từ sâu thẳm trong tim tới bố và mẹ. Bố ơi! lương tâm con như có vết dao vừa cứa vào vậy, con hối hận lắm, chỉ vì một phút thiếu suy nghĩ, thiếu chín chắn mà con đã làm tổn thương đến người đã hi sinh biết bao điều vì con, dành tất cả niềm tin và sự yêu thương ở con. Con cám ơn bố đã giúp tâm hồn u tối của con được thức tỉnh, cám ơn bố rất nhiều vì đã dành tình yêu thương bao la cho con, giúp con hiểu về người mẹ tuyệt vời của mình.
Con cảm thây thật hổ thẹn vì bấy lâu nay không để ý rằng: xung quanh con luôn có tình thương ấm áp và chỗ dựa vững chắc, rằng con là đứa trẻ may mắn nhất thế giơi vì có bố, có mẹ luôn quan tâm và tin tưởng con. Con hứa với bố ngay sau bữa cơm chiều hôm nay, con sẽ xin lỗi mẹ bằng sư ăn năn hối cải, sự day dứt từ sâu trong lòng mình. Con xin hứa sẽ không bao giờ khiến mọi người phải phiền lòng về con, sẽ không bao giờ để bô mẹ phải lo lắng và rơi nước mắt vì con. Để đap đờn công ơn sinh thành bao lỗi vất vả, nhọc nhằn bố mẹ phải trải qua, con sẽ không bao giờ, mãi mãi không để bố mẹ phải thất vọng. Con cầu xin bố, xin bố hãy tha thứ cho lỗi lầm không đáng có của con, xin bố hãy mở rộng tấm lòng mà xoa đi sự bất hiếu của con, được không bố? để xứng đáng với tấm lòng cao cả, mênh mông của bố mẹ, con sẽ tu sửa tinh nết và cố gắng học tập thật tôt.
Một lần nữa, con xin lỗi bố. Mong bố hãy tha thứ cho con, Bố mẹ là tất cả đối với con, con yêu bố mẹ!
Con của bố!
En-ri-cô
# Học tốt #
Phép điệp ngữ được sử dụng để nhấn mạnh sự gắn bó của tre với người tự ngàn đời. Tre gắn bó với con người kể cả trong cuộc sống chiến đấu máu lửa lẫn cuộc sống vất vả cần lao.
Phép nhân hóa "tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu" được sử dụng để nhấn mạnh những danh hiệu, tre không chỉ có tính cách như người mà còn có những phẩm chất tốt đẹp, đáng được vinh danh
1.“Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng” là một trong những thông điệp trong Tháng hành động vì trẻ em. Ngữ nghĩa, thông điệp rất rõ ràng, tác động mạnh, tức thì với người đọc. Nhưng để hiểu cặn kẽ và có những hành động phù hợp mang đến cho trẻ những gì tốt đẹp nhất lại không dễ dàng.
Có lẽ nhiều thế hệ người Việt Nam đã quá quen thuộc với lối dạy con “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” vì “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời” và vì vậy, “người roi, voi búa” được xem là hiển nhiên. Trước tình trạng trẻ dường như có xu hướng cãi lại cha mẹ, người lớn nhiều hơn, thậm chí tỏ thái độ khinh thường, bất cần lời dạy dỗ từ cha mẹ, nhiều bậc phụ huynh hoài nghi về phương pháp “dạy con không cần đòn roi” và đặt niềm tin vào phương pháp sử dụng “roi vọt” trong dạy con, bởi họ hy vọng rằng, trẻ sẽ “nhớ đời” mà “chừa” khi nghĩ đến những trận đòn đau.
Quả thật, trong thực tế, bạo lực nói chung và đòn roi nói riêng nhiều khi rất hiệu quả, có sức mạnh trực tiếp, ngay lập tức nên được không ít người sử dụng trong việc dạy con. Nhưng có một thực tế khác cho thấy, những trẻ lớn lên trong đòn roi thường ngỗ ngược và có xu hướng sử dụng bạo lực với những kẻ yếu hơn mình. Trẻ chứng kiến bạo lực hằng ngày đến một mức nào đó chúng sẽ cho rằng bạo lực là cách thức duy nhất, nhanh nhất để giải quyết mâu thuẫn và đạt mục đích cũng như thể hiện sức mạnh của bản thân. Hơn nữa, bạo lực chỉ dùng để trừng phạt nên khi đã nhờn đòn, trẻ thường tỏ ra bất cần trước sự dạy bảo của cha mẹ. Về mặt lý thuyết, sự phản tác dụng của bạo lực rất lớn và quyền lực có nguồn gốc từ bạo lực mang phẩm chất rất thấp. Do vậy, trong dạy con, roi vọt không đi cùng tình thương hiếm khi làm trẻ nên người.
Tuy vậy, thế nào là yêu thương con lại là vấn đề cần xem xét. Như đã đề cập ở trên, lối dạy con bằng roi vọt vẫn được nhiều phụ huynh cho rằng là cần thiết và đương nhiên vì có “thương” mới “cho roi cho vọt”. Với quan niệm để con nên người, nhiều bậc cha mẹ đã “dạy con từ thuở còn thơ” bằng “roi vọt” ngay khi con phạm những lỗi nhỏ. Ngược lại, có những bậc cha mẹ lại nuông chiều con quá mức, con muốn gì được nấy, chăm bẵm từng li từng tí, “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Họ sẵn sàng đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào của con vì quan niệm tiền bạc, của cải làm ra là để cho con hưởng thụ. Thậm chí, vì yêu con, nhiều bậc cha mẹ không hướng cho con tham gia những công việc gia đình như dọn nhà, nấu cơm, chăm sóc người thân,...Những cách “yêu thương” như vậy cũng khó làm cho trẻ “nên người” được.
Như vậy, điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ trong dạy con có lẽ là cần lắng nghe tâm sự, thấu hiểu những hành động của con mình. Bên cạnh đó, sự nghiêm khắc đúng lúc, đúng chỗ của cha mẹ sẽ làm cho trẻ hiểu ra vấn đề và có ý thức khắc phục, sửa chữa khuyết điểm. Trên hết, cha mẹ nên và phải là tấm gương sáng để cho con mình soi vào. Nêu gương sáng chắc sẽ là cách giáo dục hiệu quả nhất không chỉ trong phạm vi gia đình mà rộng hơn là trong phạm vi xã hội.
2.Điểm số, thành tích học tập, áp lực đối mặt với các kì thi liên tiếp trong quãng đường dài đi học khiến trẻ con quay cuồng. Nếu cha mẹ cứ mải chạy theo thành tích thì con trẻ luôn luôn mệt mỏi và căng thẳng. Học sinh ngay từ bậc tiểu học đi học chính, học thêm, học năng khiếu kín mít cả tuần. Em nào ở nhà, không đi học thêm được xếp vào diện cá biệt: Một là học dốt, lười học; Hai là con nhà nghèo, bố mẹ không có điều kiện kinh tế lo cho con ăn học đàng hoàng.
Ở thành phố, trẻ em càng bị cắt giảm tối đa giờ vui chơi, chỉ có học là trên hết. Bố mẹ bận rộn tối ngày, bạn bè ai cũng chạy đua học thêm, trẻ em hết giờ học là đến giờ ngủ, các em giải trí chủ yếu bằng cách vùi đầu vào game, mạng xã hội... Những hoạt động vui chơi, vận động ngoài trời dường như bị triệt tiêu. Học và chỉ có học, nhiều em học sinh rơi vào tình trạng cô đơn trong gia đình khó mở lời với cha mẹ, không có nổi một vài người bạn thân để chia sẻ nỗi niềm. Chỉ cần một vài lần thất bại trong học tập, các em sẽ gục ngã nhanh chóng, tuyệt vọng không lối thoát, nghĩ quẩn và làm những điều dại dột không ai ngờ tới.
Bi kịch học sinh tự tử bao giờ mới chấm dứt? Tôi nghĩ, phụ huynh đừng vội đổ lỗi cho hệ thống giáo dục nặng nề thi cử bấy lâu nay. Cha mẹ cứ ép con học tràn cung mây, rồi giao giá "con phải giỏi nhất lớp, nhất khối, nhất trường", con phải bằng bạn A, bạn B mà không cần biết con có thích học không, có vui vẻ khi đến lớp, đến trường không? Có nhiều phụ huynh, cứ tối về là kiểm tra bài vở của con, hỏi han kĩ lưỡng xem con đạt điểm mấy. Con điểm cao được thầy cô khen, bố mẹ vui mừng phấn khởi. Hễ con điểm thấp, mắc lỗi là bố mẹ mắng chửi xa xả, đánh đập cho chừa tội học dốt.
Phụ huynh quên mất rằng, mỗi đứa trẻ có năng lực học tập khác nhau, tại sao lúc nào cha mẹ cũng quy ra điểm số, giấy khen, danh hiệu cấp trường, cấp huyện, cấp thành phố để rồi bất mãn, chán nản. Con trẻ thấy cha mẹ buồn rầu vì mình, thất vọng vì mình kém cỏi thì các em sa sút tinh thần nhanh chóng, cảm thấy mình vô dụng vì không đạt được tâm nguyện ấp ủ bấy nay của cha mẹ. Tâm trạng chán nản, tuyệt vọng này kéo dài sẽ nhanh chóng đẩy các em vào bệnh trầm cảm, dẫn đến quyết định hủy hoại bản thân...
Học sinh bậc THPT là đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm học đường. Đây là lứa tuổi mà tâm sinh lý nhạy cảm, nếu cha mẹ không tinh ý sẽ khó lòng phát hiện con mình bất ổn. Con có thể mắc trầm cảm với nhiều lý do: Môi trường sống thay đổi, áp lực học tập căng thẳng quá mức với năng lực, thấy mình thua kém bạn bè mọi thứ và tệ hại nhất vẫn là không đáp ứng được mong mỏi của bố mẹ. Lực học của con mức khá nhưng cha mẹ chỉ mơ con mình sẽ giỏi, sẽ đỗ đạt những trường đại học tốp đầu và thường chê bai, chì chiết con khi biết điểm tổng kết, điểm thi của con đì đẹt.
Khi ấy, có những em chai lỳ trước những lời chê trách, nhiếc móc của cha mẹ. Nhưng có rất nhiều em đã âm thầm đau khổ và tổn thương nặng nề khi cha mẹ chê trách, coi thường, so sánh đủ kiểu. Các em đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không được cha mẹ ghi nhận, cha mẹ vẫn cảm thấy học như thế là chưa đủ, cần phải có thành tích, danh hiệu...
Đa số phụ huynh dạy con phải học giỏi mới có tương lai, nào là "một người làm quan cả họ được nhờ", nào là "thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li", nào là "có chí thì nên". Phụ huynh đưa ra hàng loạt dẫn chứng các nhà bác học, thần đồng từ thời xa xưa đến thời hiện đại, các tấm gương học sinh giỏi quốc tế, các bạn học sinh giành học bổng du học để lên lớp các con, giục giã, thúc ép các con học tập không ngừng nghỉ.
Nhưng phụ huynh quên dạy con biết chấp nhận thất bại, biết chấp nhận năng lực bản thân và quan trọng nhất là dạy con biết quý trọng bản thân mình. Để dạy con điều ấy, trước tiên phụ huynh cần đồng hành cùng con, làm bạn với con suốt chặng đường dài học tập và trưởng thành. Phụ huynh hãy chấp nhận các con có cả ưu điểm và khuyết điểm, dù con học chưa giỏi thì đối với bố mẹ, con cái vẫn là tất cả. Cha mẹ cần định hướng cho con về nghề nghiệp trong tương lai và xác định cho con hiểu, có rất nhiều lựa chọn và nghề nghiệp nào cũng có giá trị riêng được xã hội công nhận.
Hiện nay rất nhiều phụ huynh khăng khăng cho rằng, phải đặt mục tiêu cao thì con mới có quyết tâm học hành. Tôi từng biết có những em học sinh cảm thấy học lớp chọn rất đuối, xin sang lớp thường nhưng cả thầy cô và cha mẹ đều không đồng ý, muốn các em phải cố gắng gấp 3, gấp 5 lần để đuổi kip bạn bè. Vậy là có những em dù học lớp chọn thật đấy nhưng thi đại học chỉ đạt điểm làng nhàng, đủ đỗ trường thường. Bố mẹ tỏ rõ bất mãn vì đầu tư hết mình mà con vẫn kém cỏi. Các em đi học vì gánh nặng ước mơ của cha mẹ và đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh trầm cảm học đường với những bi kịch đau xót.
Điểm số là áp lực lớn nhất về phía nhà trường và cả cha mẹ, ai cũng mong con mình được kết quả cao vì vậy nó đã làm chúng tôi quá căng thẳng, mệt mỏi và sợ thi cử. Chương trình học thì ngày càng nặng, bài học, bài tập thì nhiều bắt buộc phải nhớ lâu. Những bài kiểm tra, bài thi ở lớp đánh giá học lực làm chúng tôi lo sợ vì vừa phải tranh đua thứ hạng với các bạn cùng lớp vừa phải làm hài lòng thầy cô về điểm số. Điểm thi giờ đây không còn là động lực nữa mà nó đã trở thành áp lực đối với mọi học sinh chúng tôi.Tôi còn nhớ hồi nhỏ đi học khi mà tôi thi được điểm cao là về khoe cha mẹ, lúc đó trông tôi rất là vô tư vì không phải bị áp lực như bây giờ. Còn giờ đây, tôi như nghẹt thở với đống bài tập, bài cũ hay bài mới vì phải học quá nhiều mà sức tôi chỉ có nhiêu đó thôi nó làm tôi quá mệt mỏi rồi.
Bn tham khảo nha :
Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của ông. Với tấm lòng nhân đạo tha thiết và tài năng văn học kiệt xuất, Nguyễn Du để lại ấn tượng sâu sắc qua những sáng tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 - 1820), quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê, cũng là người giỏi văn chương. Mẹ là bà Trân Thị Tân người con gái xứ Kinh Bắc. Anh khác mẹ (con bà chính) Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Nguyễn Du sống ở thời đại đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, đó là sự kì khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thông trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê - Trịnh- Nguyễn) chém giết lẫn nhau. Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Huệ. Những yếu tố này tác động nhiều tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du. Ông sớm lâm vào cảnh mồ côi (9 tuổi cha mất, 12 tuổi mẹ mất), phải sống phiêu bạt nhiều năm, nhiều nơi, lúc ở Thăng Long, lúc lại vào quê nội Hà Tĩnh, có giai đoạn về quê vợ ở Thái Bình. Những biến động lịch sử và cuộc đời đó đã tác động nhiều đến tâm hồn và tư tưởng của Nguyễn Du. Bởi thế ông cũng có nhiều tâm trạng: trung thành với nhà Lê, chống quân Tây sơn, sau này làm quan triều Nguyễn nhưng lại rụt rè, u uất. Có thể nói cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người, đời từng trải, vốn sống phong phú, có nhận thức sâu rộng, được coi là một trong năm người giỏi nhất nước Nam lúc bấy giờ. Ông còn là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du nổi tiếng trước hết bởi cái tâm của một người luôn nghĩ đến nhân dân, luôn bênh vực cho những cuộc đời, những số phận éo le, oan trái, đặc biệt là thân phận người phụ nữ.
Nguyễn Du cũng là người có năng khiếu văn học bẩm sinh, bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt, ngôi sao chói lọi trong nền văn học trung đại Việt Nam. Về sự nghiệp, văn học Nguyễn Du có nhiều sáng tạo lớn cả về chữ Hán và chữ Nôm. Các sáng tác chữ Hán có Thanh Hiên thi tập (78 bài), Bắc hành tạp lục (125 bài), Nam trung tạp ngâm (40 bài)... sáng tác chữ Nôm có Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều hay còn gọi là Đoạn trường tân thanh.
Truyện Kiều ra đời đầu thế kỉ XIX (khoảng từ 1805 - 1809), lúc đầu có tên là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới đứt ruột), sau này đổi thành “Truyện Kiều”. Tác phẩm viết dựa trên cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng đã có sự sáng tạo tài tình và thay đổi, bổ sung nhiều yếu tố trong cốt truyện cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Là truyện thơ Nôm được viết bằng thơ lục bát, dài 3254 câu, chia làm 3 phần (Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ). Đề tài của truyện là viết về cuộc đời Kiều nhưng thông qua đó tố cáo xã hội phong kiến lúc bấy giờ đã chà đạp, xô đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng; đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Thuý Kiều và của người phụ nữ nói chung. Tác phẩm còn thể hiện rất rõ hiện thực cuộc sống đương thời với "con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời" của nhà thơ.
Truyện Kiều kể về cuộc đời truân chuyên của người con gái tài sắc Thuý Kiều. Thuý Kiều là một cô gái sinh trưởng trong gia đình họ Vương có ba chị em: Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan. Kiều là người con gái tài năng và nhan sắc thuộc bậc trên người. Nàng còn là người con hiếu nghĩa. Trong hội đạp thanh, Kiều gặp Kim Trọng, họ đã yêu nhau sau đó đính ước. Khi Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha. Mã Giám sinh mua Kiều về Lâm Tri. Tú Bà lập mưu biến nàng thành gái lầu xanh. Thúc Sinh chuộc Kiều và cưới nàng làm vợ lẽ. Nàng lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh sai lính đến bắt về làm hoa nô và bày trò đánh ghen. Nàng trốn khỏi nhà Thúc Sinh. Nhưng lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải - một anh hùng “đội trời, đạp đất”, chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân, báo oán. Kiều lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị chết đứng. Kiều bị ép lấy viên thổ quan. Nhục nhã, đau đớn, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử, được sư Giác Duyên cứu và đi tu. Kim Trọng trở lại sau nửa năm, chàng kết duyên với Thuý Vân theo lời trao duyên của Kiều.
Sau này, Kim Trọng và Vương Quan đã bỏ nhiều công sức tìm Thúy Kiều. Rất may họ đã gặp lại Thuý Kiều, Kiều được đoàn tụ với gia đình và Kim Trọng sau mười lăm năm lưu lạc.
Giá trị của Truyện Kiều được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu là nội dung và nghệ thuật.
Giá trị nội dung thể hiện qua giá trị hiện thực và nhân đạo.
Giá trị hiện thực của tác phẩm là phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ. Gia đình nhà Vương ông đang sống bình yên, chỉ vì một lời không đâu vào đâu của thằng bán tơ “vu oan giá hoạ”, thế là cuộc sống yên lành bị phá vỡ, tai hoạ ở đâu ập xuống nhà Kiều. Sau cái cớ ấy bọn sai nha tiến vào nhà Kiều cướp phá đánh đập, chúng đã được một lũ quan lại dung túng, bảo hộ, giật dây. Kẻ cầm đầu lũ vô lại đấy đã thẳng thắn đòi: “Có ba trăm lạng, việc này mới xong”. Tên quan xử kiện vụ án của Kiều được Nguyễn Du đặc tả: “Trông lên mặt sắt đen sì”. Hồ Tôn Hiến, tên quan lớn nhất trong Truyện Kiều, đại diện cho triều đình phong kiến với tư cách là một Tổng đốc trọng thần nhưng lại “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Sức mạnh của đồng tiền khi nó nằm trong tay kẻ xấu thật kinh khủng, đồng tiền đã thành một thế lực vạn năng chi phối mọi hoạt động, làm băng hoại lương tâm, nhân phẩm của con người. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã viết về đồng tiền trong Truyện Kiều: “Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí, sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương ông, Tú bà, Mã Giám sinh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người, Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm, Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác, cả một xã hội chạy theo đồng tiền”. Cuộc đời đầy nước mắt của người con gái tài sắc Thuý Kiều cũng bắt đầu từ chính sức mạnh và sự bất nhân của đồng tiền.
Giá trị nhân đạo được thể hiện trước hết là sự trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính. Về ngoại hình, ta thấy Thuý Vân là một thiếu nữ đoan trang phúc hậu, Thuý Kiều đẹp thuộc diện “sắc trung chi thánh”- quá ư là hơn người, hơn đời, Kim Trọng mang vẻ đẹp của một văn nhân thư sinh, Từ Hải đẹp kiểu người anh hùng: vai năm tấc rộng thân mười thước cao. về phẩm chất Thuý Vân là một cô gái ngoan. Kim Trọng - một chàng trai chung tình. Thuý Kiểu tài năng (Cầm, kì, thi, hoạ) - một người con hiếu thảo, giàu đức hi sinh, người yêu chung thuỷ. Tình yêu Kim Kiều - Tình yêu hồn nhiên trong trắng, nó vượt sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến trong thời điểm chế độ phong kiến suy tàn.
Bên cạnh đó Truyện Kiều còn lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người, đề cao tự do và công lí. Thuý Kiều điển hình cho người phụ nữ trong xã hội xưa, mười lăm năm lưu lạc của nàng là một chuỗi bi kịch. Dường như bao nhiêu nỗi cực khổ của người đàn bà thời trước đều ập xuống vai nàng. Từ một cô tiểu thư khuê các, Kiều trở thành hàng hoá để cho người ta mua bán, rồi Kiều bị lừa gạt bị rơi vào lầu xanh tới hai lần, đem thân đi làm lẽ, làm đứa ở, rồi bị đánh đòn, lãng nhục trở thành tội phạm ở công đường, bị sỉ nhục, bị rơi vào cảnh giết chồng, kết thúc là phải tự vẫn. Cuộc đời Thuý Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội phong kiến bất nhân, xã hội ấy làm cho người lương thiện phải tìm đến cái chết. Còn khát vọng tự do và công lý được ông gửi gắm qua nhân vật Từ Hải và màn báo ân báo oán.
Mặt khác Truyện Kiều còn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du như khóc cùng tiếng đàn và cuộc đời của Thuý Kiều, ông cũng bày tỏ thái độ trân trọng Kiều cho dù có lúc nàng đã là hạng người dưới đáy của xã hội.
Mặt khác, Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể khắc sâu trong lòng nhân dân như vậy còn ở giá trị nghệ thuật. Trong tác phẩm của mình ông đã bộc lộ sự tài hoa, sắc sảo trong nghệ thuật tự sự, miêu tả nhân vật, tả cảnh, sử dụng ngôn từ... hay nói đúng hơn là giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Vê ngôn ngữ: Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, tiếng Việt trong Truyện Kiều đã đạt đến độ giàu và đẹp. Vê nghệ thuật tự sự, thành công của Truyện Kiều trên tất cả các phương diện: ngôn ngữ kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả - tả cảnh ngụ tình.
Nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều, tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều đã viết: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột. Tố Như sử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết, nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy” chính là đã khái quát rất tuyệt vời về giá trị của Truyện Kiều trên mọi phương diện.
Từ quê hương, xã hội, gia đình, cuộc đời, năng khiếu bẩm sinh, đã tạo cho Nguyễn Du có trái tim yêu thương vĩ đại, một thiên tài văn chương với sự nghiệp văn học có giá trị lớn. Ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi với dân tộc và trở thành linh hồn của dân tộc.
#Chúc bn hok tốt
Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của ông. Với tấm lòng nhân đạo tha thiết và tài năng văn học kiệt xuất, Nguyễn Du để lại ấn tượng sâu sắc qua những sáng tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 - 1820), quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê, cũng là người giỏi văn chương. Mẹ là bà Trân Thị Tân người con gái xứ Kinh Bắc. Anh khác mẹ (con bà chính) Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Nguyễn Du sống ở thời đại đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, đó là sự kì khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thông trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê - Trịnh- Nguyễn) chém giết lẫn nhau. Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Huệ. Những yếu tố này tác động nhiều tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du. Ông sớm lâm vào cảnh mồ côi (9 tuổi cha mất, 12 tuổi mẹ mất), phải sống phiêu bạt nhiều năm, nhiều nơi, lúc ở Thăng Long, lúc lại vào quê nội Hà Tĩnh, có giai đoạn về quê vợ ở Thái Bình. Những biến động lịch sử và cuộc đời đó đã tác động nhiều đến tâm hồn và tư tưởng của Nguyễn Du. Bởi thế ông cũng có nhiều tâm trạng: trung thành với nhà Lê, chống quân Tây sơn, sau này làm quan triều Nguyễn nhưng lại rụt rè, u uất. Có thể nói cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người, đời từng trải, vốn sống phong phú, có nhận thức sâu rộng, được coi là một trong năm người giỏi nhất nước Nam lúc bấy giờ. Ông còn là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du nổi tiếng trước hết bởi cái tâm của một người luôn nghĩ đến nhân dân, luôn bênh vực cho những cuộc đời, những số phận éo le, oan trái, đặc biệt là thân phận người phụ nữ.
Nguyễn Du cũng là người có năng khiếu văn học bẩm sinh, bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt, ngôi sao chói lọi trong nền văn học trung đại Việt Nam. Về sự nghiệp, văn học Nguyễn Du có nhiều sáng tạo lớn cả về chữ Hán và chữ Nôm. Các sáng tác chữ Hán có Thanh Hiên thi tập (78 bài), Bắc hành tạp lục (125 bài), Nam trung tạp ngâm (40 bài)... sáng tác chữ Nôm có Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều hay còn gọi là Đoạn trường tân thanh.
Truyện Kiều ra đời đầu thế kỉ XIX (khoảng từ 1805 - 1809), lúc đầu có tên là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới đứt ruột), sau này đổi thành “Truyện Kiều”. Tác phẩm viết dựa trên cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng đã có sự sáng tạo tài tình và thay đổi, bổ sung nhiều yếu tố trong cốt truyện cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Là truyện thơ Nôm được viết bằng thơ lục bát, dài 3254 câu, chia làm 3 phần (Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ). Đề tài của truyện là viết về cuộc đời Kiều nhưng thông qua đó tố cáo xã hội phong kiến lúc bấy giờ đã chà đạp, xô đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng; đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Thuý Kiều và của người phụ nữ nói chung. Tác phẩm còn thể hiện rất rõ hiện thực cuộc sống đương thời với "con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời" của nhà thơ.
Truyện Kiều kể về cuộc đời truân chuyên của người con gái tài sắc Thuý Kiều. Thuý Kiều là một cô gái sinh trưởng trong gia đình họ Vương có ba chị em: Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan. Kiều là người con gái tài năng và nhan sắc thuộc bậc trên người. Nàng còn là người con hiếu nghĩa. Trong hội đạp thanh, Kiều gặp Kim Trọng, họ đã yêu nhau sau đó đính ước. Khi Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha. Mã Giám sinh mua Kiều về Lâm Tri. Tú Bà lập mưu biến nàng thành gái lầu xanh. Thúc Sinh chuộc Kiều và cưới nàng làm vợ lẽ. Nàng lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh sai lính đến bắt về làm hoa nô và bày trò đánh ghen. Nàng trốn khỏi nhà Thúc Sinh. Nhưng lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải - một anh hùng “đội trời, đạp đất”, chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân, báo oán. Kiều lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị chết đứng. Kiều bị ép lấy viên thổ quan. Nhục nhã, đau đớn, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử, được sư Giác Duyên cứu và đi tu. Kim Trọng trở lại sau nửa năm, chàng kết duyên với Thuý Vân theo lời trao duyên của Kiều.
Sau này, Kim Trọng và Vương Quan đã bỏ nhiều công sức tìm Thúy Kiều. Rất may họ đã gặp lại Thuý Kiều, Kiều được đoàn tụ với gia đình và Kim Trọng sau mười lăm năm lưu lạc.
Giá trị của Truyện Kiều được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu là nội dung và nghệ thuật.
Giá trị nội dung thể hiện qua giá trị hiện thực và nhân đạo.
Giá trị hiện thực của tác phẩm là phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ. Gia đình nhà Vương ông đang sống bình yên, chỉ vì một lời không đâu vào đâu của thằng bán tơ “vu oan giá hoạ”, thế là cuộc sống yên lành bị phá vỡ, tai hoạ ở đâu ập xuống nhà Kiều. Sau cái cớ ấy bọn sai nha tiến vào nhà Kiều cướp phá đánh đập, chúng đã được một lũ quan lại dung túng, bảo hộ, giật dây. Kẻ cầm đầu lũ vô lại đấy đã thẳng thắn đòi: “Có ba trăm lạng, việc này mới xong”. Tên quan xử kiện vụ án của Kiều được Nguyễn Du đặc tả: “Trông lên mặt sắt đen sì”. Hồ Tôn Hiến, tên quan lớn nhất trong Truyện Kiều, đại diện cho triều đình phong kiến với tư cách là một Tổng đốc trọng thần nhưng lại “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Sức mạnh của đồng tiền khi nó nằm trong tay kẻ xấu thật kinh khủng, đồng tiền đã thành một thế lực vạn năng chi phối mọi hoạt động, làm băng hoại lương tâm, nhân phẩm của con người. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã viết về đồng tiền trong Truyện Kiều: “Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí, sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương ông, Tú bà, Mã Giám sinh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người, Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm, Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác, cả một xã hội chạy theo đồng tiền”. Cuộc đời đầy nước mắt của người con gái tài sắc Thuý Kiều cũng bắt đầu từ chính sức mạnh và sự bất nhân của đồng tiền.
Giá trị nhân đạo được thể hiện trước hết là sự trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính. Về ngoại hình, ta thấy Thuý Vân là một thiếu nữ đoan trang phúc hậu, Thuý Kiều đẹp thuộc diện “sắc trung chi thánh”- quá ư là hơn người, hơn đời, Kim Trọng mang vẻ đẹp của một văn nhân thư sinh, Từ Hải đẹp kiểu người anh hùng: vai năm tấc rộng thân mười thước cao. về phẩm chất Thuý Vân là một cô gái ngoan. Kim Trọng - một chàng trai chung tình. Thuý Kiểu tài năng (Cầm, kì, thi, hoạ) - một người con hiếu thảo, giàu đức hi sinh, người yêu chung thuỷ. Tình yêu Kim Kiều - Tình yêu hồn nhiên trong trắng, nó vượt sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến trong thời điểm chế độ phong kiến suy tàn.
Bên cạnh đó Truyện Kiều còn lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người, đề cao tự do và công lí. Thuý Kiều điển hình cho người phụ nữ trong xã hội xưa, mười lăm năm lưu lạc của nàng là một chuỗi bi kịch. Dường như bao nhiêu nỗi cực khổ của người đàn bà thời trước đều ập xuống vai nàng. Từ một cô tiểu thư khuê các, Kiều trở thành hàng hoá để cho người ta mua bán, rồi Kiều bị lừa gạt bị rơi vào lầu xanh tới hai lần, đem thân đi làm lẽ, làm đứa ở, rồi bị đánh đòn, lãng nhục trở thành tội phạm ở công đường, bị sỉ nhục, bị rơi vào cảnh giết chồng, kết thúc là phải tự vẫn. Cuộc đời Thuý Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội phong kiến bất nhân, xã hội ấy làm cho người lương thiện phải tìm đến cái chết. Còn khát vọng tự do và công lý được ông gửi gắm qua nhân vật Từ Hải và màn báo ân báo oán.
Mặt khác Truyện Kiều còn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du như khóc cùng tiếng đàn và cuộc đời của Thuý Kiều, ông cũng bày tỏ thái độ trân trọng Kiều cho dù có lúc nàng đã là hạng người dưới đáy của xã hội.
Mặt khác, Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể khắc sâu trong lòng nhân dân như vậy còn ở giá trị nghệ thuật. Trong tác phẩm của mình ông đã bộc lộ sự tài hoa, sắc sảo trong nghệ thuật tự sự, miêu tả nhân vật, tả cảnh, sử dụng ngôn từ... hay nói đúng hơn là giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Vê ngôn ngữ: Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, tiếng Việt trong Truyện Kiều đã đạt đến độ giàu và đẹp. Vê nghệ thuật tự sự, thành công của Truyện Kiều trên tất cả các phương diện: ngôn ngữ kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả - tả cảnh ngụ tình.
Nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều, tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều đã viết: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột. Tố Như sử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết, nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy” chính là đã khái quát rất tuyệt vời về giá trị của Truyện Kiều trên mọi phương diện.
Từ quê hương, xã hội, gia đình, cuộc đời, năng khiếu bẩm sinh, đã tạo cho Nguyễn Du có trái tim yêu thương vĩ đại, một thiên tài văn chương với sự nghiệp văn học có giá trị lớn. Ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi với dân tộc và trở thành linh hồn của dân tộc.