K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2018

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”

Nhắc đến sông quê hương, trong lòng tôi lại nao nao một cảm xúc thật khó tả, một thời tuổi thơ tôi đã gắn bó bên dòng sông nước trong veo.

Từ khi tôi chưa biết bơi, cha tôi đã dẫn tôi đi tắm sông, nhưng có lẽ do còn bé nên tôi không cảm nhận được tình cảm quê hương, sông vẫn lặng lẽ trôi, mang phù sa vun đắp ruộng vườn tốt tươi, còn tôi vẫn không hề quan tâm sông có gì là đặc biệt, mà đó chỉ là nơi bọn con nít chúng tôi hay ra tắm những khi trời oi bức.

Qua năm tháng gắn bó với dòng sông nên khi xa quê, tôi rất nhớ kỉ niệm về tuổi thơ. Giờ đây, khi đã bước chân vào giảng đường đại học, phải sống xa nhà, tôi mới thấm thía được nỗi nhớ gia đình, nhớ những người thân và nhất là nhớ dòng sông quê tôi.

Nhớ quá những ngày còn cắp sách tới trường, bước trên bờ đê tôi nhìn xuống dòng sông ngắm những đàn cá đang tung tăng bơi lội. Gió từ sông thổi vào mát rượi, thơm ngát mùi hương ngô non, mùi cỏ, mùi phù sa, mùi của những cánh đồng lúa…

Bên dòng sông quê hương, tôi lắng nghe những ủi an, vỗ về của sóng của gió, của những miên man trìu mến tựa như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đổi dịu dàng. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng và con tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ bên con sông quê nhà.

Con sông quê hương

Dường như sông mang trong mình một câu hát thiết tha và sông đang hát, hát lên khúc hát tình yêu quê hương, khơi dậy bao nỗi niềm đang chôn dấu sâu kín trong trái tim tôi, để mà mang chúng đi thật xa, làm cho lòng tôi lắng lại.

Sông quê tôi không mang màu tinh khiết của bầu trời trong xanh, cũng chẳng phải là màu của những đám mây đang trôi lơ lững trên vòm trời kia, mà chỉ có một màu xám của phù sa, quanh năm bồi đắp màu mỡ cho đôi bờ.

Có thể nói, tuổi thơ tôi đã gắn liền với những ngày ngập nước, nước từ những con sông dâng lên rất cao, cha tôi thì lo đắp đê ngăn không cho nước tràn bờ, còn tôi chỉ thích được lội chân trần dưới nước, có một cảm giác lành lạnh, dễ chịu như mẹ sông nước đang nâng niu, ôm ấp đôi chân tôi.

Sông quê hương lắng nghe từng thay đổi của cuộc đời, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông ánh lên những tia nắng ấm áp ôm ấp tiếng cười vui khúc khích của tuổi thơ vang vang theo gió lộng.

Tuổi thơ tôi đã trôi qua, bên con sông hiền hòa, chứng kiến những ngày khó khăn, vất vả nhưng luôn đầm ấm, được che chở bởi sự ấm áp của tình thương yêu. Năm tháng trôi đi, con sông vẫn chảy và trong cuộc đời mỗi người, ai cũng trải qua những buồn vui sóng gió đẩy đưa, có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, dòng sông quê hương đối với tôi bao giờ cũng là ký ức khó phai nhất. Có lẽ nó đã in dấu trong tâm hồn tôi. Và cũng chính con sông là nơi mà tôi thật sự được cảm thấy êm ả, quên đi những lo toan trong cuộc sống.

Nhưng tiếc thay, màu “xanh” của con sông quê tôi nay dần biến mất. Còn đâu những cảnh trẻ em tắm trên sông, vui đùa trong làn nước trong xanh. Gần đây, làng quê nổi cợm lên phong trào đào ao nuôi cá. Mỗi ngày hàng tỉ m3 nước bẩn từ các ao cá tra - ba sa được thải trực tiếp xuống các kênh rạch, sông ngòi, làm cho nước sông không còn một màu xanh trong mà là một màu xanh đen, không phải là phù sa mà là của chất độc hóa học đổ về. Rồi sự vô ý thức của con người khi xem dòng sông là một bãi chứa rác.!!! Biết bao nguy hiểm do bệnh tật đang chực chờ con người khi dần không còn hưởng được dòng nước trong lành từ các dòng sông trong tương lai.

Đất nước đi lên, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa nghèo và vô tình xóa luôn sự trong lành của miền quê. Và chỉ còn đây, những dòng sông ô nhiễm. Miền quê yêu dấu không còn những dòng sông trong lành đồng nghĩa với việc môi trường đang dần bị hủy hoại. Chúng ta phải bảo vệ môi trường, hãy bảo vệ những dòng sông quê hương.

Bài làm

a) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt là tự sự.

b)  Nhân vật chính trong đoạn trích trên là Mai An Tiêm.

c) chịu

d) đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ 3.

29 tháng 9 2018

a tự sự

b Mai An Tiêm

c đây là đoạn văn ko phải khổ thơ

d thứ 3

1 tháng 10 2018

\(8^4.2^3.16^2=\left(2^3\right)^4.2^3.\left(2^4\right)^2\)

\(=2^{12}.2^3.2^8\)

\(=2^{12+3+8}\)

\(=2^{23}\)

Chúc bạn học tốt !

29 tháng 9 2018

ko có nha bạn

tk dùm mk

29 tháng 9 2018

Ý nghĩa của các chi tiết:

a)   Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc:

-   Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng; ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên.

-   Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.

-   Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ cũng như Gióng ba năm không nói, chẳng cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến, thì họ đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng, vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước.

b)   Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc:

Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm, cà lại phải đưa cả thành tựu văn hóa, kĩ thuật là vũ khí (ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.

c)  Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.

-   Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái bình thường, giản dị.

-  Nhân dân ta yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.

-   Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân.

d)   Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.

Gióng lớn nhanh như thổi để đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy. Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí, mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết giặc được.

e)   Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:

-  Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muôn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử. Bay lên trời. Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi.

-   Đánh giặc xong Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng.

Trả lời:

-  Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.

-   Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh của tổ tiên thần thánh (sự ra đời thần kì); sức mạnh của tập thể cộng đồng (bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng); sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật (ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, tre).

-   Hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng đã nói lên được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

4. Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng liên qua đến sự thật lịch sử nào?

Trả lời:

Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến những sự thật lịch sử sau đây:

-   Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.

-    Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.

-   Vào thời đại Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chông lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng.

LUYỆN TẬP 

1. Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?

Trả lời:

Các em tùy chọn theo cảm nhận của mình nhưng cố gắng đảm bảo:

Hình ảnh đẹp phải có ý nghĩa về nội dung, hay về nghệ thuật.

Chẳng hạn hình ảnh: Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.

Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hứng. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam.

2. Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng?

Trả lời:

Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông mang tên Hội khỏe Phù Đổng vì:

-   Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, học sinh - lứa tuổi của Gióng, trong thời đại mới.

-   Mục đích của hội thi là khỏe để học tập, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

30 tháng 9 2018

cảm ơn nha

29 tháng 9 2018

45.

#Japhkiel#

29 tháng 9 2018

= 45 

có tôi tâm sự cùng 

29 tháng 9 2018

Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu ... mọi phép thần thông): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

- Đoạn 2 (tiếp ... bị bắt hạ ngục): Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.

- Đoạn 3 (phần còn lại): Phơi bày tội Lí Thông, Thạch Sanh cưới công chúa và lui yên quân lính chư hầu.

K nhé?

29 tháng 9 2018

a/ Mở truyện: Giới thiệu nguồn gốc, lai lịch của nhân vật chính(TS) 

b/ Thân truyện: Có thể chia thành nhiều chặng. 

+ Thạch Sanh kết nghĩa anh em cùng Lý Thông. 

+ Thạch Sanh diệt chằng tinh bị Lý Thông cướp công. 

+ Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa bị Lý Thông cướp công. 

+ Thạch Sanh cứu thái tử con vua Thuỷ Tề. 

+Thạch Sanh bị vu oan vào tù và được giải oan. 

+ Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu. 

c/ Kết truyện: Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi.

29 tháng 9 2018

ở trường

29 tháng 9 2018

trong tu

29 tháng 9 2018

thủy tinh không lấy được vợ đùng đùng nổi giận đem quân theo cướp Mị Nương

hô mưa gọi gió dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh sơn tinh

sơn tinh không hề nao núng 

dùng phép lạ bốc từng quả đồi dời từng dãy núi dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ 

nước sông dâng lên bao nhiêu đồi núi dâng lên bấy nhiêu

2 bên đánh nhau ròng rã mấy thành trời

phản ánh giấc mơ của nhân dân lao động ngày xưa là mong muốn quanh năm mưa gió thuận hòa không phải sống chung với lũ lụt đề cao tinh thần bảo vệ nhân dân ta tránh khỏi mưa lũ

29 tháng 9 2018
  • 1

    Chẳng thơm cũng thể hoa nhài....

    Nằm trong nét tổng thể của  văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa giao tiếp cũng tồn tại ở bất cứ thời gian, và thường trực trong bất cứ một không gian lịch sử và xã hội nào,  nó là sản phẩm của lề lối, phong túc, tập quán của một cộng đồng, một dân tộc. Văn hoá giao tiếp phụ thuộc, đồng thời cũng phản ánh và thậm chí tác động trở lại với rất nhiều điều kiện và hoàn cảnh xã hội, kinh tế, tự nhiên cũng như từng cá nhân và năm tháng nữa. Do đó mới có văn hoá vùng,miền, địa phương, cá nhân, cũng như có văn hoá nông thôn, đô thị, có văn hoá quý tộc và bình dân..

    Dù chỉ là một khía cạnh của văn hoá nói chung song văn hoá giao tiếp cũng là cả một lĩnh vực tổ hợp của nhiều yếu tố: ăn, mặc, nói năng, ứng xử... Và đối với Tràng An văn hóa ứng xử giao tiếp  từ ngàn đời  xưa đến nay  được đút kết thành hai từ: Thanh và lịch. Vì vậy mới có câu ca dao ca ngời rằng:

    "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài 
    Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

    Chỉ bằng một câu nói ví von ngắn gọn, nhã nhặn, nhún nhường vậy thôi cũng đã cho ta thấy cái lịch lãm, tế nhị, tự tin của người Hà Nội. Những con người sống trên mảnh đất là nơi hội tụ, tích hợp các luồng văn hoá, để rồi thẩm thấu, chắt lọc và toả sáng. Đây cũng đồng thời là nơi tập hợp các danh nhân văn hoá, các tao nhân mặc khách ở mọi thời đại và mọi thế hệ.

  • 2

    Thanh trong lời nói...

    Chính những yếu tố đó làm nên văn hoá Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến, thì thử hỏi làm sao người Hà Nội không thanh lịch cho được. Sự thanh lịch ấy thể hiện trước hết ở lời nói:

    Người thanh tiếng nói cũng thanh 
    Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu

    Cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội là ở chỗ chuẩn xác, phát âm đúng, mẫu mực cho cả nước. Kẻ Chợ là nơi hội tụ người tứ xứ, do đó cũng là nơi chung đúc tiếng nói của bốn phương, rồi qua sàng lọc tự nhiên đã lắng đọng những gì tinh tuý nhất, tiêu biểu nhất, hợp lý nhất.

    Cái thanh lịch của người Hà Nội còn thể hiện trong giao tiếp xã hội. Người Hà Nội với vốn từ giàu có, lại biết sử dụng đúng nơi đúng chỗ, hợp cảnh, hợp tình, tạo nên một phong cách riêng không pha trộn vừa hào hoa, nhã nhặn, vừa lịch lãm nhún nhường.

    Trong quan hệ với bạn bè, khách khứa, người Hà Nội bao giờ cũng có một thái độ hiếu khách truyền thống, nồng nhiệt mà không thô bạo, niềm nở mà không suồng sã. Khi khách đến nhà, người chủ dù bận việc cũng phải đứng dậy mời chào. Nếu đang mặc quần áo ngắn, quần cộc, áo cánh thì phải “xin lỗi” khách, mà mặc quần áo dài nghiêm chỉnh rồi mới tiếp khách. Trong cách pha trà đãi khách của người Hà Nội cũng thể hiện trình độ và sự tinh tế riêng. Chè để đãi khách bao giờ cũng là chè ngon, có nhà cẩn thận còn đem ướp sen, nhài hay hoa ngâu để tăng thêm hương vị.

  • 3

    Lịch trong nét ẩm thực

  • Trong ăn uống của người Hà Nội cũng có những nét khác biệt và thể hiện một trình độ thẩm mỹ hay nói đúng hơn là năng khiếu trong việc chế biến món ăn. Chỉ cần quan sát mâm cơm ngày tết hay mâm cơm khách của người Hà Nội là thấy ngay được tính lịch sự và chu đáo trong đó. Trong một mâm bao giờ cũng có rất nhiều món, mỗi món một chút, mỗi món cho một khẩu vị riêng. Đặc biệt, cách bài trí các món ăn đều được trình bày rất đẹp và hấp dẫn.

    Khi ăn uống, người Hà Nội bao giờ cũng giữ nền nếp “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” và luôn luôn thận trọng, ý tứ khi trong mâm có người già cao tuổi hay khách khứa. Khi đi ăn tiệm thì cũng rất sành điệu để tìm nơi, tìm vị, chọn thời, chọn cơ, mà đã hợp với nơi nào thì thuỷ chung với nơi đó. Chính chất sành điệu trong ăn uống ấy mà người Hà Nội đã làm ra biết bao món ăn nổi tiếng và trở thành đặc sản chốn Thượng Kinh: phở, bún thang, chả cá, cốm vòng, rươi...

  • Tóm lại, đó chính là nếp sống thuần hậu, khiêm nhường, thanh lịch của người Thăng Long - Hà Nội mà xưa kia Phạm Đình Hổ từng ca ngợi trong Vũ Trung tuỳ bút. Ông cho biết vào thời ông còn nhỏ, tức thời Lê Cảnh Hưng: "Phong tục chuộng thói trung hậu, mọi người hàng ngày giao tiếp với nhau có ý khoan dung, bình dị, giữ thói khiêm nhường. Nếu ai có điều gì sằng bậy, thì chỉ sợ người ta biết mà chê cười. Đến như những kẻ thân quan, quốc thích và những kẻ con em vô lại rong chơi, cũng không dám công nhiên làm càn. Nếu có kẻ nào không theo lễ phép mà làm sằng, thì những bậc phụ lão nhà lương gia lại ngầm đem chuyện ấy để răn bảo con cháu".

Từ ngàn xưa, người Thăng Long - Hà Nội đã có nếp sống “có lịch có lề”. Đó chính là truyền thống văn minh - văn hiến ngàn năm trong thế ứng xử của người Hà Nội.

​​Hk tốt