K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2020

Con đường dẫn xuống hồ đẹp như tranh, hai bên là những rặng thông xanh ngắt. Cuối con đường, leo lên các bậc tam cấp bằng đá, du khách sẽ đặt chân vào ngôi nhà lồng rất thơ mộng được xây trên một đồi cao ăn ra lòng hồ. Nước hồ quanh năm đầy ắp, xanh trong có thể nhìn rõ từng đàn cá bơi lội dưới nước. Hồ có độ sâu từ 20 đến 40m. Ðây là vựa cá, hàng năm cung cấp cho Pleiku hàng trăm tấn cá. Những chiếc thuyền độc mộc lướt trên mặt hồ thật êm

10 tháng 5 2020

T7 mik kt đợi lm xong r mik chụp cho

11 tháng 5 2020

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Giai thoại kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thẩn linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền lại cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tồn tại cho tới ngày nay.

Nhìn chiếc bánh chưng, ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng, nhưng để làm ra nó lại tốn không ít công phu. Cứ đến hàm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp muối, tiêu, hành chó thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói.

Cái cách gói bánh chưng ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! Cả nhà quây quần quanh bà. Bà trải lá ra mâm, đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã được gói xong. Suốt một buổi sáng cặm cụi, bận rộn, bà đã gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc hai cái thành một cặp rồi xếp vào chiếc nồi thật lớn, chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ chúng tôi được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bé. Chùm bánh ấy để ở trên cùng và sẽ vớt ra trước nhất.

Phía góc sân, bốp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bố tôi cũng giữ nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nồi bánh chưng. Những gộc tre, gộc củi khô tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn than tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tôi bảo phải đun cho lửa cháy thật đều thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc.

Khoảng tám giờ tối thì bố tôi dỡ bánh, xếp rải ra trên chiếc chõng tre ngoài hiên. Hơi nóng từ bánh bốc lên nghi ngút, toả ra một mùi thơm ngậy, nồng nàn. Bố tôi đã chuẩn bị hai tấm ván gỗ và chiếc cối đá để nén bánh.

Khó có thể tả nổi niềm sung sướng, hân hoan của lũ trẻ chúng tôi khi được nếm chiếc bánh chưng nhỏ xinh, nóng hổi. Nếp dẻo, đỗ bùi, thịt béo… ngon quá là ngon! Tưởng chừng như chẳng có thứ bánh nào ngon hơn thế!

Chiều ba mươi Tết, trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, hương trầm nghi ngút, những cặp bánh chưng xanh được trân trọng bày bên cạnh đĩa ngũ quả, hộp trà, hộp mứt, chai rượu… và mâm cỗ tất niên để cúng trời đất, tổ tiên, đón các cụ về ăn Tết cùng con cháu. Nỗi xúc động rưng rưng trong lòng mỗi người. Không khí thiêng liêng của ngày Tết thực sự bắt đầu.

*Ryeo*

22 tháng 5 2020

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

22 tháng 5 2020

Vấn đề em tâm đắc nhất: Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn:

-  Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

- Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

Qua những câu văn chân thành và xúc động, những lời tâm huyết, ruột gan của Trần Quốc Tuấn, ta có thể cảm nhận sâu sắc được tấm lòng yêu nước nồng nàn cùng tinh thần căm thù giặc cực độ của ông.

TL:

Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

Nguồn:https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=Vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+kho%E1%BA%A3ng+4-5+c%C3%A2u+m%C3%A0+em+c%E1%BA%A3m+th%E1%BA%A5y+t%C3%A2m+%C4%91%E1%BA%AFc+nh%E1%BA%A5t+trong+b%C3%A0i+h%E1%BB%8Bch+t%C6%B0%E1%BB%9Bng+s%C4%A9&id=557376

Học tốt

15 tháng 5 2020

Em đang sinh hoạt ở “Sao Nhi đồng” nhưng chỉ còn vài tháng nữa thôi chắc chắn em sẽ được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Cuốn “Điều lệ” của Đội được em nâng niu và tìm hiểu mỗi ngày. Càng đọc, em càng thấy thích thú và tự nhủ mình phải phấn đấu hơn nữa để trở thành một đội viên ưu tú.

Qua Điều lệ của Đội em được biết: Đội được thành lập ngày 15 -5 - 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng, một tỉnh phía Bắc của nước ta, giáp biên giới Việt - Trung. Lúc đầu, Đội mang tên “Đội Nhi đồng cứu quốc”, tập hợp những thiếu niên có độ tuổi từ chín đến mười bốn sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong. Khi mới thành lập Đội chỉ có năm đội viên. Đội trưởng là anh Nông Văn Dền, bí danh là Kim Đồng và bốn đội viên khác gồm các anh các chị: Nông Văn Thàn bí danh là Cao Sơn, Lí Văn Tịnh bí danh là Thanh Minh, Lí Thị Mì bí danh là Thủy Tiên và chị Lí Thị Xậu bí danh là Thanh Thủy. Từ khi thành lập đến nay, Đội đã trải qua bốn tên gọi khác nhau: Đội Nhi đồng cứu quốc (1941); Đội Thiếu nhi tháng Tám (1951), Đội Thiếu niên Tiền phong (1956); Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (1970). Tượng trưng cho tổ chức Đội là huy hiệu măng non được vẽ trên nền cờ Tổ quốc. Huy hiệu ấy luôn được các đội viên đeo trên ngực mình cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai mỗi khi đến lớp. Bài hát truyền thống của Đội do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác với tên gọi là “Đội ca” luôn cất lên hùng tráng và trang nghiêm trong những ngày hội lớn của trường chính là niềm tự hào của chúng em. Từ ngày thành lập Đội cho đến nay đã có nhiều phong trào thi đua phát động theo lời dạy của Bác Hồ “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. Tiêu biểu nhất là các phong trào: "Công tác Trần Quốc Toản” năm 1947. Phong trào “Kế hoạch nhỏ” năm 1960; phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” năm 1981.

Em ước ao một ngày nào đó, em cũng được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để được sinh hoạt, vui chơi, học tập và cống hiến tuổi thơ mình cho quê hương, đất nước.

22 tháng 5 2020

Hàng ngày đến lớp, đến trường nhìn thấy các anh chị lớp trên huy hiệu măng non trên ngực lấp lánh và chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, sao mà xinh mà đẹp đến thế, tự hào đến thế! Ước ao một ngày nào đó, em cũng được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đội, cũng tự hào với chiếc huy hiệu lấp lánh trên ngực và chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai cùng với các bạn tung tăng đến trường.

Ngày chị Hai vào Đại học, trước lúc đi, chị còn dặn em: “Toàn bộ sách vở chị để trên giá sách, nhớ giữ gìn cẩn thận để sau này mà học. Còn cuốn “Điều lệ Đội Thiếu nhi Tiền Phong Hồ Chí Minh” chị để ở góc trái cạnh cuốn Điều lệ Đoàn viên tầng hai của giá sách, em đọc kĩ đi mà phấn đấu. Đến học kì hai, những đội viên “Sao Nhi đồng” chăm ngoan học giỏi là được kết nạp vào đội đấy, phải phấn đấu tốt nghe cưng!” Cuốn “Điều lệ Đội” em đã đọc vài lần rồi như lời chị Hai dặn. Cuốn Điều lệ đã giúp em hiểu biết khá nhiều về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đội được thành lập vào ngày 15 – 5 – 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng với tên gọi “Đội Nhi đồng cứu quốc”. Mới đầu, Đội chỉ có năm người. Đó là anh Nông Văn Dền bí danh là Kim Đồng làm Đội trưởng và bốn anh chị nữa là: Nông Văn Thần, Lí Văn Tịnh, Lí Thị Mì, Lí Thị Xậu là những đội viên. Từ năm 1941 đến nay, Đội đã qua bốn lần đổi tên: từ Đội Nhi đồng cứu quốc (1941) đến Đội Thiếu nhi tháng Tám (1951), rồi Đội Thiếu niên Tiền phong(1956), và đến năm 1970, Đội được đối tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” cho đến bây giờ. Chiếc huy hiệu măng non có hình một búp măng xanh khỏe mạnh nổi bật trên nền cờ Tố quốc cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ thắm là biểu tượng của Đội. Niềm tự hào của tuổi thơ chúng em. Bài “Đội ca” được nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác là bài hát truyền thống của Đội với âm điệu thật tươi trẻ, thật hào hùng luôn cuốn hút chúng em trong những ngày lễ hội nhân dịp kỉ niệm ngày sinh nhật Đội hay “Hội khỏe Phù Đổng” được tổ chức hằng năm.

Học kì hai này, nhất định em sẽ phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong mang tên Bác như lời chị Hai đã dặn.

12 tháng 5 2020

1. Thuyết minh

2. Nói về Phạm Văn Đồng. Câu chủ đề. Câu đầu tiên

12 tháng 5 2020

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
Nước Đại Việt ta có một trang sử vô cùng anh dũng và hào kiệt, ghi đậm tinh thần kháng chiến quyết liệt của nhân dân ta qua bao lần mạnh mẽ vùng dậy chống quân xâm lược, lật đổ ách đô hộ. Bởi lẽ mà những người con đất Việt luôn kiêu hãnh, tự hào mang trong mình dòng máu rồng – tiên, là tinh thần yêu nước mãnh liệt, bất khuất trong bao cuộc đấu tranh khốc liệt, kiên quyết giành lại giang sơn từ tay bọn xâm lược. Ngọn lửa yêu nước cháy bỏng trong tim mỗi con người Việt Nam là khao khát mãnh liệt của một tương lai đầy tự do, đầy hạnh phúc. Rằng dẫu biển có lấp, đá có dời, nhân dân Việt Nam không bao giờ ngừng chiến đấu. Tinh thần yêu nước, khao khát tự do ấy càng quyết liệt, càng kiên cường hơn sau chiến thắng lịch sử đánh đuổi quân Minh đầy vẻ vang, đầy oanh liệt của nhân dân Việt Nam vào mùa xuân năm 1428. Đó là khi tâm hồn và tinh thần của cả triệu người con Đại Việt hoà lại làm một, -cháy bỏng, anh dũng và mãnh liệt hơn bao giờ hết. Sau khi cuộc kháng chiến mười năm của nghĩa quân Lam Sơn kết thúc thắng lợi, Nguyễn Trãi đã thay lời Lê Lợi viết nên một bản cáo tổng kết cuộc kháng chiến và tuyên bố mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Đại Việt. Bình Ngô đại cáo chính là áng “thiên cổ hùng văn”, là tác phẩm bất hủ trong nền văn chương Việt Nam, được coi như bản tuyên ngôn độc lập của nước ta, mang trong mình ngọn lửa yêu nước cháy bỏng và tinh thần chiến đấu bất diệt của hàng triệu “con rồng cháu tiên”. “ Nước Đại Việt ta” là một trích đoạn nhỏ trong chính bản đại cáo đanh thép và hùng hồn này.

“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
“Nhân” trong Nho giáo là khái niệm đạo đức có nội dung rất rộng lớn, rất bao la, được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau mà mỗi quan điểm lại là một tư tưởng hoàn toàn biệt lập. Song cốt lõi của “nhân” là thương người, thương dân, là sự tương thân tương ái giữa người với người. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được tóm gọn trong hai từ “yên dân” và “trừ bạo”. Yên dân tức làm cho dân sống hạnh phúc, yên ổn. Rằng dân có giàu, nước mới mạnh. Trừ bạo tức diệt trừ bọn hung hăng, tàn bạo, có thế mới đạt được mục đích yên dân, mà có lẽ bọn tàn bạo ở đây chính là giặc Minh nói riêng và bè lũ xâm lược nói chung. Lí lẽ của Nguyễn Trãi hàm súc, giản dị mà lại đầy sức thuyết phục – không cần câu chữ, lời lẽ rườm rà hoa mĩ song vẫn làm nổi bật nên nguyên lí chính xác và cao cường của một nhà tư tưởng vĩ đại. Tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ và tiên bộ của Nguyễn Trãi là yếu tố thực tế, là chân lí tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ cho lí lẽ “trừ bạo”, “yên dân”. Ấy cũng chính là khát khao, là ước muốn của những người lãnh đạo đứng đầu đất nước – mong sao cho nhân dân được ấm no, giang sơn được thống nhất.
Dù là nguyên lí nhân nghĩa, hay tư tưởng “yên dân”,”trừ bạo” thì chắc chắn mọi ý tưởng, mọi suy nghĩ của Nguyễn Trãi đều gắn liền với tấm lòng vì dân vì nước và tình yêu quê hương đất nước tha thiết. Bởi lẽ từ lâu, lòng yêu nước mãnh liệt cùng với tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường đấu tranh là sự dẫn đường cho những trang sử hào hùng, những chiến thắng vẻ vang của dân ta. Dẫu đội quân còn yếu kém, vũ khí còn thô sơ, đất nước thời ấy còn nghèo nàn, lạc hậu, song tình yêu nước cháy bỏng trong mỗi người dân Việt Nam lại trở nên mạnh mẽ và tha thiết hơn bao giờ hết. Chẳng phải ấy chính là tinh thần mà không phải dân tộc nào cũng có được? Là cảm xúc vỡ oà trước chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam hay sự hạnh phúc của người hâm mộ trước những thành tích làm rạng danh tên tuổi nước nhà tại đấu trường sea game khốc liệt. Có thế mới thấy đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam cũng là một, chân lí ấy khó lòng thay đổi.
Với tư tưởng mới mẻ, lập luận chặt chẽ cùng với lời thơ, câu chữ hùng hồn, đanh thép, Nguyễn Trãi mạnh mẽ tuyên bố Đại Việt là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có phong tục riêng, có chủ quyền riêng. Ấy là chân lí. “Bình Ngô đại cáo” được xem như bản tuyên ngôn lần hai của Việt Nam sau “Nam Quốc Sơn Hà” của Lí Thường Kiệt, tiếp tục khẳng định chủ quyền độc lập của nước ta, đồng thời răn đe quân xâm lược phản nhân nghĩa ắt gặp thất bại.

Tham khảo:

Bàn về nét văn hóa Việt Nam không thể quên ngày Tết. Tết được coi là ngày lễ quan trọng nhất trong một năm của người Việt. Ngày Tết là dịp để cả gia đình quần tụ, sum vầy, đón chào những thời khắc thiêng liêng của thời gian. Không khí ngày Tết không thể thiếu được mùi vị của bánh chưng và màu sắc của những cành mai đối với Nam Bộ và cành đào đối với miền Bắc.

Sở dĩ mai là biểu trưng ngày Tết của miền Nam là bởi khí hậu miền Bắc Việt Nam rất khác so với vùng này. Do chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên những ngày Tết ở miền Bắc thường lạnh, vì thế mà không có hoa mai. Cây hoa mai từ lâu đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của mỗi gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về. Hoa mai có rất nhiều loại. Có mai vàng, mai tứ quý, mai trắng, mai chiếu thủy, mai ghép... Mai vàng là loại phổ biến nhất, đẹp nhất. Đúng như tên gọi của nó, mai vàng có nụ nở thành từng chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành, cánh hoa mỏng, màu vàng tươi, có mùi thơm kín đáo. Mai tứ quý thì lại khác. Mai tứ quý là loại mai nở quanh năm, sau khi cánh hoa tàn và rụng hết, còn lại hai đến ba hạt nhỏ dẹt đen bóng. Lá nhỏ lăn tăn là mai chiếu thủy. Loại này có mùi thơm ngát về đêm. Mai chiếu thủy rất được ưa chuộng trồng ở những nơi ẩm như hòn non bộ.

Cách chăm sóc hoa mai không quá phức tạp. Hoa mai ưa ánh nắng, độ ẩm vừa phải. Vì thế mà hoa mai thường được trồng ở những nơi đón nắng nhiều nhất. Cũng vì lí do này mà khí hậu miền Bắc không thích hợp cho mai phát triển. Mai có thể được trồng trong chậu hoặc tại vườn đều được. Điểm chú ý khi chăm sóc mai đó là mai không cần đất quá ẩm. Mặc dù yêu ánh nắng, nhưng mai không thích đất khô hoặc úng nước. Nên, người trồng thường xuyên phải để ý kiểm tra độ ẩm của đất để cung cấp nước cho phù hợp. Đặc biệt, để hoa nở đúng vào những ngày Tết hoặc thời điểm mà người trồng mong muốn, trước đó họ phải tuốt hết lá trên cây mai để nụ hoa đâm ra nhanh chóng nở khoe sắc. Thường là trước thời điểm nở khoảng 2 tuần. Sau khi tuốt lá, người trồng phải đặc biệt chú ý chăm sóc mai cẩn thận để mai có thể ra hoa đúng như kế hoạch. Cần chú ý cả lượng nước lẫn ánh nắng chiếu vào. Mai là loài cây sống mạnh, được coi là giống cây dễ trồng nhất. Cây mai không kén đất trồng, bất cứ loại đất nào mai cũng có thể sinh sôi nảy nở được, trừ đất nghèo không thể trồng được loài cây nào mà thôi. Mai sinh trưởng tốt nhất ở đất thịt nhẹ nhiều chất hữu cơ, không bị nhiễm mặn, chua, nhiễm phèn hoặc hóa chất độc hại. Chỉ duy nhất một điều cần chú ý đó là mai rất sợ úng nước. Mai bị ngập nước quá lâu sẽ héo dần rồi chết. Thân cây mai sần sùi khá giống các loại cây cổ thụ. Không giống cây đào thân mảnh và mỏng, thân cây mai chắc chắn và dày hơn. Lá mai tròn nhỏ, không dài như lá cây đào. Mai sống tốt và thích hợp nhất ở khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ khoảng 27 đến 32 độ C. Xuất xứ từ loài cây hoang dại, mai có khả năng thích ứng tốt với khí hậu nhiệt đới đặc biệt là khí hậu có hai mùa mưa – nắng rõ rệt như ở miền Nam. Cây mai có tuổi thọ cao, được chăm sóc tốt sẽ sinh trưởng nhanh và ra hoa sớm. Cây mai rụng lá mỗi năm một lần, nở hoa vào mùa xuân khoảng tháng 2 dương lịch. Riêng hoa mai tứ quý thì nở quanh năm.

Hoa mai đứng đầu trong bộ tứ bình, là sức sống, là cái hồn của mùa xuân Việt Nam. Đến cận kề ngày xuân, ra phố nhìn thấy cánh mai vàng, sắc vàng của hoa mai là không khí Tết đã rộn ràng lan tỏa đến mọi nhà. Từng chùm, từng chùm mai mọc quấn quýt lấy nhau tạo một tổng thể trang nhã, rực rỡ. Màu vàng hoàng tộc của hoa mai đã khiến cho nó mang một vẻ đẹp quyền quý cao sang. Hoa mai có hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng, kín đáo, xoa dịu lòng người. Vì thế mà không chỉ có tác dụng trạng trí trong nhà đặc biệt là các dịp lễ tết, hoa mai còn là một món quà vô cùng ý nghĩa tặng người thân, bạn bè nhân dịp đầu năm mới. Ngày xuân xum họp, mọi người quây quần bên nhau, con cháu xa quê về thăm ông bà cha mẹ không quên mang một cành mai về làm quà cho gia đình.

Những lời chúc tốt đẹp cho năm mới sẽ ý nghĩa hơn, trọn vẹn hơn khi có bóng dáng hoa mai làm điểm nhấn. Hoa mai không chỉ có giá trị thẩm mĩ cao mà còn mang giá trị tinh thần sâu sắc của người Việt. Nguyễn Du đã lấy hình ảnh cây mai làm thước đo của sắc đẹp khi miêu tả vẻ đẹp cả hai chi em Thúy Vân Thúy Kiều: "Mai cốt cách tuyết tinh thần". Mang vẻ đẹp thanh khiết và tao nhã, mai đã trở thành biểu tượng đẹp trong mắt con người. Sắc mai vàng rực rỡ đón nắng luôn là hình ảnh khó phai trong lòng mỗi người dân đất Việt.

Hoa mai là biểu tượng của ngày Tết, là thước đo sắc đẹp, là niềm tự hào của người dân Việt đặc biệt là người dân xứ Sài Gòn. Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp của mai cũng như quên được màu sắc hoàng gia của nó. Ngày nay, người miền Bắc cũng rất thích để cây mai trong nhà vào dịp Tết, mặc dù không hợp khí hậu nhưng ai cũng muốn trong nhà mình có hình ảnh của cây mai, cành mai, hoa mai. Bởi vậy mới nói, hoa mai là niềm tự hào của người dân Việt.

8 tháng 5 2020

trả lời:
 

Cứ mỗi độ xuân về, khắp đất trời phương Nam trở nên thật rực rỡ với muôn ngàn sắc hoa. Thế nhưng, loài hoa đặc trưng cho mùa xuân miền Nam chỉ có một. Đó chính là hoa mai.

Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam.

Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc.

Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ.

Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được.

Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn.

Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.

hok tốt !

^_^

8 tháng 5 2020

Cứ mỗi độ xuân về, khắp đất trời phương Nam trở nên thật rực rỡ với muôn ngàn sắc hoa. Thế nhưng, loài hoa đặc trưng cho mùa xuân miền Nam chỉ có một. Đó chính là hoa mai.

Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam.

Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc.

Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ.

Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được.

Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn.

Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.

8 tháng 5 2020

trả lời:
 

Trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc ta, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân phương Bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của mùa xuân phương Nam. Trong khu vườn hay trước sân mỗi nhà, thường không thể thiếu bóng dáng của cây mai. Cây hoa mai có nguồn gốc là một loại cây dại mọc trong rừng. Cây cao trên hai mét, thân gỗ, chia thành nhiều nhánh, lá nhỏ cỡ hai ngón tay, màu xanh lục. Tán tròn xoè rộng.

Cây hoa mai có nhiều loại, phổ biến nhất là mai vàng, sau đó là mai tứ quý, rồi đến mai trắng và mai chiếu thuỷ. Cây mai vàng dễ sống, ưa đất gò pha cát hoặc đất bãi ven sông. Có thể trồng đại trà thành vườn ruộng hàng vài mẫu mà cũng có thể trồng vài cây trong vườn, hoặc trong chậu sứ. Đất trồng mai có độ ẩm vừa phải và không úng nước. Phân bón cho mai thường là phân bò khô trộn với tro bếp, khô dầu và một ít u-rê, ka-li.... Vào khoảng rằm tháng Chạp (tức 15 tháng 12 Âm lịch) thì người trồng phải tuốt lá cho cây mai. Sau đó giảm tưới nước và bón thúc cho cây nảy nụ. Chỉ sau một tuần là từ các cành, nụ trổ ra chi chít, kết thành từng chùm có cuống rất dài. Bên cạnh mỗi chùm là một túm lá non màu tím nhạt. Trước tết vài ngày, hoa mai lác đác nở. Sáng mùng một Tết, cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươi, trông đẹp vô cùng! Mai tứ quý nở quanh năm. Cánh hoa vàng thẫm nở giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm. Khi cánh hoa đã rụng hết, nhụy hoa khô đi thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xinh xinh như những hạt cườm, lúc non màu xanh, lúc già chuyển thành màu tím đen lóng lánh. Đứng ngắm vườn mai, ta thầm cảm phục sự mầu nhiệm và hào phóng của tạo hoá. Mai vàng rực rỡ góp sắc, góp hương với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm. Mai trắng còn có tên gọi là Bạch Mai. Lúc hoa mới nở có màu hồng phớt, sau chuyển sang trắng, mùi thơm nhè nhàng, phảng phất. Mai trắng hơi hiếm bởi khó trồng và được coi là loài hoa quý. Mai chiếu thuỷ cây thấp, lá nhỏ lăn tăn, hoa li ti mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát, thường được trồng vào chậu hoặc trồng vào hòn non bộ làm cảnh trước sân nhà. Xuân về trên đất phương Nam với màu nắng vàng rực rỡ hoà quyện với không khí tưng bừng náo nức của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Nhà ai cũng muốn có một cây mai, hoặc một bình hoa mai tươi nở đúng sáng mồng một đầu năm để lấy may. Trong ba ngày tết, hoa mai chưa khoe sắc vàng rực rỡ thì gia chủ khó mà cảm thấy niềm vui trọn vẹn. Cây mai được xếp vào hàng "tứ quý" trong bộ tranh "tứ bình" đại diện cho bốn mùa trong năm: Mai, lan, cúc, trúc và hoa mai là biểu tượng của mùa xuân. Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai tượng trưng cho phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người.

Trong những năm gần đây, nhân dân miền bắc đón xuân bằng cả sắc hồng thắm của hoa đào và sắc vàng rực rỡ của hoa mai. Hoa mai, hoa đào hiện diện bên nhau, tô điểm thêm cho mùa xuân tràn đầy sức sống của non nước Việt Nam yêu dấu.

hok tốt !

8 tháng 5 2020

Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, “thú lâm tuyền” khoáng đạt, tươi sáng của Bác.

Bài thơ đã đồng hành cùng thời gian, vượt qua hành trình hơn 70 mùa xuân. Giờ đây bài thơ như một chứng tích lịch sử của cách mạng Việt Nam. Qua đó, còn cho chúng ta thấy phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sỹ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh về những năm tháng hoạt động bí mật, đầy gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong cuộc sống đầy gian khổ ấy, tinh thần là một thứ vô cùng quan trọng. Thú lâm tuyền là  cách chơi vui thú,tao nhã của Bác trong rừng xanh núi đỏ,lâm tuyền là rừng núi và khe suối nước chảy ,thú vui của Bác là yêu thiên nhiên ,yêu rừng Pắc Bó,cỏ cây hoa lá chim muông và cả cái tiếng nước róc rách dứoi khe cũng nên thơ hữu tình trong thơ tức cảnh của Người .

“ Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”

Ngay ở những câu thơ đầu Bác đã mở ra trước mắt người đọc một nếp sống sinh hoạt rất đều đặn, nhịp nhàng nhưng một đặc điểm là tất cả đều gắn liền với thiên nhiên. Chúng ta đã thấy được một bức tranh thiên nhiên sinh động . cuộc sống thường ngày của Bác ở nơi núi rừng thiếu thốn trăm bề , Bác chỉ ăn những thứ sẵn có của núi rừng :cháo bẹ , rau măng .Dù khó khăn là vậy nhưng Bác vẫn luôn hài long , chấp nhận,sẵn sàng vượt lên khó khăn trắc trở. Khó khăn gian khổ tới đâu cũng không bao giờ có thể làm nhụt đi tinh thần ý trí của Bác cũng như của cả dân tộc ta.

“ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
​Cuộc đời cánh mạng thật là sang”

Nhưng vần thơ mộc mạc, nhẹ nhàng ấy, luôn nằm trong những vần thơ của Bác. Bác cho chúng ta thấy vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. “Thú lâm tuyền” của Bác được thể hiện rõ nhất ở câu này.Dù hoàn cảnh ở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không thể cản được việc lớn của Bác ,từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác . câu thơ cuối như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Câu thơ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Làm cách mạng có gian truân, khổ cực nhưng đối với Bác nó lại thật là sang. Sang của Bác ở đây không nói về vật chất chỗ ăn chỗ ở, làm việc mà cái Bác muốn nói đến là sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là niềm vui lớn với Bác, niềm vui không thể mua được. Những tinh thần ấy có được, là nhờ lòng yêu nước thương dân nồng nàn của Bác, mong mỏi cuộc sống yên bình, ấm no hạnh phúc cho con dân cả nước.

Bài thơ với cách viết hóm hỉnh, nghệ thuật đối từ bài thơ Tức cảnh Pác Pó đã cho chúng ta thấy được thú lâm tuyền của Bác thật khoáng đạt, đó là tinh thần lạc quan, tình yêu nước sâu nặng và sự căm thù giặc, tất cả đều chứa đựng trong người Bác. Bác vĩ đại, về tất cả mọi mặt.
p.s: Mình đi tham khảo thôi... thấy bài này hay... mong giúp được bạn.

Cảm ơn bạn nhiều