nền kinh tế trong lãnh địa mang tính chất gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
8 điểm là cao nhất hoặc may mắn thì bạn sẽ được cao hơn.
Để bảo tồn các làng nghề từ thế kỷ XVI-XVIII, chúng ta có thể áp dụng một số giải pháp sau:
-
Tăng cường giáo dục và nhận thức về giá trị lịch sử và văn hóa của các làng nghề: Đây là bước quan trọng để tạo ra sự quan tâm và nhận thức từ cộng đồng về việc bảo tồn và phát triển các làng nghề.
-
Bảo vệ và khôi phục các công trình kiến trúc cổ: Đảm bảo rằng các công trình kiến trúc cổ, như nhà xưởng, nhà máy, hoặc nhà thờ, được bảo vệ và khôi phục một cách cẩn thận để duy trì tính nguyên vẹn của di sản.
-
Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các nghệ nhân truyền thống: Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các làng nghề, cần hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các nghệ nhân truyền thống để họ có thể tiếp tục sản xuất và truyền dạy các kỹ thuật truyền thống.
-
Khuyến khích du lịch văn hóa: Phát triển các chương trình du lịch văn hóa để thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm các làng nghề. Điều này không chỉ tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương mà còn tạo điều kiện để những nghệ nhân truyền thống có thể truyền dạy và giới thiệu nghề nghiệp của mình.
-
Thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo về các nghề truyền thống: Đào tạo và nghiên cứu về các nghề truyền thống giúp tạo ra những nguồn nhân lực chất lượng, đồng thời thúc đẩy việc truyền dạy và phát triển kỹ thuật truyền thống.
Những giải pháp này có thể giúp bảo tồn và phát triển các làng nghề từ thế kỷ XVI-XVIII, góp phần duy trì và truyền lại những giá trị lịch sử và văn hóa quý giá của chúng.
C14: sự chủ quan của cơ chế quan liêu
C15: Phóng tàu vũ trụ => chinh phục vũ trụ
C16: Bảo vệ hòa bình thế giới
Ủng hộ phong trào GPDT và giúp đỡ các nước XHCN
C17:Là cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới
C18: Phá vỡ thế độc quyền của Mỹ
C19: Nhận ủng hộ về chính trị và viện trợ kinh tế
C20: Được công nhận là cường quốc CN thứ 2 thế giới
Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung (cách gọi mới ngày nay) nằm tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Được xây dựng tại trung tâm của Bắc Kinh, Tử Cấm Thành là một kỳ quan đẹp bất chấp thời gian.
Tử Cấm Thành được bắt đầu khởi công xây dựng năm 1406 đến năm 1420 dưới thời nhà Minh sau khi Chu Đệ - người con thứ 4 của Chu Nguyên Chương cướp ngôi vua từ tay cháu của mình là Doãn Văn.
Đây là một công trình kiến trúc vĩ đại, một cung điện lớn nhất thế giới với diện tích 250.000 m2. Trong Tử Cấm Thành có tổng cộng 800 công trình, 8.886 phòng và số nhân lực xây dựng khoảng 1.000.000 người. Tử Cấm Thành xây dựng theo lối kiến trúc cổ Trung Hoa theo trục Bắc - Nam, xung quanh là tường cao hào rộng để ngăn cản người bên ngoài xâm nhập vào. Tử Cấm Thành xây dựng theo hình chữ nhật, dựa theo thuyết "trời tròn đất vuông" mặt hướng về phía Nam nhìn ra cổng Thiên An Môn, đây cũng là cổng chính vào Tử Cấm Thành. Công trình này được thiết kế bởi nhiều kiến trúc sư trong đó kiến trúc sư trưởng là Sài Tín, ngoài ra còn có Trần Khuê, Ngô Trung, thái giám Nguyễn An. Tổng công trình sư là Khoái Tường và Lục Tường.
Tử Cấm Thành được Hoàng thành bao bọc, bức tường thành bao bọc dài 3.400 m, cao 11 m với hào sâu và 4 vọng gác được đặt ở 4 góc thành. Mọi kiến trúc trong Tử Cấm Thành đều được xây dựng theo thiết kế ba điện chính là Điện Thái Hòa, Điện Trung Hòa, Điện Bảo Hòa. Toàn bộ cả công trình được thiết kế chăm chút hoàn hảo đến từng chi tiết từ mái vàm, cột nhà, nền nhà đến các hoa văn trang trí, chạm khắc trên tường, trên cửa.
Trong ba điện chính thì Điện Thái Hoà có kiến trúc tráng lệ nhất. Trên quảng trường hướng nam rộng 30.000 m2, điện Thái Hoà được xây trên các bậc thang màu trắng cao 8m, chiều cao của điện gần 40m, đây cũng là kiến trúc cao nhất trong Cố Cung.
– Phong trào đấu tranh nhằm cải tổ Giáo hội Kitô ở Châu Âu, do các nhà tư tưởng và đại biểu tư sản khởi xướng vào nửa đầu thế kỉ 16. Đầu tiên, cải cách tôn giáo nổ ra ở Đức do Luthơ (M. Luther; nhà thần học, nhà cải cách tôn giáo Đức) khởi xướng; tiếp đó tại Thuỵ Sĩ, do Canvanh (J. Calvin; nhà thần học người Pháp) đề xướng.
– Cả hai ông đều chủ trương quay về giáo lí Kitô nguyên thuỷ, đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng, bãi bỏ các thủ tục, lễ nghi phiền phức. Phong trào lan nhanh khắp Châu Âu, giáo hội La Mã phản ứng mạnh mẽ.
– Phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện vì:
+ Giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Kitô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.
+ Đầu thế kỉ XVI, Giáo hội Thiên Chúa giáo có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản. Giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và lễ nghi tốn kém.
+ Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đời thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó.
+ Giai cấp tư sản đang phát triển coi Giáo hội và giáo lý là lạc hậu,cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó, phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện.
– Nội dung của cải cách tôn giáo:
+ Kịch liệt phê phán những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, phủ nhận sự thống trị của Giáo hội.
+ Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.
+ Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.
– Kết quả, ý nghĩa của cải cách tôn giáo
+ Đạo Ki-tô bị phân thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô cũ và Tân giáo, mâu thuẫn và xung đột với nhau.
+ Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tôn giáo nhằm chống lại tôn giáo đã lỗi thời, lạc hậu của chế độ phong kiến đang trên đà suy vong.
+ Cải cách tôn giáo là không thủ tiêu tôn giáo, mà dùng những biện pháp ôn hòa để quay về giáo lí Ki – tô nguyên thủy.
+ Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là ở Đức, thường gọi là cuộc “chiến tranh nông dân Đức”. Đây có thể được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu.
Một số thành tựu văn hóa Ấn Độ:
– Tôn giáo: đạo Hindu, , đạo Phật.
– Chữ viết:
+ Phổ biến nhất là chữ Phạn.
+ Chữ Phạn là nguồn gốc của chữ Hindu thông dụng ở Ấn Độ.
– Văn học – nghệ thuật:
+ Hàng loạt tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,…
+ Hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa – ngôi sao sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả nhiều vở kịch nổi tiếng.
– Kiến trúc, điêu khắc:
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.
+ Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang phong cách tôn giáo.
Đây là một số gợi ý của tớ nhé ! cậu dựa vào để viết bài nhé!
Nền kinh tế trong lãnh địa mang tính chất tự cung, tự cấp và tự túc.