( 3)Năm ngoái làng vào đám. Hôm giã đám, có mổ một con lợn tế thần rồi đồng dân hội ẩm. Đồng dân đây có nghĩa là các cụ..
Lúc tế, ông Cửu Đoành còn ngủ ở nhà [..] . Các cụ miễn đi cho ông vậy! Điều ấy thì ông không phải nài: Các cụ chẳng mong gì có ông; ông cứ ở nhà đến hết đám cho quan viên mừng!
.. Hai bàn đã bưng mâm [..] . Các cụ đang hạch hai bàn làm sao lại thiếu hai cái móng giò? Móng giò có bốn ông to nhất. Lệ làng từ cổ đến giờ vẫn thế. Tuy trong số bốn ông to nhất chẳng ông nào còn khỏe răng để có thể gặm nổi cái móng giò nhưng cũng chẳng ông nào chịu mất. Một miếng giữa làng.. Đừng có tưởng.. Bây giờ còn có hai cái, thì ông nào ăn ông nào đừng? Các cụ quát hai bàn như vậy. Và hai bàn xanh mắt. Họ cãi nhau chí chóe. Anh nọ rằng anh kia để mất. Anh nào, mặc! Cứ biết là hai bàn sơ ý là hai bàn phải bắt mua can rượu tạ!.. Ông Cửu Đoành không nói gì. Ông chỉ cười. Bởi ông đã đi nhiều, từng trải nhiều nên thấy nhiều cái to tát hơn cái móng giò nhiều lắm. Hai cái móng giò không đáng kể. Ra quái gì mà ngậu lên!
( 4)Các cụ uống rượu cũng xong rồi, hai bàn đã giải mâm.. Ông Cửu ngồi thưởng trống. Ông bảo đào, bảo kép:
- Hát cho thật hay vào mới được. Tôi nghe hát, nếu vừa ý, bao giờ cũng có thưởng.
[..] Khúc hát xong kép buông đàn, đào buông phách. Ông Cửu đứng lên để thọc hai tay vào túi áo ba-đơ-xuy màu chó gio. Ông bảo:
- Tớ đã hứa tất cả là phải có. Nhưng tiền thì thật hết. Tớ đãi cho cái này, có lẽ còn quý hơn tiền nhiều..
Ông rút một tay áo ra, quẳng một cái móng giò cho anh kép. Ông rút nốt tay kia ra, quẳng một cái móng giò nữa cho cô đào. Rồi ông quay lại:
– Chào các cụ! Tôi xin vô phép!..
Ông lẹp kẹp kéo lê đôi giày qua bọn trai em, hoan hô ông bằng những tiếng cười nổ như xe phành phành.
vẻ đẹp nhân vật trạch văn đoành qua đoạn 3,4 là gì